Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

Tưởng Năng Tiến – Mặt Trái Của Một Bức Tranh Thêu Thư Hồ Chí Minh xin chỉ thị về việc cải cách ruộng đất. Gởi Staline Ngày 31-12-1952.

Tưởng Năng Tiến – Mặt Trái Của Một Bức Tranh Thêu

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzNHR5cHBIQWRpYjg/edit?usp=sharing

… Những bức tranh thêu, cũng như những tấm huy chương, đều có mặt trái “sần sùi” của nó. Cuộc đời hoạt động và phụng sự cách mạng của Võ Thị Thắng cũng vậy. Chị còn “có một nụ cười khác” nữa, méo mó hơn, theo như lời kể của một người thân – nhà văn Đào Hiếu:
Rồi cuối cùng chiếc ghế Tổng Cục Trưởng mà người ta trao cho chị cũng bị đặt trên bốn trái mìn nổ chậm được làm bằng lòng đố kỵ, bằng thù oán cá nhân, bằng những mưu đồ ma quỷ.
Người con gái ‘anh hùng’ ngày xưa chợt biến thành nhân viên CIA Mỹ với tập hồ sơ dày cộm.
Đó là những ngày cuối năm 1996. Nhiều nhân vật có tình cảm với Võ Thị Thắng trong Bộ Chính Trị đều rất bàng hoàng. Con chạch lại leo lên đẻ trên ngọn đa! Vậy mà người ta vẫn có đầy đủ những tài liệu về một con chạch như vậy!
Kẻ thù giấu mặt ấy là ai? Chị biết, Bộ chính trị cũng biết nhưng không làm gì được... Nhiều người trong Bộ chính trị không tin những hồ sơ ngụy tạo ấy nhưng cũng không “dám” bác bỏ. Chị gần như đơn độc...

Hồ Chí Minh viết bài ĐẤU TỐ GIẾT bà Nguyễn Thị Năm trong Cải cách ruộng đất

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzcGVlM1hRMzBTVWM/edit?usp=sharing

Chỉ một ngay sau khi bắn bà Năm, ngày 21-7-1953, báo Nhân dân đăng bài “Địa chủ ác ghê”. Sau đây là toàn văn bài báo:
“Thánh hiền dạy rằng: “Vi phú bất nhân”. Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khoá – thế thôi. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ:Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã:Giết chết 14 nông dân. Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật. Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người – năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người.Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân – Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang.Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng.
Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào!

Thư Hồ Chí Minh xin chỉ thị về việc cải cách ruộng đất.

Gởi Staline Ngày 31-12-1952.

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzcURVNDVhbE4wc3M/edit?usp=sharing

Đồng chí Staline kính mến,
Tôi gửi cho đồng chí đề án cải cách ruộng đất của Đảng Lao Động Việt Nam. Đề án này tôi đã hoàn thành với sự giúp đỡ của hai đồng chí Liu Shaoshi [*] và Van Szia-Sian. Đề nghị đồng chí tìm hiểu và đưa ra chỉ thị về đề án này.
Gửi đồng chí lời chào Cộng sản.
Hồ Chí Minh
(ký tên)
31-10-1952.

[*] Liu Shaoshi là Lưu Thiếu Kỳ, chủ tịch nước Cộng Hòa ND Trung Hoa, nhân vật quyền lực thứ nhì sau Mao Trạch Đông
(Tài liệu Lưu trữ Văn khố Nga, số 88)
Экспонаты историко-документальной выставки
"Советско-вьетнамское экономическое и научно-техническое
сотрудничество. 1950 - 1990 гг."
Письмо Хо Ши Мина И.В.Сталину. 1952 г.

Lê Thọ Bình - VỀ NGƯỜI BỊ “BẮN THÍ ĐIỂM” TRONG CCRĐ

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzM0d3LW16RUZva0k/edit?usp=sharing

… Cho đến nay, Cải cách ruộng đất (CCRĐ) 1953-1956 vẫn là một trong những giai đoạn bi thương nhất trong lịch sử phát triển của đất nước. Kết quả là hàng trăm ngàn người bị bắt, giết, gia đình ly tán.
Người đầu tiên được “lựa chọn” để “xử bắn thí điểm” là bà Nguyễn Thị Năm. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, câu chuyện về bà Năm, từ khi bà bị bắn năm 1953 cho đến nay, vẫn là đề tài gây nhiều tranh cãi và còn không ít những uẩn khúc cần tiếp tục được giải mã.
CCRĐ- bi kịch của lịch sử dân tộc
Để chúng ta có thể hình dung lại, mức độ, quy mô và hậu quả của một trong những giai đoạn bi thương nhất của lịch sử dân tộc, chúng ta cùng nhau trở về thời kỳ 1953-1956.

Nguyễn Quang Duy - Bà Cát Hanh Long Nguyễn Thị Năm và ông Hồ chí Minh

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzcEh2cjdfQWxOVG8/edit?usp=sharing

… Cuộc Cải cách ruộng đất (CCRĐ) tại miền Bắc Việt Nam là sự kiện có một không hai trong lịch sử Việt Nam . Sự kiện này đã dẫn đến việc tháng 9 năm 1956, Hội nghị lần thứ 10 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động phải ra các quyết định sau: ngưng chức Tổng Bí thư của Trường Chinh, khai trừ Hoàng Quốc Việt và Lê Văn Lương khỏi Bộ Chính trị và loại Hồ Viết Thắng ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương. Sau nhiều năm bị che đậy, các tài liệu, các bài viết, các hồi ký, các tác phẩm văn học… được phổ biến trong thời gian gần đây giúp chúng ta biết thêm sự thật về cuộc cải cách ruộng đất này.
Tuy vậy trong năm mười năm qua vai trò của Hồ Chí Minh trong CCRĐ vẫn được đặt ra với nhiều câu hỏi. Có thật ông chỉ theo lệnh của Stalin và Mao Trạch Đông? Có thật ông chỉ là thiểu số không đủ quyền lực để ảnh hưởng đến các cố vấn Trung Quốc? Có phải ông chỉ muốn tiến hành giảm tô? Có phải ông đã khóc khi biết được các tội ác do CCRĐ gây ra?… Các câu hỏi này càng lúc lại càng trở nên cấp thiết khi Đảng Cộng sản (ĐCS) không ngừng tạo những huyền thoại về Hồ Chí Minh. Vừa rồi Bộ Chính trị lại ban hành Chỉ Thị số 06-CT/TW ”yêu cầu toàn dân học tập để nhận thức về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của lý tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh“. Những công việc này chỉ làm xa dần con người thực của ông.

CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Số: 233/SL VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 16 tháng 04 năm 1955

SẮC LỆNH
CHỦ TỊCH PHỦ SỐ 233/SL
NGÀY 14 THÁNG 6 NĂM 1955

CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

Theo đề nghị của Bộ Tư pháp và Uỷ ban cải cách ruộng đất trung ương,
Để tiện cho việc lãnh đạo các Toà án nhân dân đặc biệt trong phong trào phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất,
RA SẮC LỆNH:

Điều 1: Nay sửa đổi điều 3 và điều 4 trong sắc lệnh số 150-SL ngày 12-4-1953 như sau:

"Điều 3: Thành lập Toà án nhân dân đặc biệt tỉnh ở những tỉnh có phát động quần chúng giảm tô hoặc cải cách ruộng đất. Toà án nhân dân đặc biệt tỉnh gồm 1 Chánh án, 2 Phó chánh án và từ đến 10 thẩm phán.
Việc thành lập Toà án nhân dân đặc biệt tỉnh do Uỷ ban hành chính tỉnh đề nghị và Uỷ ban hành chính liên khu duyệt y.
Tuỳ theo yêu cầu công tác phát động quần chúng, Uỷ ban hành chính tỉnh được phép lập các phân toà và chỉ định thêm số thẩm phán cho các phân toà".

"Điều 4: Khi phân toà đến xã nào xử thì lấy thêm 5 đại biểu nông dân của xã đó. Số đại biểu này do Hội nghị đại biểu nông dân xã bầu ra, và phải là bần cố trung nông; số bần cố nông phải nhiều hơn trung nông. Các đại biểu này có quyền hạn và nhiệm vụ của những thẩm phán.
Thẩm phán do Toà án tỉnh cử đến sẽ chủ toạ và điều khiển phiên toà".

Điều 2: Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Công án và Uỷ ban cải cách ruộng đất trung ương thi hành sắc lệnh này.




CHỦ TỊCH NƯỚC
(Đã ký)


Hồ Chí Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét