Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

PENTAGON PAPERS

Người đi người về


Ngày 30 tháng tư năm 1975 chiến tranh kết thúc, chấm dứt Nam - Bắc phân tranh, một cuộc chiến gây nhiều tranh cãi vì tên gọi của nó và dường như cho đến ngày hôm nay vẫn chưa thống nhất tên gọi cho cuộc chiến hai mươi năm, 1954 – 1975 đẫm máu này. Người cho là nội chiến, người bảo là chiến tranh ý thức hệ, người dè dặt nói cuộc chiến tự vệ, người hùng hổ tuyên bố cuộc chiến thần thánh chống Mỹ cứu nước!

Cũng kể từ một ngày của năm 1975 đã có hàng chục vạn người Việt Nam vượt biên, vượt biển bỏ nước ra đi, kéo dài theo nhiều năm sau đó, con số lên đến hàng triệu người bằng nhiều phương tiện thô sơ của ghe, thuyền nhỏ bé mong manh vượt đại dương, đến đôi chân thiếu ăn ốm đói băng rừng vượt suối tìm về miền đất hứa của tự do và đoàn người tội nghiệp đó đã bị chính quyền “nhân danh” cách mạng phỉ báng, nhục mạ là phản quốc, đĩ điếm ma cô, tay sai, lười lao động chạy theo kiếm bơ thừa sữa cặn của đế quốc Mỹ... cùng nhiều từ ngữ hằn học, hận thù khác.

Cho đến hôm nay gần bốn mươi năm được “đảng, nhà nước” gọi là giải phóng, là hòa bình thống nhất đất nước, với danh xưng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam liên tục tuyên bố thắng lợi, thành công này đến thắng lợi, thành công khác, nào là xây dựng xã hội ưu việt, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, một chế độ tốt đẹp, nhân quyền được thực thi trong thực tế, tự do dân chủ vạn lần hơn! Thế nhưng, hiện nay vẫn còn người mưu tìm đường bỏ nước ra đi, rời xa nơi chốn nuôi mình khôn lớn? Người đi qua đường hôn nhân “thật lẫn giả”, người đi làm cô dâu nước ngoài, người đi xuất khẩu lao động, đi du lịch tìm cơ hội trốn ở lại và con cháu quan chức nhà nước, đại gia đỏ đi du học, không muốn quay về, muốn ở lại các nước tự do, tư bản giãy chết... ngày càng đông và rất phổ biến!

Nhớ lại mấy chục năm trước trong thời gian sôi động của vượt biên, vượt biển, nhiều người rỉ tai nhau “cây cột đèn có chân nó cũng đi” nghĩa là không còn ai tha thiết ở lại. Vậy mà vẫn có những con người kiêu hùng, bất khuất biểu hiện thái độ không tầm thường, đã đến bến bờ tư do, được hưởng “bơ thừa sữa cặn” lại vượt biên, vượt biển “ngược” trở về quê hương qua nhiều đợt, nhiều tổ chức đấu tranh khác nhau, chuyển lửa niềm tin và hy vọng cho những người còn ở lại. Những con người bình thường nhưng có hành động phi thường đã trả giá cho khát vọng tự do của dân tộc bằng máu, bằng mạng sống của chính mình như Trần Văn Bá, Hồ Thái Bạch, Lê Quốc Quân (em Lê Quốc Túy), Hoàng Cơ Minh, Lê Hồng, Dương Văn Tư, Võ Hoàng (nhà văn đi kháng chiến) Nguyễn Văn Lộc, Vũ Hoài Khôi... hay chung thân khổ sai hoặc nhiều năm tù trong các trại tù khắc nghiệt dã man của cộng sản như Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Văn Trại (chết trong tù), Trương Văn Sương (tù chung thân và chết trong tù), Võ Đại Tôn...V.V..

Đến hôm nay, hàng triệu người bỏ nước ra đi năm xưa đem mạng sống mình đổi lấy tự do đa số đã ổn định cuộc sống nơi xứ người, con cái đã thành đạt và cái quý nhất là tự do, họ đã được hưởng nhiều hơn mong đợi. Với điều kiện sống tốt như thế, họ có thể an nhiên, nhắm mắt bịt tai thụ hưởng những gì mình có được, không cần nghe, không cần nhớ, không cần biết đến bên kia bờ đại dương có một nước Việt Nam hình cong chữ S, từ Ải Nam Quan đến mủi Cà Mau có người thân yêu, có bạn bè, có đồng bào ruột thịt, vẫn còn quằn mình cam chịu cảnh bất công, độc tài áp bức của bạo quyền cộng sản.

Nhưng không họ không quên, họ vẫn nhớ giòng sông nhỏ cây cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi, có bà mẹ quê một nắng hai sương với gánh hàng rong trĩu nặng hai đầu như gánh cả quê hương... Có một cái gì đó rất thiêng liêng kết dính vào hai chữ Việt Nam để những người con xa quê, lưu lạc bốn phương trời vẫn cảm thấy nhói đau khi đồng bào bị cướp đất, cướp nhà cách bất công, vẫn dâng trào phẫn nộ khi chủ nhân nước ngoài “vào nhà” xúc phạm, sỉ nhục dân tộc Việt Nam, vẫn sục sôi căm giận đảng cộng sản Việt Nam yếu hèn nhượng bán đất, biển, đảo cho giặc thù phương Bắc.

Hàng hàng, lớp lớp người bỏ nước ra đi năm xưa, số đông cá nhân thầm lặng, sống nhẫn nhục xây dựng tương lai trên quê hương thứ hai, nhưng không thiếu tình yêu thương đồng bào, trong lòng ngập tràn tình yêu nước nồng nàn bỏng cháy và không ngần ngại lên tiếng khi Tổ Quốc lâm nguy.

Trong thời gian dài không ngưng nghỉ có trên ba mươi năm đã có nhiều người về thầm lặng đóng góp phần nhỏ của mình cho quê hương qua nhiều cách khác nhau. Điển hình cho lớp người thầm lặng đó, gần đây có gia đình gồm bà mẹ cùng hai cô con gái sống ở Đức Quốc, bạn thanh niên sống ở Hoa Kỳ và một số người sống khắp nơi trên thế giới tự do đã trở về sát cánh cùng đồng bào mình xuống đường bày tỏ lòng yêu nước. Những cá nhân yêu nước thầm lặng này đã bay nửa vòng trái đất về Hà Nội, Sài Gòn để góp mặt, góp phần nhỏ của mình cùng những người yêu nước xuống đường biểu tình chống Trung Quốc bành trướng, xâm chiếm biển đảo Việt Nam trong những ngày Chủ nhật rực lửa đấu tranh.

Thế gia đình “Việt kiều” ở Đức và bạn thanh niên ở Hoa Kỳ điển hình có như bộ máy tuyên truyền gán ghép, như nhà nước từng gán ghép những người không chấp nhận chế độ cai trị bạo ngược cộng sản, là thành phần “phản động”, “thế lực thù địch” mang nặng lòng thù hận muốn lật đổ nhà nước, dựng lại nước Việt Nam Cộng Hòa để trả thù, để kiếm chức kiếm quyền, cướp quyền cộng sản cai trị Việt Nam? Chắc chắn gia đình Việt kiều Đức và bạn thanh niên kia, thậm chí những cá nhân đã từng góp phần xương máu, phục vụ, sống trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa không có tham vọng đó, vì họ biết mình là ai, làm được gì cho con người, đất nước Việt Nam hôm nay!

Lời nói đó của nhà nước cộng sản Việt Nam mới thật sự là vu khống nói xấu, là xuyên tạc bịa đặt bởi những người đã được sống trong các nước dân chủ văn minh thượng tôn luật pháp. Họ có tất cả, từ cơm ăn áo mặc, tự do dân chủ đến nhân phẩm, nhân quyền đều được tôn trọng, bảo vệ. Họ không có nhu cầu nào khác để đấu tranh, ngoài tình yêu nước và tình nghĩa đồng bào còn ở lại. Họ lên tiếng vì trong lòng của người con Việt Nam xa xứ còn có đồng bào, có quê hương Việt Nam mến yêu nằm bên kia biển. Họ đấu tranh miệt mài vì đồng bào của mình chưa được hưởng những quyền tự do căn bản, chưa được hưởng quyền làm người mà những con người trong đó có họ, ở các nước dân chủ được hưởng. Họ đấu tranh xây dựng nền tảng dân chủ cho đất nuớc, cho dân tộc trường tồn chứ không đấu tranh cho tham vọng cá nhân, nếu có chỉ là số nhỏ không đáng quan tâm. Lẽ khác, họ biết trong thể chế chính trị dân chủ tham vọng cá nhân không thể muốn là được, không thể muốn làm gì thì làm, mọi chức vụ, quyền hạn đều theo luật pháp, theo bầu cử tự do có giám sát, theo ý chí, nguyện vọng của toàn dân và không ai có thể đứng trên hoặc đứng ngoài nó.

Tất cả những điều mà “chính quyền cách mạng” tuyên truyền giáo dục lớp người sinh ra lớn lên sau cuộc chiến Bắc-Nam, về những người bỏ nước ra đi, về chế độ tay sai, ngụy quân ngụy quyền xấu xa ở miền Nam dần lộ rõ, nhờ kỹ thuật thông tin hiện đại nên người dân tiếp cận được nhiều nguồn thông tin và cũng từ đó người ở lại bắt đầu hiểu được tấm lòng của người gạt nước mắt bỏ nước ra đi năm xưa, họ bị phỉ báng, nhục mạ “phản động, phản quốc, tay sai, bán nước”. Giờ người dân đã hiểu ai phản động, phản quốc, tay sai, bán nước?

Giờ đây trên dưới bốn mươi năm năm trôi qua có người đi có người về, có người về trong tổ chức đấu tranh chuyên nghiệp cũng có người về với tình yêu nước nồng nàn tự phát từ con tim chân chính, người về có nhiều cá nhân có tên tuổi đi vào lịch sử cũng không ít người dũng cảm vô danh đã âm thầm nằm xuống vĩnh viễn cho đất mẹ hồi sinh.

Ngày nay trong thời khắc dầu sôi lửa bỏng của tổ quốc, những người con hào hùng, dũng cảm ở lại, đứng lên vượt qua nỗi sợ hãi xuống đường lên tiếng cảnh báo hiểm họa ngoại xâm. Bên cạnh đó, cũng đã có con, cháu lớp người ra đi năm xưa không kiêng dè bảo lửa, trở về tiếp sức.

Người về như lời khẳng định những người con lưu lạc khắp nơi trên thế giới luôn dõi theo, luôn đồng hành, luôn đứng bên cạnh những người con yêu nước dũng cảm còn ở lại đấu tranh cho một nước Việt Nam tự do, dân chủ, nhân quyền. Người về để làm nhân chứng sống cho sự thật lịch sử ai phản động phản quốc, ai tay sai bán nước? Người về để tiếp lửa đấu tranh cho trái tim yêu nước rực sáng niềm tin cho một tương lai tươi sáng trong lòng những người con đất Việt còn mang hồn Việt.

Le Nguyen

Pentagon Papers

http://www.archives.gov/research/pentagon-papers/

All files in the "Title" column are in PDF format.
Due to the large file sizes, we recommend that you save them
rather than try to open them directly.

... Hoa Kỳ là siêu cường số 1 trên thế giới hiện nay nên không giao dịch hoặc làm bạn với Hoa Kỳ thì thiệt hại rất nặng nề. Làm bạn với Hoa Kỳ thì phải biết được ưu và khuyết điểm của Hoa Kỳ, đừng đặt quá nhiều kỳ vọng nơi Hoa Kỳ để rồi không biết tự xây dựng thực lực cho chính bản thân mình thì có ngày vì quyền lợi của Hoa Kỳ, họ bán đứng không kịp trở tay thì đau lòng vô cùng. Trở lại vấn đề Biển Đông, chắc Hoa Kỳ và Trung Cộng đã có một thỏa thuận ngầm gì ở đàng trong rồi nên Bộ Trưởng Quốc Phòng của Trung Cộng là Trì Hạo Điền mới dám mạnh miệng tuyên bố với Hoa Kỳ là “hãy chia đôi Thái Bình Dương” và trong tháng 6/2011 Bắc Kinh đổ hơn 1000 tỷ Mỹ Kim mua công khố phiếu của Hoa Kỳ. Chỉ có chế độ đa đảng và sự đoàn kết của người Việt trong và ngoài nước thì mới có đủ sức mạnh để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Thiếu một trong 2 yếu tố này, nguy cơ mất nước của Việt Nam rất là gần kề./.

Sau 40 Năm Bí Mật




Đầu mùa hè năm 2011, thế giới lên cơn sốt về việc Trung Cộng tạo căng thẳng ở Biển Đông thì ai nấy đều ngóng trông nơi Hoa Kỳ với niềm hy vọng Hoa Kỳ sẽ là cứu tinh giúp họ đối phó với mộng bành trướng của Trung Cộng. Nhưng ngày 14/6/2011, Văn Khố Quốc Gia (National Archives) của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho giải tỏa (declassify) 7000 trang hồ sơ về những vấn đề của Việt Nam và Đài Loan hơn 40 năm trước làm cho niềm tin của nhiều người nơi Hoa Kỳ tan thành mây khói. Sau đó, National Security Archive ở George Washington University đưa ra thêm 28,000 trang hồ sơ, trong đó có những mẫu đối thoại đi vào chi tiết giữa hai Ngoại Trưởng Henry Kissinger và Chu Ân Lai càng làm cho nhiều người nhìn ra sự thật phũ phàng Hoa Kỳ đã bán đứng Việt Nam Cộng Hòa và Đài Loan để đổi lấy sự làm hòa và giao thương với Trung Cộng.



Tài liệu này tung ra làm cho hồi ký của Kissinger xuất bản năm 1979 (The Memoirs) không còn giá trị vì nhiều điều trong hồi ký của Henry Kissinger viết đều sai với những chi tiết trong tài liệu này. Hồi ký của Henry Kissinger viết là để đánh bóng cá nhân và để chạy tội cho bàn thân. Tài liệu lịch sử của Văn Khố cho thấy chính sách của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ là đặt quyền lợi nước Mỹ là tối thượng cho dầu chính sách này đưa đến sự phản bội những đồng minh cũng như phải dấu diếm và lừa cả chính dân chúng và Quốc Hội Hoa Kỳ.



Đầu thập niên 1970s, Hoa Kỳ thay đổi sách lược bắt tay với Trung Cộng đối phó với Liên Xô buộc Hoa Kỳ phải hất Đài Loan ra khỏi Liên Hiệp Quốc và đưa Trung Cộng vào thay thế vị trí này. Cách đây 40 năm, Hoa Kỳ đã công nhận chỉ có một nước Trung Quốc, và Đài Loan cũng chỉ là một tỉnh của Trung Quốc với một thể chế đặc biệt!! Hoa Kỳ đã theo đuổi chính sách này 40 năm và sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách này cho đến khi Đài Loan danh chính ngôn thuận thống nhất với Trung Quốc, và thường thì khi sự thống nhất xảy ra, Trung Quốc lúc đó có thể chế đa đảng.

Tài liệu cũng cho thấy Trung Cộng đặt điều kiện giải quyết vấn đề Đài Loan đi đôi với giải quyết chiến tranh Việt Nam. Hoa Kỳ quyết định bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa, để cho Cộng Sản Việt Nam chiếm cả nước, và Hoa Kỳ phủi tay trong một thời gian vài thập niên bỏ ngõ Đông Nam Á và Biển Đông cho Trung Cộng tạo ảnh hưởng. Tài liệu cho thấy khi ấy Bắc Việt rất bối rối và chuẩn bị đầu hàng vì không chịu nổi B52 bỏ bom ở Hà Nội, và nếu Hoa Kỳ tiếp tục bỏ bom thêm 2 tuần nữa thì Hà Nội có lẽ đã đầu hàng, nhưng vì đã thỏa thuận với Bắc Kinh nên Henry Kissinger và Tổng Thống Richard Nixon ngưng bỏ bom như một hình thức vất đi chiến thắng đang ở trong tầm tay! Cũng vì chính sách này nên tháng Giêng năm 1974, Trung Cộng đưa hải quân đánh Hoàng Sa, Hải Quân VNCH chiến đấu và kêu gọi Đệ Thất Hạm Đội của Hải Quân Hoa Kỳ đang ở gần đó tiếp cứu nhân đạo thôi thì Đệ Thất Hạm Đội nhận đủ tín hiệu xin cấp cứu nhưng vẫn làm ngơ để mặc cho các thương binh VNCH chết đau thương và oan ức tại Biển Đông.




Tại sao Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ tiết lộ những bí mật này? Có phải họ có lòng thành tiết lộ những bí mật đầy lừa lọc và phản trắc đối với các đồng minh của họ? Bí mật lịch sử đã vén màn, liệu những đồng minh của Hoa Kỳ có còn tin tưởng nơi Hoa Kỳ như họ đã có trước đây?
Thật ra Hoa Kỳ ở trong tình thế không thể giữ bí mật lâu dài được nữa vì trước đây những chi tiết này đã rò rỉ ra ngoài hầu hết rồi và nếu cứ tiếp tục dấu diếm những điều mà mọi người đã đoán biết thì hệ quả của nó còn tai hại hơn cả việc tiết lộ. Cách đây 40 năm, ông Daniel Ellsberg đã tiết lộ những bí mật này cho The Washington Post, the Times, New York Times, và nhiều cơ quan truyền thông khác tạo một cú sốc trong quần chúng Hoa Kỳ. Ngày hôm nay, Văn Khố Quốc Gia tung ra những tài liệu cách đây 40 năm chỉ là để xác nhận cách chính thức những tài liệu ông Daniel Ellsberg tung ra trước đó là chính xác, thôi, mọi người đừng đoán già đoán non nữa.

Ông Daniel Ellsberg là người gốc Do Thái, sinh trưởng tại Chicago (sinh ngày 7/4/1931), là một người phân tích tình báo chiến thuật chiến lược của quân đội. Ông từng là nhân viên của RAND Corporation. Rand là chữ viết tắt của Research and Development, một công ty bất vụ lợi chuyên phân tích tình hình cho Quân Đội Hoa Kỳ và Doughlas Air Company là một công ty chế tạo các vũ khí cho Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ. Rand có 1600 nhân viên và trong 1600 nhân viên này có những người làm cho tình báo Hoa Kỳ.
Năm 1954, sau khi tốt nghiệp ở Harvard, Daniel Ellsberg gia nhập Hải Quân Hoa Kỳ. Ông ra trường đứng đầu lớp cả 1000 người. Mang lon Thiếu Uý, ông trở thành tiểu đội trưởng. Sau 2 năm phục vụ cho Hải Quân, ông được trở về công việc dân sự, ông tiếp tục học ở Harvard và tham gia giúp Rand chuyên phân tích tình hình quân sự. Năm 1964, ông chính thức làm cho Bộ Quốc Phòng và ông tham gia biến cố hạm đội USS Maddox xảy ra ở Vùng Vịnh Bắc Việt (Gulf of Tonkin) năm 1964. Khi ấy Hoa Kỳ nói rằng Bắc Việt tấn công hạm đội USS Maddox để lấy cớ đó tấn đánh Bắc Việt nhưng bây giờ tài liệu đã giải mã, chính Hoa Kỳ dàn dựng vụ này hơn là Bắc Việt. Năm 1965, ông được chuyển sang làm Bộ Ngoại Giao đặc trách phân tích tình hình Việt Nam. Năm 1967, ông trở về làm cho Rand và cho Bộ Quốc Phòng, trực tiếp chịu trách nhiệm với Bộ Trưởng Quốc Phòng.


Năm 1969, ông không có thiện cảm sách lược của Hoa Kỳ với Cuộc Chiến Việt Nam và sau khi nghe Randy Kehler (sinh năm 1944), một trong những người phản chiến thuyết trình cách hùng hồn, ông Daniel Ellsberg trở thành một trong những người chống chiến tranh. Sau khi đã có thiện cảm với nhóm phản chiến và ở cương vị là một người có thể tiếp xúc được những tài liệu tối mật của quốc gia, cùng với Anthony Russo (1934-2008) làm ở Rand, Daniel Ellsberg bí mật sao lại (copy) nhiều tài liệu tối mật và rò rỉ ra ngoài cho báo chí biết. Tài liệu rò rỉ bí mật này được giới truyền thông Hoa Kỳ đặt tên cho là Pentagon Papers. Năm 1970, Daniel Ellsberg cố gắng ảnh hưởng trên các Thượng Nghị Sĩ bằng cách thuyết phục các đổng lý văn phòng (chiefs-of-staff) của các Thượng Nghị Sĩ những tàn hại về Chiến Tranh Việt Nam.

Chủ Nhật ngày 13/6/1971, lần đầu tiên báo Times đăng trích đoạn từng phần 7000 trang . Tổng Thống Richard Nixon và Henry Kissinger bị cú đấm bất ngờ, lập tức phản ứng cách hung hãn, cách chức nhiều người họ nghi hoặc. Tổng Thống Nixon nói: “Hãy cách chức ngay những tên đầu não.” Nội các của Tổng Thống Nixon nộp đơn khẩn cấp xin Tối Cao Pháp Viện ngăn cấm không cho Times và các báo chí tiếp tục đăng tải những tin tối mật của Quốc Phòng. Times và các cơ quan truyền thông báo chí nhất quyết không chịu tiết lộ Daniel Ellsberg là nguồn gốc nhận tin của họ. Daniel Ellsberg phải trốn chui trốn nhủi trong bí mật cả 2 tuần. Sau 2 tuần, Tối Cao Pháp Viện phán quyết Times có quyền tiếp tục đăng tải những thông tin tối mật của Bộ Quốc Phòng được rò rỉ tới họ vì đây là Tự Do Ngôn Luận được bảo vệ bởi Tu Chính Án Thứ Nhất. Phán quyết này như một cú tát tai vào mặt nội các của Tổng Thống Richard Nixon.

Ngày 28/6/1971, Daniel Ellsberg và bạn đồng nghiệp Anthony Russo nộp mình cho FBI ở Boston Massachussett. Chính phủ Liên Bang Hoa Kỳ truy tố 2 người vi phạm Đạo Luật Tình Báo Năm 1917 (Espionage Act 1917). Sau 2 năm điều tra và nhiều biến chuyển, vào tháng 5 năm 1973, chánh án William M. Byrne, Jr. ra lệnh bãi nại vụ án này. Sau vụ án này, Daniel Ellsberg đi thuyết trình nhiều nơi về các đề tài chính trị cũng như những bí mật lịch sử liên quan đến Việt Nam và Đài Loan.



Daniel Ellsberg và Anthony Russo đã tiết lộ những bí mật cách đây hơn 40 năm và hiện nay Daniel Ellsberg còn sống và còn đi thuyết trình những vấn đề đó nên Văn Khố Quốc Gia chấp nhận bạch hóa hồ sơ. Khi bạch hóa hồ sơ thì một hình thức nào đó họ cũng xác nhận chính sách của Hoa Kỳ là “quyền lợi của Hoa Kỳ là tối thượng” nên sẵn sàng bất chấp cả sự phản bội đối với đồng minh để đạt mục tiêu. Trong tương lai, những ai muốn làm đồng minh với Hoa Kỳ thì phải biết điều này mà trong luật họ gọi đó là caveat emptor – let the buyer beware, làm bạn với Mỹ và nếu Mỹ đâm sau lưng cách bất ngờ thì đừng có than trời trách đất.



Lời Kết: Hoa Kỳ là siêu cường số 1 trên thế giới hiện nay nên không giao dịch hoặc làm bạn với Hoa Kỳ thì thiệt hại rất nặng nề. Làm bạn với Hoa Kỳ thì phải biết được ưu và khuyết điểm của Hoa Kỳ, đừng đặt quá nhiều kỳ vọng nơi Hoa Kỳ để rồi không biết tự xây dựng thực lực cho chính bản thân mình thì có ngày vì quyền lợi của Hoa Kỳ, họ bán đứng không kịp trở tay thì đau lòng vô cùng. Trở lại vấn đề Biển Đông, chắc Hoa Kỳ và Trung Cộng đã có một thỏa thuận ngầm gì ở đàng trong rồi nên Bộ Trưởng Quốc Phòng của Trung Cộng là Trì Hạo Điền mới dám mạnh miệng tuyên bố với Hoa Kỳ là “hãy chia đôi Thái Bình Dương” và trong tháng 6/2011 Bắc Kinh đổ hơn 1000 tỷ Mỹ Kim mua công khố phiếu của Hoa Kỳ. Chỉ có chế độ đa đảng và sự đoàn kết của người Việt trong và ngoài nước thì mới có đủ sức mạnh để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Thiếu một trong 2 yếu tố này, nguy cơ mất nước của Việt Nam rất là gần kề./.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét