Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

Cơn ác mộng của Trung Quốc

Cơn ác mộng của Trung Quốc


http://www.project-syndicate.org/commentary/gene-frieda-warns-that-rising-debt-levels-are-threatening-china-s-long-term-economic-prospects


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzMkxid2V4RkNYV2M/edit?usp=sharing

… Năm ngoái, trên cương vị chủ tịch nước Trung Quốc, Tập Cận Bình đã có chuyến thăm đầu tiên đến London. Tại đây ông đã nhận được sự tán thành cho cái được gọi là “ giấc mơ Trung Quốc “ – trẻ hóa quốc gia và tự hoàn thiện cá nhân. Tuy nhiên, sự cấp thiết của việc giải quyết những món nợ quốc gia khổng lồ chồng chất trong những năm gần đây mà chính phủ Trung Quốc đang cố lẩn tránh là thử thách lớn cho sự quyết tâm của ông Tập.
Chính phủ Trung Quốc đã thể hiện rằng nó thiếu khả năng kiềm chế nợ qua hai cam kết đầy mâu thuẫn : vừa thực hiện tái cơ cấu ồ ạt, vừa duy trì tốc độ tăng trưởng 7,5% GDP hàng năm. Có thể thấy sự gia tăng nợ gần đây của Trung Quốc phần lớn do đầu tư trái phiếu tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng và nhà ở. Nghĩa là để củng cố “giấc mơ Trung Quốc”, bất cứ nỗ lực nào cho việc tăng trưởng tín dụng dưới sự kiểm soát cũng có thể khiến đất nước này có một cú hạ cánh đau. Chính viễn cảnh này đã khiến các nhà chức trách tiếp tục trì hoãn những cải cách quan trọng.

Alan Phan – Nghề Làm Quan Trong Thiên Đường XHCN

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzY1BnNnQ0T1hsOFU/edit?usp=sharing

… Cách đây vài tuần, vài phóng viên hỏi tôi về việc ông David Dương, CEO của một công ty thu nhặt rác trúng gói thầu 2.7 tỷ đô la của thành phố Oakland, California. Tôi không biết gì về ông David Dương và về ngành quản lý rác nên từ chối trả lời.
Theo chủ quan, bất cứ một công ty Việt kiều nào sống được trong môi trường cạnh tranh của Mỹ đều có sự kính nể của tôi. Doanh nghiệp CWS của ông David Dương thành công quá hay đẹp thì sự thán phục của tôi là đương nhiên và tuyệt đối.
Tuy nhiên, tuần rồi khi ghé Saigon, tôi được một người bạn học cũ mời xuống vùng đồng bằng Cửu Long dã ngoại và thư giãn trên sông nước Tiền Giang. Một đứa cháu của ông đang làm Bí Thư một quận nhỏ là “chủ xị” (host) và theo phong tục, chuyện “nhậu” suốt ngày là một truyền thống của cả dân tộc Việt, chứ không riêng gì vùng này. Tôi chỉ hơi ngạc nhiên là trong ngày thứ sáu, cả bộ quản lý hành chánh của quận đều say xỉn thế này thì ai lo phục vụ các “ông bà chủ của đất nước”. Ồ, chuyện nhỏ mà bác. Ngày nào không nhậu thì đời mất đi mất phần. Nghe tụi nhỏ hát nè…em ơi, có bao nhiêu năm….
Rồi họ nhắc đến ông David Dương và con số 2 tỷ 7 khế ước. Tôi giải thích. Hợp đồng là cho 20 năm đồng nghĩa với 135 triệu đô mỗi năm…

Nguyễn Xuân Nghĩa - Khi phản chiến phải lâm chiến

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzNEx1aExqaEVHYUU/edit?usp=sharing

… Về bối cảnh, sau thất bại thê thảm tại chiến trường Iraq khiến đảng Cộng Hoà tơi tả trong kỳ bầu cử 2006, Tổng thống George W. Bush liều lĩnh đi ngược trào lưu của quần chúng và quan điểm của ban tham mưu về an ninh và đối ngoại mà đề nghị chiến lược dồn quân đánh tới (surge).

Ông thay thế nhân sự lãnh đạo quân sự, đổ thêm quân vào Iraq để tìm thắng lợi quân sự hỗ trợ cho giải pháp chính trị, là huy động sự hợp tác của các lãnh tụ Sunni trong một chính quyền liên hiệp giữa ba xu hướng, Shia, Sunni và Kurd. Mục tiêu của việc dồn quân (chứ không phải đôn quân) là tạo điều kiện cho Hoa Kỳ triệt thoái khỏi Iraq.

Ngược với dự đoán của đa số, chiến lược Bush lại có kết quả tốt đẹp, đến độ được Obama áp dụng cho chiến trường Afghanistan qua việc dồn thêm ba vạn binh lính vào tìm thế mạnh quân sự, làm cơ sở cho việc thương thuyết với lực lượng Taliban, để Hoa Kỳ tháo chạy trong danh dự.

Nhưng phong cách Obama khi triệt thoái gần như vô điều kiện khỏi Iraq, và tham vọng độc tài của Thủ tướng Nouri al-Maliki tại Baghdad, đã để lại hậu quả tai hại ngày nay là lực lượng IS.

Hà Nội có 1.000 siêu thị: Lại quy hoạch…
September 15, 2014

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzM1lDQnVRUHlsazg/edit?usp=sharing


Xu hướng trung tâm thương mại, siêu thị là không tránh khỏi nhưng quy hoạch 1.000 siêu thị cho Hà Nội lại đặt ra nhiều nội dung khó thực thi.
Ông Vũ Vinh Phú – Chủ tịch Siêu thị Hà Nội nêu quan điểm về bản Quy hoạch mạng lớn bán buôn, bán lẻ trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Xóa chợ, xóa bỏ lịch sử
PV: – Trong bản Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 cho thấy, Hà Nội sẽ đầu tư xây dựng mới 999 siêu thị các loại; 42 trung tâm thương mại và 595 chợ dân sinh… Xin ông cho biết quan điểm của ông về những nội dung trên?
Ông Vũ Vinh Phú: – Xu hướng phát triển trung tâm thương mại, siêu thị là không thể tránh khỏi nhưng quan trọng là mình làm như thế nào, bản quy hoạch đưa ra phải có cơ sở để thực hiện vì hiện nay nhiều quy hoạch chúng ta đã buộc phải phá vỡ hoặc không thực hiện đến nơi đến chốn.
Những điểm bất cập của bản quy hoạch này có thể chi ra là ở vấn đề đất đai. Đất đai để tiến hành xây dựng chợ và trung tâm thương mại ở đâu? Phải chỉ ra khu đô thị mới hay nội thành cũ nhưng vấn đề đất ở nội thành cũ hiện nay không còn, trong trường hợp giải phóng mặt bằng sẽ mất rất nhiều tiền. Đi đôi với đất đai là giá đất, nếu mở siêu thị khoảng 2.000-5.000m2 tiền giao đất ít nhất phải là 600 tỷ đồng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét