Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

Chuyên gia nước ngoài: “VN không nên giấu nợ xấu dưới tấm thảm đẹp”

Chuyên gia nước ngoài: “VN không nên giấu nợ xấu dưới tấm thảm đẹp”


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzVmpVQ04xdWY2N2s/edit?usp=sharing

… Những món nợ xấu của Việt Nam đang được các nhà đầu tư nước ngoài nhòm ngó dù thủ tục, điều kiện… cho việc mua nợ xấu rất khó khăn.
Đây là thông tin được chia sẻ tại hội thảo “Gateway to Vietnam” do SSI tổ chức tại TP.HCM trong hai ngày 11-12/9.
Ông Darryl James Dong, chuyên gia kinh tế khu vực Châu Á của công ty Tài chính quốc tế (IFC), cho biết: “Chúng tôi rất quan tâm nợ xấu. Cả đời tôi chưa làm gì khác ngoài xử lý nợ xấu. Nợ xấu thì ngân hàng nào cũng có và ngay cả thời điểm thịnh vượng cũng có nợ xấu. Việt Nam không nên giấu nợ xấu dưới một tấm thảm đẹp vì như thế sẽ làm trì hoãn nền kinh tế. Vấn đề xử lý nợ xấu không phải một lần là dứt điểm mà nó là cả một quá trình”.
Nợ xấu xảy ra ở khắp nơi trên thế giới. Cần phải có hành động mạnh mẽ, tự tin để kích hoạt tăng trưởng trở lại. Nhật Bản đã từng đối mặt với vấn đề nợ xấu lớn và khi giải quyết đống nợ xấu này họ đã mất 30 năm tăng trưởng.

Thích Làm Quan Vì Lười Biếng?


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzTm84dFlzMHh4WTg/edit?usp=sharing

… Người Việt lười từ việc nhỏ: Sống lười có lợi hơn chăm?

Theo Thanh Huyền – Báo Đất Việt – 8 Sep 2014

“Hiện nay, lớp trẻ nhận thức được cần cù là đức tính vốn có của người Việt là điều tốt, nhưng quan trọng là có thực hiện được như vậy hay không?”.
Đó là câu hỏi được PGS.TS Nguyễn Văn Nam – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng đặt ra trước việc đánh giá người Việt có tính cần cù, nhưng lười từ việc nhỏ.
Chỉ thấy lợi ích trước mắt
PV:- Vừa qua, theo khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường GCOMM, với sự tham gia của 1.005 sinh viên, du học sinh, trí thức trẻ (18-35 tuổi) trên cả nước. Khi được hỏi về những đức tính của người Việt trong quá khứ và hiện tại, thì hầu hết đều lựa chọn đức tính cần cù, thân thiện, tỷ lệ lên tới hơn 80%. Quan điểm của ông ra sao trước kết quả này, đây có được coi là một tín hiệu đáng mừng trong nhận thức của giới trẻ?
PGS.TS Nguyễn Văn Nam: - Đức tính cần cù có trong con người VN từ xưa đến nay, vì chúng ta xuất phát là người nông dân lao động chân tay. Mà đã là nước nông nghiệp thì phải cần cù, chịu khó, đó là tính cách bắt buộc phải có thì đúng hơn.
Hiện nay, lớp trẻ nhận thức được cần cù là đức tính vốn có của người Việt là điều tốt, nhưng quan trọng là có thực hiện được như vậy hay không? Mà nói thẳng ra thì hiện nay nhiều sinh viên đi làm việc cũng không thấy tính cần cù ở đâu. Cảm nhận, suy nghĩ là một chuyện, nhưng hành động thực tế lại là chuyện hoàn toàn khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét