Thứ Hai, 13 tháng 9, 2021

Bản tin ngày Thứ hai 13 tháng 9 năm 2021

 


Tình hình Biển Đông ngày 12 tháng 9 năm 2021

Trung Hiếu tổng hợp từ nhiều nguồn

https://docs.google.com/document/d/17OHekiSp-PY4K7P3FT17H0FKStqHdl9Z/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Hàng Không Mẫu Hạm Hoa Kỳ , quan hệ quốc phòng Việt - Nhật

Thông thường, HKMH Hoa Kỳ  chỉ phát tín hiệu định vị vệ tinh mỗi khi băng qua các eo biển hoặc chuẩn tiến vào cảng. Việc nó bật tín hiệu AIS khi hoạt động ở ngoài biển là sự kiện rất hiếm hoi.

Vì thế, nhiều khả năng đây là động thái cố ý của HKMH Hoa Kỳ  nhằm công khai hoạt động của nó tại khu vực đang có tiềm năng trở thành điểm nóng ở Biển Đông, như một thông điệp gửi đến Trung Quốc cũng như các đối tác trong khu vực về sự hiện diện của hải quân Mỹ.

Ts. Phạm Đình Bá - Covid ở Israel và bài học kế tiếp cho Việt Nam

12/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1wGD3gEz5lJb0QnFCDXRvKcAVY7QBAE8L/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Bản đồ xếp hạng lây nhiễm của Tổ chức Y tế Thế giới đưa Israel vào top 5 trong khu vực châu Âu rộng. Dữ liệu tổng hợp cho thấy các khu vực có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất trong 7 ngày là ở Scotland, nơi 68% dân số được tiêm chủng đầy đủ. Các ca gia tăng sau khi các hạn chế được dỡ bỏ và sau đó các trường học mở cửa lại vào giữa tháng Tám.

Giáo sư về các bệnh truyền nhiễm Eyal Leshem ở Israel nói: “Nếu chúng ta nhìn lại một năm trước, chúng ta hầu như không có biện pháp bảo vệ nào ngoài việc khóa cửa hoàn toàn. Bây giờ, chúng tôi có một hệ thống giáo dục mở, thương mại hoàn toàn mở và mặc dù có hơn 50.000 ca mỗi tuần, chúng tôi không thấy sự gia tăng về số ca nhiễm cần nhập viện.”

 

Sử Việt : Khí phách Bà Triệu

https://docs.google.com/document/d/1hb0J-OdE81flgckepmpZrxDVo5crv-A0/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trước khi đến Phú Điền, Triệu Thị Trinh đã giết chết chị dâu để cảnh cáo tất cả những kẻ nào nuôi lòng phản trắc rồi ra ở riêng tại rừng Bồ Điền, khu rừng này về sau đổi là rừng Phú Điền nay thuộc làng Phú Điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá). Bởi lẽ này, nhiều người lầm tưởng đây là sinh quán của Bà Triệu.

Đó là chưa nói rằng, ở huyện Ninh Hoá (tức Yên Hoá) nay là huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình do có đền thờ Bà Triệu nên thư tịch cổ cũng có lúc nhầm tưởng đây là quê hương của Bà. Đây cũng chính là nơi Bà Triệu đã tụ họp nghĩa quân và phát động cuộc chiến đấu một mất một còn với chính quyền đô hộ nhà Ngô.

Tên tuổi và sự nghiệp của Bà Triệu đã trở nên bất diệt với “vạn cổ thử giang sơn” (muôn đời sông núi này) (Chữ của Trần Quang Khải trong bài cảm khái ông viết sau trận đại thắng quân Mông Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai (1285) và mãi mãi toả sáng trong sử sách cũng như trong ký ức của các thế hệ nhân dân yêu nước:

Tùng sơn nắng quyện mây trời,

Dấu chân Bà Triệu rạng ngời sử xanh.

Điệp Mỹ Linh – Nữ  trung sĩ Nicole Gee. Phụ nữ Trung Đông. Thiếu nữ Việt Nam

12/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1_FYYwp8SeQ-bNWeJ07E_PncDzMBl_fG8/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Hỡi người csVN! Suốt chiều dài của dòng lịch sử cận đại, csVN đã áp dụng những thủ đoạn gian manh, lừa lọc để giết hại cả triệu triệu người đồng chủng; rồi phổ biến hình ảnh những em bé ôm súng; mấy cụ bà thêu dệt chuyện “đánh Mỹ cứu nước” và hình ảnh bi thảm có thật của không biết bao nhiêu ngàn thiếu nữ Bắc Việt mất xác trên đường mòn Hồ Chí Minh, v.v…chỉ làm cho nhân loại ghê tỡm về sự tàn ác và dã man của người csVN chứ những hình ảnh đó không thể gây được chút thiện cảm nào trong lòng người!

Gần đây, chỉ một tấm ảnh của nữ trung sĩ TQLC Hoa Kỳ – Nicole Gee – ôm em bé người Afghan với thái độ đầy thương cảm thì nhiều cơ quan truyền thông quốc tế đều phổ biến và ca ngợi!

Nhân loại chỉ tôn trọng sự thật, trân quý những tâm hồn cao thượng và những trái tim biết rung động vì tình người – như nữ trung sĩ TQLC Hoa Kỳ, Nicole Gee – chứ nhân loại không bao giờ thán phục hoặc ca ngợi sự tàn ác, dã man, như những gì người csVN đã và đang áp đặt lên thân phận người Việt Nam!

Ts. Nguyễn Hồng Vũ - Bị nhiễm COVID-19 và đã khỏi bệnh, có bị nhiễm nữa không?

13/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1HaYO2FSmUvFoQsNDFPLtMrehAMDLucCs/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Virus tồn tại trong cơ thể người bị nhiễm dài hơn (thường là một đến hai tuần) so với thời gian tồn tại các kháng nguyên được tạo ra bởi vaccine (thường chỉ vài ngày). Do vậy, các tế bào miễn dịch của cơ thể “học” được nhiều hơn và hiệu quả hơn, cũng giống như bạn được dạy bởi một “chương trình nâng cao” với thời lượng học dài hơn và nhiều học cụ sinh động, phong phú hơn, khiến bạn sẽ nhớ bài học lâu hơn và thậm chí phát triển khả năng sáng tạo thêm.

Tóm lại, các kết quả nghiên cứu khoa học cho đến nay cho thấy rằng những người bị nhiễm virus một cách tự nhiên (có triệu chứng lẫn không có triệu chứng) có hệ miễn dịch khá tốt để ngăn chặn sự tái nhiễm virus, ít nhất là trong tám tháng đến một năm hoặc hơn. Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn cho những người đó và cho cộng đồng, hiện nay ở nhiều nước trên thế giới khuyên những người này nên được chích vaccine COVID-19 sau sáu tháng kể từ ngày bị nhiễm bệnh để bảo đảm có hệ miễn dịch kháng virus SARS-CoV-2 được kích hoạt đầy đủ.

Bs. Wynn Tran -  Đan Mạch: Covid-19 không còn là căn bệnh nguy hiểm đến xã hội và dỡ bỏ toàn bộ các hạn chế 

12/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1hZt5buEJaMTfHWLnNvvp_QNkpwgx7i6B/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Đối với Đan Mạch, hiện Covid-19 không còn là mối đe dọa cho xã hội.

Cách đây vài tuần, Đan Mạch là nước Bắc Âu đầu tiên dỡ bỏ hoàn toàn các phong tỏa và hạn chế về Covid-19, bao gồm mở cửa hoàn toàn các câu lạc bộ/bar  vào ban đêm và dĩ nhiên là không cần phải đeo khẩu  trang. Từ đó đến nay, số ca Covid-19 mới vẫn còn mỗi ngày nhưng ở mức chấp nhận được và con số tử vong ở Đan Mạch thấp ở mức đáng kể.  Đây là điểm quan trọng mà tôi đã từng nói khi nào đại dịch Covid-19 kết thúc. 

Đan Mạch đã làm những gì mà nhiều nước khác chưa làm được?

Thay đổi của lưu lượng và mực nước trong sông Mekong: Hạn hán trong kỷ nguyên của siêu đập

(River Discharge and Water Level Changes in the Mekong River: Droughts in an Era of Mega-Dams)

Xi Xi Lu and Samual De Xun Chua

National University of Singapore – 1 June 2021

https://docs.google.com/document/d/11sUyT6UVwPzOj17A5zseBE6Vm--V1Ckm/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

1.      PHẦN GIỚI THIỆU

Bắt đầu với hoạt động của đập Manwan (Mạn Loan) trên thượng lưu vực Mekong (Upper Mekong Basin (UMB)) trong năm 1992, Mekong đã chứng kiến một sự nhộn nhịp trong việc phát triển thủy điện trong lưu vực.  Ở Trung Hoa, một chuỗi với ít nhất 11 đập được xây cất để lợi dụng sự hạ thấp cao độ 800 m trong chiều dài 750 km.  Trong số đó, hai đập lớn nhất, Xiaowan (Tiểu Loan) và Nuozhadu (Nọa Trát Độ), được hoàn tất vào năm 2010 và 2014 theo thứ tự, với dung tích tổng cộng 38,26 km3, lên đến 60% dung tích của tất cả hồ chứa trong Mekong.  Ở Hạ Lưu vực Mekong (Lower Mekong Basin (LMB)), một loạt gồm có 11 đập đầy tranh cãi đang được hoạch định (Grumbine & Xu, 2011); đập đầu tiên, Xayaburi với công suất 1.285 MW, vừa bắt đầu hoạt động hồi tháng 10 năm 2019.  Sau đó, đập Don Sahong với công suất 260MW bắt đầu hoạt động trong tháng 1 năm 2020.

Tin tức thế giới ngày Thứ hai 13 tháng 9 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/16w8FlfBEKZGYS4kUM225Biq2CXUmXRNd/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét