Tưởng Năng Tiến – Dư Âm Của Những Đám Tang
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzYXUwM2N1NEYxOFE/edit?usp=sharing
…Phan Châu Trinh sinh ngày 9 tháng 9 năm 1872, và mất ngày 24 tháng 3 năm 1926. Tám mươi tám năm sau, trên trang Dân Luận – đọc được vào hôm 24 tháng 3 năm 2014 – xuất hiện một bài viết ngắn, có đoạn viết về ngày tang lễ long trọng (“từ Bắc tới Nam”) của cụ:
Đúng 6 giờ sáng 4-4-1926, có khoảng 60.000-100.000 người tụ tập hai bên đường Pellerin, đi nối theo suốt đám tang. Suốt lộ trình đám tang đi qua, từ chợ Bến Thành tới Tân Sơn Nhứt, hai bên đường có nhiều quán nước dựng lên do dân chúng tự động, bưng nước giải khát cho người đưa đám. Họ tặng không nước trà, nước dừa, nước đá, nước chanh. Tại khu vực nghĩa trang có khoảng 200 biểu ngữ, bích chương, viết bằng ba thứ tiếng Hán, Nôm và Quốc ngữ treo la liệt, cũng như suốt lộ trình. Nội dung các biểu ngữ là của các chính khách, nhân sĩ và đoàn thể dân chúng ca ngợi nhà ái quốc vĩ đại Phan Châu Trinh. Nội dung các câu đối, biểu ngữ, lời chia buồn, xuất hiện nhiều từ ngữ mới như “độc lập, tự do”, “đoàn kết, dũng cảm”, “tranh đấu, giải phóng”... như một thứ tuyên ngôn phát xuất từ đáy lòng của mỗi người dân.Từ Bắc tới Nam, có ít nhứt 40 tỉnh và địa phương đã tổ chức lễ tang và gởi ai điếu, cầu nguyện đến ban tổ chức ở Sài Gòn.
Đỗ Ngọc Yến - Những ngộ nhận Lịch Sử
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzUUlVRnpFSmRGcnM/edit?usp=sharing
… Từ những phân tích trên đây, chúng ta có quyền tin tưởng một cách logic rằng Cuộc Chiến Quốc Cộng đang đi vào giai đoạn kết thúc. Số phận của Đảng Cộng Sản Việt Nam và chế độ Việt Cộng đã được quyết định, vấn đề còn lại chỉ là khi nào và bằng cách nào. Toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước sẽ thắng trận quyết định cuối cùng. Dân tộc Việt Nam sẽ được hưởng một nền hoà bình công chính với đầy đủ nhân quyền và dân quyền. Và để tiếp nối tính liên tục không gián đoạn của dòng lịch sử chính thống của dân tộc, nền Đệ Tam Việt Nam Cộng Hoà sẽ được toàn dân Việt Nam lựa chọn phù hợp với chiều hướng vận động của dòng lịch sử của dân tộc và với xu thế dân chủ tự do của nhân loại văn minh.
Liệu ASEAN có thể ứng phó với những thách thức từ Trung Quốc?
Bảo Anh chuyển ngữ
Carlyle A. Thayer, Yale Global
http://yaleglobal.yale.edu/content/can-asean-respond-chinese-challenge
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzNFBjbDNIMjdkUVE/edit?usp=sharing
… Hôm ngày 9 tháng Ba, Trung Quốc đã đơn phương ngăn chặn tàu Philippines khi tàu này tìm cách tiếp tế đội thủy quân lục chiến tại khu vực Bãi ngầm Second Thomas. Ngoài ra, căng thẳng bắt đầu gia tăng giữa Trung Quốc và Malaysia khi các nước trong khu vực ra sức giúp tìm chiếc máy bay MH307 mất tích của hãng hàng không Malaysia mà không đạt được kết quả cụ thể nào. Chuyến bay mang theo 239 hành khách trong đó có 154 người Trung Quốc, và sự việc này có thể đưa tới nhiều cuộc tranh cải khi hai nước gặp nhau ở Singapore.
HỒ SƠ NHÃ THUYÊN
(Một vụ án Nhân Văn mới).
25.03.2014 NHÃ THUYÊN – ĐỖ THỊ THOAN “THƯ CUỐI NĂM”.
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzOUNCNEF5bXdRRjA/edit?usp=sharing
… Vài hôm trước, lần đầu tiên trong vô số các giấc mơ của tôi về người cha đã mất, ông (tôi nhắc tôi phải trở lại với cuộc đời ông, một con người bình thường đã đi trước và để lại cho tôi kinh nghiệm về sự bất công, đấu tranh và thất bại) xuất hiện tra khảo tôi về “vụ scandal”, lần đầu tiên trong mơ, tôi thấy ông thật xa lạ; và khi tỉnh dậy, thay vì buồn nhớ, tôi thấy mệt mỏi và trống rỗng. Ông hỏi: “Tại sao con không thực hiện điều công bằng với mình?” Tôi trả lời: “Làm thế nào con thực hiện điều công bằng khi con chưa thấy ý nghĩa của những việc đó?” Tôi đem giấc mơ kể với bạn, bạn tôi nói: “Ông ấy hích cậu.” Và bạn hỏi, sự công bằng với tôi là thế nào. Tôi trả lời bạn bằng một suy nghĩ dài, quyết định chọn lấy ba từ mà tôi cảm giác chúng giúp nắm bắt sáng rõ hơn ý tưởng của tôi, như một quả dọi cho quan niệm đạo đức cá nhân mà tôi lựa chọn có nó, nhưng không sống theo nó: thành thực (honesty), cảm thông (compassion), trân trọng (respect).
Nhã Thuyên - Về Những tiếng nói ngầm
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzY0d0Y0hfMXNaT0k/edit?usp=sharing
… Luận văn cao học của tôi “Vị trí của kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hoá” đã bảo vệ vào năm 2010 tại khoa Ngữ Văn, ĐH Sư Phạm Hà Nội. Với tôi, nó chẳng có gì đáng kể, cũng như mọi công việc tôi đã/đang làm. Phần nhiều linh tinh lang tang. Có người bảo nó thú vị, có người bảo nó phi khoa học, có người bảo nó can đảm, có người bảo nó chập cheng, có người bảo nó còn không hay ho bằng cái luận văn tốt nghiệp đại học ngày xưa của tôi… Một luận văn thạc sĩ là chuyện của trường, của khoa, rất tiếc nó không được lưu trữ online hay ở thư viện quốc gia, nếu muốn truy cập, có thể dùng thẻ thư viện trường ĐHSPHN hoặc thư viện khoa văn, hoặc mượn từ những người có nó.
Sau luận văn, tôi muốn dành thời gian để kết thúc dần một mối quan tâm của mình về việc đọc thơ Vn thời điểm đó, với những bài viết mà tôi nghĩ là cần triển khai theo hướng cá nhân hơn, riêng tư hơn, và thấu đáo hơn: đó là xuất phát điểm của dự án Những tiếng nói ngầm. Tôi apply grant của ANA, một quỹ tài trợ nghệ thuật độc lập ở châu Á, (proposal của dự án còn nằm trên website của họ artsnetworkasia.) Thời điểm đó, ở Vn, hầu như chỉ có các nghệ sĩ visual art apply các tài trợ nghệ thuật, và tôi muốn thử tìm các cơ hội tài trợ cho văn chương.
VỀ HỘI ĐỒNG BÍ MẬT CHẤM LẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÃ THUYÊN.
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzNlROZHBOb3Bha2s/edit?usp=sharing
BÀI TIỂU LUẬN CỦA NHÃ THUYÊN
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzb0FxX1U5d0FjUFk/edit?usp=sharing
…trong Dự án nghiên cứu “Những tiếng nói ngầm” viết năm 2012. Tiểu luận có liên quan đến nội dung cơ bản của Luận văn thạc sỹ hoàn thành năm 2010 nay đang gây tranh luận sôi nổi trên văn đàn chính thống và văn đàn mạng như một cuộc đối thoại đa phương ….Lãng tử cho rằng bản luận văn là một cột mốc của phê binh văn học giai đoạn đương đại.
Quý bạn thích đọc nguyên cả Dự án gồm 5 tiểu luận xin mời vô địa chỉ này : http://www.nhathuyen.com.
Tiểu luận đăng dưới đây là tiểu luận số 3 (Tiểu luận 3: Cuộc nổi dậy của rác thải - đây là tiểu luận về Mở Miệng, và thực ra có thể xem là sự viết lại luận văn cao học của tôi – Nhã Thuyên)
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ CẤU TRÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA NHÃ THUYÊN
26.03.2014
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzT0RTZ3E5R05jV1k/edit?usp=sharing
… Vì sao cô Đỗ Thị Thoan (Nhã Thuyên) lại chọn “Nhóm thơ Mở Miệng” làm đề tài Luận văn ?
Sau đây là Cấu trúc luận văn và Lý do chọn đề tài được nêu trong Luận văn (bản dưới đây là bản coppy từ bản gốc lưu trữ tại Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội, dưới ký hiệu V- LA 10/4784).-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét