Thứ Năm, 5 tháng 1, 2012

HOÀNG SA - NỖI ĐAU MẤT MÁT- ANDRÉ MENRAS


"Hoàng Sa - Nỗi Đau Mất Mát" La Meurtrissure - Painful Loss
Bộ phim bị cấm chiếu tại VN

"Hoàng Sa - Nỗi Đau Mất Mát" La Meurtrissure - Painful Loss
do André Menras thực hiện

http://www.youtube.com/watch_popup?v=FaWNlxJ9OZo&vq=large

Trung Quốc cắm cột mốc quyền ở bãi đá ngầm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Bộ phim bị cấm chiếu tại VN Hoàng Sa Việt Nam - Nỗi Đau Mất Mát La Meurtrissure - Painful Loss
do André Menras thực hiện
~~~~~~~~~~~~~

Tác giả phim "Hoàng Sa - Nỗi Đau Mất Mát" André Menras đã cho phép chúng tôi đưa lên Youtube.

Phim cũa Ông hiện vẫn còn bị cấm chiếu tại Việt Nam

Ông đã viết : Phim tài liệu "Hoàng Sa - Nỗi Đau Mất Mát" đã bị lực lượng an ninh TPHCM ngăn cấm chiếu ngày 29 tháng 11 năm 2011 tại TPHCM. Các nhân viên an ninh đã đối xử với tôi và các bạn cũa tôi một cách thô bạo và phi pháp.

Bộ phim là tiếng nói chân thật của các ngư dân miền Trung bị tàu Trung quốc cướp bóc, đánh đập và hành hạ tại vùng biển đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Trong bộ phim ta thấy một nét văn hoá đặc biệt của ngư dân là văn hóa "mộ gió".

Đây không phải chỉ là vấn đề tâm linh mà còn là một thông điệp cho bất cứ kẻ xâm lược nào rằng: Họ không bao giờ chịu bị cướp đoạt những điều họ quý nhất, đó là linh hồn của người thân, vùng biển truyền thống của tổ tiên, niềm tự hào của họ, quyền sống còn của mình và của con cháu mình.
Tôi cam kết sẽ báo cáo thường xuyên và sẽ hỗ trợ trực tiếp, tại chỗ cho các phụ nữ có chồng đã chết trong cuộc mưu sinh, bám biển, bám đảo và cho các trẻ em mồ côi cha tại Lý Sơn và Bình Châu.

Hãy xóa đường lưỡi bò trên biển Đông và hãy bảo vệ cho những ngư dân Việt Nam hiền hòa.

Không xứ nào là vô hại

Phỏng vấn Nguyễn Xuân Nghĩa

Vũ Hoàng: Nếu chúng tôi hiểu không lầm thì đấy là hoàn cảnh của vài chục xứ tiên tiến đã góp phần sản xuất ra 40% sản lượng toàn cầu. Chứ mấy trăm xứ khác đã sản xuất ra 60% còn lại. Họ không thể xoay trở được sao, và vì lý do gì các xứ này không là đầu máy kinh tế mới?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Điều ấy mới đáng nói vì trong nhóm này có Trung Quốc và Việt Nam!
- Đầu tiên, người ta cứ tưởng một số quốc gia thuộc nhóm "đang phát triển" hoặc lên đến bậc "tân hưng" đã có định mệnh kinh tế riêng khả dĩ tách rời khỏi nhóm công nghiệp. Sự thật thì đa số các nước tạo ra 60% sản lượng toàn cầu vẫn lệ thuộc nặng vào việc bán hàng cho thị trường Tây phương. Bây giờ thị trường Âu Mỹ phải thu vén chi tiêu và gia tăng tiết kiệm, cho nên số cầu sút giảm khiến các nước đang phát triển đều bị ảnh hưởng.

- Về ảnh hưởng cho các nền kinh tế trong nhóm 60% này thì ta vẫn quan tâm đến Trung Quốc và Việt Nam hơn cả. Trên diễn đàn này, từ nhiều năm qua chúng ta nói đến hoá nhàm rằng Việt Nam nên chú ý đến việc mở rộng thị trường nội địa và cải thiện hạ tầng vận chuyển bên trong để ít bị lệ thuộc hơn vào xuất nhập khẩu. Bây giờ thì đã đến giờ tính sổ. Thứ hai, từ vài năm qua, ta còn thấy một sự lạ là kinh tế Trung Quốc và Việt Nam đã lại vay mượn quá sức sau khi ào ạt bơm tín dụng để kích thích kinh tế và thổi lên bong bóng đầu cơ.

- Xin ngẫm lại mà xem, các nước công nghiệp hóa đều đạt trình độ phát triển cao và quan tâm tới yêu cầu xã hội cho người dân nên đi vay quá khả năng trả nợ và giờ này bị điêu đứng vì quy luật gọi là "có vay có trả". Trung Quốc và Việt Nam thì chưa lên đến trình độ ấy, mà cũng chẳng cho người dân được hưởng, rồi lại đi vay và bơm tiền vào các dự án ảo để chỉ một thiểu số ở trên là có lợi mà thôi. Một chế độ kinh tế chính trị bất công đó cũng có quy luật vay trả, chứ không thể vượt qua được.

Vũ Hoàng: Ông nói tới bốn loại giải pháp các nước cố áp dụng từ bốn năm qua mà không xong, trong các chương trình tổng kết kế tiếp chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về từng giải pháp cụ thể. Nhưng để kết thúc chương trình kỳ này thì ông nghĩ sao về quy luật vay trả đó?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Đã đi vay thì có ngày phải trả, cả vốn lẫn lời, lãi đơn cùng lãi kép. Khi đã đi vay thì nghĩa vụ trả nợ vẫn thực tế đè nặng lên việc chi thu. Đó là hoàn cảnh éo le của các nước dân chủ đến kỳ phải thu vén chi tiêu để trả nợ khi họ vẫn cần kích thích sản xuất để đạt mức tăng trưởng cao hơn hầu còn kiếm ra tiền trả nợ. Đó là một vòng luẩn quẩn khó gỡ và nhiều phần thì sẽ tai họa suy trầm cho thiên hạ.

- Còn các chế độ độc tài và bất công thì cứ tưởng rằng sẽ thoát hiểm nhờ bơm tín dụng, tăng chi và còn cạo sửa kế toán đến độ hết biết là ai vay ai và vay bao nhiêu nữa. Chúng ta đã nói đến hiện tượng này với chuyện nợ nần của Trung Quốc hay hồ sơ Vinashin điển hình của Việt Nam.

Đến ngày tính sổ, mấy xứ độc tài ấy càng dễ hạ cánh tan tành vì thất vọng kinh tế có tác dụng cộng hưởng với bất mãn xã hội.
Ô. Nguyễn Xuân Nghĩa

- Khi gặp khó khăn thì với bên ngoài, họ phủ nhận các cam kết và trở lại chế độ bảo hộ mậu dịch để ngăn ngừa cạnh tranh. Với bên trong thì họ quỵt nợ quốc dân, bồi thường không thoả đáng và bị dân chúng phản đối thì đàn áp. Đến ngày tính sổ, mấy xứ độc tài ấy càng dễ hạ cánh tan tành vì thất vọng kinh tế có tác dụng cộng hưởng với bất mãn xã hội. Nôm na là khi kinh tế sa sút thì chế độ bất công càng dễ sụp đổ. Mà sự sa sút đó đã bắt đầu....

Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối, thưa ông, một cách ngắn gọn thì những rủi ro gì có thể xảy ra năm nay?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi e là ta sẽ thấy nhiều bất trắc hơn những gì đã gặp năm 2008, tức là một kịch bản khá đen tối! 

- Đà tăng trưởng bình quân của toàn cầu có khi sụt đến cái đáy nguy nan là 2,5% một năm, là định mức về "suy trầm toàn cầu". Chuyện ấy xảy ra nếu giới hữu trách của khối công nghiệp hóa không lấy được chính sách đúng đắn, là điều rất khó cho nên ta càng phải tìm hiểu thêm.

- Trong hoàn cảnh chung đó, mức tăng trưởng của Việt Nam lại giảm nữa mà nếu không khéo thì còn bị tai họa kép, là vừa suy trầm vừa lạm phát. Năm nay, yêu cầu cải cách được chính quyền Hà Nội nói đến sẽ là chuyện sinh tử, về cả kinh tế lẫn chính trị.

- Nhìn trên toàn cảnh, và đây là nghịch lý nên phải nói ra cho giới buôn bán: so với các nước, Hoa Kỳ vẫn là nơi an toàn hơn cả nên giới có tiền đầu tư vẫn tìm đến. Vì vậy, Mỹ kim sẽ lên giá, ngay trong giả thuyết thị trường tín dụng Mỹ bị hạ điểm nữa! Ngược lại, giá vàng thế giới có thể sụt, khá nhanh và mạnh, ngay cả trong giả thuyết có đột biến về an ninh tại Trung Đông.

Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này. Qua bài tổng kết kỳ tới, chúng ta sẽ nói thêm về từng giải pháp cụ thể của các nước mà ông đã tóm lược trong kỳ này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét