Rồi xem Tử Vi, Nghe Nhạc Xuân và đọc thơ cổ.
QH xin giới thiệu cả ba món trên để các Bạn và Gia Đình cùng chung vui với nhau..
Riêng bài cổ thi Xuân Vọng của Đỗ Phủ, là một bài thơ được nhiều người biết đến như một khắc khoải chung của chúng ta.
http://www.quangduc.com/xuan/2012/Tuvinhamthin-2012.pdf
http://www.quangduc.com/xuan/2012/Tuvinhamthin-2012.pdf
TỬ VI NĂM Nhâm Thìn
http://www.saigonocean.com/nghenhacXuan/nhacXuan.htm
Nhạc Xuân
Cổ thi.
Thi phẩm Xuân vọng (chữ Hán: 春望) của nhà thơ Đỗ Phủ (杜甫, 712 - 770)
Lúc Đỗ Phủ trở về huyện Phụng Tiên (nay là Bồ Thành, tỉnh Thiểm Tây) thăm gia đình cũng là lúc An Lộc Sơn khởi binh[1] ở Phạm Dương (nay là Bắc Kinh) đánh xuống Lạc Dương, Đồng Quan, thẳng đến Trường An. Ông mang vợ con theo đoàn người dân chạy loạn. Đến Khương Thôn, Đổ Phủ để gia quyến ở đó rồi một mình đi về phía bắc đến Linh Vũ, định tìm Túc Tông (Lý Hanh) vừa mới lên ngôi. Nhưng giữa đường, ông bị quân của An Lộc Sơn bắt, đưa về Trường An. Nhân lúc quân nhà Đường và quân nổi dậy đang đánh nhau, Đổ Phủ liều mạng vượt chiến tuyến, trốn khỏi. Dọc đường ông phải trải qua biết bao gian truân khổ ải mới tới được Phượng Tường (thuộc tỉnh Thiểm Tây). Và rồi với hình dạng “chân đi dép gai, mặc áo rách cùi”[2]ông đến bái kiến vua Đường Túc Tông, được phong làm tả thập di (giám quan)...
Trong sách Lịch sử văn học Trung Quốc[3]cho biết từ tháng 11 năm 755 đến tháng 9 năm 757, tức từ khi An Lộc Sơn làm phản cho đến khi quân Đường lấy lại Trường An, quãng đường đầy khổ cực này chưa đầy hai năm mà cơn bão táp lịch sử đã tôi luyện ông thành một nhà thơ vĩ đại của nền văn học cổ đại Trung Quốc. Trong khoảng thời gian trên, ông liên tiếp cho ra đời hàng loạt những bài thơ bất hủ, như: Ai vương tôn, Bi Trần Đào, Ni Thanh Bản, Ai giang đầu, Hỷ đạt hành tại sở tam thủ, Thuật hoài, Khương thôn, Bắc chinh, Bành nha hành và Xuân vọng (757)[4].
Bài thơ Xuân vọng được sáng tác theo thể ngũ ngôn luật.
Giới thiệu thi phẩm này, Trần Trọng Kim viết: Tiền giải nói nước tan; hậu giải nói trong cảnh loạn lạc nhớ nhà, tóc đầu bạc phơ, rụng hết.[5]
XUÂN VỌNG :
Quốc phá sơn hà tại
Thành xuân thảo mộc thâm
Cảm thời hoa tiễn lệ
Hận biệt điểu kinh tâm
Phong hỏa liên tam nguyệt
Gia thư để vạn câm (*)
Bạch đầu tao cánh đoản
Hồn dục bất thăng trâm.
(*) Chữ “kim” ở đây đọc là “câm” cho hợp vận.
Dịch nghĩa :
NGẮM CẢNH XUÂN
Quốc gia tuy tan nát, nhưng sông núi vẫn còn
Trong thành phố mùa xuân, cỏ cây rậm rạp
Cảm động trước thời thế ấy, hoa rơi nước mắt
Thương hận cảnh biệt ly kia, lòng chim rung động
Suốt ba tháng liền gió lửa
Nhận được thư nhà, quý như vạn lượng vàng
Vuốt tóc bạc, thấy càng thêm ngắn
Tóc lởm chởm, trâm cài mãi không xong.
Bản dịch của cụ Trần Văn Ân (Côn Sơn 1959) :
TRÔNG XUÂN
Nước nát còn non sông
Cỏ cây xuân mướt cùng
Sầu tang hoa nhỏ lệ
Hận biệt điểu kinh lòng
Khói lửa ròng ba tháng
Thư nhà giá vạn đồng
Bạc đầu thêm tóc ngắn
Búi mãi vẫn không xong.
Bản dịch của Trần Trọng Kim:
Nước phá tan, núi sông còn đó,
Đầy thành xuân cây cỏ rậm sâu.
Cảm thời hoa rỏ dòng châu
Biệt ly tủi giận, chim đau nỗi lòng.
Ba tháng khói lửa ròng không ngớt,
Bức thư nhà, giá đắt bạc muôn.
Gãi đầu tóc bạc ngắn ngun,
Dường như hết thảy, e khôn búi tròn. [5]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét