Bầu cử Myanmar: Đảng NLD giành thắng lợi áp đảo
Steve Herman
10.11.2015
Cuộc tổng tuyển cử có tính chất lịch sử ở Myanmar hôm chủ nhật đã nhận được
sự tán thưởng dè dặt của các quan sát viên quốc tế, trong lúc công tác kiểm
phiếu tiếp diễn sang tới ngày thứ nhì. Thông tín viên Steve Herman của đài VOA
gởi về bài tường thuật từ Yangon.
Tại một cuộc họp báo ở Yangon hôm nay, người đứng đầu phái bộ quan sát bầu
cử của Liên hiệp Âu Châu, ông Alexander Graf Lambsdorf, nói rằng “Tiến trình
này đã diễn ra tốt hơn dự kiến trước đó của nhiều người.”
Hơn 30 triệu người đã bỏ phiếu trong cuộc bầu cử hôm chủ nhật, cuộc bầu cử
tự do đầu tiên trong vòng 25 năm tại quốc gia từng nằm dưới sự cai trị của quân
đội này. Kết quả chính thức do Uỷ ban Bầu cử công bố cho thấy Liên minh Dân chủ
Toàn quốc cho tới giờ đã chiếm được 126 ghế đại biểu tại Hạ viện, trong khi
Đảng Đoàn kết Phát triển Liên hiệp do quân đội hậu thuẫn chỉ giành được 8 ghế.
Liên minh Dân chủ Toàn quốc, do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo, đã tuyên bố
giành được thắng lợi áp đảo. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho đài BBC ngày hôm
nay, người phụ nữ đoạt giải Nobel Hoà bình này nói đảng bà đã thắng khoảng 75%
số ghế đại biểu được mang ra bầu chọn.
Aung San
Suu Kyi – Tự do khỏi nỗi khiếp sợ
Freedom
from Fear: Daw Aung San Suu Kyi
Không phải quyền lực làm cho tha hóa, mà chính là sự
khiếp sợ. Sự khiếp sợ đánh mất quyền lực làm tha hóa những kẻ đang nắm trong
tay quyền lực và sự khiếp sợ bị quyền lực trừng phạt làm tha hóa những người
đang nằm dưới tay quyền lực. Đại đa số người Miến quen thuộc với bốn gati, bốn
hình thức của tha hóa. Changda-gati (Tham), sự tha hóa bắt nguồn từ lòng ham
muốn, là sự từ bỏ chính đạo để tìm kiếm tặng vật bất chính hay những thứ mình
thèm khát. Dosa-gati (Sân) là việc đi vào lạc đạo nhằm trừng phạt những người
mà mình ghét bỏ, Moga-gati (Si) là sự sai lầm do si đần. Nhưng có lẽ cái tồi tệ
nhất trong bốn hình thức tha hóa là Bhaya-gati (Úy), không phải chỉ vì bhaya
(sự khiếp sợ) làm tê cứng và dần phá hủy tất cả các cảm giác về đúng-sai, mà nó
thường là nguồn cơn của ba hình thức tha hóa còn lại. Giống như Tham, khi không
bắt nguồn từ tính hám lợi thuần túy thì có thể là sản phẩm của sự khiếp sợ cảnh
nghèo túng hoặc sợ làm phật lòng những người mình yêu quí, sự khiếp sợ bị vượt
qua, bị lăng nhục hoặc thương tổn theo cách nào đó có thể xô đẩy con người đến
những ác ý. Cũng khó có thể xua tan u mê trừ phi có tự do theo đuổi chân lý và
không bị trói buộc bởi sự khiếp sợ. Với quan hệ gần gũi đến thế giữa sự khiếp
sợ và tha hóa, không có gì phải ngạc nhiên là ở bất kỳ xã hội nào, khi sự khiếp
sợ lan tràn, tha hóa dưới mọi hình thức sẽ bám rễ sâu trong lòng xã hội.
It is not
power that corrupts but fear. Fear of losing power corrupts those who wield it
and fear of the scourge of power corrupts those who are subject to it. Most
Burmese are familiar with the four a-gati, the four kinds of
corruption. Chanda-gati, corruption induced by desire, is deviation from
the right path in pursuit of bribes or for the sake of those one
loves. Dosa-gati is taking the wrong path to spite those against whom
one bears ill will, and moga-gati is aberration due to ignorance. But
perhaps the worst of the four is bhaya-gati, for not only does bhaya,
fear, stifle and slowly destroy all sense of right and wrong, it so often lies
at the root of the other three kinds of corruption.
Just as chanda-gati, when not the result
of sheer avarice, can be caused by fear of want or fear of losing the goodwill
of those one loves, so fear of being surpassed, humiliated or injured in some
way can provide the impetus for ill will. And it would be difficult to dispel
ignorance unless there is freedom to pursue the truth unfettered by fear. With
so close a relationship between fear and corruption it is little wonder that in
any society where fear is rife corruption in all forms becomes deeply
entrenched.
Tương Lai - Nhục dân
mệnh
Thứ Hai, ngày 09 tháng 11 năm 2015
Nhân họ Tập đọc diễn văn trước diễn đàn Quốc hội, tại hội trường mang tên
Diên Hồng mà nghĩ về biểu tượng “Hội nghị Diên Hồng” trong lịch sử. Đại
Việt Sử ký toàn thư, Kỷ Nhà Trần chép: “…Thoát Hoan… đem quân lấy cớ mượn
đường đi đánh Chiêm Thành, chia đường vào cướp nước ta. Thượng hoàng triệu phụ
lão trong nước họp ở thềm điện Diên Hồng, ban yến và hỏi kế đánh giặc. Các phụ
lão đều nói “đánh”, muôn người cùng hô một tiếng như bật ra từ
một cửa miệng”. Liệu có phải vì ông Chủ tịch Sinh Hùng không “ban yến” mà
chỉ “phát phong bì” nên các dân biểu mất hết khí phách là người đại biểu của
dân đã biến “Phòng Diên Hồng” trong toà nhà Quốc hội thành “Phòng
Khuất phục” để hớn hở, hún hớn vỗ tay, rắc hoa chào đón kẻ xâm lược đến
truyền ban “chiếu chỉ”?
Viết Từ Sài Gòn - Cái
giá của bán nước
Thứ Hai, ngày 09 tháng 11 năm 2015
Đổi cả chủ quyền của một quốc gia
Chế Mân mang hai châu Ô và Lý dâng cho nhà Trần để được lấy Huyền Trân Công
chúa, ông được gì? Cái mà ông được là gái đẹp (nhưng chưa chắc gái đẹp đã xem
ông là trai khôn!) và đất nước còn lại nhỏ hẹp, cuối cùng là một quốc gia bị
diệt vong. Chuyện lịch sử, dài dòng, xin miễn bàn đúng sai. Nhưng ở đây, vấn đề
cái giá phải trả là vấn đề cần bàn. Việt Nam hiện tại, nói theo cách gì thì
đảng cầm quyền cũng đã dâng cho Trung Cộng cả Hoàng Sa và Trường Sa. Cái giá
của việc này sẽ đến đâu?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét