Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

Nguyễn Xuân Nghĩa - Đi Vay Để Tiêu Sớm

Nguyễn Xuân Nghĩa - Đi Vay Để Tiêu Sớm


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzOFVSellkSURtOFE/edit?usp=sharing


… Vũ Hoàng: Chúng ta bắt đầu đi vào phần chuyên môn rắc rối của câu chuyện. Trường hợp ở đây là chính nhà nước là khách nợ, tức là chủ thể phải tính toán sự lợi hại của việc đi vay. Khi Việt Nam tính toán việc phát hành một đợi trái phiếu nữa để đảo nợ thì đấy có nghĩa là gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Năm 2005, Việt Nam đã lần đầu phát hành công trái, tức là trái phiếu của công quyền, để huy động 750 triệu đô la trên thị trường tài chính New York. Tờ giấy nợ ấy ghi là vay trong hạn kỳ 10 năm với phân lời là 7,125%. Mục tiêu của việc đi vay 750 triệu là cho tập đoàn đóng tầu Vinashin của nhà nước có tiền đầu tư hầu kiếm ra lời để sẽ trả nợ. Nhà nước Việt Nam không ngờ tập đoàn ấy mắc nợ đến bốn tỷ đô la và vì quản lý tồi, bị tham nhũng đục khoét nên đã vỡ nợ. Tức là Việt Nam vay tiền để nuôi tham nhũng rồi phải è cổ trả nợ.

- Lần phát hành trái phiếu quốc tế thứ nhì là năm 2010 trên thị trường Singapore để huy động một tỷ đô la qua tờ công trái có hạn kỳ 10 năm và phân lời là 6,75%. Khi lưu hành trên thị trường thì phân lời lại cao hơn, lên tới 6,95% là do mức khả tín hay đáng tin thấp hơn. Lần đó, Việt Nam đi vay cho các tập đoàn kinh tế quốc doanh, như Điện Lực hay PetroViệt Nam.

- Xin nói thêm rằng các ông đảng viên cán bộ của nhà nước Hà Nội chẳng thể lớ ngớ đứng tại ngã tư của New York hay Singapore với một xấp giấy nợ rao bán cho thiên hạ để đem về bạc tỷ. Họ cần dịch vụ tư vấn chuyên môn của các tổ chức tài chính quốc tế có khả năng và uy tín làm trung gian, cho nên phải trả hoa hồng và lệ phí cho dịch vụ đi vay này. Các khoản phí tổn đó, như hoa hồng, lệ phí và phân lời, đều do công quỹ đài thọ, nghĩa là tiền của người dân đóng thuế.

Tiềm năng từ hiệp định TPP cho Việt Nam

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzMklJSW5qbnBUb3c/edit?usp=sharing

… Ngoài ra, tranh cãi giữa các chuyên gia Việt Nam còn tiến xa hơn nữa khi một số cho rằng TPP là khuôn khổ phù hợp nhất trong thời gian tới để đẩy Việt Nam và Mỹ tiến tới quan hệ song phương và đa phương. Điều này có vẻ hợp lý khi hiện tại vẫn còn một số trở ngại để quan hệ Việt – Mỹ trở nên chặt chẽ hơn. Đối với Mỹ, mối quan hệ bình đẳng với Trung Quốc vẫn còn là vấn đề được xem xét. Trong 1 thời gian dài, chính sách “ ba không “ – chính sách không liên minh với Việt Nam cũng là một vấn đề. Đây là mấu chốt về “sự mềm dẻo” của TPP: tiếp cận đa phương, trong đó tập trung nhiều vào thương mại để giảm thiểu những hậu quả không mong muốn.
Tuy nhiên, mặc dù các chuyến thăm viếng vẫn được tái diễn cho thấy sự phát triển nhất định, triển vọng về việc thúc đẩy quan hệ song phương Mỹ – Việt thông qua TPP cũng như cơ hội của việc sử dụng “các khối liên minh mềm” chống lại Trung Quốc vẫn rất u ám. Quá trình đàm phán tiến triển chậm chạp với nhiều thời hạn đã bị bỏ qua. Nó đã đặt ra một số nghi ngờ cho tính hợp lý của TPP mà có lẽ là nguyên nhân khiến cho kênh đối thoại song phương Việt – Mỹ được tái khởi động trong vài tháng qua. TPP có thể đã từng tác động sâu sắc đến chính trị Việt Nam, nhưng đến nay nó chỉ còn mang tính giả thiết.


http://thediplomat.com/2014/09/the-potential-of-the-tpp-for-vietnam/



Ấn Độ nhập cuộc và vị trí của Việt Nam trong cấu trúc an ninh châu Á



https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzWjF5ZWNTVFBfMm8/edit?usp=sharing


… Với Hoa Kỳ và Trung Quốc ở hai đầu, các nước trung cường đang dần dần thể hiện vai trò quan trọng của mình trong việc tạo dựng cấu trúc an ninh, kinh tế và chính trị mới ở Châu Á. Sự tích cực của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã được cộng hưởng bởi Thủ tướng Australia Tony Abott và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Các bước đi gần đây cho thấy một cơ chế hợp tác an ninh, kinh tế, và chính trị đang được hình thành nhanh chóng ở Châu Á. Việt Nam cần khôn khéo để tạo thế đứng cho mình trong cấu trúc mới này.


Cuộc Chiến Mậu Thân 1968 - Các tranh luận trong nội bộ đảng CSVN Về 1968



https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzUkoyRVIwYUpqZ3M/edit?usp=sharing


Viện trợ của TQ trước Mậu Thân 1968?


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzcnlBQjNLYmtLblU/edit?usp=sharing

44 năm trước( 2012), sau biến cố Mậu Thân, vào ngày 3/5/1968, Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công bố việc chọn Paris làm địa điểm hội đàm sơ bộ.
Việc chọn địa điểm nghị hòa mở đường cho cuộc đàm phán bốn bên - Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Việt Nam Cộng Hòa, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam - kéo dài năm năm trước khi có việc ký Hiệp định Paris ngày 27/1/1973.
Một nghiên cứu mới, vừa đăng trên tạp chí Bấm Diplomatic History (Lịch sử Ngoại giao) số tháng Tư, cho rằng Hoa Kỳ đã sai lầm khi không nhận ra Trung Quốc, chứ không phải Liên Xô, là nước viện trợ kinh tế lớn nhất cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giai đoạn 1967-68.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét