Tưởng Năng Tiến – Một Ông Hồ Khác
Đèn Cù và PXN
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzVXB6VmxGNjNYcVU/edit?usp=sharing
… Ta chỉ có thể thanh toán những điều xấu của quá khứ bằng cách thẳng thắn lôi nó ra ánh sáng của hiện tại, để cùng nhau nhận diện nó, lên án nó, để vĩnh viễn không cho nó tái diễn. Mà quá khứ cách mạng của ta thì đã tích tụ quá nặng nề những di sản xấu ấy.
Trần Đức Thảo – Những Lời Trăn Trối
C.B. - Địa chủ ác ghê (1953)
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzTi1lQ0FjTzlqczA/edit?usp=sharing
… Dưới đây là một bài viết đăng trên báo Nhân Dân ngày 21 tháng 7 năm 1953 của tác giả C.B., mở màn cho chiến dịch cải cách ruộng đất. Đối tượng mà bài báo "tấn công" là bà Cát-hanh-long Nguyễn Thị Năm, một người có công với cách mạng, mà theo mô tả trong hồi ký của Hoàng Tùng thì:
Trung Quốc muốn qua cải cách ruộng đất để chỉnh đốn lại Đảng ta. Thời gian từ lúc tiến hành cải cách ruộng đất đến lúc dừng là 3 năm. Khi đó tôi thường được dự họp Bộ chính trị do đó cũng biết một số việc. Đó là việc làm thí điểm cải cách ở đồng bằng và chọn đồn điền Nguyễn Thị Năm. Nguyễn Thị Năm tức là Cát Thành Long có một người con làm trung đoàn trưởng ở cục chính trị của Văn Tiến Dũng. Gia đình bà trong dịp Tuần lễ Vàng có hiến 100 lượng vàng. Bà còn tham gia công tác của Hội phụ nữ từ năm 1945 đến 1953. Tôi chưa đến đó lần nào, các anh Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ thường hay ăn cơm ở nhà bà. Gia đình Nguyễn Thị Năm cũng giống như các gia đình Đỗ Đình Thiện, Trịnh Văn Bô giúp đỡ nhiều cho cách mạng.
Trần Đức Thảo - Những lời trăn trối!
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzNTFtZXBNN05BSmM/edit?usp=sharing
… Đã có nhiều tác giả tây ta viết về nhân vật Hồ Chí Minh (HCM) riêng cuốn Trần Đức Thảo Những Lời Trăn Trối là cuốn rất đặc biệt vì sách đã “phân tích sư thật về những hành động khủng khiếp” của họ Hồ bởi một triết gia “lỗi lạc của Việt Nam và thế giới”. Năm 1951 ông bỏ Paris về nước sống; đã từng “trải nghiệm gian khổ trong chiến tranh, trong cách mạng” suốt 40 năm. Nhà triết học họ Trần trước khi mất đã khẳng định, Marx đã gây ra mọi sai lầm và tội ác. Ông còn nói, chính “cuồng vọng lãnh tụ” đã khiến “ông cụ” là một con người “cực kỳ vị kỷ, bất chấp những chuẩn mực của lương tri, của đạo lý”. Theo ông, đây là “một Tào Tháo muôn mặt của muôn đời” và “là một con khủng long ba đầu, chin đuôi”.
Nguyễn Văn Tuấn - Đèn cù và Những lời trăn trối
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZUlFRVQ2N2MzaUE/edit?usp=sharing
… Lại có những đoạn mô tả các nhân vật chóp bu trong đảng làm cho độc giả ngạc nhiên về trình độ văn hoá và nhận thức của họ. Chẳng hạn như đoạn tác giả thuật lại chuyện Lê Duẩn hỏi Bs Phạm Ngọc Thạch rằng rau muống luột và rau muống xào cái nào tốt hơn. Một đoạn khác, tác giả cho chúng ta biết về quan điểm của Lê Duẩn liên quan đến in tiền. Chuyện kể rằng ông Duẩn phàn nàn với Thành uỷ Hà Nội sao không bán giường tủ cho công nhân viên và trừ lương hàng tháng, nhưng Thành uỷ nói không có tiền, ông Duẩn bèn phán không có tiền thì in tiền. Ông giảng giải thêm: "Không sợ lạm phát! Tư bản đế quốc in tiền mới lạm phát chứ ta, chuyên chính vô sản thì sao lại là lạm phát mà sợ?”
Trần Dần – Ghi chép về Cải cách Ruộng đất ở Bắc Ninh 1955-1956 (1, 2, 3)
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzOVFwYWFFRExfRDQ/edit?usp=sharing
… Sau đợt „vi phạm kỉ luật“ lần thứ nhất và bị giam kiểm thảo từ 13/6 đến 14/9/1955 [1], nhà thơ Trần Dần được cử đi dự hội nghị tổng kết đợt 4 và tham quan Cải cách Ruộng đất đợt 5 tại Bắc Ninh, đợt cuối cùng của cuộc cách mạng „long trời lở đất“ ở nông thôn Việt Nam sáu mươi năm trước. Phổ biến với tên gọi „đi thực tế“, đó là hình thức đưa các văn nghệ sĩ và trí thức vào „thực tế cách mạng“ của công nhân, nông dân và binh sĩ, trụ cột của liên minh quần chúng cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, để thúc đẩy và củng cố „giác ngộ giai cấp“ của tầng lớp trí thức, vốn được gắn với ý thức hệ tiểu tư sản, hay dao động và thiếu „tinh thần cách mạng triệt để“. Không chỉ riêng Trần Dần đi thực tế. Trong cuốn sổ ghi chép năm 1955 của mình, ông ghi: „Hoàng Yến [2] than phiền: Mình đi CCRĐ. Ai thấy mình cũng thành kiến là mình đả Tố Hữu, đả Trung uơng. Thành thử khó làm ăn quá.“ Ngày 2/11/1955, ông ghi: „Trước khi đi, Văn Phác [3] họp một số anh em, những Văn Cao, Lương Ngọc Trác [4], [...], Đỗ Nhuận để dặn dò. Văn Cao: Tôi thấy đi có lợi lắm, [...] dĩ nhiên là lợi lắm. Trước kia đồng chí Trần Dần hay tự do sinh hoạt, tôi lo nhỡ ra đồng chí Trần Dần lại khuyết điểm thì bỏ mẹ chúng mình. [...]“
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét