Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2021

Bản tin ngày Chủ nhật 12 tháng 9 năm 2021

 


Gs. Nguyễn Văn Tuấn -  - Tự Do và đại dịch

12/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1aIikTvnKLtxlm8ExN13W7DqLWrK3z3Zi/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Không ít đồng hương người Việt có vẻ đồng ý với chánh sách khắc nghiệt của chánh phủ Úc. Họ mỉa mai hàng vạn người Úc xuống đường kêu gọi khôi phục quyền tự do. Họ hay nói rằng vì dịch bệnh, nên chánh phủ phải trở nên hà khắc thôi. Nhưng tôi e rằng nhận định này là quá đơn giản.

Tôi thật ngạc nhiên, vì có vẻ họ đã quên tại sao chúng ta có mặt ở đây. Những bạn Việt Nam sang đây sau này (không phải 'boat people') thì có lẽ không biết tự do nó có ý nghĩa như thế nào. Nhưng những người sang đây vì tự do thì phải hiểu ý nghĩa của nó.

Vì tìm tự do mà hàng trăm ngàn người chết trên biển Đông và chết trong rừng sâu. Vào thập niên 1980, có một ca khúc rất phổ biến trong cộng đồng người Việt tị nạn ở nước ngoài, mà tôi vẫn còn nhớ những câu điệp khúc:

Tự do ơi tự do tôi trả bằng nước mắt

Tự do hỡi tự do anh trao bằng máu xương

Tự do ôi tự do em đổi bằng thân xác

Vì hai chữ tự do ta mang đời lưu vong

Nhiều bài học trong lịch sử cho thấy những qui định được áp đặt trong tình trạng khẩn cấp sẽ làm cho người ta quen với quị luỵ và nuôi dưỡng tinh thần nô lệ tự nguyện. Đó cũng là mẹ đẻ của chuyên chế. Người ta có lí do quan tâm đến quyền tự do sau mùa dịch là vậy.

Đỗ Duy Ngọc – Sài Gòn ngày phong tỏa thứ sáu mươi sáu

12/9/2021

https://docs.google.com/document/d/15QV6Eh7UEl9x5oTvcexL9ePc7nfiOtWj/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Con virus Vũ Hán bay lơ lửng đó đây và cho đến nay người ta vẫn chưa hiểu hết về nó. Người chưa tiêm vaccine cũng nhiễm mà người đã tiêm vaccine đủ liều vẫn nhiễm, và cũng có người vẫn diễn biến nặng và tử vong. Loài người cứ nghĩ rằng vaccine là cứu cánh duy nhất của đại dịch. Nhưng rồi chưa hẳn thế. Mỹ rồi Israel đã tiêm chủng nhưng số người nhiễm vẫn liên tục. Khoa học đang tìm mọi cách để hiểu hơn về nó và tìm đủ biện pháp để ngăn chận nó. Nhưng cho đến giờ vẫn chưa tìm ra. Cấu trúc của virus Vũ Hán là một loại vi khuẩn đơn giản nên cứ sau 106 lần nhân lên của virus lại xuất hiện 1 đột biến mới. Như vậy thì hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng đều có chủng virus mới. Chủng virus mới này chưa đủ mạnh để gây thành dịch do biến chủng mới mà thôi.

Việt Nam: ‘Ma trận’ ứng dụng công nghệ chống dịch

BBC News

12/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1mNexPv9aBw3pVHIHCs8lf0Nzxcx8bK0s/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Chính phủ Việt Nam từ lâu tuyên bố sẽ đưa công nghệ 4.0 vào hỗ trợ công tác phòng chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, kết quả đến nay đã làm nhiều người thất vọng.

Giữa lúc có nhiều lời phàn nàn về ứng dụng công nghệ vào chống dịch, Chính phủ Việt Nam mới đây đã thông báo sẽ cho ra đời một ứng dụng mới duy nhất.

"Từ hôm nay trở đi, tôi đề nghị anh Hùng (Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng) công bố và hướng dẫn công nghệ, thống nhất một app lấy tên là PC Covid (Phòng chống Covid-19) để nhân dân chỉ vào một app," Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo trong cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 vào ngày 11/9.

Vũ Đức Liêm  - Trung Hoa: Một tù nhân của địa lý

https://docs.google.com/document/d/1o_NycdLh7hpxEv-SVHd9jMNoySUQdy4d/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Cuối cùng, bài viết này không nhằm chỉ ra Trung Hoa là duy nhất trong các mối tương tác với địa lý. Cũng không phải đổ lỗi cho những thăng trầm của đế chế này là từ địa lý, hay coi địa lý là yếu tố quyết định mọi biến động của nền văn minh Trung Hoa. Nhiều đế chế và quốc gia trải qua những diễn trình lịch sử tương tự. Bài viết chỉ hướng đến tìm kiếm mối liên hệ giữa tương tác địa lý, tộc người và thăng trầm lịch sử của một trong những đế chế lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Đồng thời đưa thêm vào một cách hiểu, một góc nhìn khác đa chiều về vai trò của  địa lý với tư cách là một nhân tố định hình văn hóa, văn minh. Điều đặc biệt là lịch sử Việt Nam chịu ảnh hưởng không nhỏ từ biểu đồ lên xuống của quyền lực vùng Trung Nguyên. Vì thế, bất cứ hiểu biết nào từ phía “Nam” về tình hình phía “Bắc” cũng là quý giá nhằm tìm kiếm cách thức chủ động đối phó với người láng giềng và siêu cường này.

Ls. Trần Đình Hoành - Chạy quá nhanh

10/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1JJ9Fjd-aDZRXlAgBBdsZGjU1SCV8U-V8/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Các bạn, nhanh không hẳn luôn tốt. Chúng ta có thể nhanh tay nhanh chân, nhưng cái đầu thì thường đòi hỏi thời gian để quan sát, suy niệm, tính toán…

Mình cảm thấy nước Mỹ đang bị máy móc tin học đẩy đi, như dòng người điên, chân chạy với vận tốc tin học và nghĩ rằng mình siêu việt, nhưng cái đầu thì bị bỏ lại phía sau, như những bóng ma cà rồng không đầu.

Đương nhiên là nước Mỹ còn nhiều người chín chắn, và đương nhiên là người chín chắn sẽ luôn làm chủ nước Mỹ, chỉ cần một chút thời gian để những người chín chắn tìm hiểu cách giải quyết vấn đề. Và đám nhanh chân rồi cũng phải có lúc nhận ra là mình chạy vùn vụt nhưng không có đầu.

Ba điểm đáng chú ý trong Luật An toàn giao thông hàng hải mới của Trung Quốc

Tác giả: Hoàng Lan

12/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1FXfOpEnws3w2qwz5xjBv7UklGWHgCUPh/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ngày 1/9/2021, Luật An toàn giao thông hàng hải của Trung Quốc chính thức có hiệu lực (sau đây gọi là Luật 9/2021). Từ 53 điều với 3.539 ký tự trong bản Luật năm 1983 (sửa đổi năm 2016), Luật 9/2021 có độ dài gấp gần 6 lần với 18.322 ký tự và 122 điều khoản quy định những nội dung chi tiết trong việc quản lý và giám sát tàu thuyền trong vùng biển mà Trung Quốc gọi là khu vực thuộc “quyền tài phán” của nước này. Trong bối cảnh Luật Hải cảnh mới có hiệu lực đầu năm nay vẫn còn chưa hết gây tranh cãi, các quốc gia xung quanh lại nhanh chóng phải đặt tiếp câu hỏi: Luật 9/2021 có điểm gì mới? Bắc Kinh sẽ áp dụng Luật này như thế nào và ở đâu?

Tin tức thế giới ngày Chủ nhật 12 tháng 9 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1hxTc5Me_RGJWVGf5y_Fr0-H-X-qxfX2V/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

USS New York Undocks trong Lễ kỷ niệm 20 năm ngày 11 tháng 9

By MARMC Public Affairs Office

11/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1XHc6aCJuJGT4Ol0ybfQ2IaC1K0MGRtfe/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nhân kỷ niệm 20 năm ngày xảy ra vụ tấn công khủng bố 11 tháng 9, USS New York (LPD 21) đã hạ thủy trước lịch trình tại General Dynamics NASSCO-Norfolk.

Tàu cập cảng vận tải đổ bộ lớp San Antonio hiện đang ở trong trạng thái "khả dụng hạn chế " được lựa chọn cho việc cập cảng "khô" ( dry-docking) do Trung tâm Bảo dưỡng Khu vực Trung Đại Tây Dương (MARMC) quản lý.

New York có mối quan hệ đáng kể với những sự kiện bi thảm xảy ra hai thập kỷ trước khi bảy tấn rưỡi thép được trục vớt từ Trung tâm Thương mại Thế giới bị sập đã được sử dụng để xây dựng thanh thân của con tàu, một phần của mũi tàu, được đặt vào tháng 9. 2003.

Nguyễn Thế Phương  - Điểm sách “Con đường tơ lụa mới: Hiện tại và Tương lai của thế giới”

11/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1WJN37yu91IJwtBS0SC-ySqXRIOj7hYj5/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

“Hiểu biết về sự liên kết của các mảnh ghép trong trò chơi địa chính trị toàn cầu giúp giải thích rõ hơn các mối nguy hiểm và tính dễ bị tổn thương – cũng như những cơ hội mà quá trình hợp tác mang lại – qua đó giúp quá trình hoạch định chính sách trở nên tốt hơn”, Frankopan đã khẳng định như thế.

Vậy những mảnh ghép mà Frankopan đã cố gắng sắp xếp và xâu chuỗi rốt cuộc đã vẽ nên một bức tranh như thế nào? Từng chương trong cuốn sách được thiết kế để độc giả cuối cùng có thể nhận ra một thông điệp duy nhất: với “con đường tơ lụa” làm trung tâm, trọng tâm địa chính trị của thế giới trong thế kỷ 21 sẽ dịch chuyển về phía Đông, về đại lục Á-Âu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét