Aerolyne Reed - Freedom House: Việt Nam vẫn không có tự do Internet
New Research: Vietnam Remains “Not Free” On Internet Freedom, Freedom House Says
Điểm số giữ nguyên, tình hình tệ hơn.
Nguồn: AP, Reuters, SCMP. Đồ họa: The Vietnamese.
Bài viết “New Research: Vietnam Remains “Not Free” On Internet Freedom, Freedom House Says” của tác giả Aerolyne Reed được đăng trên The Vietnamese vào ngày 21/9/2021. [1] Bản dịch tiếng Việt do Nguyên Sa thực hiện.
22/9/2021
Ở Việt Nam, tự do Internet vẫn luôn nằm trong quyền kiểm soát của nhà nước. Nhà báo, blogger, nhà hoạt động đối mặt với rủi ro cao bị chính quyền quấy rối, thậm chí là bỏ tù. Vào tháng 9/2021, Freedom House, một tổ chức ra đời tại Mỹ nhằm ủng hộ và bảo vệ dân chủ trên toàn cầu đã công bố báo cáo thường niên mang tựa đề Freedom on the Net 2021 (Tự do trên mạng 2021). [2] Tự do Internet ở Việt Nam tiếp tục được đánh giá thấp theo thang đo và phân tích của báo cáo này. [3] Cùng với đó, bối cảnh chung của đất nước cũng tiếp tục tồi tệ đi theo từng năm.
Phương pháp đo lường của Freedom House
Đỗ Duy Ngọc – Lan man lắm chuyện 6
22/9/2021
Đôi khi việc đổ ra đường kiểu này lại cho ta một phép thử. Nếu trong những ngày tới, Hà Nội không tăng người nhiễm dịch thì có thể kết luận là nếu được tiêm chủng đầy đủ thì chuyện bung ra đường không gây nguy hiểm gì. Các tỉnh thành khác có thể qua đó mà rút kinh nghiệm để giảm giãn cách. Còn ngược lại, số người nhiễm tăng thì là một bài học. Nhưng nếu thế thì bài học phải đổi lấy sinh mạng con người giá đắt quá. Cảnh chen chúc đó gợi nhớ Sài Gòn những ngày cuối tháng tư, đầu tháng năm năm nay. Cũng tụ họp vui chơi 30.4, rồi 1.5, rồi bầu cử, rồi thi tốt nghiệp, rồi lấn nhau xét nghiệm ở sân Phú Thọ, chợ Bình Điền. Kết quả bây giờ là 14.000 người đã chết. Biến chủng Delta chỉ cần lướt ngang là dính, tụ tập đông như thế nguy hiểm thật. Kể ra dân Sài Gòn nhát gan, đêm qua im ru bà rù, đường vắng hoe, im ắng không tiếng dế, tiếng xe và cũng ít tiếng hú còi của xe cứu thương. Sài Gòn vẫn còn hắt hiu và lặng lẽ. Ngày hôm qua vẫn là 6.521 ca nhiễm và 184 người tử vong. Dịch vẫn còn ở con số cao, dây còn giăng, kẽm còn dựng, phố vẫn cửa đóng, ngày mở cửa vẫn còn trong mong đợi.
Nguyễn Minh Quang – Hạn hán và Hạn hán trong lưu vực sông Mekong
9 tháng 9 năm 2021
Hạn hán là một trong những thiên tai tàn khốc nhất – gây tê liệt việc sản xuất lương thực, làm kiệt quệ các đồng cỏ, gây xáo trộn thị trường, và ở cao điểm, có thể làm chết người và thú vật tràn lan. Hạn hán cũng có thể đưa đến việc di cư từ vùng nông thôn vào đô thị, tạo thêm áp lực cho việc sản xuất lương thực đã suy giảm. Những người chăn nuôi thường tìm các nguồn nước và thực phẩm thay thế cho thú của họ, có thể tạo nên xung đột giữa các cộng đồng canh tác và chăn nuôi [1].
Tin tức thế giới ngày Thứ tư 22 tháng 9 năm 2021
Võ Thái Hà tổng hợp
Remarks by President Biden Before the 76th Session of the United Nations General Assembly
September 21, 2021 • Speeches and Remarks
United Nations Headquarters
New York, New York
Nguyên văn đọc tại đây: Tòa Bạch Ốc
10 điểm rút ra từ phát biểu của Tổng thống Biden trước Đại hội đồng Liên hợp Quốc ngày 21/9/2021
Bắt đầu từ ngày 21/9, nguyên thủ của một loạt quốc gia đổ về New York (Mỹ) để tham dự phiên họp Đại hội đồng Liên hợp Quốc - một hoạt động quốc tế quan trọng nhất trong năm.
Một trong những bài phát biểu được cộng đồng quốc tế quan tâm nhất, và phòng họp lớn của Đại hội đồng cũng chật kín người nghe là bài phát biểu trong ngày khai mạc của Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Phát biểu của Tổng thống Joe Biden khá dài. Sau đây xin nhấn 10 điểm nổi bật nhất:
Trung Quốc cam kết ngừng tài trợ các dự án điện than ở nước ngoài
Ông Tập Cận Bình phản bác quan điểm của Mỹ về dân chủ đối kháng với chuyên chế, và cam kết ngừng xây dựng các nhà máy điện than ở nước ngoài.
Bình Phương
21 tháng 9, 2021
Trong bài phát biểu được ghi hình trước gửi đến Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dành nhiều thời gian để phản bác quan điểm của Mỹ mô tả chính phủ của ông là độc tài, cướp bóc và bành trướng, khẳng định Trung Quốc ủng hộ sự phát triển hòa bình cho tất cả các dân tộc và dân chủ “không phải là đặc quyền dành riêng cho một quốc gia.”
Rủi ro hệ thống đối với Trung Quốc nếu Evergrande sụp đổ là gì?
Nguồn: “What are the systemic risks of an Evergrande collapse?”, The Economist, 21/09/2021.
Biên dịch: Phan Nguyên
22/9/2021
Là công ty bất động sản mắc nợ nhiều nhất thế giới với khoản nợ 300 tỷ đô la, công ty này dự kiến sẽ mất khả năng thanh toán vào ngày 23 tháng 9 đối với các khoản nợ tính lãi suất bằng đồng nhân dân tệ lẫn đô la Mỹ. Khác xa với một quy trình được quản lý tốt, tình trạng khó khăn của công ty này đang làm chao đảo các thị trường trên toàn cầu, và kéo theo các nhà phát triển bất động sản yếu kém khác. Các chỉ số chính ở Châu Âu và Châu Mỹ đã giảm vào ngày 20 tháng 9 khi tình hình của Evergrande có vẻ xấu đi. Lợi tức trái phiếu của một số nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đang gặp khó khăn đã tăng vọt.
Nguyễn Kim - Thảm Họa Di Dân Do Joe Biden Gây Ra Ngày Thêm Tồi Tệ
21/9/2021
Sau một thời gian dài bênh vực cho Joe Biden, truyền thông thiên tả đã nhìn ra sự thật về khả năng lãnh đạo của Joe Biden. Điển hình là Chủ Nhật vừa qua, trong chương trình “Meet the Press” trên NBC News, Chuck Todd nói “TT Joe Biden đang gặp khủng hoảng rất lớn về vấn đề tín nhiệm. Bởi vì hầu hết mọi sự việc xảy ra đều hoàn toàn trái ngược với những gì Joe Biden nói. Như việc rút quân tại Afghanistan, Joe Biden nói không có lộn xộn, không giống như Sài Gòn, thực tế ra sao? Joe Biden nói có thể hoàn tất việc chích ngừa coronavirus mũi thứ 3 từ 6 tới 8 tháng nhưng hiện tại tôi không chắc tất cả mọi người dưới 65 tuổi đã được chích ngừa. Vấn đề biên giới thì hàng ngàn người phải sống dưới gầm cầu trong điều kiện tồi tệ tại tiểu bang Texas. Những lý do này làm mất uy tín của một Tổng Thống.”
Lại Bùng Nổ Tranh Chấp Pháp Lý Về Quyền Phá Thai
Phố Nhỏ Online tổng hợp từ các nguồn: AP, Reuters, CBS News, USA Today
22/9/2021
Việc bênh hay chống quyền phá thai của phụ nữ – vốn là một chủ đề gây chia rẽ dân chúng Hoa Kỳ từ nhiều thập niên và đã làm xôn xao dư luận hồi cuối năm 2020 khi cựu Tổng Thống Donald Trump bổ nhiệm thêm một Thẩm Phán bảo thủ vào Tối Cao Pháp Viện – lại vừa trở thành tin “nóng” trong tuần này, báo hiệu những vụ tranh chấp pháp lý đầy sôi nổi và nhiều cuộc biểu tình có thể sắp diễn ra khắp nơi.
Các sự kiện dồn dập hôm thứ Năm 2 tháng 9 và thứ Sáu 3 tháng 9 cho thấy hai quan điểm “pro-choice” (bảo vệ quyền phá thai của phụ nữ) và “pro-life” (bảo vệ mạng sống của thai nhi) chắn chắn sẽ là đề tài cho chiến dịch vận động tranh cử từ 2022 đến 2024, ảnh hưởng đến tương lai chính trị của các vị đại diện dân cử tại 50 tiểu bang, Quốc Hội liên bang và ngay cả Tòa Bạch Ốc.
Giải mã hợp đồng tàu ngầm Pháp-Úc
Thanh Hà /RFI
21/9/2021
Thêm vào đó, chưa chắc Úc đã có lợi trong hợp đồng với Hoa Kỳ, nếu chỉ đơn thuần dựa vào các yếu tố kinh tế. Chuyên gia Pháp Jean Pierre Maulny, Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược IRIS, ghi nhận hãy còn 1001 trở ngại mà Canberra sẽ phải vượt qua từ nay cho tới khi nhận được những chiếc tàu ngầm nguyên tử đầu tiên « made in USA ». Trở ngại đầu tiên là phải giải quyết vấn đề năng lượng hạt nhân. Kế tới là các loại tàu ngầm đang hiện hành ở Anh và Mỹ có trọng lượng 7000 tấn, trong lúc đó thì Úc cần loại tàu cỡ nhỏ hơn –dưới 5.000 tấn. Ông Maulny không mấy tin rằng Hoa Kỳ sẽ nhanh chóng thiết kế một loại tàu « sur mesure » cho Hải Quân Úc. Cũng chuyên gia này cầm chắc rằng giá thành của Anh, Mỹ, sẽ không thấp hơn so với của Pháp. Sau cùng, không có gì bảo đảm là chuyển hướng sang Hoa Kỳ và Anh Quốc, Úc sớm có thể thay thế những chiếc tàu ngầm cổ lỗ lớp Collins. Nói tóm lại, tất cả những lập luận về « kinh tế » được Canberra đưa ra để biện minh cho việc hủy hợp đồng với Pháp không mấy thuyết phục.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét