TỔ QUỐC GHI ƠN
41 năm kể từ ngày 30.4.1975, niềm uất hận tưỡng chừng như phôi pha, nhưng không, vẩn luôn canh cánh bên lòng...suốt chặng đường dài vừa qua nhân dân VN không bao giờ quên được sự hy sinh cao cả của các Tướng lảnh, Sĩ Quan và quân nhân các cấp thuộc quân lực VNCH với trách nhiệm BẢO QUỐC AN DÂN trong không khí Tự Do cũa hai nền đệ nhất và đệ nhị Cộng Hoà.
Những ai dã chết vì sông núi
Sẽ sống muôn đời với núi sông
“NGÀY MAI ĐI NHẬN XÁC CHỒNG”
Nhà thơ Lê Thị Ý
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzYXE3a3FhZk1CN0gxSkwtTG42YkkyUDdOcVNV/view?usp=sharing
Thập niên 70 (tk.20), chiến tranh chống lại sự xâm lược của cộng sản Bắc Việt rất tàn khốc và ác liệt gây thương tích, chết chóc không biết bao nhiêu người con đất Việt. Vào thời điểm đó thì ca khúc “Tưởng Như Còn Người Yêu” do Phạm Duy phổ nhạc từ thơ của Lê Thị Ý xuất hiện trên các đài phát thanh và truyền hình miền nam VN, gây xúc động lớn trong mọi tầng lớp quần chúng. Vì nó đáp ứng đúng tâm trạng của tất cã các gia đình có chồng, em, con, cháu....đang dấn thân vào cuộc chiến bảo vệ miền Tự Do. Bài ca này còn diển tả được tâm sự của những goá phụ có chồng hiến thân trong cuộc chiến. Bài nhạc do cố nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc từ bài thơ của thi sĩ Lê Thị Ý.
Ngày Mai Đi Nhận Xác Chồng* (PhamDuy) -- Ý Lan
Từ Quốc Hận 30 Tháng Tư Tới Sứ Mạng Chân Chính Của Người Việt Tử Tế
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzckI0SklUNHozUGpQbkEwZWstZ3plTi1FQWpn/view?usp=sharing
Hiện tượng và hiệu ứng “Ngày 30 Tháng Tư” Năm 1975 tới nay, sau 40 năm ròng rã, vẫn bao hàm nhiều ngộ nhận cần sửa sai và định hướng lại.
I. Những Ngộ Nhận Căn Bản Về Hiện tượng “Ngày 30 Tháng Tư”:
Trước hết, ngày 30 Tháng Tư năm 1975 không phải là ngày vui của toàn dân Việt, dù ông Võ Văn Kiệt có nhận định “…ngày 30 tháng 4, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn”; dù trong buổi lễ tiếp thu Sài Gòn, Tướng Trần Văn Trà, Chủ tịch Ủy ban Quân quản, đã phát biểu một cách bâng quơ trước mặt Tổng Thống chớp nhoáng Dương Văn Minh: “Trong cuộc chiến đấu lâu dài này không có ai là kẻ thắng, ai là kẻ bại. Toàn quân và toàn dân Việt Nam là người chiến thắng…”; dù cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp lần đầu tiên gặp bại tướng Nguyễn Hữu Có cũng đã cầm tay mà nói: “Chào mi, ta với mi lúc trước hai đứa hai chiến tuyến nhưng nay ta đã là hai anh em”.[1]
Chủ Nghĩa Be-Bờ & Chiến Tuyến Việt Nam: Từ Chiến Lược Không “Đánh Thực”, “Không-Cốt-Thắng” Tới Ngày QUỐC HẬN
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzSmlIekcyZWhLNlZ3eGljdmR0UEU1S2FCQ2xJ/view?usp=sharing
Chủ Nghĩa Be-bờ [Containment Doctrine][1] là nền tảng của chính sách ngoại giao Hoa Kỳ dùng áp lực quân sự và ảnh hưởng kinh tế để “ngăn chặn” sự bành trướng của chế độ Cộng sản trên thế giới, không khác mấy việc “kiểm dịch” [quarantine][2] ngăn cản việc lây nhiễm của một căn bệnh hiểm nghèo. Chính sách này nhằm một mặt gia tăng an ninh cho Hoa Kỳ và mặt khác tránh “hiệu ứng Domino” [“domino effect”][3] gây cảnh các quốc gia tuần tự đổ theo khi một quốc gia lân cận bị cộng sản chiếm đoạt. Chủ nghĩa Be-bờ do nhà ngoại giao Hoa Kỳ George F. Kennan[4] khơi thuật từ năm 1947[5] và đã ảnh hưởng tới đường lối ngoại giao của Hoa Kỳ kể từ thời Tổng Thống Harry S Truman.[6]
Chủ Nghĩa Be-bờ căn cứ vào những nhận định sau:[7]
• Xôviết cộng sản luôn luôn ở thế chiến đấu trường kỳ chống đối tư bản;
• Xôviết cộng sản tìm mọi cách kết tác với thành phần cảm tình viên trong thế giới tự do;
• Hiện tượng xâm lược của Xôviết cộng sản bắt nguồn từ truyền thống bài ngoại của Nga Xô;
• Cơ cấu của XôViết cộng sản cắt đứt với thực tế nội bộ và ngoại tại.