Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Chiến Dịch Occupy Central và Scholarism ở Hồng Kông, Nguyễn Cao Quyền - Dân Tộc Trung Hoa Và Con Đường Dân Chủ, Foreign Agffairs - Sự trổi dậy của nền dân chủ phi tự do, TOÀN CẢNH CUỘC BIỂU TÌNH LỚN ĐÒI DÂN CHỦ Ở HONGKONG



Chiến Dịch Occupy Central và Scholarism ở Hồng Kông


Chiến dịch bất tuân dân sự sẽ không bắt đầu trước ngày 1 tháng 10, là ngày đã được lên kế hoạch trước, do Phong trào Occupy Central with Love and Peace kêu gọi mặc dù các sinh viên học sinh đã đòi hỏi chiến dịch này phải bắt đầu sớm hơn sau khi đụng độ giữa sinh viên và cảnh sát đã xảy ra vào đêm thứ sáu, 26 tháng 9 năm 2014 rạng sáng thứ Bảy. Tin do South China Morning Post đưa hôm nay.

Ông Benny Tai và giáo sư Chan Kin-man đã đến Civic Square sáng thứ Bảy, 27 tháng 9 năm 2014 (giờ địa phương) để đứng chung với các sinh viên. Ông Benny Tai cho biết là vì kế hoạch bất tuân dân sự Occupy Central đã có những phương án rất rõ ràng và chặt chẽ để tổ chức ngày 1 tháng 10, nên sẽ không bắt đầu trước kế hoạch. Tuy nhiên ông sẽ ở lại Civic Square cho tới khi các cảnh sát giải tán tất cả mọi người. Ông cho biết, cho dù ông có bị bắt thì chiến dịch bất tuân dân sự vẫn xảy ra vào ngày 1 tháng 10.

Các sinh viên đã đòi hỏi chiến dịch được bắt đầu ngay lập tức khi ông Benny Tai và giáo sư Chan Kin-man gặp gỡ họ. Ông Tai cho biết tuy không thể đáp ứng lời yêu cầu đó, nhưng ông hứa sẽ ở lại cùng sinh viên đến giây phút cuối cùng. “Các sinh viên đã dẫn chúng ta về lại Civic Square, nơi thuộc về người dân. Hôm nay, chúng tôi đến đây để bảo vệ các em sinh viên.” Ông Tai đã nói. Ông cũng chỉ trích cảnh sát đã dùng vũ lực quá mức để đàn áp sinh viên.

Phong trào Occupy Central đã ra thông cáo báo chí chỉ trích chính phủ Hong Kong phải chịu trách nhiệm về cuộc đụng độ giữa cảnh sát và sinh viên khi từ chối lắng nghe nguyện vọng của người dân và thực thi một nền dân chủ đích thực cho Hong Kong. Tuyên cáo báo chí cũng nói thêm các cuộc xuống đường của học sinh sinh viên vốn bất bạo động và không nhắm vào gây tổn thương cho bất kỳ ai

Thông tin bởi Phila Siu, Peter So, Jennifer Ngo, Joyce Ng, Amy Nip, Jeffie Lam, Timmy Sung, Danny Mok, Alice Woodhouse

Trần Quỳnh Vi tóm tắt và lược dịch



Thousands continue to block roads in Admiralty as Occupy Central organisers urge protesters to continue their fight for democracy. Photo: Dickson Lee

http://www.scmp.com/news/hong-kong/article/1604030/live-report-tens-thousands-occupy-hong-kongs-streets-second-night



Nguyễn Cao Quyền - Dân Tộc Trung Hoa Và Con Đường Dân Chủ


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzcWVQaWlUNzFpMWc/view?usp=sharing

… Nhu cầu về một xã hội dân sự

Sự thiếu vắng một xã hội dân sự tại trung Quốc là một đặc thái khác, gần như có tính cách tuyệt đối. Không khí im lặng của giai cấp doanh nhân giàu có đứng về phía chính quyền đã là nguyên do của sự tệ hại này. Nếu không có xã hội dân sự thì không có cái gì có thể kìm hãm và hạn chế sự lạm quyền của trung ương.
Trở lại với lịch sử, ta thấy xã hội Trung Quốc ngày xưa hoàn toàn khác biệt với các xã hội Tây phương và Nhật Bản. Quyền hành của các vua Tây phương hay Nhật Bản, thời Trung Cổ, lúc nào cũng bị cạnh tranh bởi Nhà Thờ hoặc qúy tộc. Trái lại, sự cạnh tranh này chưa bao giờ xảy ra tại Trung Quốc, nơi mà Thiên Mệnh là tuyệt đối.
Đành rằng giáo lý Khổng Mạnh có cho phép chỉ trích và lên án các hành vi không xứng đáng của vua quan nhưng nếu suy nghĩ cho cùng thì việc đó cũng không thể coi là một động lực cải tạo, một động lực làm thay đổi chế độ (force of change). Đạo Khổng luôn luôn đứng về phía chính quyền và chưa bao giờ đứng về phía nhân dân.
Truyền thống ngăn cản vua quan làm bậy của thời cổ đại Trung Hoa vẫn còn tồn tại đến ngày nay, nhưng nó đã bị hoàn toàn cắt đứt sau vụ tàn sát Thiên An Môn năm 1989.
Vụ giết người dã man này chứng tỏ là nhà nước cộng sản đương thời đã tự cho cái quyền hành động man rợ đó và trên thực tế lúc nào cũng sẵn sàng tiêu diệt bằng súng đạn tất cả những sinh viên, trí thức, nhà văn nào dám chống lại chính quyền.

Foreign Agffairs - Sự trổi dậy của nền dân chủ phi tự do

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzMWZsNFBzWVZjeDg/view?usp=sharing


… Dân chủ và tự do

Từ thời của Herodotus ý nghĩa đầu tiên và quan trọng nhất của dân chủ là sự cai trị của nhân dân. Quan điểm này của dân chủ đề cập tới quá trình chọn lựa chính phủ, được trình bày rõ ràng bởi những học giả từ Alexis de Tocqueville, Joseph Schumpeter đến Robert Dahl, và đang được áp dụng rộng rãi bởi các nhà khoa học xã hội. Trong Làn sóng thứ Ba [The Third Wave], Samuel P. Hungtington giải thích lý do tại sao lại như vậy:
"Những cuộc bầu cử, công khai, tự do và công bằng, là cốt lõi của dân chủ, là điểm cốt yếu không thể bỏ qua. Những chính phủ được chọn thông qua các cuộc bầu cử có thể kém hiệu quả, tham nhũng, tầm nhìn ngắn hạn, vô trách nhiệm, bị thống trị bởi những nhóm lợi ích đặc biệt, và không có khả năng thực thi những chính sách mà lợi ích dân chúng đòi hỏi. Những tính chất kể trên làm cho những chính phủ kiểu như vậy mất đi sự ủng hộ nhưng không làm cho chúng mất đi tính chất dân chủ. Dân chủ là một đặc tính tốt của xã hội nhưng không phải là đặc tính duy nhất, và mối quan hệ giữa dân chủ với các đặc tính xã hội tốt và xấu khác chỉ có thể được thấu hiểu nếu dân chủ được phân biệt rõ ràng với những đặc điểm khác của hệ thống chính trị".

TOÀN CẢNH CUỘC BIỂU TÌNH LỚN ĐÒI DÂN CHỦ Ở HONGKONG

Thứ Ba, ngày 30 tháng 9 năm 2014

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzaDdIMEVyZFB5RUU/view?usp=sharing

…- TẦM QUAN TRỌNG CỦA LÁ CỜ KHI ĐẤU TRANH (TNM). “Khi sinh viên học sinh Hong Kong xuống đường biểu tình chống Trung Cộng thì họ không ngần ngại dùng lại lá cờ cũ của Hong Kong , cho dù nó có hình cờ Anh Quốc trên đó vì khi ấy Hong Kong là thuộc địa của Anh. Sinh viên Hong Kong không ngần ngại dùng lá cờ này vì nó là biểu tượng cho 1 thể chế tự do, dân chủ mà Hong Kong đã từng có. Nó gửi 1 thông điệp rất rõ ràng đến thế giới là sinh viên Hong Kong từ chối đứng chung với CS Trung Quốc , mà sẵn sàng liên minh với các quốc gia tự do“.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét