Thứ Hai, 27 tháng 12, 2021

Bản tin ngày Thứ hai 27 tháng 12 năm 2021

 


Hàng trăm công an bố ráp đám tang của người sáng lập đạo Dương Văn Mình

RFA
27/12/2021

https://docs.google.com/document/d/17SQ-F6M0sfzqP1w_Dt5YVwkrccv8aPPNQDtLgMGR43U/edit?usp=sharing

Đàn áp tôn giáo 

Trước cảnh đám tang của người sáng lập đạo bị phá, và hàng chục tín đồ bị bắt giữ, ông Y nhận xét: 

“Tôi nghĩ chính quyền đối xử như thế cũng chỉ vì niềm tin của chúng tôi, bởi vì công an thì cũng đã đến gặp chúng tôi rất nhiều và họ kiên quyết là sẽ xoá bỏ niềm tin của chúng tôi, không cho chúng tôi theo cái niềm tin rồi. Ở nhiều nơi, công an đã đến nói như thế. 

Bộ KH-CN: Kit xét nghiệm Công ty Việt Á có kinh phí 18,98 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước

Minh Nguyệt

26/12/2021

https://docs.google.com/document/d/1V81u0G1G0gZuWGcJv_v8YMLBquLNnh2yG8w0DA5AU6Q/edit?usp=sharing

Trước đó, ngày 26/4/2020, Cổng thông tin điện tử của Bộ KH-CN đã công bố đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế Anh cấp chứng nhận đạt chuẩn châu Âu cho bộ kit xét nghiệm Covid-19 của Công ty Việt Á.

Tuy nhiên, thực tế, ngày 20/10/2020, WHO công bố báo cáo công khai về đánh giá sử dụng khẩn cấp của WHO thẩm định bộ xét nghiệm SARS-CoV-2 của Việt Á là: Not Accepted – Không được chấp nhận.

Đến ngày 20/12/2021, sau khi C03 khởi tố vụ án, bắt tạm giam Tổng Giám đốc Công ty Việt Á Phan Quốc Việt, thông tin trên đã bị gỡ bỏ khỏi website của Bộ KH-CN.

Thông tin về việc gỡ bỏ này, ông Trịnh Thanh Hùng – Phó Vụ trưởng Vụ KH-CN các khối ngành Kinh tế – Kỹ thuật (Bộ KH-CN) – thừa nhận Bộ đã chưa xem xét kỹ lưỡng thông tin phản hồi của WHO về bộ kit test của Việt Á.

“WHO mới chỉ “chấp thuận đưa kit test này vào quy trình đánh giá xem xét sử dụng” không phải “chấp thuận sử dụng”. “Đây là sơ suất của Bộ KH-CN” – ông Hùng nói.

Gs. Nguyễn văn Tuấn - Những bước nghiên cứu cần thiết cho một xét nghiệm y khoa

26/12/2021

https://docs.google.com/document/d/11drKZKwIRW67XgdB5vcOiR0R_jfn8Xw0M60zlF0HrDI/edit?usp=sharing

Nhiều người đang tự hỏi xét nghiệm covid-19 do Việt Á bán cho các bệnh viện và trung tâm y tế đã được nghiên cứu ra sao và kết quả như thế nào. Có lẽ chỉ có Bộ Khoa học và Công nghệ biết vì họ xét duyệt và phê chuẩn bộ kit xét nghiệm. Một nhóm khác có thể biết là Học viện Quân Y. Nhưng cả hai nhóm đều không công bố cho công chúng biết. Đó là một sự thiếu minh bạch. Mà, khoa học không minh bạch thì không còn là khoa học nữa.

Nếu vấn đề chánh của một vaccine hay thuốc là hiệu quả (efficacy), thì đối với phương pháp xét nghiệm, yếu tố quan trọng số 1 là validity – có thể tạm hiểu là độ chính xác. Một xét nghiệm tốt phải có độ chính xác cao. Trong nghiên cứu lâm sàng, người ta phân biệt 3 loại chính xác chánh: khoa học, kĩ thuật, và lâm sàng.

Y Chan  - Làm sao để tiếng kêu cứu của con trẻ không rơi vào thinh không?

Bước đầu tiên: đừng phục tùng quyền lực tuyệt đối.

27/12/2021

https://docs.google.com/document/d/1gyf1KReIQJ_5ODRSAgmCh-gVCycmQ3M4HHr4ZAs1n8k/edit?usp=sharing

Và đó không phải chỉ là chuyện riêng của mỗi nhà.

“Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi.”

Nếu không nói, sẽ không ai nghĩ người phát ngôn ra điều trên đang nói về chuyện chính trị, về quyền lực của nhà nước.

Những câu trên được cho là lời của bà Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, trong một cuộc gặp ở Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia Washington, Mỹ. [4]

Ts. Nguyễn Thị Hậu – Minh Mạng – Tự Đức và nhứng lần lỡ hẹn của người Việt (Midnight Talks)

26/12/2021

https://docs.google.com/document/d/1vQalW-bSa8lmL1Cjyw4q03dnCuCd3CsKWARSPz5tYH4/edit?usp=sharing

Với mình, bài học từ lịch sử VN luôn là: đừng chỉ nhìn vào nhau (nhìn vài nước bên cạnh, tức là đừng chỉ nhìn vào ao làng) để rồi cứ “mặc cảm” hay “tự hào”, mà hãy nhìn ra bên ngoài, ra đại dương, rồi nhìn lại chính mình. Mới thấy nước mình đang ở đâu, thế nào, mới có thể quyết định đi đường nào tốt nhất!

Cám ơn các bạn Nguyễn Cảnh Bình, Vũ Đức Liêm và Trần Đức Anh Sơn và các anh chị khác đã gợi mở và kiến giải một cách thẳng thắn, khoa học những vấn đề lịch sử của Triều Nguyễn mà cho đến bây giờ, vẫn còn có người cho rằng đó là vấn đề “tế nhị, nhạy cảm”!
Hy vọng sẽ có thêm nhiều buổi sinh hoạt khoa học thú vị và bổ ích như vậy.

P/S/. Sau buổi trò chuyện, nghĩ mãi, mình chợt tự hỏi: Với tất cả những nguyên nhân cả khách quan và chủ quan mà các diễn giả và khách mời đã nêu ra, liệu có thật sự chúng ta đã LỠ HẸN với thế giới – như chủ đề của Midnight Talks? Vì phải có HẸN thì mời LỠ, còn không hẹn, thậm chí không biết hay là không muốn HẸN thì làm sao có thể LỠ HẸN? :)

Về nhân vật Hoàng Văn Hoan và vụ thanh trừng sau 1979

Tác giả: Balazs Szalontai

12/2021

https://docs.google.com/document/d/179VMx53TqL4IZWaSHRFfqwvvY8J4R_Bu20kh5QZmOxE/edit?usp=sharing

Các vấn nạn xã hội, kinh tế và tội phạm mà Đảng Cộng sản phải đương đầu có vẻ khiến họ cố gắng hạn chế thiệt hại hơn là mở đợt thanh trừng chính trị to lớn. Thất nghiệp và khan hiếm hàng hóa làm trộm cướp gia tăng. Giới chức đã phải huy động quân đội canh giữ ở cảng Hải Phòng nhưng cũng không có kết quả. Ngược lại, một nhà ngoại giao Hungary nhận xét quân đội khi đó đang trở thành “quân dự bị gồm những kẻ tội phạm”. Không có việc làm, nhiều người lính giải ngũ đã phải thành trộm cướp.

Trong tình hình đó, ban lãnh đạo cộng sản, dù đã kết án tử hình vắng mặt với Hoàng Văn Hoan năm 1980, chỉ muốn xóa tên ông ra khỏi ký ức công chúng thay vì đưa ông ra cho người dân mắng chửi. Và đến lúc qua đời, ông cũng đã “hết hạn sử dụng” đối với nước chủ nhà TQ, vì lúc đó, cả Hà Nội và Bắc Kinh đều muốn làm hòa chứ không cãi nhau quanh những sự kiện của quá khứ.

Tin tức thế giới ngày Thứ hai 27 tháng 12 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/177qy3rlnWrKX0spNU7dNAyavpqhhpVLFzw8GgxWduIU/edit?usp=sharing

Nguyễn Tuấn - 30 năm ngày tàn của Liên Xô

25/12/2021

https://docs.google.com/document/d/1zT0eavtPTsX9iUZcKVSsw0KP0PhuYu3Ic1Ets2Ba1hg/edit?usp=sharing

Những ngày cuối cùng của đế chế Soviet được thuật lại trong cuốn sách "Moscow, December 25, 1991: The Last Day of the Soviet Union" của tác giả Conor O'Clery [3] rất đáng đọc. Bảy giờ tối ngày 25/12/1991, Mikhail Gorbachev xuất hiện trên hệ thống truyền hình Liên Xô tuyên bố sự cáo chung của Liên bang Sô Viết. Ông nói:

"Số phận đã định đoạt rằng khi tôi làm lãnh đạo, đất nước này đã trải qua những sai lầm trầm trọng. Chúng ta thoạt đầu đã có đầy đủ, từ đất đai, dầu khí, đến tài nguyên thiên nhiên, và Tạo Hóa đã ban cho chúng ta trí tuệ và tài năng. Tuy nhiên, mức sống của chúng ta tệ hại hơn nhiều so với các quốc gia kĩ nghệ khác, và khoảng cách mỗi ngày rộng thêm. Lí do hiển nhiên là do xã hội bị bóp nghẹt bởi một hệ thống quan quyền được tạo ra để phục vụ cho một ý thức hệ, và phải chịu gánh nặng chạy đua vũ trang, căng thẳng tột cùng. Tất cả nỗ lực cải cách nửa vời đều lần lượt thất bại. Đất nước đã hết hi vọng."

Dưới bóng của các siêu đập Trung Hoa, hàng triệu người ở Đông Nam Á tranh đấu để sống còn

 

(Under the shadow of China’s mega dams, millions in Southeast Asia face a fight for survival)

 

Lianne Chia – Bình Yên Đông lược dịch

Channel News Asia – 10 December 2021

 

https://docs.google.com/document/d/13G-fyhmEOSl7xRr2PGub0kbB13qDw5qwSommCvIjzj4/edit?usp=sharing

Trung Hoa dự định xây đập lớn nhất thế giới trong cố gắng để trở thành trung tính carbon vào năm 2060.  Nhưng tham vọng thủy điện của họ đã có ảnh hưởng tiêu cực đối với sông và sinh kế của các cộng đồng ở hạ lưu, chương trình Insight (Cái nhìn) khám phá ra.

CHIANG RAI, Thái Lan – Anusom Nantharak không biết nghề nghiệp khác.

Sinh trưởng và lớn lên trong một làng đánh cá dọc theo sông Mekong, người đàn ông 37 tuổi gia nhập vào nghề đánh cá của gia đình vào lúc 17 tuổi.  Vào lúc đó, họ có trên 10 thuyền đánh cá và có thể đánh cá cả ngày.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét