Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

TIẾNG NÓI BẤT KHUẤT TỪ VIỆT NAM

http://www.youtube.com/watch?v=zDAzQNEixlM&list=PL95BE66B7A635C563&feature=mh_lolz



13:54
Tiếng Nói Bất Khuất từ Việt Nam (1)
17:33 Ngày 10 tháng 04 năm 2012



10:34
Tiếng Nói Bất Khuất từ Việt Nam (2)
18:06 Ngày 10 tháng 04 năm 2012





13:44
Tiếng Nói Bất Khuất từ Việt Nam (3)



14:48
Tiếng Nói Bất Khuất từ Việt Nam (4)



15:27
Tiếng Nói Bất Khuất từ Việt Nam (5)



14:51
Tiếng Nói Bất Khuất từ Việt Nam (6)




13:56
Tiếng Nói Bất Khuất từ Việt Nam (7)




1.
14:31
Tiếng Nói Bất Khuất từ Việt Nam (8)



21:31 Ngày 10 tháng 04 năm 2012

Tháng Tư Đen 2012: Nhớ về Bình Long Anh Dũng 1972


(04/07/2012)

Giao Chỉ, San Jose

Xin hân hạnh giới thiệu với quí vị bộ phim DVD Bình Long Anh Dũng đã thực sự hoàn tất sau 2 lần sửa chữa. Xin cáo lỗi với 400 chiến hữu đặt mua Bình Long 3 tháng mà vẫn chưa vào được An Lộc…

Lời mở đầu.

Sau những phim “Chân Dung người Lính,” “ Quảng Trị mùa Hè,” “ Lịch sử ngàn người viết,” “35 năm nhìn lại” do Dân Sinh Media thực hiện, bây giờ chúng tôi xin giới thiệu phim ảnh về chiến sự An Lộc.

Chúng ta đã trải qua vừa đúng 4 thập niên, tài liệu về phim ảnh vốn đã thiếu thốn lại còn thất lạc và mờ nhạt. Các nhân chứng không còn hiện diện. Vì vậy chúng tôi cố gắng tối đa để xử dụng những thước phim quý giá nhất còn tìm được và phỏng vấn những nhân chứng còn liên lạc được.

Chắc chắn một bộ DVD chưa thể hiện được tất cả mọi khía cạnh của cuộc chiến với sự tham dự của hàng ngàn chiến binh nhiều quân binh chủng, Nhưng chúng tôi may mắn có được tài liệu gốc từ trung tâm quốc gia điện ảnh Việt Nam trước 75. Với khả năng vẫn còn giới hạn, chúng tôi chắc chắn rằng đã nỗ lực thực hiện một tài liệu có giá trị xứng đáng với đề tài chiến sử An lộc.

Tài liệu này chính là một sản phẩm phát hành để yểm trợ cho viện bảo tàng Việt Nam vốn là một biểu tượng xây dựng nhịp cầu văn hóa với nước Mỹ, là thông điệp lịch sử dành cho thế hệ tương lai. Và quan trọng nhất đây là một thách đố đối với cộng sản Việt Nam. Bây giờ là năm 2012, bốn mươi năm sau cuộc chiến mùa hè 72 xin quý vị cùng chúng tôi, lấy tro tàn An Lộc để viết chiến sử Bình Long. Trong chiến tranh Việt Nam chúng ta phải có 4 bộ phim tài liệu cần thực hiện. Quảng Trị mùa hè, Bình Long Anh Dũng, Mậu Thân oan trái, và Nước mắt 75. Sau Quảng Trị, bây giờ là Bình Long. Xin trân trọng gửi đến quý vị, cùng tấm lòng chân thành tưởng niệm quân dân miền Nam đã hy sinh trong trận chiến khốc liệt kéo dài suốt 93 ngày từ 4/4/ đến 7/7-1972 để Bình Long trở thành Bình Long Anh Dũng.

Sau đây là phần giới thiệu sơ lược những đoạn chính:

Bình Long miền đất quê hương .

Ngày xưa thị trấn Hớn Quản là một vùng gíáp ranh biên giới Cam Bốt với nhiều đồn điền cao su và thuộc về lãnh thổ Thủ Đầu Một. Bắt đầu từ thời Việt Nam Cộng Hòa, tỉnh Bình Long được thành lập với 3 quận Chân Thành, Hớn Quản và Lộc Ninh chạy dài theo hướng Nam Bắc trên quốc lộ 13 đến vùng biên giới. Sau đó quận Hớn Quản đổi tên thành An Lộc và trở thành thủ phủ của Bình Long. Vào thời gian trận An Lộc bắt đầu, thị xã này có 25 ngàn người trên tổng số 65 ngàn dân của toàn thể Bình Long.

Cho đến tháng 3-1972 An Lộc vẫn còn là thành phố bình yên giữa các mặt trận sôi động tại miền đông từ Bà Đen đến Bình Giả. Đặc biệt là vùng đất tranh chấp ngày đêm tại Củ Chi, Hậu Nghĩa. Bình Long cũng không phải là vùng chiến sự triền miên như Kon Tum, Quảng trị. Không ai biết rằng một sớm một chiều An Lộc sẽ trở thành bình địa. Không ai biết rằng cộng quân đã có lúc chiếm hơn phân nửa thị xã. Nhưng ngày nay dấu vết của cuộc chiến chẳng còn tìm thấy tại An Lộc. Khu nghĩa trang nổi tiếng của biệt kích dù hoàn toàn biến mất. Ai là người đã từng nhỏ lệ khóc cho biệt kích dù vị quốc vong thân. Các khu nghĩa địa của chiến binh Việt Nam Cộng Hòa vừa chiến đấu vừa chôn cất chiến hữu ngay tại chiến trường ngày nay cũng chẳng còn tìm thấy.




Từ trái: Đại tá Hồ Ngọc Cẩn, tác phẩm chân dung sơn dầu và chuần tướng thiết giáp Trương Hữu Đức (1964).
Trong khi tiếng súng còn vang dậy, quân dân An Lộc giữa vòng vây đã phải đào hố chôn tập thể hàng ngàn xác chết không toàn thây vì pháo kích của cộng quân. Đa số là xác dân chúng, một số nhỏ là chiến binh của ta và có cả xác bộ đội. Ngày nay trên 4 khu mộ tập thể tại An lộc, chính quyền cộng sản làm bảng tưởng niệm ghi rằng.

Đây là mộ 3000 nhân dân An Lộc chết vì bom đạn của Mỹ Ngụy.

Chính vì những xuyên tạc lịch sử như thế mà DVD Bình Long anh dũng phải ra đời. Nếu hỏi rằng dấu vết quê hương Bình Long một thời oanh liệt nay còn ở đâu. Xin thưa rằng, Bình Long ngày nay chỉ còn vương theo bước chân lưu vong của hàng ngàn con dân trên khắp nẻo đường thế giới.
Và DVD Bình Long Anh Dũng là một di sản đóng góp vào hành trang lịch sử của mỗi gia đình. Ghi dấu gian truân của người Lộc Ninh, An Lộc, Chân Thành đã trải qua cơn binh lửa kinh hoàng vào hậu bán thế kỷ thứ 20.

Đường vào An Lộc.

Khi An Lộc bị tấn công, các đơn vị Việt Nam Cộng Hòa tại miền Đông với sư đòan 5, và 18 của quân đoàn 3 đã hết sức chống trả. Quân tổng trừ bị nhẩy dù, biệt động quân và biệt kích dù đã vào cứu An Lộc. Tiếp theo những người lính của miền sông nước Cửu Long cũng kéo về cứu An Lộc. Họ đeo huy hiệu của SĐ 21 Hậu Giang và SĐ 9 Tiền Giang. Một cuộc chuyển quân khẩn cấp đã được Bộ TTM/ Tổng cục tiếp vận điều động. Các trung đoàn từ Cà Mau, Chương Thiện tập trung về Bạc Liêu, và Sóc Trăng để cùng bộ tư lệnh sư đoàn 21 lên đường. Từ Sa Đéc trung đoàn 15 của sư đoàn 9 ra đi. 12 ngàn quân đi xe trên quốc lộ trong 3 ngày để đến điểm hẹn với cả chiến xa và pháo binh.

Trong khi đó các sư đoàn của Bắc quân tập trung cho trận Bình Long phải chuẩn bị chuyển quân vào chiến trường trong nhiều năm. Hà Nội đóng cửa các trường học bắt cả lính dưới 18 tuổi. Thậm chí có nhiều em 16 tuổi. Chuyến vào Nam đường xa vạn dặm. Đi toàn đường rừng và phần lớn đi bộ. Xe chỉ chở quân dụng và lương thực.

Một thế hệ thanh niên phải hy sinh. Ra đi không hề có thư từ tin tức giữa tiền tuyến và hậu phương. Chiến binh chỉ có một con đường duy nhất. sinh Bắc tử Nam. Đa số thương binh chết tại chiến trường hay chết sau khi được đưa về hậu tuyến. Việc bị khóa trong xe tăng hay bên các đại pháo là điều có thật.

Và con số quyết tâm tử chiến của địch rất cao. Đó là lý do ta bắt được rất ít tù binh. Chứng tỏ guồng máy tuyên truyền một chiều của cộng sản hết sức hữu hiệu.

Phải ghi nhận phía đối phương được chuẩn bị với ý chí kiên cường như thế, giá trị chiến thắng của VNCH mới thể hiện rõ ràng.

Đã 40 năm qua, phía Hà Nội có cả một viện bảo tàng để ca ngợi cuộc chiến 80 ngày giữ cổ thành Quảng Trị, nhưng ngày nay không ai nhỏ nước mắt khóc thương cho 20 ngàn bộ đội thương vong trên con đường vào An Lộc. Còn về phía VNCH, trên con đường số 13 oan nghiệt.

Một tấc đường, một giải khăn tang. Bình Long máu đỏ nhuộm cờ vàng. Câu chuyện này phải được ghi lại bằng DVD



Từ trái:Nghĩa trang tạm khi chiến đấu, Nghĩa trang sau cuộc chiến, Ngày nay không còn nữa.
Người Chiến binh.

Nói về người lính chiến Việt Nam Cộng Hòa tại mặt trận An Lộc chúng ta phải có cái nhìn tổng hợp và toàn diện. Đây là một cuộc chiến có đầy đủ mọi khía cạnh nhưng không thể có đủ phim ảnh và thời gian để diễn tả hết. Từ sự tan hàng đau thương của trung đoàn 9 tại Lộc Ninh. Trung đoàn trưởng bị bắt cùng bộ tham mưu. Cố vấn trưởng tự tử chết. Chi khu Lộc Ninh bị tràn ngập và bên ta có các sỹ quan bị bắt làm tù binh bây giờ kể lại nỗi đoạn trường.

Ngay từ ngày đầu, khi Lộc Ninh thất thủ, tư lệnh sư đoàn 5, tướng Lê văn Hưng vào ngay An Lộc để trở thành người hùng tử thủ với 2 trái lựu đạn đeo trên ngực và một lời thề sẽ tự sát theo thành. Phải theo sát cuộc tiến quân của trung tá Hồ Ngọc Cẩn và trung đoàn 15 của sư đoàn 9 bộ binh suốt 40 ngày chiến đấu để sau cùng vào được phòng tuyến của sư đoàn 5.

Phải nói đến cái bắt tay lịch sử của đại tá Lưỡng, lữ đoàn dù khi gặp chuẩn tướng Lê văn Hưng trong hầm chỉ huy An lộc.

Và gần 40 năm sau cái bắt tay của tướng Lưỡng và tướng Nhật gặp lại nhau tại Orange County.

Câu chuyện của các chiến binh nhân dân tự vệ hạ được chiến xa địch ngay giữa Thành phố.

Hãy ghi nhớ câu chuyện 550 chiến binh Biệt kích dù nhẩy vào An Lộc mà chỉ 3 ngày đã làm nghiêng ngả phòng tuyến Bắc quân. Biệt kích chia toán đánh bằng dao găm đã thanh toán các ổ kháng cự trên từng ngôi nhà, từng con phố. Sau 86 ngày các anh ra đi để lại 86 ngôi mộ mang lời thơ bất hủ. Biệt kích Dù vị quốc vong thân. Rồi chuyện tư lệnh phó sư đoàn 5, đại tá Lê NguyênVỹ đích thân lấy súng M72 hạ T54.

Lê văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Hồ Ngọc Cẩn đều là anh hùng của chiến trường Bình Long và gương hy sinh lẫm liệt tại An Lộc là đã dọn sẵn con đường để những người chiến binh chết cho đất nước 3 năm sau vào tháng 4-1975.

Bằng những phương tiện khác nhau, bằng những hoàn cảnh khác nhau, từ không quân cho đến bộ binh. Pháo binh thiết giáp. Các SĐ 21, 5, 18, Sư đoàn 9, Biệt động quân, nhẩy dù, các đơn vị tiếp vận yểm trợ binh đoàn, nhân dân tự vệ, xây dựng nông thôn, địa phương quân, v..v.. Tất cả đều mang danh nghĩa chiến binh Bình Long.Và chúng ta cũng không quên các nhân viên dân chính. Rất nhiều cố vấn Mỹ rồi ngay cả các lao công đào binh cũng đã chiến đấu và hy sinh cho Bình Long suốt 93 ngày khói lửa.

Về phương diện cá nhân đã có 2 cái chết anh hùng đáng ghi nhận là trung tá cố vấn trưởng của trung đoàn 9 bị thương đã tự vẫn tại Lộc Ninh để cho các chiến hữu có thể yên tâm vượt thoát.Người thứ hai là vị đại tá thiết đoàn trưởng đã hy sinh trên trời khi máy bay của ông bị trúng dàn phòng không trong lúc bay hành quân. Chuẩn tướng kỵ binh Trương hữu Đức chết đi để lại cho con gái tại San Jose một di vật là cuốn chiến sử tặng cho viện bảo tàng làm tài liệu hướng dẫn chính cho cuốn phim Bình Long anh dũng. Để nhận diện anh hùng, dù người chiến sĩ mang huy hiệu bất cứ binh chủng nào, nhưng nếu đã trở về từ An Lộc đều xứng đáng là chiến binh của Bình Long Anh Dũng.

Người Y sĩ của An Lộc

Tôi muốn giới thiệu riêng về một chiến binh của chiến trường An Lộc. Mặc dù ông đã từng là y sĩ trung đoàn thuộc Sư đoàn 18. Cũng đã đi hành quân với bộ binh, nhưng vào năm 1972 khi bác sĩ Nguyễn văn Quý bắt đầu về nhận việc tại tiểu khu Bình Long, ông vẫn là một bác sĩ tỉnh lẻ. Ông không còn là một y sĩ tiền tuyến. Công việc của ông là điều hành bệnh viện tiểu khu, lo săn sóc cho địa phương quân và gia binh. Buổi chiều có thể về phòng mạch tư. Văn phòng mới thuê, việc làm ăn thông thường chưa ổn định thì những trái pháo bắt đầu rơi xuống. Xứ hậu phương bình yên An Lộc của bác sĩ Quý bỗng trở thành tiền tuyến.

Ông không chọn con đường ra trận. Chiến tranh đã chọn ông. Hậu phương bây giờ trở thành tiền tuyến. Nhưng bác sĩ Quý trước sau vẫn không cầm súng tại An Lộc. Dưới trận mưa pháo kích, và các phương tiện hết sức thiếu thốn. Người bác sĩ giải phẫu duy nhất của An Lộc đã đứng vững 63 ngày, mổ gần 300 ca cứu sống biết bao nhiêu người kể cả chiến binh của ta, dân chúng và tù binh cộng sản.

Sau khi cuộc chiến chấm dứt, bác sĩ Quý không nhận mình là anh hùng, ông chỉ nói là cố làm tròn nhiệm vụ. Tuy nhiên. ông đã được chọn là chiến sĩ xuất sắc của ngành quân y và được lên cấp thiếu tá.

Nguyễn Cầu và khóa phóng viên tiền tuyến.

Năm 1960 tại Saigon có một khóa học hết sức đặc biệt do Hoa Kỳ huấn luyện chuyên môn đào tạo phóng viên tiền tuyến. Khóa học một năm duy nhất dành cho 25 khóa sinh. Khi ra trường anh em theo quy chế lương bổng đặc biệt, nhưng không có cấp bậc. Chia ra đi theo các đơn vị quay phim, chụp ảnh và đôi khi viết tin phóng sự chiến trường. Khi chúng tôi muốn tìm lại người phóng viên đã vào An Lộc, hết sức may mắn có ông Nguyễn Cầu đang ở San Jose.

Năm 1972 Phóng viên Nguyễn Cầu nhẩy theo lính sư đoàn 1 bộ binh vào giải cứu Bastogne. Căn cứ này vừa giải tỏa xong là ông bay từ miền Trung về Saigon để rồi lại vào An Lộc.

Những chàng trẻ tuổi đi theo các đơn vị trưởng. Các cấp chỉ huy sau nhiều năm đã trở thành tướng tá, nhưng Nguyễn Cầu mãi mãi chỉ là người phóng viên cầm máy ghi lại dấu vết lịch sử chiến tranh.




Hàng trên,từ trái:Phóng viên Nguyễn Cầu(2012),Thiếu tá y sĩ Ng.Văn Quý(72);Hàng dưới,từ trái:Trung úy Lê Bắc Việt và Kiều Trang(71),SVSQ/CTCT Đà Lạt Lê Bắc Việt ra trường về SD5BB,khi lên trung úy lấy ca sĩ Kiều Trang,lên đại úy đại đội trưởng đã hy sinh tại An Lộc 1972,truy phong thiếu tá.40 năm sau vợ vẫn chưa tìm thấy xác.
Và còn nhiều đồng nghiệp khác đã hy sinh nhưng không bao giờ được ghi nhớ. Những người chiến binh võ trang bằng máy quay phim, hai máy chụp hình, không có đơn vị, không có thăng thưởng, không có huy chương và cũng chẳng bao giờ họp khóa. Một nén hương muộn màng theo chân Bình long anh dũng xin gửi đến các anh đã giúp cho chúng ta có những thước phim quí giá để lại cho mai sau.

Phần đúc kết phim Bình Long Anh Dũng.

Trong trận chiến phòng thủ và giải vây An Lộc, đã có biết bao nhiêu gương hy sinh anh dũng. Biết bao nhiêu quân dân cán chính cùng tham dự và gần như toàn thể các quân binh chủng hiện diện. Trong những gương hy sinh lẫm liệt của quân dân miền Nam, chúng tôi đã chọn câu chuyện của những người không phải là chiến binh tiền tuyến. Một phóng viên chiến trường, một quân y sĩ và một người vợ lính. Mặc dù không phải là chiến binh cầm súng tại tuyến đầu nhưng đây là các thành phần tiêu biểu cho dân quân miền Nam. Họ là những người thực sự đã chia xẻ với toàn dân trong cuộc chiến tranh tàn khốc. Phóng viên tiền tuyến mang vũ khí là máy quay phim, cả khóa đã hy sinh gần hết trên chiến trường. Một y sĩ giải phẫu, vũ khí là con dao mổ. Một người vợ lính. Suốt đời làm vợ chỉ gần chồng có 4 lần. Hai ngày lễ cưới. Một lần về phép chính thức và một lần trốn trại một ngày. Được sống bên người chồng chiến binh lâu dài nhất là tuần lễ dưới hầm An Lộc. Bụng mang bầu, hầm đầy người và đêm ngày đội bom đạn trên đầu. Sau đó từ giã chồng, chạy ra khỏi An Lộc. Bị thương ở chân. Lê lết 2 tuần lễ về đến Chân Thành. Từ đó 40 năm sau vẫn không tìm thấy xác chồng. Ý nghĩa cho cuộc sống của người vợ lính ngày nay là cô con gái ở San Jose cùng chạy thoát khỏi An Lộc khi còn nằm trong bụng mẹ trong bụng mẹ.

DVD Bình Long anh dũng của chúng tôi nhằm mục đích ghi lại hoàn cảnh của những người rất bình thường đã trải qua giai đoạn khác thường mà còn sống sót từ An Lộc cho đến ngày nay.

Những người anh hùng đích thực của chiến trường xưa không còn nữa. Với phần hiếm hoi còn lại chúng tôi lựa chọn để nhắc đến những chiến binh thường ít được ghi lại trong quân sử. Thí dụ cụ thể là sự đóng góp một trung đoàn của sư đoàn 9 Sa Đéc do trung tá Hồ ngọc Cẩn chỉ huy. Ông đem lính từ miền Tây lên để hy sinh cho chiến trường miền Đông. Những người chiến binh của đồng ruộng xình lầy miền Cữu Long đã nằm xuống trong vườn cao su đất đỏ miền Đông Nam phần. Sau đó, trung đoàn Hồ Ngọc Cẩn ca khúc khải hoàn về lại Sa Giang để rồi 3 năm sau miền Tây chứng kiến giây phút cuối cùng của vị đại tá anh hùng tiểu khu Chương Thiện. Trận An Lộc đồng thời cũng nêu gương hy sinh lẫm liệt khi có được các anh hùng tuẫn tiết 1975 như Lê Nguyên Vỹ và Lê văn Hưng. Để nhận diện anh hùng với tất cả ý nghĩa thiêng liêng nhất, chúng tôi xin nhắc lại một lần lời tưởng niệm chung cho toàn thể quân dân miền Nam đã nằm lại trên chiến trường Anh Lộc.

Dù ngày nay, vật đổi sao dời, các di tích cũ của chiến trường xưa không còn nữa, nhưng gương anh hùng Bình Long vẫn còn mãi trong lòng người đã một lần sống với Lộc Ninh, Hớn Quản, Bình Long và Chân Thành..Nên biết rằng ở miền Virginia Hoa Kỳ, vẫn còn có người chiến binh trung đoàn Hồ Ngọc Cẩn hằng năm vẫn cúng giỗ cho vị chỉ huy đã cùng binh sĩ tiến quân vào An Lộc. Tại California người vợ lính sư đoàn 5 cũng khấn vái cho người chồng mất tích và các chiến hữu của anh khi tham dự vào cuốn DVD Bình Long Anh Dũng.

Với tấm lòng trân trọng xin gửi đến quí vị bộ DVD 40 năm muộn màng, nhưng có ý nghĩa lịch sử hết sức thiêng liêng. Xin quí vị vui lòng lưu giữ cho thế hệ tương lai của chúng ta.

Liên lạc IRCC, Inc. 1518 N. 4th St. San Jose CA. 95112
irccsj@yahoo.comTel: (408) 392 9923



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét