Võ Thái Hà tổng hợp
Nga dùng drone và tên lửa siêu thanh oanh kích « dữ dội » cảng Odessa Ukraina
Minh Anh /RFI
25/9/2023
Các cơ sở tại cảng biển Odessa, miền nam Ukraina tiếp tục là mục tiêu oanh kích của Nga. Sáng sớm hôm nay, 25/09/2023, các drone và hai tên lửa của Nga đã « dồn dập » bắn phá vùng Odessa, làm một người bị thương và gây ra nhiều thiệt hại vật chất nghiêm trọng.
Ảnh tư liệu: Một xe tải tại bốc cháy sau cuộc oanh kích của Nga bằng drone vào Odessa, Ukraina, sáng ngày 13/09/2023.. AP
AFP dẫn nguồn tin quân đội Ukraina nêu rõ, Nga đã sử dụng 19 drone Shahed do Iran sản xuất và hai tên lửa siêu thanh Onyx nhắm vào thành phố Odessa. Cũng theo nguồn tin trên, Nga còn bắn 12 tên lửa loại Kalibr « với những quỹ đạo phức tạp nhằm vào nhiều khu vực khác nhau », và huy động cả một tầu ngầm.
Phía Ukraina cho biết, hệ thống phòng không nước này bắn chặn được nhiều drone và 11 quả tên lửa Kalibr.
Tuy nhiên, bãi biển Odessa đã hứng nhiều thiệt hại « to lớn ». Một tên lửa siêu thanh Onyx đã đánh trúng một kho lúc mì « trống » tại cảng Odessa. Nhiều kho chứa và cơ sở doanh nghiệp khác ở ngoại ô Odessa cũng bị thiệt hại do trúng những mảnh rơi vỡ của tên lửa và drone.
Đêm Chủ Nhật rạng sáng thứ Hai, thành phố Kryvyi Rig, vùng Dnipropetrovsk, cũng bị drone của Nga tấn công nhưng không gây ra nạn nhân nào.
Advertising
Trên mạng Telegram, bộ Quốc Phòng Nga khẳng định bốn drone của Ukraina đã bị bắn rơi ở bán đảo Crimée và phía tây bắc của Hắc Hải. Hai drone khác cũng đã bị triệt phá ở vùng Koursk trong một cuộc oanh kích của Ukraina làm hư hại nhiều ngôi nhà và một tòa nhà hành chính.
Tuy nhiên, hãng tin Anh Reuters cho biết chưa thể thẩm định những tuyên bố trên từ cả hai phe.
Cuộc chiến Ukraine: Zelensky đối phó với tâm lý mệt mỏi chiến tranh ở phương Tây thế nào?
James Waterhouse
BBC News
Phóng viên Ukraine ở Kyiv
24/9/2023
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Quan hệ của họ có thể gần gũi, cái bắt tay có thể chặt, nhưng Tổng thống Volodymyr Zelensky phải xắn tay áo lên làm việc trong chuyến đi Mỹ và Canada tuần này.
Chuyến thăm Canada là cái kết thuận lợi của chuyến đi. Thủ tướng Justin Trudeau hứa hẹn sẽ ủng hộ Ukraine "chừng nào còn cần thiết" để chống lại cuộc xâm lược của Nga, và ông được sự ủng hộ của tất cả các đảng trong động thái đó.
Còn Mỹ có túi tiền sâu hơn, nhưng chính trị nước này lại phức tạp hơn rất nhiều. Tổng thống Zelensky giành được một gói viện trợ quân sự 325 triệu USD từ Nhà Trắng, nhưng nó không phải là khoản 24 tỷ USD mà ông từng hy vọng.
Đề xuất của ông bị nhấn chìm trong Thượng viện Mỹ giữa những bất đồng về ngân sách.
Khó khăn không chỉ dừng lại ở đó.
Ngoài ông Biden, nhà lãnh đạo Ukraine cũng có cuộc gặp với các chính trị gia đảng Cộng Hòa đang chật vật khống chế sự hoài nghi ngày càng tăng trong đảng.
"Chúng tôi bảo vệ thế giới tự do, điều đó hẳn là dễ lấy được sự đồng cảm với các đảng viên Cộng Hòa," một cố vấn chính phủ ở Kyiv nói với tôi.
"Khi cuộc chiến mới bắt đầu, mọi chuyện khó khăn hơn vì tất cả đều hỗn loạn," ông nói.
"Giờ đây chúng tôi có thể nói chi tiết hơn về các yêu cầu [vũ khí] của mình, vì chúng tôi biết các đồng minh có gì và họ giữ chúng ở đâu. Tổng thống của chúng tôi có thể làm bộ trưởng quốc phòng ở một số quốc gia!"
Nhưng thử thách chính trị đang ngày một gia tăng.
"Tại sao Ukraine tiếp tục nhận được tiền viện trợ? Chiến thắng sẽ trông như thế nào?"
Đây là những câu hỏi mà nhà lãnh đạo Ukraine đang cố gắng trả lời trên trường quốc tế.
Và vì sao giờ đây ông Zelensky lại đàm phán nhiều hơn là vận động - chỉ để tiếp tục nhận được hỗ trợ của phương Tây.
Tất cả diễn ra trong tuần lễ khi Kyiv có mâu thuẫn với một trong những đồng minh trung thành nhất ở Ba Lan do tranh cãi về ngũ cốc Ukraine.
Lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc Ukraine khiến Tổng thống Zelensky cáo buộc gián tiếp rằng Warsaw "giúp đỡ Nga".
Động thái này gây phản ứng mạnh ở Ba Lan, và Tổng thống Andrzej Duda mô tả Ukraine như một "người đang chết đuối lại kéo bạn xuống theo".
Từ đó tình hình càng tệ hơn.
Ngay cả với một nhà lãnh đạo thời chiến kinh nghiệm đầy mình, đây là giai đoạn khó khăn cho các nỗ lực ngoại giao.
Các cuộc bầu cử sắp tới ở các nước đồng minh như Ba Lan, Slovakia và Mỹ làm bức tranh càng nhòe hơn.
Một số ứng viên ưu tiên các vấn đề quốc nội hơn là ủng hộ quân sự cho Ukraine.
"Nhu cầu cân bằng viện trợ quân sự với việc làm hài lòng cử tri khiến mọi chuyện hết sức phức tạp," Serhiy Gerasymchuk từ viện nghiên cứu chính sách đối ngoại Ukraine giải thích.
"Ukraine phải cân nhắc việc đẩy mạnh lợi ích của mình, dùng tất cả các công cụ có thể, trong khi xem xét tình hình ở các nước đồng minh và EU. Đây là một thách thức."
Chu kỳ bầu cử dân chủ là điều mà vị lãnh đạo Nga Vladimir Putin không phải lo lắng.
Đó là lý do vì sao Kyiv tìm cách mô tả cuộc chiến này là cuộc đấu tranh không chỉ cho chủ quyền lãnh thổ, mà cho cả nền dân chủ.
"Khía cạnh đạo đức của cuộc chiến này là rất lớn," vị cố vấn nói.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Ukraine, Nga, Mỹ và Anh đồng ý Bản ghi nhớ Budapest 1994.
Ukraine trao trả vũ khí hạt nhân mà Liên Xô để lại trên đất Ukraine cho Nga. Đổi lại Ukraine có một cam kết rằng sự toàn vẹn lãnh thổ của họ sẽ được tôn trọng và bảo vệ bởi các quốc gia ký thỏa thuận khác.
Chín năm qua, nước Nga xâm lược Ukraine khiến thỏa thuận này chỉ như một lời hứa không được thực hiện.
Kyiv cũng nỗ lực với cuộc chơi dài hơi, bằng cách có quan hệ tốt hơn với các nước như Brazil và Nam Phi, tới giờ không phản đối cuộc xâm lược của Nga.
Đây là một chiến lược chưa mang lại kết quả ngay lập tức.
"Đúng là chúng tôi phụ thuộc vào chiến thắng ở tiền tuyến," cố vấn chính phủ Ukraine nói.
Ông cho rằng truyền thông đã đơn giản hóa cuộc phản công của Ukraine qua việc tập trung quá nhiều vào diễn biến ở tiền tuyến, nơi Ukraine chỉ giành thắng lợi hạn chế, và chưa nói đủ về các thành công đáng kể của các vụ tấn công tên lửa ở Crimea và nhắm vào tàu chiến Nga.
Ukraine luôn tuyên bố họ sẽ "không vội" trong chiến dịch phản công.
Với các khía cạnh chính trị của cuộc chiến ngày càng gắn với những gì diễn ra trên chiến trường, điều này là một thử thách hơn bao giờ hết.
* Bài được Hanna Chornous, Insaf Abbas và Anna Tsyba cung cấp thêm thông tin.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-66906129
Giới doanh nghiệp Đức tỏ ra bi quan
Viện IFO nghiên cứu kinh tế của Đức sẽ công bố kết quả khảo sát mới nhất về niềm tin kinh doanh (Chỉ số Môi trường Kinh doanh) vào thứ Hai. Nhiều khả năng nó sẽ giảm tháng thứ năm liên tiếp. Các chủ doanh nghiệp Đức đang chìm trong tâm lý bi quan sau hàng loạt số liệu thống kê ảm đạm về tình trạng của nền kinh tế. Về cơ bản, họ lo ngại về dự báo của IMF rằng Đức có thể sẽ là nền kinh tế lớn duy nhất suy thoái trong năm nay.
Hơn nữa, giá năng lượng vẫn ở mức cao, trong khi chính phủ tỏ ra chậm trễ trong việc cắt giảm thủ tục hành chính, và những tháng mùa đông lạnh giá đang đến gần với một cuộc chiến kéo dài ở Ukraine. Nhiều công ty bị thiếu nhân công tay nghề cao, thậm chí là cả nhân viên thông thường. Nhưng ít nhất các doanh nghiệp vẫn đang tuyển dụng; sổ đặt hàng vẫn đầy và tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp. Tuy nhiên, bấy nhiêu là chưa đủ để cải thiện tâm trạng bi quan nói chung.
BBC ra toà ở Ấn Độ
Tòa án Tối cao Delhi sẽ bắt đầu xét xử vụ kiện phỉ báng chống lại BBC vào thứ Hai về bộ phim tài liệu của đài này về thủ tướng Narendra Modi, được phát sóng hồi tháng 1. Một phần của bộ phim xem xét thời gian ông Modi làm thủ hiến bang Gujarat, đặc biệt là vai trò của ông trong các cuộc bạo loạn khiến hơn 1.000 người, hầu hết là người Hồi giáo, thiệt mạng vào năm 2002. Ông Modi thường bị cáo buộc đã không làm đủ để ngăn chặn bạo loạn. Ông luôn phủ nhận các cáo buộc và từng được Tòa Tối cao Ấn Độ xóa bỏ các cáo buộc liên quan hồi năm 2022.
Những người đệ đơn kiện cho rằng chương trình này bôi nhọ danh tiếng của Ấn Độ và bôi xấu thủ tướng cũng như cơ quan tư pháp. Chính phủ Ấn Độ đã chặn các clip của nó trên mạng xã hội. BBC ở Ấn Độ hiện đang bị điều tra vì cáo buộc vi phạm các quy tắc ngoại hối. Đến nay đài vẫn tỏ ra kiên định. Song bất kể kết quả của vụ kiện phỉ báng ra sao, những rắc rối của họ ở Ấn Độ vẫn sẽ chưa kết thúc.
Alabama sắp công bố bản đồ bầu cử
Quá tam ba bận? Một “chuyên gia đặc biệt” do tòa án bổ nhiệm ở Alabama sẽ hy vọng như vậy vào thứ Hai khi ông đệ trình bản đồ bầu cử mới của bang. Phiên bản đầu, được vẽ hồi năm 2021, đã bị tòa liên bang hủy bỏ vì làm suy giảm quyền lực của cử tri da đen — một quyết định được Tòa án Tối cao giữ nguyên hồi tháng 6. Cơ quan lập pháp của bang được giao nhiệm vụ tạo thêm một khu vực bỏ phiếu có người da đen chiếm đa số hoặc một khu vực nào đó “tương tự như vậy.” Nhưng đến tháng 8, cơ quan lập pháp bang do phe Cộng hòa kiểm soát đã đệ trình một bản đồ sửa đổi chỉ làm tăng số lượng cử tri da đen ở một quận lên 40%.
Vào tháng 9, hội đồng ba thẩm phán đã bác bỏ nó. Viết rằng họ “băn khoăn” trước việc cơ quan lập pháp tỏ ra không tuân thủ, họ giao quyền vẽ bản đồ cho một “chuyên gia đặc biệt,” tức một luật sư được giao nhiệm vụ thực hiện lệnh của tòa án.
Câu chuyện ở Alabama đang được theo dõi sát sao. Một vụ kiện tương tự ở Florida — với cáo buộc bản đồ do cơ quan lập pháp bang tạo ra (với sự đóng góp lớn của thống đốc Ron DeSantis) mang tính phân biệt chủng tộc — sẽ được đưa ra xét xử vào thứ Ba.
Mỹ nỗ lực giữ liên minh với Quần đảo Marshall
Khi căng thẳng Mỹ-Trung ngày càng gia tăng, tầm quan trọng chiến lược của các quốc đảo Thái Bình Dương cũng tăng theo. Liên minh của Mỹ với Quần đảo Marshall sẽ hết hạn vào ngày 30 tháng 9, có khả năng để lại một lỗ hổng lớn trong hệ thống an ninh hàng hải và hàng không rộng lớn trên khắp đại dương của nước này. Do đó, cuộc họp ở Washington, DC vào thứ Hai trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hoa Kỳ-Các Quần đảo Thái Bình Dương sẽ có ý nghĩa rất quan trọng khi tổng thống Joe Biden cố gắng ký một thỏa thuận mới với người đồng cấp Marshall của ông, David Kabua.
Hồi tháng 7, Quần đảo Marshall đã đàm phán để có gói gia hạn liên minh trị giá 2,2 tỷ USD trong 20 năm, hay “hiệp ước liên kết tự do” với Mỹ, cho phép các lực lượng vũ trang của Mỹ tiếp cận quần đảo, mặc dù các chi tiết đầy đủ vẫn chưa được tính toán và được quốc hội phê chuẩn. Để đạt được thỏa thuận, Marshall đã từ bỏ nỗ lực đòi bồi thường bổ sung cho các hòn đảo bị ảnh hưởng nặng bởi các vụ thử tên lửa hạt nhân của Mỹ trong những năm 1940 và 1950. Nhưng chỉ vài ngày sau đó, Thượng viện Mỹ đã trao thêm bồi thường cho các nạn nhân của vụ thử hạt nhân trên lục địa Hoa Kỳ và Guam, một lãnh thổ chưa hợp nhất. Đối với người Marshall, điều này là không chấp nhận được. Ông Biden sẽ có nhiều việc phải làm phía trước.
Trung Quốc đưa ra cảnh báo về một đợt bùng phát Virus Corona mới
Liên Thành
Các nhà nghiên cứu khác trong phòng thí nghiệm tại Viện Virus học Vũ Hán ở tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc. (Ảnh: AP).
Ngày hôm qua 24/9, Truyền thông Trung Quốc cho đăng tải một bài báo có nội dung, về việc Virus Corona khác sẽ xuất hiện và bùng phát trong tương lai.
Cụ thể, bài báo dẫn kết quả nghiên cứu của một trong những nhà virus học nổi tiếng Thạch Chính Lệ. Chuyên gia này đã đưa ra cảnh báo rằng “rất có thể” một loại virus Corona khác sẽ xuất hiện trong tương lai.
Tiến sĩ Thạch Chính Lệ, người được biết với vái trò chuyên gia, từng làm việc tại Viện Virus học Vũ Hán và là nhà nghiên cứu virus corona, cùng với các đồng nghiệp đã đưa ra lời cảnh báo chính thức trong một bài báo khoa học gần đây.
Nội dung cảnh báo này nói rằng thế giới phải chuẩn bị cho một căn bệnh khác tương tự như Covid-19 và virus Corona gây ra những căn bệnh trước đây có nguy cơ cao sẽ bùng phát trở lại.
Theo các chuyên gia Trung Quốc, dựa trên phân tích các đặc điểm của virus, bao gồm quần thể, sự đa dạng di truyền, loài vật chủ và tiền sử bệnh lây truyền từ động vật sang người trước đây, thì gần như chắc chắn rằng sẽ có bệnh xuất hiện trong tương lai và rất có thể các chứng bệnh do coronavirus gây ra sẽ tái diễn.
Điều đáng chú ý là bài báo khoa học này của các chuyên gia Trung QUốc được cho là đã xuất bản trên tạp chí chuyên ngành nước ngoài bằng tiếng Anh vào hồi tháng 7, nhưng đến thời điểm hiện tại Truyền thông Trung Quốc mới thực hiện việc lan toả nó.
Trong bối cảnh chính quyền Trung Quốc thay đổi chính sách phòng chống dịch mạnh mẽ và họ đang nỗ lực tìm mọi cách để chứng minh rằng Trung Quốc đã hoàn toàn kiểm soát được dịch bệnh. Thì việc truyền thông lan toả nguy cơ bùng phát dịch trong tương lai lại càng là dấu hiệu đáng chú ý hơn.
Sự sụp đổ của đồng USD đã bị phóng đại quá mức
Chadwick Hagan
Các tờ tiền USD tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, vào ngày 23/5/2018.(Ảnh: OZAN KOSE/AFP qua Getty Images)
Mỹ có một trong những nền kinh tế lớn nhất, đa dạng nhất trên thế giới. Không nơi nào khác có nhiều hy vọng và niềm tin vào một tương lai tốt đẹp hơn, và không nơi nào khác có được sự đổi mới, sự ổn định và tăng trưởng liên tục như vậy.
Sự sụp đổ của đồng USD đã bị phóng đại quá mức, đặc biệt vào thời gian gần đây. Mặc dù đại dịch COVID-19 và kỷ lục chi tiêu từ Washington đã củng cố cho vô số tin đồn về sự diệt vong sắp xảy ra của đồng USD, nhưng rõ ràng đồng USD trên thực tế vẫn nắm giữ vị thế đồng tiền dự trữ của thế giới.
Vào tháng 7, dữ liệu từ SWIFT, mạng chuyển tiền toàn cầu, đã báo cáo “các giao dịch liên quan đến đồng USD ở mức 46%”, mức cao nhất mọi thời đại. Để so sánh, chỉ hơn 3% được thanh toán bằng đồng CNY (nhân dân tệ) của Trung Quốc.
Nền kinh tế Mỹ vô cùng đa dạng. Trên bình diện quốc tế, người Mỹ có đồng đô la dầu mỏ (đồng USD được dùng để trả cho các nhà xuất khẩu dầu để nhập khẩu dầu). Điều này khó có thể thay đổi và nó nâng cao tính thanh khoản của đồng USD. Đồng thời, nó củng cố vị thể không thể bị thách thức của đồng USD như là đồng tiền dự trữ toàn cầu.
Những người chỉ trích có thể công kích mọi thứ mà họ muốn, nhưng các quốc gia thành viên OPEC như Algeria, Angola, Guinea Xích Đạo, Gabon, Iran, Iraq, Kuwait, Libya, Nigeria, Cộng hòa Congo, Ảrập Xêút, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Venezuela cần đô la dầu mỏ. Mỹ là nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới và các nước OPEC này coi xuất khẩu dầu sang Mỹ là nguồn thu chính của họ.
Bạn có thể nghe rất nhiều tin đồn về những thay đổi ở Ảrập Xêút, nhưng với gần 15% trữ lượng dầu mỏ của thế giới và hơn 85% doanh thu từ việc bán dầu, ở thời điểm hiện tại, việc độc lập khỏi Mỹ và đồng USD chỉ có thể là giấc mơ đối với quốc gia này.
Nhưng không chỉ có dầu mỏ và đô la dầu mỏ là làm tăng giá trị đồng USD. Đồng USD có vị thế vững chắc trong nền tài chính quốc tế và bất kỳ sự thay đổi nào cũng sẽ gây ra sự gián đoạn đáng kể đối với trật tự quốc tế. Hầu hết các ngân hàng trung ương trên thế giới đều nắm giữ tiền gửi bằng USD và hầu hết các khoản thanh toán quốc tế đều được dàn xếp bằng USD.
Rõ ràng, có những rủi ro mà Mỹ nên tìm cách xử lý để duy trì sự thống trị. Việc nước Mỹ bị phân cực rõ rệt là không có lợi. Cũng không có lợi khi một nửa số chính trị gia tại chức của Mỹ là những người cánh tả chống doanh nghiệp, và cũng không có lợi khi nước Mỹ đang gặp phải những vấn đề to lớn trong biên giới của mình (nhập cư bất hợp pháp, nghiện ma túy, khủng hoảng vô gia cư, tội phạm gia tăng). Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là không có vấn đề nào trong số này làm mất đi sự thống trị của đồng USD đối với nền kinh tế toàn cầu.
Một đồng xu tiền điện tử lưu niệm Tether (USDT) mạ vàng được sắp xếp bên cạnh màn hình hiển thị các tờ USD ở London, Anh Quốc, vào ngày 8/5/2022. (Ảnh: Justin Tallis/AFP qua Getty Images)
Mối đe dọa từ BRICS?
BRICS, một liên minh kinh tế gồm các quốc gia bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi – và có thể cả Argentina, Iran, Ảrập Xêút, Ethiopia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất – đang thực hiện các cuộc họp nhằm thảo luận về việc đa dạng hóa khỏi đồng USD. Trước chiến tranh Nga-Ukraine, các đồn đoán một loại tiền tệ của BRICS đã lan tràn, nhưng tình hình đã hạ nhiệt sau cuộc chiến của Nga.
Nếu đồng USD bị thay thế thì cái gì sẽ thay thế nó? Có rất nhiều đồng tiền thay thế xứng đáng trên toàn cầu, với chỉ có một đồng tiền là của thành viên BRICS (đồng CNY của Trung Quốc).
Đồng Euro, Bảng Anh, Yên Nhật, Franc Thụy Sĩ và thậm chí cả đồng đô la Canada, có ưu thế lớn hơn – như những loại tiền tệ được giao dịch nhiều – so với đồng tiền của các quốc gia BRICS.
Ngoài những loại tiền tệ đó, hầu hết sức mạnh kinh tế của thế giới đều nằm ở các tiểu bang các khu vực đô thị lớn của Mỹ: GDP riêng lẻ của New York, Los Angeles, Chicago, San Francisco, Washington D.C, Dallas-Fort Worth, Greater Boston, Greater Houston, Greater Philadelphia, Seattle và Atlanta đều nằm trong top 25 trên toàn thế giới.
Mỹ có một trong những nền kinh tế lớn nhất, đa dạng nhất trên thế giới. Không nơi nào khác có nhiều hy vọng và niềm tin vào một tương lai tốt đẹp hơn, và không nơi nào khác có được sự đổi mới, sự ổn định và tăng trưởng liên tục như vậy.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về điều này, chỉ cần xem tiền chảy vào đâu trong thời điểm bất ổn. Nếu thị trường sụp đổ hoặc có sự điều chỉnh, tiền sẽ đổ về đồng USD. Chính trong những thời điểm hỗn loạn này, đồng USD thực sự giống như lựa chọn duy nhất có giá trị.
Bảo Nguyên biên dịch
Cuộc đình công của các biên kịch Hollywood đã đạt được thỏa thuận
25/9/2023
Các nhà biên kịch Hollywood đình công
Các lãnh đạo công đoàn và các hãng phim Hollywood hôm 24/9 đã đạt được thỏa thuận tiềm năng để chấm dứt cuộc đình công lịch sử của các nhà biên kịch sau gần năm tháng, mặc dù chưa có thỏa thuận nào đang được đàm phán cho các diễn viên.
Hội Nhà văn Hoa Kỳ đã công bố thỏa thuận này trong một tuyên bố.
Thỏa thuận hợp đồng ba năm – được chốt lại sau năm ngày nối lại đàm phán không ngừng nghỉ cho Hội Nhà văn Hoa Kỳ và liên minh các hãng phim, các hãng phát trực tuyến và các công ty sản xuất – cần phải được hội đồng quản trị và các thành viên của hội chấp thuận trước khi cuộc đình công chính thức kết thúc.
Các điều khoản của thỏa thuận chưa được công bố ngay. Thỏa thuận tiềm tàng để chấm dứt cuộc đình công lần trước của các nhà biên kịch hồi năm 2008 đã được hơn 90% thành viên chấp thuận.
Theo kết quả của thỏa thuận, các chương trình mỗi tối trên các kênh truyền hình như ‘The Tonight Show Starring Jimmy Fallon’ của NBC và ‘Jimmy Kimmel Live!’ của ABC có thể lên sóng trở lại trong vòng vài ngày.
Nhưng trong khi các nhà biên kịch chuẩn bị mở lại máy tính để làm việc, tình hình còn lâu mới trở lại bình thường ở Hollywood như trước, vì đàm phán vẫn chưa được nối lại giữa các hãng phim và các diễn viên đình công. Thành viên các đoàn làm phim không có việc làm do đình công sẽ vẫn tiếp tục thất nghiệp.
Giải pháp được đề xuất cho cuộc đình công của các nhà biên kịch được đưa ra sau khi các cuộc đàm phán được nối lại hồi tuần trước – lần đầu tiên trong một tháng. Các giám đốc điều hành của Disney, Netflix, Warner Bros, Discovery và NBCUniversal được cho là đã trực tiếp tham gia đàm phán.
Khoảng 11.500 hội viên của Hội Nhà văn Mỹ đã nghỉ việc từ ngày 2/5 vì các vấn đề về tiền lương, quy mô đội ngũ biên kịch và việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để viết kịch bản. Các diễn viên, vốn đã hòa cùng cuộc đình công này hồi tháng Bảy, có bất bình riêng của họ nhưng chưa có cuộc thảo luận nào về nối lại đàm phán với công đoàn của các diễn viên.
Cuộc đình công của các biên kịch ngay lập tức khiến các chương trình trò chuyện đêm khuya và ‘Saturday Night Live’ bị gián đoạn, và kể từ đó đã khiến hàng chục chương trình có kịch bản và các chương trình khác gặp bấp bênh, bao gồm các mùa sắp tới của các chương trình trên Netflix, HBO và ABC. Lễ trao giải Emmy cũng được đẩy từ tháng 9 sang tháng 1 năm sau.
Cuộc đình công kết hợp đã đưa đến thời điểm then chốt ở Hollywood khi lao động sáng tạo đối đầu với lãnh đạo trong một ngành vốn đã bị công nghệ thay đổi và xé lẻ, từ sự chuyển mình ồ ạt sang phát trực tuyến trong những năm gần đây cho đến sự xuất hiện của AI vốn có khả năng thay đổi mô hình làm việc trong những năm tới.
Các nhà biên kịch lâu nay vẫn hay đình công nhiều hơn bất kỳ phân khúc nào khác trong ngành nhưng đã có thời gian cơm lành canh ngọt tương đối dài cho đến khi các cuộc đàm phán hợp đồng trong mùa xuân sụp đổ. Hành động ngưng việc của họ lần này là lần đầu tiên kể từ năm 2007 và là lần lâu nhất kể từ năm 1988.
Vào ngày 14/7, hơn hai tháng sau cuộc đình công, các nhà biên kịch đã có thêm sự đoàn kết và hợp lực nổi trội – cùng với rất nhiều đối tác đình công mới – khi hơn 65.000 diễn viên điện ảnh và truyền hình nổi bật tham gia cùng với họ.
Đây là lần đầu tiên hai ngành nghề đình công cùng nhau kể từ năm 1960.
Căng thẳng giữa Canada và Ấn Độ thêm trầm trọng sau vụ sát hại một thủ lĩnh người Sikh
Thanh Hiếu /RFI
25/9/2023
Khủng hoảng quan hệ Ottawa-New Delhi thêm trầm trọng sau vụ thủ lĩnh người Sikh Hardeep Singh Nijjar, tị nạn tại Canada, bị sát hại. Cuối tuần qua, Hoa Kỳ ủng hộ thủ tướng Justin Trudeau, người đã cáo buộc Ấn Độ đứng sau vụ ám sát này tại Canada. New Delhi bác bỏ cáo buộc này, đồng thời tiến hành trấn áp, tại Ấn Độ, các lãnh đạo người Sikh bị cáo buộc muốn đòi độc lập.
Người theo Ấn Độ Giáo biểu tình phản đối thủ tướng Canada Justin Trudeau, New Delhi, Ấn Độ, ngày 24/09/2023. REUTERS - ALTAF HUSSAIN
Từ Bangalore, thông tín viên Côme Bastin tường trình :
« Khi được kênh truyền hình CTV News hỏi, đại sứ Mỹ tại Canada xác nhận Washington đã cung cấp thông tin cho Ottawa. Nói cách khác, dựa vào những thông tin mà các cơ quan của Mỹ cung cấp, Canada cáo buộc Ấn Độ đã tổ chức vụ giết hại này. Từ một tuần nay, căng thẳng đã gia tăng giữa Ấn Độ và Canada, với việc trục xuất các nhà ngoại giao và ngưng cấp thị thực nhập cảnh.
Phong trào độc lập của người Sikh là một chủ đề nóng ở Ấn Độ. Cuối tuần này, cơ quan chống khủng bố của Ấn Độ đã can thiệp vào Punjab, bang có nhiều người theo đạo Sikh nhất ở Ấn Độ. Họ tịch thu tài sản của nhà sáng lập tổ chức Công lý cho người Sikh (SFJ), một phong trào đòi quyền tự trị của bang Punjab, bị cấm ở Ấn Độ.
Theo ông Amandeep Sandhu, nhà văn nổi tiếng người Ấn Độ viết về bang Punjab và cộng đồng người Sikh, quan điểm của Ấn Độ là mơ hồ. “Một mặt, Ấn Độ phủ nhận có liên quan đến cái chết của Hardeep Singh Nijjar. Nhưng mặt khác, kể lại việc phương Tây đã từng thực hiện các vụ ám sát ở nước ngoài trong quá khứ. Vì vậy Ấn Độ có mọi quyền để làm tương tự. Sinh viên theo đạo Sikh Ấn Độ ở Canada sẽ phải gánh chịu sự leo thang ngoại giao này. Có hơn 100.000 sinh viên mỗi năm và tương lai của họ rất bất định.
Advertising
Ấn Độ dường như đang tiến hành bãi bỏ quyền công dân của bất kỳ người theo đạo Sikh sống ở nước ngoài, bị nghi ngờ ủng hộ đòi độc lập ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét