Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

Phụ nữ và huyền thoại trong lịch sử Việt Nam: Lê Ngọc Hân, Hồ Xuân Hương và việc tạo ra tính liên tục về lịch sử tại Việt Nam

Cứu hộ, cứu nạn hay phô diễn sự lạc hậu?
2014-03-17
Thanh Quang, phóng viên RFA

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzNVA4bk9ody0zMG8/edit?usp=sharing

… Trong khi đó, blogger Viết Từ Saigon “càng ngẫm càng thấy lố bịch và máy móc”, rồi xem chừng như bực tức nêu lên câu hỏi với giới hữu trách VN, rằng:
“Tại sao phải tuyên bố lung tung cà cuống lên nào là “tìm kiếm bằng cả trái tim, tấm lòng…”, “một cái thúng rái vẫn bơi đi tìm…” trong khi phô diễn những trò cũ rích, lạc hậu ra trước mắt thế giới? Tại sao ngư nhân Việt Nam gặp nạn, mất tích trên biển nhiều lần chẳng có ma nào tìm kiếm, chỉ tuyên bố là bị “tàu lạ” uy hiếp? Phải chăng bên trong trò tìm kiếm, cứu nạn này tiềm tàng một âm mưu?”
Cái “âm mưu” ấy xem chừng như đáng ngại lắm khi blogger Viết Từ Saigòn báo động rằng tàu chiến của TQ đã “chính thức vào cuộc”; và tác giả nêu lên câu hỏi, “nếu chỉ tìm kiếm, cứu nạn, tại sao Trung Quốc không đưa tàu chuyên dụng tìm kiếm cứu nạn đến mà lại đưa tàu hải quân hạng nặng đến? Song hành với việc này là một ông tướng hải quân Trung Quốc đưa ra đề xuất cần xây sân bay trên quần đảo Trường Sa, như vậy là ý đồ gì?”. Và “tại sao nhà cầm quyền Việt Nam lại chấp nhận cho tàu chiến Trung Quốc tiến vào vùng biển Việt Nam, lại lăng xăng đủ các trò không đâu vào đâu, diễn không ra diễn, thật cũng không ra thật, gọi là phối hợp tìm kiếm cứu nạn?”.

Trung Quốc Đầu Tư Nghìn Tỷ Vào Nam Định, Thêm Lo?
Thu Phương
March 13, 2014

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzMHNIN1NzbVNkeVE/edit?usp=sharing


… TTXVN đưa tin, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định vừa cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH Tập đoàn Dệt may YULUN Giang Tô (Trung Quốc) xây dựng nhà máy sản xuất sợi, dệt, nhuộm với tổng vốn đầu tư 68 triệu USD (tương đương hơn 1.400 tỷ đồng) tại khu công nghiệp Bảo Minh (huyện Vụ Bản).
Ông Nguyễn Việt Thắng, Trưởng Phòng Quản lý Đầu tư Quy hoạch – Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Nam Định cho biết, theo giấy chứng nhận đầu tư, Công ty TNHH Tập đoàn Dệt may YULUN Giang Tô (có trụ sở tại thành phố Tĩnh Giang, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) sẽ triển khai xây dựng nhà máy trên diện tích 80.000m2 tại khu công nghiệp Bảo Minh, với công suất sản xuất sợi 9.816 tấn/năm; dệt 21,6 triệu mét/năm; nhuộm 24 triệu mét/năm.
Dự án có tiến độ thực hiện từ nay đến tháng 6/2016, thời hạn sử dụng đất 46 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Việt Nam đánh mất ‘vẻ quyến rũ vượt thời gian’


http://thediplomat.com/2014/01/vietnams-charm-fades/
Vietnam’s Charm Fades


The country has some reforms to make before it can fulfill its long-term potential.

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzQVA5d0V0U2kyVEU/edit?usp=sharing


… Trong một bản báo cáo hồi tháng Một năm 2013, PwC Economics dự báo rằng Việt Nam sẽ có mặt trong 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới vào năm 2050. Bản báo cáo này cũng dự đoán GDP (trên cơ sở ngang giá sức mua) tăng đến 2,7 nghìn tỉ USD và xếp hạng thứ 19 trong những nước phát triển nhanh nhất nằm ngoài nhóm G20.
Tuy nhiên, để đạt được đích đến hứa hẹn trên thì Việt Nam sẽ phải làm sạch một số vấn đề nội địa mà theo IMF thì bao gồm năng suất thấp, phân bổ sai nguồn lực, suy giảm bảng cân đối ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả.
“Câu hỏi lớn được đặt ra là liệu nền kinh tế Việt Nam sẽ ra sao một khi các doanh nghiệp FDI thu hồi vốn và nguồn lực trong nước đã trở nên cạn kiệt,” một quan chức chính phủ cho biết.

Phụ nữ và huyền thoại trong lịch sử Việt Nam: Lê Ngọc Hân, Hồ Xuân Hương và việc tạo ra tính liên tục về lịch sử tại Việt Nam

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZ3J5ZjY5eVM3Z3M/edit?usp=sharing

Lê Ngọc Hân (1770-99) và Hồ Xuân Hương (k. 1770-1822) là hai trong số các nhà văn nữ nổi tiếng nhất thời kỳ cận đại của Việt Nam. Mặc cho khác biệt về nguồn gốc xã hội (Ngọc Hân là công chúa và hoàng hậu, còn Xuân Hương đứng ở vị trí bên lề của thế giới văn chương), hai người đều có vai trò quan trọng trong văn học và lịch sử Việt Nam. Họ luôn có tên trong các hợp tuyển thơ ca Việt Nam, những câu chuyện về Việt Nam, tên các tòa nhà và tên phố ở Việt Nam, ở tiền sảnh của bảo tàng phụ nữ và các bảo tàng lịch sử Việt Nam. Nói cách khác, hai người phụ nữ có vị trí quan trọng trong điện thờ các anh hùng dân tộc Việt Nam và tại những nơi sản xuất ra tính chất liên tục của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam, quá khứ cũng như hiện tại.


Women and Mythology in Vietnamese History: Le
Ngoc Han, Ho Xuan Huong, and the Production of Historical Continuity in Vietnam


Wynn Wilcox Dr.
WCSU, wilcoxw@wcsu.edu

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzSHV1eGpRNWNOLUk/edit?usp=sharing

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét