Wall Street Journal
http://online.wsj.com/article/SB10000872396390443624204578058541602467084.html
Tue, 10/16/2012
James Hookway/Wall Street Journal
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Tin HÀ NỘI - Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã thoát hiểm được một cuộc thử thách lãnh đạo lần thứ hai khi ông vất vả đấu tranh để ổn định nền kinh tế đang chết đuối của đất nước, nhưng ông và các nhà lãnh đạo hàng đầu khác hiện phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ một mối đe dọa mới và phổ biến ở đây: Internet.
Trong một chương trình phát sóng truyền hình, tổng bí thư đảng Cộng Sản cầm quyền Nguyễn Phú Trọng thừa nhận đảng đã sai lầm trong việc quản lý kinh tế, khiến Việt Nam hiện đang phải đối diện với các khoản nợ xấu chồng chất, làm chậm tỷ lệ tăng trưởng, làm lu mờ đi nền kinh tế từng là một trong những câu chuyện thành công của châu Á. Phát biểu tại một cuộc họp hai tuần mà các nhà phân tích xem như một bản án về năng lực thực hiện của Dũng, Ông Trọng đã kêu gọi Bộ Chính trị, bộ phận hoạch định chính sách hàng đầu của đất nước phải khắc phục yếu điểm của mình và phải phát huy vai trò lãnh đạo mạnh mẽ hơn.
Tuy rằng ông Dũng đã không bị nêu đích danh, nhưng các nhà phân tích nói rằng đây là một lời khiển trách gay gắt đến nhân vật từng xây dựng được một nền tảng quyền lực đáng kể trong chính phủ và bộ máy quan liêu kể từ khi được bổ nhiệm vào năm 2006, và lời nhận định ấy có thể sẽ là việc mở rộng nhiều quyền lực hơn đến các ủy viên Bộ Chính trị khác. Phóng viên đã không thể liên lạc được với vị thủ tướng để bình luận.
Thật vậy, phiên đại hội - kéo dài gấp đôi thời gian các cuộc họp thông thường - đã kích hoạt những lời đồn đại rộng rãi việc ông Dũng, 62 tuổi, có thể tồn tại chức vụ thủ tướng của đất nước bị kiểm soát chặt chẽ này được bao lâu nữa sau một loạt những sai lầm về kinh tế, bao gồm cả việc đồng tiền bị mất giá và vụ Vinashin, một công ty quốc doanh bị phá sản trong năm 2010.
Và, trong những nguyên nhân khiến có thể trở thành một vấn nạn tái diễn cho hệ thống phân cấp Cộng sản cứng nhắc của Việt Nam, nhiều suy đoán và những lời chỉ trích là có nguồn từ một loạt các trang web Internet mới phổ biến.
Trong số này, trang web có ảnh hưởng nhất chỉ mới xuất hiện cách đây năm tháng. Được gọi tên là Quan Làm Báo, với những người viết bài ẩn danh của họ có tham vọng mang lại những diễn biến bên trong của những gì đang xảy ra trong giới lãnh đạo cao nhất của quyền lực tại Việt Nam bằng một khả năng rõ ràng có tính cách lá cải.
Những bài viết đầu tiên của Quan Làm Báo tường thuật chi tiết đời sống tình ái của những nhân vật lãnh đạo thượng tầng, sau đó là tường thuật về vụ bắt giữ các giám đốc điều hành ngân hàng liên quan đến những bê bối tài chính trước khi tin tức về cuộc bắt giữ họ được nhiều người biết đến.
Gần đây hơn, người xử dụng đã đăng nhập vào trang web để tấn công ông Dũng. Các bài viết tiêu biểu mô tả ông Dũng là "sâu bọ", "nhà độc tài", hoặc tìm cách chế giễu quá khứ trong thời gian chiến tranh của ông bằng cách gọi ông là một y tá và những thứ loại khác.
Ông Dũng đã không do dự chống trả lại. Tháng trước, ông ra lệnh cho công an phải điều tra trang Quan Làm Báo cùng hai trang web khác và đóng cửa các trang mạng này vì phổ biến các bài báo gây ngộ nhận, trong khi một tuyên bố của chính phủ mô tả họ như một thành phần của một "âm mưu thâm độc" do "các thế lực thù địch" dựng nên - một thuật ngữ thường được xử dụng ở đất nước này để mô tả các hoạt động ủng hộ dân chủ. Bên cạnh đó, ba người viết blogger nổi tiếng đã bị kết án tù nặng nề trong những gì các nhà phân tích cho rằng là một nỗ lực để đe dọa người sử dụng Internet dám vi phạm luật lệ nghiêm ngặt của đất nước qua việc kêu gọi dân chủ đa đảng hoặc thách thức đến các cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản.
Mặc dù vậy, các trang web trên vẫn tiếp tục thu hút sự chú ý rộng rãi, một phần bị thúc đẩy bởi các cáo buộc gây tranh cãi của họ, và việc tiếp cận đến cuộc họp rất quan trọng của Đảng Cộng sản để xác định số phận ông Dũng và thảo luận các phuơng cách tiêm sức sống mới vào nền kinh tế đang khốn đốn.
"Thành công của các trang web Internet là một thất bại về việc không minh bạch được của Đảng Cộng sản" Nguyễn Quang A, một trong những nhà kinh tế nổi tiếng nhất Việt Nam và là người sáng lập một viện tư vấn độc lập duy nhất của đất nước đã bị giải tán cách đây ba năm cho biêt. "Bây giờ Internet khuếch đại những tin đồn bởi vì mọi người cứ cho rằng những gì họ đọc được là sự thật," ông nói. Internet đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng hơn trong cuộc sống người Việt.
Khoảng 34% của đất nước 90 triệu người đang trực tuyến, một tỷ lệ lớn hơn so với các nước láng giềng như Thái Lan và Indonesia, và có hơn 110 triệu điện thoại di động đã được đăng ký xử dụng.
Các nhà hoạt động về kỹ thuật số và các nhà phân tích độc lập cho rằng vì sự kiểm soát sâu rộng của nhà nước trên truyền thanh truyền hình và báo chí lề phải, người dân Việt Nam bình thường luôn phải tìm đến Internet để có được một hiểu biết tốt hơn về những gì đang xảy ra trong đất nước.
Các nhà phân tích nói rằng giới lãnh đạo Việt Nam rất lo lắng về tác động của Internet, và đã quan sát chặt chẽ sự lan rộng của cuộc nổi dậy Mùa xuân Ả Rập trên khắp Trung Đông và Bắc Phi hồi năm ngoái. Theo tổ chức Phóng viên Không biên giới, ngày nay, chỉ có Trung Quốc là bắt giữ người sử dụng Internet nhiều hơn cả.
Việc suy thoái về kinh tế của Việt Nam cũng khuyến khích mọi người lên tiếng. Năm ngoài, nạn lạm phát hai con số liên tục khiến chính phủ phải tăng mạnh lãi suất, trì hoãn việc cho vay của ngân hàng và làm đình trệ các phần còn lại của nền kinh tế. Năm nay, chính phủ kỳ vọng kinh tếsẽ tăng trưởng ở mức 5,5%, rõ ràng thấp hơn các mức tỷ lệ tăng trưởng hơn 7% trong những năm gần đây.
Đồng thời, một số người Việt Nam đang ngày càng quan tâm hơn về việc đất đai của họ sẽ được phân bổ lại ra sao khi một loạt các thỏa thuận về quyền xử dụng đất sẽ hết hạn trong vài năm tới. Đã có một số cuộc đụng độ bằng bạo lực khi lực lượng an ninh cố gắng trục xuất nông dân ra khỏi đất thuê. Ở Việt Nam, nhà nước sở hữu toàn bộ đất đai và chính phủ phân phối các lô đất theo các thỏa thuận sử dụng đất từ 20 năm trước đây và bây giờ đang gần hết hạn.
"Hiện nay, mọi người đều sẵn sàng bày tỏ sự bất mãn và thường lên mạng để thực hiện điều đó", Maria Patrikainen, một nhà phân tích của IHS Global Analyst tại London nói, bà còn cho biết thêm rằng chính phủ hiện nay phải thực hiện một hành động cân bằng khó khăn giữa việc cho phép các chỉ trích có mức độ và bảo vệ lập trường riêng của họ trong nước.
"Có rất nhiều thất vọng, và điều này là một khó khăn lâu dài mà Đảng đã phải đối diện", bà nhận xét.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét