Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014
Đại Lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng
Đại Lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng
Đại Lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng: Hội cựu NS Trưng Vương Nam California. USA. Chủ nhật 2 tháng 3 năm 2014
Cựu nữ sinh Trưng Vương tưng bừng mở hội Hai Bà
Sunday, March 02, 2014 5:16:08 PM
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzUEFaLUR2M3FOZHc/edit?usp=sharing
NHÂN ĐỌC TẢN ĐÀ, NHỚ PHAN BỘI CHÂU VÀ TƯỞNG NIỆM HAI BÀ TRƯNG:
HỒN VIỆT
Nước bốn ngàn năm, không thấy tổ
Dân trăm triệu kẻ, chẳng nhìn tông
Biển khóc thương trăng, câu nhắn nhủ
Núi cắt chia mây, nợ giống dòng
Đông Hải vắng tanh vầng nhật nguyệt
Trường Sơn khô rạn vết Tiên Long
Cuối mũi Cà Mau cơn quốc biến
Đầu Ải Nam Quan trận tử vong
Tiếng vọng Mê Linh nào giữ được?
Thì roi Phù Đổng cũng bằng không…
Cột đồng Mã Viện nghìn năm hận
Kiếm sắc Trưng Vương vạn kiếp mong
Nước vẫn trong ta, hay nước mất?
Mượn ít vần thơ...trải chút lòng...
Dương Như Nguyện
copyright 2014
Lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng một vài hình ảnh xưa..nay.
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzLTBoTFF1RlJNQjg/edit?usp=sharing
Một vài văn bia nói về vua Trưng
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzN0NlMVhKdGFXLTQ/edit?usp=sharing
… Dưới đây, xin dịch hai bài văn bia ở đền thờ Đồng-nhân, Ha-nội.
Bài thứ nhất : Văn bia chép sự tích vua Trưng
Thế gian có sự nghiệp thần kỳ, khiến lòng người không kìm hãm được xúc động chăng?
Nước Đại-Nam ta, từ thời Hồng-bàng đến đời Lê, trên mấy ngàn năm, xuất hiện nhiều anh hùng, tranh giữ giang sơn, lập nền chính thống, sử sách còn ghi Đinh, Lý, Trần, Lê.
Than ôi! Đấng trượng phu phải như vậy. Trượng phu trong đám nữ lưu, xứng đáng có hai bà Trưng.
Vua Bà là con lạc tướng, giòng dõi vua Hùng, sinh ra vốn dị thường. Ngặt vì từ khi nước Văn-lang bị mất, thế nước thuộc nhà Thục(1) rồi thuộc Hán, trải hơn hai trăm năm ăn nhờ ở đậu, không luận làm gì. Thêm vào đó, quan lại nhà Hán tàn bạo, hào kiệt không ngóc đầu dậy được, hoàn cảnh như vậy mà vua Bà làm lên sự nghiệp mới thực kỳ lạ, mới thực đáng phục.
Tiếng trống đồng Mê Linh
Trương Thái Du
Viết tại Đà Lạt, tháng Tư 2005
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzSWd2RE1LOElLR2c/edit?usp=sharing
…1. Thời Hai Bà Trưng, mẫu hệ hay mẫu quyền?
Rất nhiều sử gia đã đồng tình rằng theo Thủy Kinh Chú, chồng bà Trưng Trắc tên Thi. Ông chẳng những không hề bị Tô Định sát hại, mà còn sát cánh bên phu nhân của mình trong cuộc nổi dậy năm 40. Khi Mã Viện tấn công, đuối sức, ông bà bỏ chạy vào Kim Khê, ba năm sau mới bị bắt. Chuyện tiếp theo như thế nào thì Thủy Kinh Chú bỏ lửng. Chỉ biết dân gian truyền tụng Hai Bà Trưng tuẫn tiết ở Hát giang. Có giả thuyết Hai Bà sau đó bị Mã Viện bắt và chém đầu rồi đem thủ cấp về Tàu báo công, cho nên trong đền thờ Hai Bà ở Hát Môn có tục kiêng màu đỏ. Hậu Hán Thư chép bà Trưng Trắc bị xử trảm. Ở đây tôi muốn trả lời câu hỏi: Tại sao sử gia phong kiến Việt Nam lại mượn tay Tô Định khai tử ông Thi?
TRƯNG TRẮC, NỮ VƯƠNG VĨ ĐẠI,
VÀ TRƯNG NHỊ, NỮ TƯỚNG KIỆT XUẤT
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzSFR0cnBCeGI2RHc/edit?usp=sharing
… Cương mục viết: “Năm Canh tí (40 s. c. ng.). (Hán, năm Kiến Vũ thứ 16). Tháng 2, mùa xuân. Người con gái quận Giao Chỉ là Trưng Trắc khởi binh đánh đuổi thái thú Tô Định; tự lập làm vua. Vua vốn họ Lạc, lại có một tên họ nữa là Trưng. Là con gái quan Lạc tướng huyện Mi Linh, quận Giao Chỉ, và là vợ Thi Sách người huyện Chu Diên, bà là người rất hùng dũng. Lúc bấy giờ thái thú Tô Định cai trị tham lam và tàn bạo, giết mất chồng bà. Bà bèn cùng với em gái là Trưng Nhị dấy quân, đánh hãm chỗ châu lị. Tô Định phải chạy về Nam Hải. Quân bà đi đến đâu, như gió lướt đến đấy. Các dân tộc Man, Lý ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng theo. Bà tự lập làm vua, đóng đô ở Mi Linh. Các thứ sử, thái thú ở quận Giao Chỉ đều chỉ bảo toàn được mình thôi” (9).
Truyện ngắn: VUA BÀ
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzaXlkY2VKbms2REk/edit?usp=sharing
… Định mặt dài, choắt, mắt to và sâu, nhìn hung tợn. Định ngày hung hăng, đêm ác mộng, càng lo sợ dân Lạc Việt nổi dậy Định càng bạo ngược.
Một ngày Tô Định nghe thuộc hạ báo núi Kim Khê rung chuyển, nứt ra tạo cái hang lớn, sâu hút, chưa ai dám đi đến tận cùng. Lại nghe trâu nói tiếng người, chuối trổ buồng ra máu. Trời cảnh báo điều gì? Định lo âu.
Hai ngày sau Định nghe trống đồng rền vang, rủn khớp gối, tiếp nối giữa các quận không rõ nơi khởi đầu. Định đởm lạc hồn kinh.
Ngày sau nữa Định được tin con gái Lạc tướng Mê Linh thành hôn với Đặng Thi Sách, anh chàng vừa thay cha làm Lạc tướng Châu Diên. Ra thế - Định thở phào - dân Lạc Việt làm đám cưới không đốt pháo mà đánh trống đồng ư?..
Đền Hát Môn
Giặc Bắc đến nhà, gia quốc thù chung hai nữ tướng
Trời Nam có chủ, non sông riêng gánh một bà vua.
(Cử nhân Dương Bá Trạc)
TRẦM MÌNH HÁT GIANG
Trống đồng gươm ánh Mê Linh
Nhị Trưng liệt nữ trầm mình Hát Giang
Hồ xưa Lãng Bạc tế đàn
Thù quân phương Bắc, giặc tràn núi sông
Bành voi kiếm thét má hồng
Nữ lưu chẳng thẹn tấc lòng quần thoa
Lĩnh Nam đâu thể nhạt nhòa
Nghìn xưa thiên cổ máu hòa sử xanh
Nước Nam lẫm liệt hùng anh
Trưng Vương khí tiết thôi đành liều thân
Giang sơn cẩm tú bội phần
Ngàn dâu xanh ngắt, miếu thần Hát Môn
Như Thương
Tháng 3 năm 2014
Ghi chú:
Lưu vực dòng sông Đáy lưu giữ nhiều di tích lịch sử như:
Miếu Hát ở Hát Môn thờ Hai Bà Trưng. Tương truyền hai bà gieo mình xuống dòng sông Hát tự vẫn sau khi thua giặc Đông Hán ở Lãng Bạc nên dân chúng dựng đền thờ ở Hát Môn
River Đáy
River in Vietnam
· The Day River is a river in Vietnam. It was formerly known as Sông Hát or Hát Giang. The river is a distributary of the Red River, draining into the Gulf of Tonkin
ĐỀN HÁT MÔN, ĐỀN ĐỒNG NHÂN, QUÁN AO SEN, THÀNH DỀN (CỰ TRIỀN), LŨY BÀ CHU TƯỚC (THÀNH MIẾU MÔN), MIẾU BÀ TRẮC Ở HỒ NAM (TRUNG QUỐC), NGỌC PHẢ CỦA 2 LÀNG HẠ LÔI VÀ HÁT MÔN, NAM VIỆT TRƯNG NỮ VƯƠNG, TRẮC NHỊ NHỊ VƯƠNG NGỌC PHẢ CỔ LỤC.
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzd1lUNGdDNTBZQXc/edit?usp=sharing
… Có Hùng Lạc tướng quân dòng dõi Lạc Long Quân, ngày ấy đã ngoài 60 tuổi. Vợ là Trần Thị Đoan cũng ngoài 40 tuổi. Vậy mà chưa có con nối dõi. Một hôm, bà Trần nằm mơ thấy một đóa mẫu đơn trong cung trăng nở hai bông. Sau đó bà có mang. Đến ngày mùng 1 tháng Tám năm Giáp Tuất trời bỗng tối sầm, trong phòng thì gió thơm ngào ngạt, khí lành phát sáng. Bà trở dạ sinh hai gái, mặt như gương ngọc, sắc như bình vàng, mày ngài, mắt phượng, má phấn, môi son, quả là tiên nữ chốn Bồng Lai, chúa hoa ở Lãng Uyển, không phải là hạng con gái tầm thường. Ông bà chăm chút hai con, đến năm hai con lên ba tuổi, đặt tên là Trắc nương, Nhị nương công chúa. Chú: Thời đó con cái vua chúa và các quan lang phụ đạo, trai thì gọi là hoàng lang, gái gọi là công chúa. (Lời chú này không rõ của ai. Nguyễn Bính hay Nguyễn Hiền? - N.V.P).
NHẠC CA NGỢI CÔNG ĐỨC HAI BÀ …
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZ0ZCNE9TX3p6b1k/edit?usp=sharing
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét