Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2016

Tưởng Năng Tiến Lại Chuyện Tháng Tư



Tưởng Năng Tiến  Lại Chuyện Tháng Tư


Ngồi buồn gãi háng, dái lăn tăn…

Trần Văn Hương
                     
Tác giả câu thơ thượng dẫn là một chính khách rất tài tử, và vô cùng mờ nhạt. Không mấy ai nhớ rằng ông đã từng giữ những chức vụ như Thủ Tướng, Phó Tổng Thống, và Tổng Thống trong thời Đệ II Cộng Hoà – ở miền Nam Việt Nam.
Dân chúng ở miền đất này thường chỉ nhớ đến Trần Văn Hương như một người lập dị. Ổng hay đi làm bằng xe đạp, trong thời gian là Ðô Trưởng Sài Gòn, và thỉnh thoảng lại sáng tác ra những câu thơ (hơi) kỳ cục:
Ngồi buồn gãi háng, dái lăn tăn…
Ở miền Bắc phần lớn quí vị chính khách đều hành nghề cách mạng một cách bền bỉ, liên lỉ và chuyên nghiệp hơn nhiều. Họ cũng sính chuyện thơ văn hơn, và cách họ làm thơ (hoặc viết văn) cũng gây lôi thôi phiền phức nhiều hơn – cho cả đống người!
Khi ngồi buồn, họ không gãi háng. Lúc rảnh rỗi, họ cũng không chịu viết văn hay làm thơ chỉ để đọc chơi thôi. Văn thơ của họ khiến cho cả nước phải bận lòng, và không ít người phải bỏ mẹ, hay bỏ mạng! Xin đơn cử một thí dụ, một câu thơ nổi tiếng hơn, của một chính khách tăm tiếng (và tai tiếng) hơn nhiều

Cơ Quan Thông Tin Năng Lượng Hoa Kỳ
U.S. Energy Information Administration


Biển Nam Trung Hoa là một hải lộ mậu dịch thế giới trọng yếu và một nguồn chất hydrocarbon tiềm năng, đặc biệt hơi đốt thiên nhiên, với các sự tuyên nhận tranh giành nhau về quyền sở hữu trên biển và các tài nguyên của nó.

Trải dài từ Singapore và Eo Biển Malacca tại phía tây nam đến Eo Biển Đài Loan ở phía đông bắc, Biển Nam Trung Hoa là một trong những tuyến đường mậu dịch quan trọng nhất trên thế giới.  Biển này giàu tài nguyên và nắm giữ tầm quan trọng chính trị và chiến lược đáng kể.
Khu vực bao gồm vài trăm hòn đảo nhỏ, bãi đá, rạn san hô, với đa số tọa lạc tại các chuỗi đảo Paracel (Hoàng Sa) và Spratly (Trường Sa).  Nhiều đảo trong số các đảo này một phần chìm dưới mặt nước, các khối đất đai không thích hợp cho sự cư trú và không kém pha6`n nguy hiểm cho sự chuyên chở bằng tàu.  Thí dụ, tổng số diện tích mặt đất của các đảo ở Spratly chưa gom đầy 3 dặm vuông.
Vài nước giáp ranh với biển tuyên bố quyền sở hữu chủ các hòn đảo để tuyên nhận biển bao quanh và các nguồn tài nguyên của nó.  Vịnh Thái Lan giáp ranh với Biển Nam Trung Hoa, và mặc dù về mặt kỹ thuật không phải là một phần của biển này, cũng có các sự tranh chấp chung quanh Vịnh đó và các nguồn tài nguyên của nó.
Sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Á Châu nâng cao nhu cầu năng lượng trong vùng.  Cơ Quan Thông Tin Năng Lương Hoa Kỳ (U.S. Energy Information Administration: EIA) dự phóng tổng số tiêu thụ nhiên liệu lỏng tại các nước Á Châu bên ngoài Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế (Organization for Economic Cooperation and Development: OECD) vươn lên tỷ số tăng trưởng hàng năm là 2.6 phần trăm, gia tăng từ khoảng 20 phần trăm trong số tiêu thụ thế giới trong năm 2008 lên hơn 30 phần trăm số tiêu thụ của thế giới vào năm 2035.  Tương tự, số tiêu thụ khí đốt thiên nhiên của Á Châu ngoài khối OECD gia tăng 3.9 phần trăm hàng năm, từ 10 phần trăm số tiêu thụ khí đốt thế giới trong năm 2008 lên 19 phần trăm vào năm 2035.  Cơ Quan EIA ước định Trung Quốc chiếm 43 phần trăm số gia tăng đó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét