Chính quyền VN hình sự hóa hoạt động của các tổ chức Tin Lành ở Tây Nguyên để xoá sổ
Thanh Trúc / RFA
29/9/2021
Chính quyền VN hình sự hóa hoạt động của các tổ chức Tin Lành ở Tây Nguyên để xoá sổ
“Sau Tin Lành Đề Ga lại xuất hiện tổ chức phản động đội lốt tôn giáo ở Tây Nguyên” là tựa bản tin thuộc mảng chính trị trên báo mạng VoV.VN ngày 22/9.
Bài viết mở đầu bằng quan điểm quen thuộc của Nhà Nước Việt Nam rằng: “Chiêu bài lợi dụng tôn giáo rất nguy hiểm bởi vì thông qua các hội thánh, các sinh hoạt tôn giáo, đối tượng lôi kéo, tập trung tín đồ, lồng ghép tư tưởng hẹp hòi, ly khai tự trị”.
Đỗ Duy Ngọc – Sài Gòn ngày phong tỏa cuối cùng
30/9/2021
Tuy mang tiếng nới lỏng nhưng hình như nhiều sinh hoạt cũng đang ở trong tình trạng siết chặt. Chủ trương đưa sinh hoạt của người dân bước sang trạng thái bình thường mới. Nhưng chỉ có 8 nhóm được cho phép hoạt động, đó là các cơ quan, đơn vị nhà nước. Các cơ quan lãnh sự, tổ chức quốc tế và văn phòng kinh tế - văn hóa nước ngoài có trụ sở trú đóng trên địa bàn thành phố. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập và tư nhân; các cơ sở dịch vụ y tế; các cơ sở kinh doanh dược, mỹ phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế. Các hoạt động sản xuất, thương mại, kinh doanh, dịch vụ (14 nhóm hoạt động). Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao. Hoạt động giáo dục, đào tạo. Hoạt động của các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự tập trung tối đa 10 người. Hoạt động trong nhà (hội họp, tập huấn, hội thảo…) tập trung tối đa 10 người; trường hợp người tham gia đã được tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh được tập trung tối đa 70 người.
Nguyễn Viện - Dịch bệnh và phẩm giá con người
29/9/2021
Nhại theo Hegel, điều gì hợp lý thì tồn tại hay cái gì tồn tại thì hợp lý. Tuy nhiên, trong cuộc sống chúng ta thấy vô số điều bất hợp lý vẫn tồn tại. Tồn tại một cách ngang nhiên và thách thức bất chấp lý trí. Và con người vẫn sống trong những mâu thuẫn, nhiều khi là tai ương ấy.
Trong năm qua, dịch bệnh Covid-19 đã càn quét Sài Gòn còn hơn một nỗi thù. Chưa bao giờ số người chết lại nhiều và nhanh như thế. Cũng chưa bao giờ người Sài Gòn lại khốn khổ đến thế. Sợ hãi và tù túng ngay trong mỗi căn nhà bất kể giàu nghèo. Con người va chạm vào cái chết và bị trói buộc trong những hàng rào kẽm gai, những cánh cổng hàn kín, những khối bê tông nặng nề… Con người bị hạch hỏi giấy đi đường, bị đè xuống ngoáy mũi để tìm kiếm kẻ khủng bố vô hình.
Nhưng điều đau đớn nhất là không mấy ai nhận ra, con người bị hạ nhục.
Lào đẩy mạnh các dự án đập lớn, mặc dù việc mua điện bấp bênh
(Laos Pushes Ahead With Large Dam Projects, Despite Uncertainty of Power Purchases)
Roseanne Gerin – Bình Yên Đông lược dịch
29/9/2021
Chánh phủ Lào đẩy mạnh các đập thủy điện mặc dù Thái Lan chưa muốn mua điện do chúng sản xuất, các viên chức Lào và những người am hiểu tình hình cho biết.
Lào có 78 đập đang hoạt động và đã ký các biên bản ghi nhớ cho 246 dự án thủy điện khác trong việc truy lùng để trở thành “bình điện của Á Châu”, xuất cảng điện sang các quốc gia láng giềng, phần lớn là Thái Lan.
Nhưng Thái Lan chưa có quyết định liệu sẽ mua thêm điện do các dự án đập mới sản xuất từ Lào và có thể không ký thỏa thuận để mua điện từ 4 đập quan trọng được dự trù trên sông Mekong ở Luang Prabang, Sanakham, Pak Lay và Pak Beng, Cơ quan Phát Điện Thái Lan (Electricity Generating Authority of Thailand (EGAT) nói với RFA trong một email đề ngày 26 tháng 8.
30.9: Biển Đông, tường trình về căng thẳng Mỹ - Trung
Trung Hiếu tổng hợp từ nhiều nguồn
Nếu cuộc tập trận giữa các tàu kể trên diễn ra, đó sẽ là màn biểu dương lực lượng lớn của liên minh AUKUS mới hình thành. Vị trí tập trận cũng rất đáng chú ý vì nó nằm ở cửa ngõ ra vào giữa Biển Đông và Biển Philippines, ngay bên ngoài chuỗi đảo thứ nhất và gần Đài Loan.
I. Biển Đông, chuyển động quân sự
1. Tàu khảo sát Trung Quốc
Hải Dương Địa Chất 10
Ngày 29.9, tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 10 đã rời vùng đặc quyền kinh tế Indonesia và hướng đến Đá Chữ Thập, sau khoảng một tháng hoạt động tại khu vực này.
Tin tức thế giới ngày Thứ năm 30 tháng 9 năm 2021
Võ Thái Hà tổng hợp
Hiếu Chân - Tân Thủ tướng Nhật Kishida quyết chống Trung Quốc
29/9/2021
Về chính sách kinh tế, ông Kishida đưa ra ý tưởng thoát khỏi chủ nghĩa tân tự do – cốt lõi của hệ tư tưởng LDP từ những năm 2000 – và tập trung nhiều hơn vào việc giảm chênh lệch về thu nhập trong các thành phần dân chúng. “Khi nền kinh tế của chúng ta phát triển, chúng ta cần phải chú ý nhiều hơn đến bất bình đẳng và phân phối của cải ”, ông nói. Ông Kishida cho biết ông có kế hoạch hỗ trợ các gia đình tăng chi tiêu cho giáo dục và nhà ở, đề xuất một gói kích thích kinh tế trị giá “hàng chục nghìn tỷ yen Nhật”.
Trong một cuộc phỏng vấn với báo Nikkei đầu tháng này, ông Kishida nói: “Bất bình đẳng đã mở rộng hơn nữa vì coronavirus. Việc nâng cao thu nhập của người lao động nên được ưu tiên hàng đầu”. Nhưng Masamichi Adachi, nhà kinh tế của UBS Securities ở Tokyo nói rằng các chính sách kinh tế của Kishida nhìn chung sẽ duy trì “hiện trạng”.
Đối đầu Mỹ-Trung : Cuộc chiến dưới đáy biển
Thụy My
30/9/2021
Pháp chẳng lợi lộc gì khi không đứng về phía Mỹ chống Trung Quốc
Về phía Pháp, nạn nhân bị giành mất hợp đồng tàu ngầm Barracuda, tác giả Edouard Tétreau đặt vấn đề trên Les Echos, phải chăng do cao đạo, dù tốt đẹp về nguyên tắc (NATO « chết não », chống các luật kỳ thị người đồng tính ở Đông Âu…) mà không quan tâm đến việc xây dựng các liên minh có cùng lợi ích, mà Paris đã phải trả giá đắt ? Pháp ngày càng cô độc trên trường ngoại giao thế giới và châu Âu.
Theo tác giả, cần nối lại với các đồng minh truyền thống. Về quan hệ Pháp-Mỹ, nên khiêm tốn nhìn nhận vì sao đồng minh lâu đời nhất này lại thô bạo loại Pháp ra khỏi chiến lược khu vực. Paris nhấn mạnh một chính sách ngoại giao « con đường thứ ba », từ chối đứng về phía Hoa Kỳ trong việc đối đầu với Trung Quốc, nhưng như vậy có lợi ích gì ?
AUKUS là Hiệp ước tương lai của vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
Aukus Is the Indo-Pacific Pact of the Future
Imagine if Japan, India, Taiwan and the bloc swap tech and coordinate defense.
Nghiên cứu Việt – Mỹ
Vũ Văn Lê, dịch từ WSJ
30-9-2021
Bước tới sẽ khó khăn hơn khi ba nước thương thảo để liên kết hợp nhất các đinh chế an ninh quốc gia cực kỳ phức tạp và khác biệt, cũng như để tư nhân tham gia quá trình này. Đề cập tới mức độ hợp tác mong muốn, Thủ tướng Morrison tỏ vẻ lạc quan, đặt rất nhiều kỳ vọng. Về phương diện thiết trí kế hoạch quốc phòng và an ninh, vị Thủ tướng Úc cho biết: “Chúng tôi đều khẩn thiết tham gia kế hoạch đó ngay cả trước khi liên minh thành hình… Chúng tôi muốn Aukus định rõ nhu cầu quốc phòng và công nghệ. Điều đó sẽ không xảy ra trong một sớm một chiều. Nhưng giả thử liên minh có biến dạng thế nào thì Aukus vẫn là một kết hơp linh hoạt, sâu sắc… Vào thời đại mà liên hệ giữa công nghệ thông tin và năng lực quốc phòng đã trở nên tối quan trọng, thì vai trò trọng tâm của việc hợp tác nghiên cứu và phát triển sẽ nâng cao giá trị của thể dạng liên minh mới này.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét