Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

Tưởng Năng Tiến Đạo Đức Lãnh Tụ & Tình Dục Nhân Dân



Tưởng Năng Tiến  Đạo Đức Lãnh Tụ & Tình Dục Nhân Dân 


Chừng ba mươi năm trước, tôi may mắn đọc được bài viết rất công phu của nhà văn Trùng Dương – “Phan Khôi: Ngọn Hải Đăng Giữa Vùng Biển Động.” Trước đó, tôi chỉ nghe danh ông là người mở đường cho phong trào thơ mới ở Việt Nam:
Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa.
Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ,
Hai cái đầu xanh kề nhau than thở:
- Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng,
Mà lấy nhau hẳn là không đặng .
...

Hai mươi bốn năm sau. Tình cờ đất khách gặp nhau.
Đôi cái đầu đều bạc.
Nếu chẳng quen lung đố nhìn ra được.
Ôn chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi,
Con mắt còn có đuôi.
Nhờ chị Trùng Dương, tôi mới biết được thêm Phan Khôi từng được mệnh danh là một Ngự Sử Văn Đàn. Ông đã có những đóng góp lớn lao cho làng báo Việt, vào giai đoạn sơ khai. Gần đây, qua biên khảo (Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932) của Linh Mục Thanh Lãng, tôi lại được dịp xem qua quan niệm về nữ quyền vô cùng phóng khoáng (và rất cách mạng) của ông:  
 “Trong phụ nữ ta có nhiều người chồng chết, ở trong cảnh ngộ rất đáng thương, buồn rầu đủ mọi trăm thứ, vậy mà nói đến truyện cải giá, sợ mang tiếng, nhất định không thì thôi. Có người bóp bụng cắn răng cũng giữ được trót đời ; nhưng có người khôn ba năm dại một giờ, thì ra mang cái xấu lại còn hơn cải giá. Lại thường thấy bà goá nào có máu mặt thì bọn điêu thoa trong làng trong họ lập mưu mà vu hãm cho, để mong đoạt lấy gia tài. Những sự đó đều là chịu ảnh hưởng của cái luật cấm cải giá mà ra ; vậy thì nó chỉ làm hại cho phong hoá thì có chớ có bổ ích gì đâu ? Bởi vậy ta nên phế trừ cái luật ấy đi ; từ rày về sau, trong óc chúng ta, cả đàn bà và đàn ông Việt Nam đừng có cái quan niệm ấy nữa.” (Phụ Nữ Tân Văn số 95,13-8-1931). 

Tiến sĩ “chép”... sách của tiến sĩ!


Một tiến sĩ (TS) của ta chép gần như nguyên văn cuốn sách về xã hội học của một TS người nước ngoài. Sau đó, có TS và thạc sĩ khác lại chép một phần sách của ông TS này và lấy một ít của ông TS khác để làm... “giáo trình” cho sinh viên học tập (!?).
“Ta” chép sách của “tây”!
Trong hai năm 2001-2002, Nhà xuất bản (NXB) Đại Học Quốc Gia Hà Nội cho in cuốn Các lý thuyết xã hội học của TS Vũ Quang Hà. Sách chia làm hai tập ngót nghét 1.000 trang.
Nhìn hai tập sách đồ sộ, người đọc trong giới nghiên cứu, giảng dạy vui mừng chào đón một công trình nghiên cứu khoa học có tầm cỡ quốc tế vì “với một phạm vi trải rộng và bao quát toàn bộ lịch sử phát triển xã hội học” (lời NXB).
Tuy nhiên, ngay sau khi ra đời đã có dư luận cho rằng cuốn sách gồm hai tập của TS Vũ Quang Hà được chép gần như toàn bộ nội dung cuốn Sociological theory (Các lý thuyết xã hội học) của TS George Ritzer (đại học bang Maryland, Mỹ). Sự thật ra sao?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét