Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014

Tưởng Năng Tiến – Đưa Người Ta Không Đưa Sang Sông


Tưởng Năng Tiến – Đưa Người Ta Không Đưa Sang Sông

Tôi thấy trong cuộc đời của chị Thắng, chị không mang tai tiếng gì. Vẫn là con người trong sạch.
Hạ Đình Nguyên

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzOFdxVnlQekdPY2c/edit?usp=sharing

… Thay vì một vòng hoa, một nén nhang, hay một lời ai điếu, tôi xin mượn một câu thơ của Thâm Tâm để đưa Võ Thị Thắng về nơi an nghỉ cuối cùng. Hoa hoè, nhang khói, điếu văn này nọ (e) không thiếu trong tang lễ “trọng thể” dành cho chị – theo như tường trình của VOV..

Trật tự thế giới mới: Lao động, tư bản, và sáng kiến trong một nền kinh tế phân phối lợi tức theo luật lũy thừa

Tháng 8 27, 2014

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzWmttXy1ZN3NCdkE/edit?usp=sharing


… ERIK BRYNJOLFSSON là Giáo sư Khoa Quản lý tại Trường Quản lý Sloan Đại học MIT và là đồng sáng lập viên chương trình Sáng kiến về Kinh tế Kỹ thuật số tại MIT. ANDREW MCAFEE là một nhà nghiên cứu chính tại Trung tâm Nghiên cứu Doanh nghiệp Kỹ thuật số thuộc Trường Quản lý Sloan tại MIT và là đồng sáng lập viên chương trình Sáng kiến về Kinh tế Kỹ thuật số tại MIT. MICHAEL SPENCE là Giáo sư Kinh tế và Kinh doanh tại Trường Kinh doanh Stern thuộc Đại học New York.
Trần Ngọc Cư dịch
Ghi chú của dịch giả: Bài tiểu luận này là một trong nhiều bài viết xuất hiện trên Foreign Affairs trong những số gần đây, phân tích hậu quả của nền kinh tế hậu công nghiệp đồng thời đề xuất những biện pháp của một chế độ dân chủ xã hội (social democracy) nhằm đối phó tình trạng bất bình đẳng kinh tế-xã hội do hai lực tác động của thời đại gây ra: toàn cầu hóa và công nghệ thông tin. Những bài liên quan mà chúng tôi đã dịch đăng trên pro&contra là: Chủ nghĩa tư bản và tình trạng bắt bình đẳng và Tương lai dân chủ xã hội Mỹ .

Lược sử Big Data
http://whatsthebigdata.com/

Gilpress, Whatsthebigdata.com

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzd2tIcG0yYl9kOXM/edit?usp=sharing

… Tháng 5 năm 2012, Danah Boyd và Kate Crawford đưa ra luận điểm của họ trong bài “Critical Questions for Big Data” trên tờ Information, Communications and Society. Họ định nghĩa Big Data như là "một hiện tượng văn hóa, công nghệ và học thuật dựa trên sự tương tác của: (1) Công nghệ tối đa hóa sức mạnh tính toán và độ chính xác thuật toán để thu thập, phân tích, liên kết, và so sánh các tập dữ liệu lớn. (2) Phân tích: tạo ra trên dữ liệu lớn để xác định mô hình để làm cho tuyên bố kinh tế, xã hội, kỹ thuật và pháp lý. (3) Thần thoại: Niềm tin phổ biến rằng dữ liệu lớn cung cấp một hình thức cao hơn của trí thông minh và kiến thức có thể tạo ra mà những hiểu biết mà trước đây không thể, với hào quang của sự thật, khách quan, chính xác."

Đồng bào Sài Gòn tuần hành ủng hộ cuộc khởi nghĩa Quỳnh Lưu, 1956


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzRWRCZVp4SnBlRDQ/edit?usp=sharing

… Sự kiện nông dân Quỳnh Lưu nổi dậy (trung tuần tháng 11 năm 1956) được xem là hệ quả của chính sách Cải cách ruộng đất mà ban lãnh đạo Đảng Lao động Việt Nam thi hành trong giai đoạn 1953 – 1956. Rất không khó để thâu lượm những chứng cớ liên quan đến thời kỳ khốc liệt này. Thời điểm cuối năm 1956, hãng phim Pathé (Pháp) đã ghi lại hình ảnh cuộc tuần hành tại Công trường Lam Sơn của đồng bào Sài Gòn nhằm biểu thị tình đoàn kết với nông dân Quỳnh Lưu nổi dậy chống áp bức.

SỰ KIỆN THÁI BÌNH 1997


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzSnZKMTJUZ1ZHb2c/edit?usp=sharing


… Sự kiện Thái Bình năm 1997 mặc dù được nghe “truyền miệng” nhiều nhưng lại ít thấy có cuốn sách nào, tờ báo chính thống nào nói một cách đầy đủ và hệ thống. Dù sao, nói đến Thái Bình 1997, người ta vẫn giữ thái độ dè dặt và thận trọng khi phát ngôn, bởi người ta vẫn nghĩ nó “nhạy cảm”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét