Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015

Tưởng Năng Tiến – Tú Xương & Nỗi Buồn Miến Điện



Tưởng Năng Tiến – Tú Xương & Nỗi Buồn Miến Điện


Nước bốn nghìn năm hồn chửa tỉnh,
Người hăm lăm triệu giấc còn say.
Tản Đà

“Gia Định báo, tờ báo đầu tiên của nước ta được xuất bản ở Sài Gòn 5 năm trước khi Tú Xương ra đời. Nhưng có lẽ trong hoàn cảnh sự giao thông liên lạc bấy giờ, thậm chí khó lòng nói chắc rằng nho sĩ Trần Tế Xương biết có một tờ báo như thế tồn tại ở trên đời để tính chuyện... cộng tác...”

“Nếu có tính đến mấy ông nhà nho chuyển sang viết báo, thì người ta phải đợi đến thập kỷ thứ hai của thế kỷ XX, khi Phan Kế Bính viết cho Đông Dương tạp chí, Nguyễn Bá Học viết Nam Phong, Tản Đà làm Hữu Thanh hoặc Phan Khôi làm chủ bút Phụ nữ tân văn. Trước đó, nhà báo ở ta thuần tuý là lớp trí thức mới được Pháp đào tạo (Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh). Ấy là những sự kiện được lịch sử công nhận.”

Tú Xương, Nhà báo?
Vương Trí Nhàn


Gia Định báo, tờ báo đầu tiên của nước ta được xuất bản ở Sài Gòn 5 năm trước khi Tú Xương ra đời. Nhưng có lẽ trong hoàn cảnh sự giao thông liên lạc bấy giờ, thậm chí khó lòng nói chắc rằng nho sĩ Trần Tế Xương biết có một tờ báo như thế tồn tại ở trên đời để tính chuyện... cộng tác.
Tương tự như vậy, cũng không ai dám đảm bảo Đại Nam đồng văn nhật báo, sau đổi là Đăng cổ tùng báo (do Schneider cho làm ở Hà Nội, có phần chữ Hán do Kiều Oánh Mậu phụ trách) có dịp đến với đông đảo cư dân thành Nam, để nhà thơ của xứ Non Côi Sông Vị này có được cách nghĩ rộng ra về sự tồn tại của một ngòi bút như mình và có thêm những chủ định trong sáng tạo. Theo các tài liệu viết về lịch sử báo chí nước ngoài thì ngay từ đời Đường, Trung Quốc có tờ Đế báo. Từ 1355, một ấn phẩm được các nhà nghiên cứu sau này tạm mệnh danh là Gazette de Pékin đã được nhà Nguyên cho phát hành và từ 1800, triều Thanh có báo ra hàng ngày, in vào những mảnh lụa vàng, khâu liền với nhau v.v...

Nhớ Võ Hoàng

Nguyễn-Xuân Nghĩa


Đáng lẽ, văn học hải ngoại đã có một tác giả độc đáo. Đó là Võ Hoàng.

Nhưng, anh không muốn vậy. Và định mệnh lẫn sự hẩm hiu của văn học thời loạn cũng chiều lòng anh. Võ Hoàng trở thành một kháng chiến quân đã hy sinh vào một ngày tháng Tám năm 1987. Tôi viết những giòng này để nhớ tới Võ Hoàng như một nhà văn và một người anh em….

Góc bể bên trời.
Võ Hoàng


Tưởng Tiếc Bác Sĩ Hoàng Cơ Trường Và Võ Hoàng
26/08/2003
(Hành Tư)
(Nhân ngày giỗ thứ 21 và thứ 16)
Kể từ xương đá trổ hoa (*)


Có lẽ đến cuối đời, khó mà trả Tưởng Năng Tiến hai món nợ.
Một buổi chiều tháng Năm 1982, Tưởng Năng Tiến về nhà với nét mặt vui - hiếm có: "Hôm nay, tao gặp một ông bác sĩ bảnh-choẹ". Hỏi: "Ai vậy"". Tiến nói: "Bác sĩ Hoàng Cơ Trường".
Nỗi vui mừng không đơn giản sau hơn 10 năm biền biệt vắng tin
anh Hoàng Cơ Trường, mà còn mang nhiều kỷ niệm xúc động khác. Nói đến anh, bạn bè, chiến hữu của anh đã nói khá nhiều trên những bài viết. Với quan niệm "sống" phải làm những điều có ích lợi cho người, cho xã hi, cho quê hương đất nước, anh đã được nhiều bạn bè biết đến qua các sinh hoạt từ mái trường Y Khoa Sài Gòn. Từ môi trường sinh hoạt đặc biệt của đoàn Nguồn Sống trước năm 1975, như hầu hết các Trưởng đoàn khác, bác sĩ Hoàng Cơ Trường đã mang tâm huyết phụng sự xã hi đến thế hệ thanh niên cùng thời. Với tấm lòng nhân hậu và tận tụy ấy, bác sĩ Hoàng Cơ Trường là một trong vài người trẻ có khả năng được đề cử trách vụ Thứ trưởng Thanh Niên, nhưng anh đã chọn con đường phụ vụ khác. Sau đó, Thuỷ Quân Lục Chiến, một binh chủng nổi tiếng của quân đi Việt Nam Cộng Hòa, đã có thêm một vị bác sĩ quân y nổi tiếng gan dạ, tận tụy, thương anh em binh sĩ và rất nghệ sĩ tính.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét