Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

Cải cách ruộng đất (1949 -1957) - HỒ CHÍ MINH - LAND REFORM VIETNAM

Cải cách ruộng đất (1949 -1957) - HỒ CHÍ MINH - LAND REFORM VIETNAM



Cải cách ruộng đất (1949 -1956) LAND REFORM in NORTH VIETNAM :

Theo tài liệu mới của nhà cầm quyền Hà Nội: Sách Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000 tập 2, viết về giai đoạn 1955-1975, xuất bản tại Hà Nội năm 2004,cho biết cuộc CCRĐ đợt 5 (1955-1956) được thực hiện ở 3,563 xã, có khoảng 10 triệu dân, và tổng số người bị sát hại trong CCRĐ đợt nầy lên đến 172,008 người, trong đó có 123, 266 người (71,66%) sau nầy được xác nhận đã bị giết oan.
Ước tính vào khoảng 500.000 thân nhân gia đình của nạn nhân cũng bị chết trong lao tù, giam cầm.

Thư Hồ Chí Minh xin chỉ thị về việc cải cách ruộng đất. Gởi Staline:
Ngày 31-12-1952.
Đồng chí Staline kính mến,
Tôi gửi cho đồng chí đề án cải cách ruộng đất của Đảng Lao Động Việt Nam. Đề án này tôi đã hoàn thành với sự giúp đỡ của hai đồng chí Liu Shaoshi [*] và Van Szia-Sian. Đề nghị đồng chí tìm hiểu và đưa ra chỉ thị về đề án này.
Gửi đồng chí lời chào Cộng sản.
Hồ Chí Minh
(ký tên)
31-10-1952.
[*] Liu Shaoshi là Lưu Thiếu Kỳ, chủ tịch nước Cộng Hòa ND Trung Hoa, nhân vật quyền lực thứ nhì sau Mao Trạch Đông
(Tài liệu Lưu trữ Văn khố Nga, số 88)

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jza0FaS1NCVkppWGs/edit?usp=sharing

Cuộc cải cách ruộng đất 50 năm trước đây(2008) tại miền Bắc

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzUlVxQ2YzUS1TcXM/edit?usp=sharing

… Nguyễn An, phóng viên đài RFA

Thưa quý thính giả, kể từ hôm nay, và liên tiếp trong chín buổi phát thanh, ban Việt ngữ đài Á châu tự do xin gửi đến quý thính giả loạt bài về cuộc Cải Cách ruộng đất diễn ra đầu thập niên 1950 tại miền bắc Việt Nam. Loạt bài do Nguyễn An thực hiện. Mời quý thính giả theo dõi bài thứ nhất qua sự trình bày của Phương Anh.

Cải cách Ruộng ̣đất: văn bản và ý kiến
Cập nhật: 10:08 GMT - thứ tư, 10 tháng 9, 2014


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZzAtX2ZHV2tsaWc/edit?usp=sharing

… Triển lãm 'tài sản địa chủ' tại Bảo tàng Lịch sử ở Hà Nội
Nhìn lại một số văn bản và ý kiến trước đây và hiện nay nhân cuộc triên lãm Cải cách Ruộng đất đang diễn ra tại Hà Nội:
Luật Cải cách Ruộng đất 04/12/1953 do Hồ Chí Minh ký…

Ba đời ám ảnh cải cách ruộng đất

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzQktyUURBM3JiTnc/edit?usp=sharing


… Gia đình tôi, bị quy địa chủ trong những năm tháng cải cách ruộng đất. Đó là điều vô lý, thật là vô lý. Đến bây giờ bố tôi và tôi vẫn không hiểu vì sao một gia đình nghèo đói như thế này, bỏ tất cả theo kháng chiến, không một mảnh đất cắm dùi thời kỳ đó mà vẫn bị quy là địa chủ.


Bố của bà nội tôi được triều đình nhà Nguyễn phong cho một cái chức nhỏ thôi và được cấp ở quê một mảnh ruộng. Ông ở Đồng Hới có biết chi chuyện ruộng đất nên cho người em làm. Về sau cuối đời ông bất mãn sa vào cờ bạc, khuynh gia bại sản, nhà cửa, đất đai bán hết kể cả đám ruộng của vua ban ở ngoài quê. Bà tôi có biết gì đâu, lấy chồng rồi theo chồng lên chiến khu chợ Gát làm Cách mạng.

Vài câu chuyện về Cải cách ruộng đất

http://hieuminh.org/2014/09/10/tu-cai-cach-ruong-dat-thoi-ao-lang-den-cai-cach-the-che-thoi/

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzcWdkNHQtSldzTDg/edit?usp=sharing

… Muốn blog cháy hãy viết về chiến tranh Nam Bắc, về cải cách ruộng đất với khẩu hiệu “Trí, phú, cường, hào.. đào tận gốc, trốc tận rễ”, “Nhân văn Giai phẩm”, những chuyện quá khứ đi vào lịch sử đầy máu, nước mắt, và chia rẽ dân tộc.
Nhưng né tránh, câu chuyện sẽ còn âm ỷ khôn nguôi, dù thế giới đã sang thế kỷ 21. Lãnh đạo quốc gia có tầm, có tâm, nên bạch hóa sai lầm quá khứ, lấy đó làm bài học cho hiện tại và hướng tới tương lai. Đó là một trong những chìa khóa cho phát triển đất nước.
Dư chấn thời thơ ấu kéo dài 60 năm chưa dứt
Nếu nói rằng tôi nhớ cuộc đấu tố địa chủ làng khi 3-4 tuổi có lẽ bạn đọc không tin, nhưng tôi từng tham dự và nhớ thật. Chẳng hiểu vì lý do gì mà mẹ tôi cho mấy chị em đi xem đấu địa chủ trên bãi đất rộng toàn cỏ gà, hồi đó là bãi tha ma, trước đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành ở xã Trường Yên (Hoa Lư, Ninh Bình).
Người xem đông nghịt, tôi nhớ cảnh người “địa chủ cường hào gian ác” bị trói chặt hai tay ra phía sau (giật cánh khuỷu?), quỳ dưới một ô đất 1mx1m đào sâu khoảng vài gang tay. Các bà đứng trên và chỉ tay vào mặt “Mày nhá, ngày xưa mày bóc lột tao, mày cướp đất nhà tao, mày hiếp tao…”. Người quì dưới cúi gằm mặt xuống đất. Cứ thế lần lượt hàng chục người lên xỉa xói.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét