Thứ Tư, 8 tháng 12, 2021

Bản tin ngày Thứ tư 08 tháng 12 năm 2021

 


Hội thảo trực tuyến về dân chủ cho Việt Nam  VOA

Cơ hội nào cho Việt Nam chuyển đổi dân chủ? RFA

08/12/2021

https://docs.google.com/document/d/1h9ZCEmF0_ltFAsMXKPXg8dz4c5RwsFsj/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Bác sĩ Trần Quốc Hưng phát biểu tại hội thảo.

Từ Houston, Texas, Bác sĩ Trần Quốc Hưng, Điều phối viên của Liên minh vì Dân chủ Việt Nam, nói với VOA về phần phát biểu của ông:

 “Một nước Việt Nam dân chủ cần liên minh với các nước tự do và dân chủ khác ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa toàn trị ở châu Á và phần còn lại của thế giới. Chúng ta cần phải nhìn vào cách đối xử của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với các nhóm thiểu số ở Tân Cương và Tây Tạng để hình dung thế giới dưới sự kiểm soát của Trung Quốc”.

“Chúng tôi đã dẫn đầu một liên minh gồm hơn 160 tổ chức quốc tế để liệt Đảng Cộng sản Trung Quốc là một tổ chức tội phạm xuyên quốc gia,” ông Hưng phát biểu.

Hiếu Bá Linh  - Nhà báo Mai Phan Lợi và luật gia Đặng Đình Bách bị bắt vì EVFTA

08/12/2021

https://docs.google.com/document/d/1Qan_co7qjhZMZPc97Jm6bPCkQiL21sa8/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trong khi đó 7 tổ chức xã hội dân sự trong mạng lưới VNGO-EVFTA đã nộp đơn xin tham gia Nhóm Tư vấn của Việt Nam (VN-DAG), nhưng sau đó 2 thành viên bị bắt giam và duy nhất chỉ có Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) được gia nhập VN-DAG.

Nhà báo Mai Phan Lợi và luật gia Đặng Đình Bách không phải là trường hợp đầu tiên, trước khi Hiệp định EVFTA được Nghị viện EU thông qua, nhà cầm quyền Việt Nam đã bắt giam nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng và kết án tới 15 năm tù hồi tháng giêng năm 2021 chỉ vì lên tiếng kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) đặt điều kiện nhân quyền đối với Việt Nam trước khi ký kết EVFTA.

Dương Xuân Lương - Công An Việt Nam ngăn chặn tín đồ Cao Đài tham gia Hội nghị Tự do Tôn giáo và Niềm tin khu vực Đông Nam Á lần VII

08/12/2021

https://docs.google.com/document/d/1TahWXL0mo7lnihVZzrFESfH4eAF743UJ/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nhiều người tham gia hội thảo trực tuyến từ Việt Nam bị chính quyền sách nhiễu nhưng cho đến nay chưa ai bị bắt giữ.

Bộ Công An Việt Nam đã ra lịnh cho công an các địa phương như Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Sài Gòn, Bình Dương, Bình Định…đồng loạt gởi giấy mời hay gọi điện thoại ngăn chặn người Đạo Cao Đài tham gia Hội nghị Tự do Tôn giáo và Niềm tin khu vực Đông Nam Á lần VII do BPSOS tổ chức chủ đề Đạo Cao Đài: Thách đố và Triển vọng ngày 29, 30 tháng 11-2021. 

Nguyễn Vy Khanh  - Vấn đề người trí thức Việt Nam 

08/12/2021

https://docs.google.com/document/d/1ruPl0SfHoAKchu-IxP1N6lerYXu9xtEd/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Người trí thức dù ở trong nước hay ở ngoài vẫn còn vai trò và trách nhiệm đối với tương lai tổ quốc, vẫn còn ở cái thế phải Hành động. Người trí thức dù muốn dù không, dù già dù trẻ, luôn là chứng nhân của chính trị và lịch sử. Để thực sự là chứng nhân, người trí thức phải kiên nhẫn và bền chí. Văn Thiên Tường thời Thành Cát Tư Hãn xâm lăng Trung quốc đã dám đương đầu dầu chỉ với một đám tân binh vừa tập luyện. Có người can ngăn việc châu chấu đá voi đó, ông đã khẳng khái đáp : "Tôi biết mình tài hèn sức mọn không đủ sức chống chọi với quân Nguyên, nhưng tôi xả thân vì nước để các bậc trung thần nghĩa sĩ theo đà đó mà liều thân cứu nhà Tống

Nguồn gốc đáng xấu hổ của Dư luận viên từ Lịch sử Trung quốc

Thu Thuỷ – Thoibao.de (Tổng hợp)

08/12/2021

https://docs.google.com/document/d/19sTjQN9KJ86Kgy3gQROEc-7q4kpD5u_9/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Thành ra, sự hiện diện của đội quân mạ thủ hay wumao không chỉ là một căn bệnh ung thư xã hội, mà còn là tín hiệu mạnh nhứt về một chánh phủ bất chánh và bất tài.

Tôi hơi phân vân khi thấy vài người xem chửi là một nét văn hoá của người Việt! Nghe qua có vẻ là một cách hợp thức hoá chửi bới trong xã hội.

Tôi rất ngờ quan điểm này, bởi nếu là một nét văn hoá người Việt thì tại sao trước 1975 ở miền Nam không có nạn chửi bới tràn lan trên mặt báo như ngày nay. Thật ra, phải xem chửi là một căn bệnh xã hội.” Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn Viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Úc nêu nhận định.

Tin tức thế giới ngày Thứ tư 08 tháng 12 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/13j35MaPk5V4FtLn1yQERSMqmVpfMrrjZ/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Vũ Hiến - Âm mưu bị lật tẩy

08/12/2021

https://docs.google.com/document/d/1DugO10rT_qMtoY5j7SY6nEfX6zak2yHy/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Về phần U.A.E., họ cũng đang muốn ký một hiệp ước chiến lược với Washington để có được sự bảo đảm cam kết từ phía Hoa Kỳ là sẽ bảo vệ họ nếu trong trường hợp bị tấn công. Trong những năm gần đây, nhiều quốc gia Ả Rập trong vùng Vịnh, do ngày càng bị áp lực đe doạ từ Iran, đã phải đặt câu hỏi về mức độ cam kết của Hoa Kỳ trong việc gìn giữ an ninh cho khu vực. Họ đã chứng kiến trước mắt việc Hoa Kỳ đang chuyển dần trọng tâm an ninh sang khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và mối lo ngại nói trên chỉ ngày càng tăng, nhất là sau cuộc rút quân đầy hỗn loạn của Hoa Kỳ ra khỏi Afghanistan.

Nguyễn Kim - Thai Nhi Sẽ Được Tối Cao Pháp Viện Bảo Vệ?

07/12/2021

https://docs.google.com/document/d/1blBQEZYxroJrQJEdMbPexIp_BpmFidDE/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Joe Biden đã thành lập một Ủy Ban Nghiên Cứu Cải Cách TCPV nhằm gia tăng quyền lực của đảng Dân Chủ trong TCPV.  Đảng Dân Chủ dự định sẽ tăng số Thẩm Phán từ 9 lên tới 13, và nếu dự luật này thành công, Joe Biden sẽ có cơ hội bổ nhiệm thêm 4 Thẩm Phán có khuynh hướng thiên tả.  Như vậy, giá trị truyền thống, gia đình và xã hội sẽ có nguy cơ bị sụp đổ.

Vụ Dobbs v. Jackson là một vụ án quan trọng nhất cho những người ủng hộ sự sống và cho những người có niềm tin tôn giáo.  Phán quyết của vụ này sẽ ảnh hưởng lâu dài tới nhiều thế hệ và tương lai của đất nước. 

Trận Trân Châu Cảng đã định hình lại châu Á như thế nào?

Nguồn: Dominic Faulder, “80 years since Pearl Harbor: How the attack reshaped Asia”, Nikkei Asia, 7/12/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

https://docs.google.com/document/d/1N6W0cxP7MAgh4-Q2p2USMFdA4iObPDnR/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Người lính dẫn đầu là Aung San. Ông mặc quân phục của một đại tá Quân đội Đế quốc Nhật Bản, mang theo một thanh kiếm katana, và sau đó được thăng hàm thiếu tướng. Đứng đầu Quân đội Miến Điện Độc lập với lực lượng hàng nghìn người, Aung San ngày nay được coi là người sáng lập ra Tatmadaw, tức quân đội Miến Điện. Vị anh hùng phong trào giải phóng dân tộc của Myanmar đã bị ám sát vào năm 1947 khi con gái ông, Aung San Suu Kyi, mới 2 tuổi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét