Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012
MỘT HỘI-THẢO GIÀNH LẠI SỰ THẬT CHO VNCH
Tâm Việt
Hai ngày 11 và 12 tháng Sáu vừa qua, Viện Đại-học Cornell đã tổ-chức một cuộc hội-thảo thật ý nghĩa, quy tụ 10 diễn-giả gốc từ miền Nam Việt-nam và gần 50 giáo-sư người Hoa-kỳ đang giảng dạy về Việt-nam (và chiến-tranh VN) trên khắp nước Mỹ, Canada và Pháp.
Những tiếng nói bị lãng quên
Cuộc hội-thảo hai ngày mang tên “Voices from the South” (“Những tiếng nói từ miền Nam”) là một nỗ lực của Giáo-sư Sử-học Keith W. Taylor, khoa-trưởng Khoa Á-đông-học tại Cornell, nhằm đem lại một vài sự thực bị lãng quên / xuyên tạc trong mấy chục năm qua. Mở đầu buổi hội-thảo vào sáng thứ Hai, 11/6, G.S. Taylor cho rằng những người viết về lịch-sử VN và chiến-tranh VN trong hàng chục năm qua đã không mấy quan tâm đến những tiếng nói của miền Nam VN, nhất là của thời Đệ-nhị Cộng-hoà. Thì đây, cuộc hội-thảo này sẽ nhằm khoả lấp được phần nào những thiếu sót của sử-học về VN trong hàng chục năm qua. Nếu trong tiếng Anh đã có những sách viết về thời Đệ-nhất Cộng-hoà của Tổng-thống Ngô Đình Diệm thì những sách viết về thời Đệ-nhị Cộng-hoà (1967-1975) phải nói là rất hiếm, gần như không có.
Vì những lý-do trên, cuộc hội-thảo đã mời một số nhân-chứng cuối cùng của thời Đệ-nhị Cộng-hoà để cho họ có thể giúp ta nhìn lại vấn-đề một cách chính-xác hơn.
Được tài-trợ bởi một ngân-quỹ của sáng-hội Einaudi, cuộc hội-thảo đã cho các tham-dự-viên cơ-hội nghe một số tiếng nói của những người đã thực-sự đóng những vai trò đáng kể trong giai-đoạn 10 năm sau cùng của Việt-nam Cộng-hoà.
BẠN ĐỒNG HÀNH CỦA ĐỘC TÀI. NGUYỄN HƯNG QUỐC
Fri, 06/29/2012 - 00:29
Nguyễn Hưng Quốc
Kết quả các cuộc điều tra quốc tế về mức độ lạc quan hay thỏa mãn đối với cuộc sống của dân chúng thường cho thấy một nghịch lý: phần lớn các nước phát triển, giàu có có trình độ dân trí cao thường bị xếp hạng rất thấp, có khi gần cuối bảng (ví dụ, trong bảng xếp hạng về chỉ số hạnh phúc mới đây, Đan Mạch đứng thứ 110; Bỉ, 107; Mỹ, 105; Singapore, 90; Úc, 76; Phần Lan, 70; Pháp, 50) trong khi đó, các nước kém phát triển, nghèo nàn, và có trình độ dân trí thấp, ngược lại, lại có chỉ số rất cao, có khi, như trường hợp của Việt Nam, đứng đầu bảng, nếu không nhất thế giới thì cũng nhất châu Á (các nước đứng bên cạnh Việt Nam trong chỉ số hạnh phúc là Colombia, El Salvador, Jamaica, Bangladesh và… Cuba!)
Tại sao lại có sự nghịch lý như vậy?
Trong bài trước, tôi đã kể về bà dì họ của tôi, dì Mười, như một ví dụ. Theo tôi, trường hợp như vậy khá phổ biến, từ đó, có thể cho chúng ta một câu trả lời: Tầm nhìn ngắn và hẹp với mấy biểu hiện chính:
Thứ nhất, chỉ quan tâm đến những nhu cầu trước mắt, chủ yếu là nhu cầu kinh tế, trong đó, hầu hết chỉ giới hạn trong chuyện ăn, mặc và ở. Có được nơi để ở và đủ ăn, đủ mặc là đã thấy hạnh phúc lắm rồi. Không những ăn no mà còn có thể nhậu nhẹt, cà phê vào buổi sáng, bia ôm vào buổi chiều lại càng hạnh phúc. Mặc quần áo không những lành lặn mà còn có hiệu, dù là hiệu nhái, lại càng hạnh phúc hơn nữa.
Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012
GIẢM PHÁT RỒI LẠM PHÁT. NGUYỄN XUÂN NGHĨA
...- Bản thân tôi thì còn hoài nghi hơn vậy vì cho là lãnh đạo kinh tế của Việt Nam chưa thấy cái vấn đề thật nó nằm ở đâu. Hoặc như có thấy thì cũng chẳng giải quyết được vì nó nằm trên đầu, nằm trong hệ thống chính trị. Đấy là cách giải thích duy nhất hợp lý khi người dân chứng kiến sự phá sản và vỡ nợ của nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước mà lãnh đạo chính trị không giải quyết mà vẫn tự ký giấy ban khen trong khi các tiểu doanh thương đã bị chìm dưới đáy. Thất nghiệp và nghèo đói là những gì đang chờ đợi khi những người cầm đầu hệ thống chính trị này cứ chỉ nói đến cải cách hay tái cấu trúc trên giấy...
GIẢM PHÁT RỒI LẠM PHÁT
Vũ Hoàng & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA Ngày 120627
Kinh tế Việt Nam chưa đụng đáy, sẽ đụng nhưng doanh nghiệp đã "chết lâm sàng"....
* RFA photo - Ngân Hàng Trung Ương tại Hà Nội hôm 13/6/2012*
Chỉ số giá tiêu dùng trong Tháng Sáu tại Việt Nam đã giảm tới mức thấp nhất trong vòng 38 tháng vừa qua và giảm mạnh nhất tại Hà Nội. Sự kiện này xảy ra sau khi kinh tế Việt Nam bị lạm phát rất cao từ năm ngoái. Liệu đấy có là dấu hiệu cho thấy chính sách điều tiết vĩ mô đã phần nào đạt kết quả, hay ngược lại, đây là triệu chứng đáng ngại của hiện tượng giảm phát? Vũ Hoàng nêu câu hỏi với chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa, tư vấn kinh tế của đài Á châu Tự do.
Thiểu phát, Giảm phát rồi Lạm phát
Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012
BÊN TRONG CÁC VỤ TỰ THIÊU Ở TÂY TẠNG LÀ DO SỰ DIỆT CHỦNG VĂN HÓA. ASIA TIMES
Asia Times
Bên trong các vụ tự thiêu ở Tây Tạng là do sự diệt chủng văn hóa
Tác giả: Emily-Anne Owen
http://www.atimes.com/atimes/China/NF26Ad01.html
Người dịch: Dương Lệ Chi
26-06-2012
BẮC KINH – Chính phủ Trung Quốc không phải “loại bỏ chủ nghĩa cá nhân”, nhưng thay vì [Trung Quốc] khuyến khích sự đa dạng tôn giáo, văn hóa và ngôn ngữ, Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng, bị gây sức ép sau vụ tự thiêu nữa của một người Tây Tạng ở tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc tuần qua. Phát biểu tại Đại học Westminster ở London tuần trước, Đức Đạt Lai Lạt Ma thúc giục chính phủ Trung Quốc học hỏi từ sự thành công của chủ nghĩa đa nguyên ở Ấn Độ, nơi ông đã sống lưu vong kể từ khi rời bỏ quê hương mình vào năm 1959.
Bên trong các vụ tự thiêu ở Tây Tạng là do sự diệt chủng văn hóa
Tác giả: Emily-Anne Owen
http://www.atimes.com/atimes/China/NF26Ad01.html
Người dịch: Dương Lệ Chi
26-06-2012
BẮC KINH – Chính phủ Trung Quốc không phải “loại bỏ chủ nghĩa cá nhân”, nhưng thay vì [Trung Quốc] khuyến khích sự đa dạng tôn giáo, văn hóa và ngôn ngữ, Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng, bị gây sức ép sau vụ tự thiêu nữa của một người Tây Tạng ở tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc tuần qua. Phát biểu tại Đại học Westminster ở London tuần trước, Đức Đạt Lai Lạt Ma thúc giục chính phủ Trung Quốc học hỏi từ sự thành công của chủ nghĩa đa nguyên ở Ấn Độ, nơi ông đã sống lưu vong kể từ khi rời bỏ quê hương mình vào năm 1959.
NGUYỄN CHÍ VỊNH: CÁO GIÀ HÀ NỘI LÙ LÙ XUẤT HIỆN TỪ BÓNG ĐÊM
Nguyễn Chí Vịnh: Cáo già Hà Nội lù lù xuất hiện từ bóng đêm
06/26/2012 - 23:06
Greg Torode/South China Morning Post
http://www.scmp.com/portal/site/SCMP/menuitem.2c913216495213d5df646910cba0a0a0/?vgnextoid=71093f85e6918310VgnVCM100000360a0a0aRCRD&vgnextfmt=teaser&s=news
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Lối 'Ngoại giao kiều du kích' không còn là một phần của bộ máy tình báo Việt Nam, và ông ta đang được quan sát chặt chẽ khi đang cố gắng cân bằng những mối quan hệ với Trung Quốc.
Đối với những người từng biết đến ông, Nguyễn Chí Vịnh, là nhà tư tưởng chiến lược sắc sảo nhất của Việt Nam. Với những người khác thẳng thắn hơn. Họ nói vị thứ trưởng quốc phòng này, là một con cáo già mưu mô nhất.
06/26/2012 - 23:06
Greg Torode/South China Morning Post
http://www.scmp.com/portal/site/SCMP/menuitem.2c913216495213d5df646910cba0a0a0/?vgnextoid=71093f85e6918310VgnVCM100000360a0a0aRCRD&vgnextfmt=teaser&s=news
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Lối 'Ngoại giao kiều du kích' không còn là một phần của bộ máy tình báo Việt Nam, và ông ta đang được quan sát chặt chẽ khi đang cố gắng cân bằng những mối quan hệ với Trung Quốc.
Đối với những người từng biết đến ông, Nguyễn Chí Vịnh, là nhà tư tưởng chiến lược sắc sảo nhất của Việt Nam. Với những người khác thẳng thắn hơn. Họ nói vị thứ trưởng quốc phòng này, là một con cáo già mưu mô nhất.
Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012
CHUYỆN HỞ HANG VÀ XẤU HỔ. ALAN PHAN
Chuyện hở hang và xấu hổ
By Alan Phan
BLOG CỦA ALAN NGÀY THỨ TƯ 20/6/2012
Báo Giáo Dục ngày 19/6 có đăng tin là 2 hoa hậu người mẫu gì đó ở VN rất “buồn và xấu hổ” khi phát ngôn tại một hội nghị “chống hở hang”. Đem tiền thuế của dân, rồi tổ chức một hội nghị đầy những siêu mẫu, chân dài…các quan chức này “khôn và thâm” thật.
Alan tôi lại có suy nghĩ ngược lại. Xã hội này không hở hang đủ. Cứ nhìn bọn Âu Mỹ, gì chúng cũng “mở” ra thì hệ quả là một cách giảm stress cho người nhìn, an tâm vì xấu đẹp gì cũng là những con người thật và nếu ai ghét những giả dối, sĩ diện, màu mè…thì “mở ra” là một hành xử đạo đức nhất.
Tôi chán nhất là những xã hội và con người thích dấu giếm, bưng bít…và lại còn áp đặt mọi người phải theo họ mà che đậy, chui nhủi. Bóng tối là môi trường tốt nhất để bọn côn trùng sinh sôi nẩy nở, lũ chuột gián hoành hành ô nhiễm, và bọn trộm cắp âm mưu hại người. Muốn căn nhà sạch sẽ thì phải mở cửa ra để có ánh sáng tràn vào, biết chỗ mà quét dọn chùi rửa.
Còn xấu hổ…thì tôi chỉ xấu hổ khi tôi có bụng phệ vì ăn nhậu liên tục hay da mặt đã dầy ra vì trơ tráo. Thân hình của tôi Trời Phật ban cho thì sao cũng là đẹp và thánh thiện. Ngoài ra, tôi sẽ chỉ xấu hổ khi dân tôi bị nhân loại chê bai vì nghèo đói, coi thường vì thiếu văn minh lễ giáo, khinh bỉ vì thích ăn cắp và …nổ bậy.
Không biết tôi có xin được một giấy phép để tổ chức một hội nghị chống lại những “chống hở hang” không nhỉ? Các bạn BCA và các chân dài có theo tôi để khoe cái “mở” của chúng mình không?
Alan
By Alan Phan
BLOG CỦA ALAN NGÀY THỨ TƯ 20/6/2012
Báo Giáo Dục ngày 19/6 có đăng tin là 2 hoa hậu người mẫu gì đó ở VN rất “buồn và xấu hổ” khi phát ngôn tại một hội nghị “chống hở hang”. Đem tiền thuế của dân, rồi tổ chức một hội nghị đầy những siêu mẫu, chân dài…các quan chức này “khôn và thâm” thật.
Alan tôi lại có suy nghĩ ngược lại. Xã hội này không hở hang đủ. Cứ nhìn bọn Âu Mỹ, gì chúng cũng “mở” ra thì hệ quả là một cách giảm stress cho người nhìn, an tâm vì xấu đẹp gì cũng là những con người thật và nếu ai ghét những giả dối, sĩ diện, màu mè…thì “mở ra” là một hành xử đạo đức nhất.
Tôi chán nhất là những xã hội và con người thích dấu giếm, bưng bít…và lại còn áp đặt mọi người phải theo họ mà che đậy, chui nhủi. Bóng tối là môi trường tốt nhất để bọn côn trùng sinh sôi nẩy nở, lũ chuột gián hoành hành ô nhiễm, và bọn trộm cắp âm mưu hại người. Muốn căn nhà sạch sẽ thì phải mở cửa ra để có ánh sáng tràn vào, biết chỗ mà quét dọn chùi rửa.
Còn xấu hổ…thì tôi chỉ xấu hổ khi tôi có bụng phệ vì ăn nhậu liên tục hay da mặt đã dầy ra vì trơ tráo. Thân hình của tôi Trời Phật ban cho thì sao cũng là đẹp và thánh thiện. Ngoài ra, tôi sẽ chỉ xấu hổ khi dân tôi bị nhân loại chê bai vì nghèo đói, coi thường vì thiếu văn minh lễ giáo, khinh bỉ vì thích ăn cắp và …nổ bậy.
Không biết tôi có xin được một giấy phép để tổ chức một hội nghị chống lại những “chống hở hang” không nhỉ? Các bạn BCA và các chân dài có theo tôi để khoe cái “mở” của chúng mình không?
Alan
KỶ NIỆM LẦN THỨ 91 NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC
KỶ NIỆM LẦN THỨ 91 NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC:
TÍNH HỢP PHÁP CHÍNH QUYỀN CỦA ĐẢNG ĐÃ PHẢI CHỊU SỰ NGHI NGỜ CHƯA TỪNG THẤY
http://www.peacehall.com/news/gb/pubvp/2012/06/201206231936.shtml
Tác giả: Bành Đào
Người dịch: Quốc Thanh
23-06-2012
1 tháng 7 năm nay là ngày kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc. Trong ngày kỷ niệm này, món quà hấp dẫn nhất mà người dân đại lục tặng cho Đảng cộng sản Trung Quốc là những cuộc biểu tình chống đối liên tục không ngừng và những hoạt động bảo vệ nhân quyền ào ào như vũ bão. Đối với Đảng cộng sản Trung Quốc thì năm 2012 thực sự đáng gọi là một năm đầy xáo động và khiến cho người ta phải bấn loạn. Qua các sự kiện Bạc-Vương, sự kiện Trần Quang Thành, sự kiện “bị bức tự sát” hoặc “bị mưu sát” của Lý Vượng Dương và những người khác cùng một loạt những sự kiện làm tổn thương nghiêm trọng đến quyền con người…, tính hợp pháp của Đảng cộng sản Trung Quốc và chính phủ cùng những hành vi điều hành của mình đã phải chịu sự nghi ngờ chưa từng thấy, hình ảnh cầm quyền của Đảng bị sa sút thê thảm. “Nhân dân làm chủ” liền trở thành một sự nhạo báng cho hiện thực chính trị của Đảng cộng sản Trung Quốc.
Giữ ổn định bằng thối nát và bạo lực làm mất sạch lòng người.
TÍNH HỢP PHÁP CHÍNH QUYỀN CỦA ĐẢNG ĐÃ PHẢI CHỊU SỰ NGHI NGỜ CHƯA TỪNG THẤY
http://www.peacehall.com/news/gb/pubvp/2012/06/201206231936.shtml
Tác giả: Bành Đào
Người dịch: Quốc Thanh
23-06-2012
1 tháng 7 năm nay là ngày kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc. Trong ngày kỷ niệm này, món quà hấp dẫn nhất mà người dân đại lục tặng cho Đảng cộng sản Trung Quốc là những cuộc biểu tình chống đối liên tục không ngừng và những hoạt động bảo vệ nhân quyền ào ào như vũ bão. Đối với Đảng cộng sản Trung Quốc thì năm 2012 thực sự đáng gọi là một năm đầy xáo động và khiến cho người ta phải bấn loạn. Qua các sự kiện Bạc-Vương, sự kiện Trần Quang Thành, sự kiện “bị bức tự sát” hoặc “bị mưu sát” của Lý Vượng Dương và những người khác cùng một loạt những sự kiện làm tổn thương nghiêm trọng đến quyền con người…, tính hợp pháp của Đảng cộng sản Trung Quốc và chính phủ cùng những hành vi điều hành của mình đã phải chịu sự nghi ngờ chưa từng thấy, hình ảnh cầm quyền của Đảng bị sa sút thê thảm. “Nhân dân làm chủ” liền trở thành một sự nhạo báng cho hiện thực chính trị của Đảng cộng sản Trung Quốc.
Giữ ổn định bằng thối nát và bạo lực làm mất sạch lòng người.
Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012
THUYẾT GIẢNG GIẢI NOBEL CỦA AUNG SAN SUU KYI
Thuyết Giảng Giải Nobel của Aung San Suu Kyi tại Oslo, Thụy Điển — Nobel Lecture by Aung San Suu Kyi, Oslo, Norway
June 23, 2012
Sau 21 năm giam cầm trong nước dưới chế độ độc tài quân phiệt, thứ Bẩy 16 tháng 6 vừa qua, Aung San Suu Kyi, nhà tranh đấu cho Dân Chủ Tự Do Miễn Điện, mới có dịp đọc diễn từ nhận giải Nobel Hoà Bình tại Oslo mà Tổ chức này đã chính thức trao tặng Bà năm 2001. Lý do mà Bà Aung San Suu Kyi không sang Norway nhận lãnh giải Nobel Hoa Bình trong năm 2001 là vì e ngại không được phép trở lại nước để tiếp tục tranh đấu cho Nhân quyền và Dân Chủ Tự Do. Bà xác nhận, gần đây chính thể Miễn Điện có phần cải tiến, những lưu ý con đường hoàn thiện hãy còn dài.
Thuyết Trình Giải Nobel của Aung San Suu Kyi tại Oslo, Thụy Điển, ngày 16 tháng 6 năm 2012
Original video broadcast/Click on link/Mời bấm> http://www.nobelprize.org/
June 23, 2012
Sau 21 năm giam cầm trong nước dưới chế độ độc tài quân phiệt, thứ Bẩy 16 tháng 6 vừa qua, Aung San Suu Kyi, nhà tranh đấu cho Dân Chủ Tự Do Miễn Điện, mới có dịp đọc diễn từ nhận giải Nobel Hoà Bình tại Oslo mà Tổ chức này đã chính thức trao tặng Bà năm 2001. Lý do mà Bà Aung San Suu Kyi không sang Norway nhận lãnh giải Nobel Hoa Bình trong năm 2001 là vì e ngại không được phép trở lại nước để tiếp tục tranh đấu cho Nhân quyền và Dân Chủ Tự Do. Bà xác nhận, gần đây chính thể Miễn Điện có phần cải tiến, những lưu ý con đường hoàn thiện hãy còn dài.
Thuyết Trình Giải Nobel của Aung San Suu Kyi tại Oslo, Thụy Điển, ngày 16 tháng 6 năm 2012
Original video broadcast/Click on link/Mời bấm> http://www.nobelprize.org/
NGOẠI GIAO KIỂU XƯA TRONG THỜI ĐẠI "TWITTER". FOREIGN POLICY
Foreign Policy
Ngoại giao kiểu xưa trong thời đại ‘twitter’
Phỏng vấn độc quyền Ngoại trưởng Hoa Kỳ
http://www.foreignpolicy.com/articles/2012/06/18/old_fashioned_diplomacy_in_the_twitter_age
Người phỏng vấn: Susan B. Glasser
Người dịch: Trần Văn Minh
Số tháng 7/ tháng 8 năm 2012
Về cảnh ngộ của ông Trần Quang Thành: đây là một câu chuyện rất thương tâm. Tôi theo dõi câu chuyện của anh ấy. Tôi đã nói chuyện với anh ấy. Tôi nêu vấn đề của anh ấy với [chính phủ] Trung Quốc. Anh ấy có một cuộc đời gần như khó có thể tin được, gần giống như câu chuyện về Horatio Alger. Nên chúng tôi … bị các sự chọn lựa của anh ấy và các giá trị của chúng ta dẫn dắt. Và chúng tôi cố gắng hết sức để tìm hiểu anh ấy muốn gì. Và anh ấy đã vào sứ quán Mỹ, ngay từ đầu anh ấy đã nói rằng: “Tôi không muốn rời xa quê hương. Tôi muốn ở lại Trung Quốc. Nhưng tôi muốn theo đuổi chuyện học hành của tôi. Tôi muốn sống một cuộc đời có ý nghĩa hơn thay vì bị giam cầm ở trong nhà tôi, tại ngôi làng của tôi ở tỉnh nhà”.
Thực ra, tôi nghĩ đó là một phản ứng rất can đảm và có suy nghĩ. Và chúng tôi cố gắng tìm hiểu xem anh ấy muốn gì, và rồi chúng tôi làm việc với [các giới chức] Trung Quốc để tạo cơ hội cho anh ấy theo đuổi các ước muốn đó, gồm cả việc mang theo gia đình anh ấy. Tôi nghĩ, anh ấy đã không gặp mặt đứa con trai cả năm rồi. Và anh ấy không bao giờ – tôi muốn nói rằng, anh ấy ở trong tình trạng vô cùng khó xử khi anh ấy trốn thoát, đã không thể mang theo vợ và con gái; dĩ nhiên anh ấy không thể mang theo đứa con trai. Nên anh ấy có một mình ở Bắc Kinh; anh ấy cần chữa bệnh. Thực ra, anh ấy đã bị gãy chân khi nhảy qua tường. Và vì thế anh ấy muốn đoàn tụ với gia đình. Anh ấy muốn mọi người được sống bình yên và để anh ấy theo đuổi việc học hành. Và chúng tôi nhận ra đây là một cơ hội không những để làm việc với chính phủ Trung Quốc về trường hợp đặc biệt của anh ấy, mà còn thực sự mở rộng, gia tăng đối thoại của chúng tôi về nhân quyền và pháp quyền… Bởi vì anh ấy xác định rõ ràng là anh ấy không đổ trách nhiệm cho nhà nước. Sự khó chịu và nỗi sợ hãi của anh ấy thực ra tập trung vào chính quyền địa phương, những kẻ đã hành hạ anh ấy. Và anh ấy nghĩ rằng, nếu chính quyền Bắc Kinh biết những gì xảy ra với anh ấy, họ sẽ giúp đỡ anh và gia đình anh. Và tôi nghĩ đây là một lời nhận xét rất lý thú từ một anh chàng rất tỉ mỉ, có mối liên hệ với thế giới bên ngoài nhiều hơn một người Trung Quốc bình thường.
Ngoại giao kiểu xưa trong thời đại ‘twitter’
Phỏng vấn độc quyền Ngoại trưởng Hoa Kỳ
http://www.foreignpolicy.com/articles/2012/06/18/old_fashioned_diplomacy_in_the_twitter_age
Người phỏng vấn: Susan B. Glasser
Người dịch: Trần Văn Minh
Số tháng 7/ tháng 8 năm 2012
Về cảnh ngộ của ông Trần Quang Thành: đây là một câu chuyện rất thương tâm. Tôi theo dõi câu chuyện của anh ấy. Tôi đã nói chuyện với anh ấy. Tôi nêu vấn đề của anh ấy với [chính phủ] Trung Quốc. Anh ấy có một cuộc đời gần như khó có thể tin được, gần giống như câu chuyện về Horatio Alger. Nên chúng tôi … bị các sự chọn lựa của anh ấy và các giá trị của chúng ta dẫn dắt. Và chúng tôi cố gắng hết sức để tìm hiểu anh ấy muốn gì. Và anh ấy đã vào sứ quán Mỹ, ngay từ đầu anh ấy đã nói rằng: “Tôi không muốn rời xa quê hương. Tôi muốn ở lại Trung Quốc. Nhưng tôi muốn theo đuổi chuyện học hành của tôi. Tôi muốn sống một cuộc đời có ý nghĩa hơn thay vì bị giam cầm ở trong nhà tôi, tại ngôi làng của tôi ở tỉnh nhà”.
Thực ra, tôi nghĩ đó là một phản ứng rất can đảm và có suy nghĩ. Và chúng tôi cố gắng tìm hiểu xem anh ấy muốn gì, và rồi chúng tôi làm việc với [các giới chức] Trung Quốc để tạo cơ hội cho anh ấy theo đuổi các ước muốn đó, gồm cả việc mang theo gia đình anh ấy. Tôi nghĩ, anh ấy đã không gặp mặt đứa con trai cả năm rồi. Và anh ấy không bao giờ – tôi muốn nói rằng, anh ấy ở trong tình trạng vô cùng khó xử khi anh ấy trốn thoát, đã không thể mang theo vợ và con gái; dĩ nhiên anh ấy không thể mang theo đứa con trai. Nên anh ấy có một mình ở Bắc Kinh; anh ấy cần chữa bệnh. Thực ra, anh ấy đã bị gãy chân khi nhảy qua tường. Và vì thế anh ấy muốn đoàn tụ với gia đình. Anh ấy muốn mọi người được sống bình yên và để anh ấy theo đuổi việc học hành. Và chúng tôi nhận ra đây là một cơ hội không những để làm việc với chính phủ Trung Quốc về trường hợp đặc biệt của anh ấy, mà còn thực sự mở rộng, gia tăng đối thoại của chúng tôi về nhân quyền và pháp quyền… Bởi vì anh ấy xác định rõ ràng là anh ấy không đổ trách nhiệm cho nhà nước. Sự khó chịu và nỗi sợ hãi của anh ấy thực ra tập trung vào chính quyền địa phương, những kẻ đã hành hạ anh ấy. Và anh ấy nghĩ rằng, nếu chính quyền Bắc Kinh biết những gì xảy ra với anh ấy, họ sẽ giúp đỡ anh và gia đình anh. Và tôi nghĩ đây là một lời nhận xét rất lý thú từ một anh chàng rất tỉ mỉ, có mối liên hệ với thế giới bên ngoài nhiều hơn một người Trung Quốc bình thường.
Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012
CON ĐƯỜNG CỦA CHÚNG TA. HUỲNH NGỌC CHÊNH
Con đường của chúng ta
Huỳnh Ngọc Chênh - Những đoàn người nông dân ít học ngày ngày kéo lên cơ quan công quyền khiếu kiện đòi lại quyền sở hữu đất đai chính đáng của mình tức là họ đang đi trên con đường ấy. Những blogger lập ra các blog để tự do nói lên suy nghĩ của mình tức là đang đi trên con đường đó. Những người bị bắt tội oan, khiếu kiện đòi được xét xử trong một phiên tòa công khai đúng luật định là đang đi trên con đường đó. Những người yêu nước vượt qua mọi ngăn cấm của nhà cầm quyền tập trung đi biểu tình chống Trung cộng xâm lược là đang đi trên con đường ấy. Nhóm Thức Long Định khởi xướng ra phong trào con đường Việt Nam là đang đi trên con đường đó. Nhóm Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Anh Ba Sài Gòn lập ra Câu Lạc Bộ Báo chí tự do là đang đi trên con đường đó. Bà Lê Hiền Đức ngày ngày đi giúp đỡ dân oan là đang đi trên con đường đó. Nhà thơ Bùi Chát lập ra nhà xuất bản Giấy Vụn là đang đi trên con đường đó. Anh em Đoàn Văn Vươn nổ mìn tự chế chống lại lũ người cướp đất là đang đi trên con đường đó. Những người Cộng sản tiến bộ đấu tranh trong đảng, đòi hỏi thay đổi là cũng đang đi trên con đường đó...
Huỳnh Ngọc Chênh - Những đoàn người nông dân ít học ngày ngày kéo lên cơ quan công quyền khiếu kiện đòi lại quyền sở hữu đất đai chính đáng của mình tức là họ đang đi trên con đường ấy. Những blogger lập ra các blog để tự do nói lên suy nghĩ của mình tức là đang đi trên con đường đó. Những người bị bắt tội oan, khiếu kiện đòi được xét xử trong một phiên tòa công khai đúng luật định là đang đi trên con đường đó. Những người yêu nước vượt qua mọi ngăn cấm của nhà cầm quyền tập trung đi biểu tình chống Trung cộng xâm lược là đang đi trên con đường ấy. Nhóm Thức Long Định khởi xướng ra phong trào con đường Việt Nam là đang đi trên con đường đó. Nhóm Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Anh Ba Sài Gòn lập ra Câu Lạc Bộ Báo chí tự do là đang đi trên con đường đó. Bà Lê Hiền Đức ngày ngày đi giúp đỡ dân oan là đang đi trên con đường đó. Nhà thơ Bùi Chát lập ra nhà xuất bản Giấy Vụn là đang đi trên con đường đó. Anh em Đoàn Văn Vươn nổ mìn tự chế chống lại lũ người cướp đất là đang đi trên con đường đó. Những người Cộng sản tiến bộ đấu tranh trong đảng, đòi hỏi thay đổi là cũng đang đi trên con đường đó...
Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012
CÁC MẠNG BLOGGER Ở VIỆT NAM. MARIANNE BROWN
The Diplomat
http://thediplomat.com/2012/06/20/vietnams-blogger-revolution/?all=true
Cách mạng blogger ở Việt Nam?
Tác giả: Marianne Brown
Người dịch: Dương Lệ Chi
20-06-2012
Giới blogger Việt Nam đang ngày càng thúc đẩy việc đưa tin trong nước. Tin tức mạnh mẽ hơn sẽ tốt cho sự phát triển ở Việt Nam.
Khi lực lượng an ninh cố đuổi một gia đình nông dân nuôi cá khỏi mảnh đất của họ ở huyện Tiên Lãng, miền bắc Việt Nam, họ không nghĩ sẽ bị đáp trả lại bằng súng đạn và mìn. Trận chiến sau đó đã kết thúc với sáu viên công an vào bệnh viện và bốn người đàn ông bị buộc tội âm mưu giết người.
Vụ việc này đã bùng nổ ở nhiều mức độ khác nhau. Trong một hành động hiếm hoi ở một đất nước mà tin tức bị chính phủ kiểm duyệt nghiêm ngặt, các phóng viên được phép điều tra kỹ lưỡng sự việc này. Thật vậy, một cựu viên chức ngoại giao phương Tây cho biết, lúc đó ông không hề thấy các phương tiện truyền thông trong nước đưa tin về câu chuyện này với cùng chiều sâu như các blogger.
Dần dà, càng có nhiều chi tiết hơn được đưa ra ánh sáng, tiết lộ nguyên nhân sự việc là do chính quyền địa phương đã không giữ lời hứa, cũng như sự điều hành yếu kém của họ. Một số quan chức đã bị xử lý kỷ luật do sự tham gia của họ.
Việc đưa tin tức như vậy là rất bất thường ở Việt Nam, đất nước được xếp hạng 172 trên tổng số 179 nước về chỉ số tự do báo chí năm 2011-2012 của tổ chức Phóng viên Không biên Giới. Các biên tập viên phải gặp Bộ Truyền thông vào thứ Ba hàng tuần để được “hướng dẫn” những điều có thể và không thể đưa tin. Mặc dù có một số tờ báo đi xa hơn những báo khác trong việc đưa tin về các vấn đề về tham nhũng, nhưng chuyện tự kiểm duyệt là phổ biến. Do đó, sự kiện [Tiên Lãng] đã làm cho một số người hy vọng rằng mọi thứ có thể thay đổi, nhưng chỉ vài tháng sau đó, vào ngày 24 tháng 4, một cuộc phản kháng khác ở tỉnh Hưng Yên, ngoại ô Hà Nội, đã cho thấy bằng chứng ngược lại.
Hình ảnh hàng trăm cảnh sát được trang bị dụng cụ chống bạo động đối mặt với người dân Văn Giang đã được đăng tải trên blog, lan truyền ngay lập tức. Những người phản đối yêu cầu được bồi thường cao hơn cho mảnh đất đã bị chính quyền địa phương lấy để xây một thành phố vệ tinh ở vùng ngoại ô Hà Nội. Nhưng bất chấp những tin tức nóng bỏng, báo chí địa phương vẫn im bặt.
Một tổ chức phi chính phủ, Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông Phát triển (Red Communication), hoạt động nhằm nâng cao chất lượng báo chí ở Việt Nam. Giám đốc Trần Nhật Minh cho biết, các phóng viên không có được tự do để đưa tin về các cuộc phản kháng ở Văn Giang như họ đã có ở Tiên Lãng.
Ông nói: “Trước đó, các nhà chức trách Văn Giang đã tổ chức một cuộc họp báo. Chính quyền địa phương yêu cầu các phóng viên đưa tin về câu chuyện này theo tài liệu của họ (chính quyền) và không được đến hiện trường vì lý do an toàn“.
Trong vài tuần sau đó, một số thông tin được lọc qua. Tuy nhiên, khi hai người đàn ông xuất hiện trong video bị công an ở chỗ phản kháng (Văn Giang) đánh đập, được nhận diện là các nhà báo của một đài phát thanh nhà nước, sự cố này bắt đầu trở thành tiêu đề của các bài báo.
Một nhà báo Việt Nam, Nguyễn Thị Hung* cho biết: “Sự kiện Văn Giang cho thấy, chính phủ đã thất bại trong việc bịt miệng các phương tiện truyền thông trong nước. Đã có lệnh là không đưa tin về vụ việc này, nhưng chuyện hai phóng viên của Đài Tiếng nói Việt Nam bị đánh đập là cái cớ để mọi người đưa tin về sự việc đó“.
Việc đưa tin về cuộc tấn công kéo dài khoảng một tuần, và đã không đi sâu vào các chi tiết về những lý do đằng sau cuộc phản kháng [của người dân]. Nhưng mặc dù tin tức về trường hợp Văn Giang đã bị kềm chế, giám đốc Minh nói rằng chuyện thay đổi không phải là viễn vông (**). Ông nói: “Tình hình hiện nay không giống như vài năm trước đây. Trước kia, nếu có một dự án mà nhà nước phải lấy đất của dân, thì các nhà báo chỉ có thể đưa tin từ quan điểm của nhà nước“.
Ông nói rằng, các cuộc biểu tình phản đối tịch thu đất là phổ biến và đã diễn ra trong thời gian dài, nhưng báo chí hiếm khi nói tới. Thường chỉ có [người dân] trực tiếp ở địa phương đó quan tâm, nhưng đa số độc giả sống ở các thành phố, nên đơn giản là hầu hết các tổ chức thông tin không quan tâm đến các vấn đề của nông dân.
Tuy nhiên, cuộc chiến giữa những người nông dân và các nhà chức trách ở Tiên Lãng đã thay đổi điều đó. Trước tiên, độc giả bị thu hút do mức độ bạo lực, và rồi sau đó độc giả kinh hoàng trước mức độ điều hành yếu kém của các cơ quan có thẩm quyền.
Ông Minh cho biết: “không gian cho các cuộc biểu tình [chống tịch thu] đất đai trên báo chí hiện nay lớn hơn nhờ sự việc Tiên Lãng”. Ông nói thêm rằng, sự kiện này đã làm cho vấn đề “nóng”, có nghĩa là sẽ có nhiều trường hợp như thế sẽ được đưa tin.
Đại sứ Anh ở Việt Nam nói, việc đưa tin như thế, nếu thành hiện thực, cũng có thể giúp thúc đẩy nỗ lực phát triển cho Việt Nam.
Anh quốc là nước tài trợ hàng đầu về chống tham nhũng ở Việt Nam, cũng như tài trợ các chương trình đào tạo cho truyền thông trong nước. Đại sứ Antony Stokes cho biết, vai trò của truyền thông là đưa thông tin ra ánh sáng một cách chuyên nghiệp và độc lập. Đây là điều cơ bản trong đấu tranh chống tham nhũng.
Ông nói: “Có một chút thách thức và chúng tôi muốn làm việc với chính phủ Việt Nam để giải quyết thách thức đó“.
Ông Stokes nói rằng, ông hy vọng sẽ giúp các phương tiện truyền thông tự do hơn, không bị các ảnh hưởng chính trị, điều này sẽ giúp thúc đẩy phát triển.
Ông nói thêm: “Các phương tiện truyền thông có thể đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định các cá nhân tham nhũng. Tuy nhiên, có khả năng là các cá nhân cảm thấy bị đe dọa bởi điều này“.
Phạm Văn Linh*, hiện làm việc cho một tờ báo Việt Nam, cho biết, ông tin rằng hệ thống kiểm duyệt không thay đổi và thậm chí có thể trở nên nghiêm ngặt hơn.
Linh nói: “Tin tức phụ thuộc vào các nhóm lợi ích của chính phủ và những người mà các biên tập viên nhận được sự hỗ trợ từ [họ]“. Ông tin rằng chính phủ hạn chế các phương tiện truyền thông bởi vì họ sợ mất kiểm soát ý kiến của công chúng.
Ông nói: “Nếu chính quyền mất kiểm soát thì chế độ sẽ mất“.
Nhà báo [Nguyễn Thị] Hung nói, cô nghĩ rằng hạn chế vẫn còn nằm trong từng trường hợp cụ thể, nhưng lực lượng thực sự cần cho sự thay đổi là viết blog. Điều thú vị trong sự kiện Văn Giang là nó đã được kích hoạt gần như toàn bộ, nhờ quy mô đưa tin của các blogger.
Cô nói: “Blog đang thúc đẩy việc đưa tin trong nước bằng cách đưa thêm nhiều thông tin hơn vào các diễn đàn công cộng. Chính phủ không thể đảo ngược các thông tin đã công bố trên internet“.
Một số phóng viên tiếp cận các hạn chế bằng cách viết blog dưới bút danh. Tuy nhiên, ảnh hưởng gia tăng của dạng truyền thông này đã không được chính phủ bỏ qua. Nội dung trên các blog ngày càng được sử dụng trong các bản cáo trạng ở tòa án mà có thể kết thúc bằng các bản án tù.
Blogger Lê Đức Thích* cho biết, anh thường xuyên bị cảnh sát đi theo và công việc của anh bị giám sát chặt chẽ. Anh nói: “Họ cố gây áp lực để tôi không viết về các vấn đề nhạy cảm”. Cũng đã có các tin tức cho biết, blogger Nguyễn Xuân Diện ở Hà Nội, là một trong những người đầu tiên loan tin về các cuộc biểu tình ở Văn Giang, đã bị sách nhiễu và buộc phải đóng blog của anh.
Theo một số nhà phân tích, luật pháp Việt Nam có thể phục vụ cho việc đàn áp hoặc nuôi dưỡng sự phát triển chất lượng báo chí. Một tài liệu của phía lập pháp đã làm dấy lên mối quan ngại trong cộng đồng quốc tế là dự thảo Nghị định về sử dụng internet, trong đó dự kiến sẽ được phát hành trong tháng này. Đại sứ quán Mỹ ở Việt Nam đã đưa ra ý kiến riêng về dự thảo trong một bức thư gửi cho chính phủ Việt Nam, công bố hôm thứ năm ngày 7 tháng 6. Nghị định có thể buộc những người sử dụng internet đăng ký sử dụng với tên thật và bắt buộc các trang tin tức phải được sự chấp thuận của chính phủ trước khi đăng tải.
Đại Sứ quán [Mỹ] cho biết, các quy định về hành vi bị cấm trên internet là “quá bao la và mơ hồ, và do đó có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến các quyền cá nhân về tự do ngôn luận ở Việt Nam“.
Tuy nhiên, không phải ai cũng bi quan về các quyền của nhà báo và của các blogger ở Việt Nam. Ông Minh, Giám đốc Red Communication nói rằng, có những quy định của luật pháp hiện hành có thể giúp cải thiện việc đưa tin, nhưng hiếm khi được thực hiện. Ông nói, theo điều 6 và điều 8 của Nghị định 02, “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí và xuất bản“, các nhà báo có quyền không bị cản trở, và các cơ quan chính phủ có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho họ.
Ông Minh nói: “Sau sự kiện Hưng Yên, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nói rằng, chúng ta nên chờ xem các phóng viên có hành động đúng theo quy định của pháp luật hay không. Nhưng điều này là sai. Theo quy định của pháp luật, các phóng viên được phép tác nghiệp ở tất cả mọi nơi trong lãnh thổ Việt Nam, nên họ có mặt ở đó là đúng“.
Trong khi viết blog giúp thúc đẩy việc đưa tin lên các mức độ mới, ông Minh nói rằng mọi người sẽ đưa tin nhiều hơn khi họ biết các quyền của họ.
Ông nói: “Khi các nhà báo hiểu luật pháp, họ sẽ tự tin hơn và họ sẽ ít tự kiểm duyệt hơn“.
Tác giả: Bà Marianne Brown là phóng viên cho báo DPA – Deutsche Presse-Agentur (báo Đức), chi nhánh Hà Nội. Bà cũng có các bài viết ở báo Guardian và VOA News, ngoài các tờ báo khác.
* Tên đã được đổi để tránh bị nhận diện.
————–
(**) Ghi chú của BTV: Dựa vào ngữ cảnh của đoạn văn, có lẽ câu này phải là “change is not in the air.”
http://thediplomat.com/2012/06/20/vietnams-blogger-revolution/?all=true
Cách mạng blogger ở Việt Nam?
Tác giả: Marianne Brown
Người dịch: Dương Lệ Chi
20-06-2012
Giới blogger Việt Nam đang ngày càng thúc đẩy việc đưa tin trong nước. Tin tức mạnh mẽ hơn sẽ tốt cho sự phát triển ở Việt Nam.
Khi lực lượng an ninh cố đuổi một gia đình nông dân nuôi cá khỏi mảnh đất của họ ở huyện Tiên Lãng, miền bắc Việt Nam, họ không nghĩ sẽ bị đáp trả lại bằng súng đạn và mìn. Trận chiến sau đó đã kết thúc với sáu viên công an vào bệnh viện và bốn người đàn ông bị buộc tội âm mưu giết người.
Vụ việc này đã bùng nổ ở nhiều mức độ khác nhau. Trong một hành động hiếm hoi ở một đất nước mà tin tức bị chính phủ kiểm duyệt nghiêm ngặt, các phóng viên được phép điều tra kỹ lưỡng sự việc này. Thật vậy, một cựu viên chức ngoại giao phương Tây cho biết, lúc đó ông không hề thấy các phương tiện truyền thông trong nước đưa tin về câu chuyện này với cùng chiều sâu như các blogger.
Dần dà, càng có nhiều chi tiết hơn được đưa ra ánh sáng, tiết lộ nguyên nhân sự việc là do chính quyền địa phương đã không giữ lời hứa, cũng như sự điều hành yếu kém của họ. Một số quan chức đã bị xử lý kỷ luật do sự tham gia của họ.
Việc đưa tin tức như vậy là rất bất thường ở Việt Nam, đất nước được xếp hạng 172 trên tổng số 179 nước về chỉ số tự do báo chí năm 2011-2012 của tổ chức Phóng viên Không biên Giới. Các biên tập viên phải gặp Bộ Truyền thông vào thứ Ba hàng tuần để được “hướng dẫn” những điều có thể và không thể đưa tin. Mặc dù có một số tờ báo đi xa hơn những báo khác trong việc đưa tin về các vấn đề về tham nhũng, nhưng chuyện tự kiểm duyệt là phổ biến. Do đó, sự kiện [Tiên Lãng] đã làm cho một số người hy vọng rằng mọi thứ có thể thay đổi, nhưng chỉ vài tháng sau đó, vào ngày 24 tháng 4, một cuộc phản kháng khác ở tỉnh Hưng Yên, ngoại ô Hà Nội, đã cho thấy bằng chứng ngược lại.
Hình ảnh hàng trăm cảnh sát được trang bị dụng cụ chống bạo động đối mặt với người dân Văn Giang đã được đăng tải trên blog, lan truyền ngay lập tức. Những người phản đối yêu cầu được bồi thường cao hơn cho mảnh đất đã bị chính quyền địa phương lấy để xây một thành phố vệ tinh ở vùng ngoại ô Hà Nội. Nhưng bất chấp những tin tức nóng bỏng, báo chí địa phương vẫn im bặt.
Một tổ chức phi chính phủ, Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông Phát triển (Red Communication), hoạt động nhằm nâng cao chất lượng báo chí ở Việt Nam. Giám đốc Trần Nhật Minh cho biết, các phóng viên không có được tự do để đưa tin về các cuộc phản kháng ở Văn Giang như họ đã có ở Tiên Lãng.
Ông nói: “Trước đó, các nhà chức trách Văn Giang đã tổ chức một cuộc họp báo. Chính quyền địa phương yêu cầu các phóng viên đưa tin về câu chuyện này theo tài liệu của họ (chính quyền) và không được đến hiện trường vì lý do an toàn“.
Trong vài tuần sau đó, một số thông tin được lọc qua. Tuy nhiên, khi hai người đàn ông xuất hiện trong video bị công an ở chỗ phản kháng (Văn Giang) đánh đập, được nhận diện là các nhà báo của một đài phát thanh nhà nước, sự cố này bắt đầu trở thành tiêu đề của các bài báo.
Một nhà báo Việt Nam, Nguyễn Thị Hung* cho biết: “Sự kiện Văn Giang cho thấy, chính phủ đã thất bại trong việc bịt miệng các phương tiện truyền thông trong nước. Đã có lệnh là không đưa tin về vụ việc này, nhưng chuyện hai phóng viên của Đài Tiếng nói Việt Nam bị đánh đập là cái cớ để mọi người đưa tin về sự việc đó“.
Việc đưa tin về cuộc tấn công kéo dài khoảng một tuần, và đã không đi sâu vào các chi tiết về những lý do đằng sau cuộc phản kháng [của người dân]. Nhưng mặc dù tin tức về trường hợp Văn Giang đã bị kềm chế, giám đốc Minh nói rằng chuyện thay đổi không phải là viễn vông (**). Ông nói: “Tình hình hiện nay không giống như vài năm trước đây. Trước kia, nếu có một dự án mà nhà nước phải lấy đất của dân, thì các nhà báo chỉ có thể đưa tin từ quan điểm của nhà nước“.
Ông nói rằng, các cuộc biểu tình phản đối tịch thu đất là phổ biến và đã diễn ra trong thời gian dài, nhưng báo chí hiếm khi nói tới. Thường chỉ có [người dân] trực tiếp ở địa phương đó quan tâm, nhưng đa số độc giả sống ở các thành phố, nên đơn giản là hầu hết các tổ chức thông tin không quan tâm đến các vấn đề của nông dân.
Tuy nhiên, cuộc chiến giữa những người nông dân và các nhà chức trách ở Tiên Lãng đã thay đổi điều đó. Trước tiên, độc giả bị thu hút do mức độ bạo lực, và rồi sau đó độc giả kinh hoàng trước mức độ điều hành yếu kém của các cơ quan có thẩm quyền.
Ông Minh cho biết: “không gian cho các cuộc biểu tình [chống tịch thu] đất đai trên báo chí hiện nay lớn hơn nhờ sự việc Tiên Lãng”. Ông nói thêm rằng, sự kiện này đã làm cho vấn đề “nóng”, có nghĩa là sẽ có nhiều trường hợp như thế sẽ được đưa tin.
Đại sứ Anh ở Việt Nam nói, việc đưa tin như thế, nếu thành hiện thực, cũng có thể giúp thúc đẩy nỗ lực phát triển cho Việt Nam.
Anh quốc là nước tài trợ hàng đầu về chống tham nhũng ở Việt Nam, cũng như tài trợ các chương trình đào tạo cho truyền thông trong nước. Đại sứ Antony Stokes cho biết, vai trò của truyền thông là đưa thông tin ra ánh sáng một cách chuyên nghiệp và độc lập. Đây là điều cơ bản trong đấu tranh chống tham nhũng.
Ông nói: “Có một chút thách thức và chúng tôi muốn làm việc với chính phủ Việt Nam để giải quyết thách thức đó“.
Ông Stokes nói rằng, ông hy vọng sẽ giúp các phương tiện truyền thông tự do hơn, không bị các ảnh hưởng chính trị, điều này sẽ giúp thúc đẩy phát triển.
Ông nói thêm: “Các phương tiện truyền thông có thể đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định các cá nhân tham nhũng. Tuy nhiên, có khả năng là các cá nhân cảm thấy bị đe dọa bởi điều này“.
Phạm Văn Linh*, hiện làm việc cho một tờ báo Việt Nam, cho biết, ông tin rằng hệ thống kiểm duyệt không thay đổi và thậm chí có thể trở nên nghiêm ngặt hơn.
Linh nói: “Tin tức phụ thuộc vào các nhóm lợi ích của chính phủ và những người mà các biên tập viên nhận được sự hỗ trợ từ [họ]“. Ông tin rằng chính phủ hạn chế các phương tiện truyền thông bởi vì họ sợ mất kiểm soát ý kiến của công chúng.
Ông nói: “Nếu chính quyền mất kiểm soát thì chế độ sẽ mất“.
Nhà báo [Nguyễn Thị] Hung nói, cô nghĩ rằng hạn chế vẫn còn nằm trong từng trường hợp cụ thể, nhưng lực lượng thực sự cần cho sự thay đổi là viết blog. Điều thú vị trong sự kiện Văn Giang là nó đã được kích hoạt gần như toàn bộ, nhờ quy mô đưa tin của các blogger.
Cô nói: “Blog đang thúc đẩy việc đưa tin trong nước bằng cách đưa thêm nhiều thông tin hơn vào các diễn đàn công cộng. Chính phủ không thể đảo ngược các thông tin đã công bố trên internet“.
Một số phóng viên tiếp cận các hạn chế bằng cách viết blog dưới bút danh. Tuy nhiên, ảnh hưởng gia tăng của dạng truyền thông này đã không được chính phủ bỏ qua. Nội dung trên các blog ngày càng được sử dụng trong các bản cáo trạng ở tòa án mà có thể kết thúc bằng các bản án tù.
Blogger Lê Đức Thích* cho biết, anh thường xuyên bị cảnh sát đi theo và công việc của anh bị giám sát chặt chẽ. Anh nói: “Họ cố gây áp lực để tôi không viết về các vấn đề nhạy cảm”. Cũng đã có các tin tức cho biết, blogger Nguyễn Xuân Diện ở Hà Nội, là một trong những người đầu tiên loan tin về các cuộc biểu tình ở Văn Giang, đã bị sách nhiễu và buộc phải đóng blog của anh.
Theo một số nhà phân tích, luật pháp Việt Nam có thể phục vụ cho việc đàn áp hoặc nuôi dưỡng sự phát triển chất lượng báo chí. Một tài liệu của phía lập pháp đã làm dấy lên mối quan ngại trong cộng đồng quốc tế là dự thảo Nghị định về sử dụng internet, trong đó dự kiến sẽ được phát hành trong tháng này. Đại sứ quán Mỹ ở Việt Nam đã đưa ra ý kiến riêng về dự thảo trong một bức thư gửi cho chính phủ Việt Nam, công bố hôm thứ năm ngày 7 tháng 6. Nghị định có thể buộc những người sử dụng internet đăng ký sử dụng với tên thật và bắt buộc các trang tin tức phải được sự chấp thuận của chính phủ trước khi đăng tải.
Đại Sứ quán [Mỹ] cho biết, các quy định về hành vi bị cấm trên internet là “quá bao la và mơ hồ, và do đó có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến các quyền cá nhân về tự do ngôn luận ở Việt Nam“.
Tuy nhiên, không phải ai cũng bi quan về các quyền của nhà báo và của các blogger ở Việt Nam. Ông Minh, Giám đốc Red Communication nói rằng, có những quy định của luật pháp hiện hành có thể giúp cải thiện việc đưa tin, nhưng hiếm khi được thực hiện. Ông nói, theo điều 6 và điều 8 của Nghị định 02, “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí và xuất bản“, các nhà báo có quyền không bị cản trở, và các cơ quan chính phủ có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho họ.
Ông Minh nói: “Sau sự kiện Hưng Yên, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nói rằng, chúng ta nên chờ xem các phóng viên có hành động đúng theo quy định của pháp luật hay không. Nhưng điều này là sai. Theo quy định của pháp luật, các phóng viên được phép tác nghiệp ở tất cả mọi nơi trong lãnh thổ Việt Nam, nên họ có mặt ở đó là đúng“.
Trong khi viết blog giúp thúc đẩy việc đưa tin lên các mức độ mới, ông Minh nói rằng mọi người sẽ đưa tin nhiều hơn khi họ biết các quyền của họ.
Ông nói: “Khi các nhà báo hiểu luật pháp, họ sẽ tự tin hơn và họ sẽ ít tự kiểm duyệt hơn“.
Tác giả: Bà Marianne Brown là phóng viên cho báo DPA – Deutsche Presse-Agentur (báo Đức), chi nhánh Hà Nội. Bà cũng có các bài viết ở báo Guardian và VOA News, ngoài các tờ báo khác.
* Tên đã được đổi để tránh bị nhận diện.
————–
(**) Ghi chú của BTV: Dựa vào ngữ cảnh của đoạn văn, có lẽ câu này phải là “change is not in the air.”
Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012
BÀ AUNG SAN SUU KYI NHẬN GIẢI NOBEL HÒA BÌNH
Aung San Suu Kyi: Nobel Peace Prize Lecture
Aung San Suu Kyi held her Nobel Lecture on 16 June, 2012, in the Oslo City Hall, Norway. See the entire lecture at http://www.nobelprize.org/mediaplayer/index.php?id=1809
http://youtu.be/NihXxEDFIBM
Bà Aung San Suu Kyi nhận giải Nobel Hoà Bình
Thứ ba, 19 Tháng 6 2012 01:10
Xin giới thiệu bài viết sau đây của anh Nguyễn Quang Minh, về diễn văn của bà Aung San Suu Kyi, người được trao giải Nobel Hoà bình năm 1991. Hai mươi mốt năm sau, khi bà được trả tự do, bà mới có dịp đến Na Uy để nhận giải. Anh Minh là người định cư ở Na Uy và có quan tâm đến giải này cũng như hành trình của bà Aung San Suu Kyi, và anh có nhã ý chia sẻ những thông tin chung quanh sự kiện quan trọng hôm 16/6/2012 ở Oslo. Xin cám ơn anh Minh.
Diễn văn giải Nobel Hòa Bình 1991 đến muộn sau 21 năm
Chiều hôm qua, 16/6/2012, Ủy Ban Giải Nobel Hòa Bình đã tổ chức đón tiếp khôi nguyên giải 1991. Trong buỗi lễ đơn giản nhưng cảm động và trang trọng, với sự hiện diện của vua Harald, hoàng hậu Sonja, thái tử Haakon, thủ tướng Jens Stoltenberg, chủ tịch quốc hội Dag T. Andersen, và lãnh đạo các chính đảng.
Sau màn trình tấy violon của nữ nghệ sĩ xinh đẹp Na Uy, chủ tịch Ủy Ban, ông Thorbjørn Jagland, bắt đầu đọc diễn văn. Diễn văn chào đón Aung San Suu Kyi, không quá ngắn (chừng 15 phút) nhưng đã nói đủ những gì cần phải nói qua biểu tượng Aung San Suu Kyi. Theo tôi, ông Jagland đã có bài diễn văn hay nhất từ khi là chủ tịch Ủy Ban năm 2009 và còn nguyên giá trị thuyết phục đối với những người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ.
Aung San Suu Kyi held her Nobel Lecture on 16 June, 2012, in the Oslo City Hall, Norway. See the entire lecture at http://www.nobelprize.org/mediaplayer/index.php?id=1809
http://youtu.be/NihXxEDFIBM
Bà Aung San Suu Kyi nhận giải Nobel Hoà Bình
Thứ ba, 19 Tháng 6 2012 01:10
Xin giới thiệu bài viết sau đây của anh Nguyễn Quang Minh, về diễn văn của bà Aung San Suu Kyi, người được trao giải Nobel Hoà bình năm 1991. Hai mươi mốt năm sau, khi bà được trả tự do, bà mới có dịp đến Na Uy để nhận giải. Anh Minh là người định cư ở Na Uy và có quan tâm đến giải này cũng như hành trình của bà Aung San Suu Kyi, và anh có nhã ý chia sẻ những thông tin chung quanh sự kiện quan trọng hôm 16/6/2012 ở Oslo. Xin cám ơn anh Minh.
Diễn văn giải Nobel Hòa Bình 1991 đến muộn sau 21 năm
Chiều hôm qua, 16/6/2012, Ủy Ban Giải Nobel Hòa Bình đã tổ chức đón tiếp khôi nguyên giải 1991. Trong buỗi lễ đơn giản nhưng cảm động và trang trọng, với sự hiện diện của vua Harald, hoàng hậu Sonja, thái tử Haakon, thủ tướng Jens Stoltenberg, chủ tịch quốc hội Dag T. Andersen, và lãnh đạo các chính đảng.
Sau màn trình tấy violon của nữ nghệ sĩ xinh đẹp Na Uy, chủ tịch Ủy Ban, ông Thorbjørn Jagland, bắt đầu đọc diễn văn. Diễn văn chào đón Aung San Suu Kyi, không quá ngắn (chừng 15 phút) nhưng đã nói đủ những gì cần phải nói qua biểu tượng Aung San Suu Kyi. Theo tôi, ông Jagland đã có bài diễn văn hay nhất từ khi là chủ tịch Ủy Ban năm 2009 và còn nguyên giá trị thuyết phục đối với những người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ.
ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC SẮP ĐẾN HỒI KẾT THÚC. WALL STREET JOURNAL
Đảng Cộng sản Trung Quốc sắp đến hồi kết thúc
Tác giả: Michael Auslin
Người dịch: Dương Lệ Chi
18-06-2012
Ông Tập Cận Bình, Phó Chủ tịch Trung Quốc. Photo: AP
Bắc Kinh không thể trì hoãn thêm nữa trong việc đối phó với một loạt các vấn đề trong và ngoài nước.
Hai mươi năm trước, Đặng Tiểu Bình thực hiện “chuyến đi nổi tiếng về phương Nam”. Cuộc hành trình này đã diễn ra chỉ một vài năm sau vụ thảm sát Thiên An Môn, lúc đó Trung Quốc còn bị quốc tế cô lập và trong thời kỳ chương trình cải cách của Đặng Tiểu Bình đang gia tăng mối nghi ngờ. Nhờ chuyến đi của Đặng Tiểu Bình, cải cách kinh tế đã được đưa trở lại vào nghị trình, và đó là khi nền kinh tế nước này cất cánh. Trong hai thập kỷ qua, tăng trưởng ở Trung Quốc trung bình là 10,4%.
Trong một thời gian dài, dường như Trung Quốc không bao giờ nhìn lại. Nhưng rõ ràng là thời kỳ dễ dàng hiện đã trôi qua và 20 năm tới sẽ khó khăn hơn để Đảng Cộng sản điều hành [đất nước]. Trong hai thập kỷ qua, các vấn đề khó khăn của đất nước chưa bao giờ hiện rõ như bây giờ, điều này báo hiệu không chỉ tình hình kinh tế tồi tệ, mà còn có khả năng Đảng sẽ sụp đổ.
Vấn đề bắt đầu hồi cuối thập niên trước, khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào dự định thay đổi chiến thuật, dành đặc quyền cho dân chúng phần khu vực tư nhân. Các doanh nghiệp nhà nước đã có ưu thế hơn trước đây, trong khi chính quyền địa phương trở nên mạnh hơn, đặc biệt sau khi bù khú với các khoản tiền được vay do hậu khủng hoảng, các cơ quan này cùng nhau nuốt các khoản vay tín dụng nhiều nhất. Các cỗ máy thúc đẩy tăng trưởng việc làm là những công ty vừa và nhỏ, đã bị đình trệ. Đây là một phần lý do tăng trưởng hiện đang chậm lại, gần đây chính phủ đã thay đổi dự đoán tăng trưởng trong năm nay, giảm còn 7,5%.
Quản lý kinh tế yếu kém hiện nay là vấn đề hàng đầu trong số các vấn đề dài hạn mà Đảng đã bỏ qua. Không chỉ có tiền lương được tăng lên đủ để bắt đầu ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các công ty Trung Quốc, mà còn do sự thiếu hụt lao động ở vành đai ven biển, trung tâm tăng trưởng kinh tế. Sự thiếu hụt này một phần là do có nhiều cơ hội hơn trong đất liền, nhưng vấn đề lớn nhất là dân số trong độ tuổi lao động sẽ không gia tăng.
Tác giả: Michael Auslin
Người dịch: Dương Lệ Chi
18-06-2012
Ông Tập Cận Bình, Phó Chủ tịch Trung Quốc. Photo: AP
Bắc Kinh không thể trì hoãn thêm nữa trong việc đối phó với một loạt các vấn đề trong và ngoài nước.
Hai mươi năm trước, Đặng Tiểu Bình thực hiện “chuyến đi nổi tiếng về phương Nam”. Cuộc hành trình này đã diễn ra chỉ một vài năm sau vụ thảm sát Thiên An Môn, lúc đó Trung Quốc còn bị quốc tế cô lập và trong thời kỳ chương trình cải cách của Đặng Tiểu Bình đang gia tăng mối nghi ngờ. Nhờ chuyến đi của Đặng Tiểu Bình, cải cách kinh tế đã được đưa trở lại vào nghị trình, và đó là khi nền kinh tế nước này cất cánh. Trong hai thập kỷ qua, tăng trưởng ở Trung Quốc trung bình là 10,4%.
Trong một thời gian dài, dường như Trung Quốc không bao giờ nhìn lại. Nhưng rõ ràng là thời kỳ dễ dàng hiện đã trôi qua và 20 năm tới sẽ khó khăn hơn để Đảng Cộng sản điều hành [đất nước]. Trong hai thập kỷ qua, các vấn đề khó khăn của đất nước chưa bao giờ hiện rõ như bây giờ, điều này báo hiệu không chỉ tình hình kinh tế tồi tệ, mà còn có khả năng Đảng sẽ sụp đổ.
Vấn đề bắt đầu hồi cuối thập niên trước, khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào dự định thay đổi chiến thuật, dành đặc quyền cho dân chúng phần khu vực tư nhân. Các doanh nghiệp nhà nước đã có ưu thế hơn trước đây, trong khi chính quyền địa phương trở nên mạnh hơn, đặc biệt sau khi bù khú với các khoản tiền được vay do hậu khủng hoảng, các cơ quan này cùng nhau nuốt các khoản vay tín dụng nhiều nhất. Các cỗ máy thúc đẩy tăng trưởng việc làm là những công ty vừa và nhỏ, đã bị đình trệ. Đây là một phần lý do tăng trưởng hiện đang chậm lại, gần đây chính phủ đã thay đổi dự đoán tăng trưởng trong năm nay, giảm còn 7,5%.
Quản lý kinh tế yếu kém hiện nay là vấn đề hàng đầu trong số các vấn đề dài hạn mà Đảng đã bỏ qua. Không chỉ có tiền lương được tăng lên đủ để bắt đầu ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các công ty Trung Quốc, mà còn do sự thiếu hụt lao động ở vành đai ven biển, trung tâm tăng trưởng kinh tế. Sự thiếu hụt này một phần là do có nhiều cơ hội hơn trong đất liền, nhưng vấn đề lớn nhất là dân số trong độ tuổi lao động sẽ không gia tăng.
PHÁC THẢO CHÂN DUNG NGƯỜI VIỆT Ở MỸ.
Phác thảo chân dung người Việt ở Mỹ
19 tháng 6, 2012
Cử tri gốc Việt bỏ phiếu cho Dân chủ và Cộng hòa ngang nhau, theo khảo sát này
Một nghiên cứu lớn về cộng đồng người gốc Á tại Mỹ cho hay số lượng cử tri người Việt theo đảng Cộng hòa hay Dân chủ hiện ngang nhau.
Để so sánh, 50% người Mỹ gốc Á theo đảng Dân chủ và chỉ có 28% theo Cộng hòa.
Bấm Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Pew, công bố hôm 19/6, cho hay 35% người Mỹ gốc Việt bỏ phiếu hoặc có xu hướng bầu cho đảng Cộng hòa, trong khi 36% theo Dân chủ.
Đây là một nghiên cứu công phu về người gốc Á tại Mỹ của một tổ chức đặt ở Washington, thường được tin cậy về các đánh giá xung quanh tình trạng nhập cư lậu.
Họ làm khảo sát với 3,511 người thuộc sáu nhóm người gốc Á lớn nhất - người Hoa, Philippines, Ấn Độ, Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản.
Cộng đồng người Việt đứng thứ tư trong các nhóm Á châu, với hơn 1,7 triệu người, chiếm 10% trong tổng số người Mỹ gốc Á.
19 tháng 6, 2012
Cử tri gốc Việt bỏ phiếu cho Dân chủ và Cộng hòa ngang nhau, theo khảo sát này
Một nghiên cứu lớn về cộng đồng người gốc Á tại Mỹ cho hay số lượng cử tri người Việt theo đảng Cộng hòa hay Dân chủ hiện ngang nhau.
Để so sánh, 50% người Mỹ gốc Á theo đảng Dân chủ và chỉ có 28% theo Cộng hòa.
Bấm Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Pew, công bố hôm 19/6, cho hay 35% người Mỹ gốc Việt bỏ phiếu hoặc có xu hướng bầu cho đảng Cộng hòa, trong khi 36% theo Dân chủ.
Đây là một nghiên cứu công phu về người gốc Á tại Mỹ của một tổ chức đặt ở Washington, thường được tin cậy về các đánh giá xung quanh tình trạng nhập cư lậu.
Họ làm khảo sát với 3,511 người thuộc sáu nhóm người gốc Á lớn nhất - người Hoa, Philippines, Ấn Độ, Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản.
Cộng đồng người Việt đứng thứ tư trong các nhóm Á châu, với hơn 1,7 triệu người, chiếm 10% trong tổng số người Mỹ gốc Á.
Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012
KỶ NIỆM NGÀY QUÂN LỰC 19 THÁNG 6
KỶ NIỆM NGÀY QUÂN LỰC 19 THÁNG 6 - Charlotte, NC - 17/6/2012
Võ Thành Nhân
SBTN-NC Thực Hiện
Người Lính Việt Nam Cộng Hòa. 12 tập.
TRẠI TÙ CẢI TẠO CỦA CSVN SAU NĂM 1975. NGUYỄN CAO QUYỀN
https://docs.google.com/file/d/1MBkVJ_cBnLPHibSu1ttYrLB6Y9yJQ2dXYBZxJMcDOoA7m_uibVwa-T5vkdWq/edit?pli=1
NỖ LỰC MỞ RỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC PHÒNG CỦA HOA KỲ. BỘ NGOẠI GIAO.
… Một phương cách khác mà chúng tôi từng làm để tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc phòng là thông qua các hiệp ước thương mại quốc phòng với Anh và Úc. Vào tháng Tư vừa qua, Hoa Kỳ và Anh đã ký kết trao đổi các ghi chú vốn mang lại Hiệp ước Thương mại Quốc phòng Mỹ-Anh. Đây là hiệp ước đầu tiên của thể loại này và cho phép việc chuyển giao hiệu quả hơn một số món hàng quốc phòng giữa Mỹ và Anh. Chúng ta cũng đang đạt được tiến bộ trong việc thực hiện quy ước quốc tế đó với Australia, mà chúng ta hy vọng sẽ hoàn tất vào năm tới…
https://docs.google.com/file/d/1i7K5gDcaOLpZeidN2FCpN_Xp_JwaLwuBbFBIzs0thNBQOumqu-mCtVaTkhx2/edit
SUY NGHĨ TỪ CHUYẾN ĐI CỦA TRỢ LÝ NGOẠI TRƯỞNG ĐẶC TRÁCH VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ
… Nhiều người vẫn nhìn sự trở lại châu Á của Mỹ và mối quan hệ tuy còn những bất đồng nhưng ngày càng ấm hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là một cơ hội cho những thay đổi ở Việt Nam. Và nếu "nhân quyền" là chìa khóa vàng để mở được cánh cửa nâng cấp quan hệ Mỹ Việt, thiết tưởng mọi người không quên lời gợi ý của John McCain qua lời tuyên bố với đài BBC tại Malaysia hôm 31 tháng 5 vừa qua: "Chúng tôi (Hoa Kỳ) mong đợi một sự tiến bộ chứ không không phải một sự thay đổi tức thì". Lời mách nước này có nghĩa là Hà Nội chỉ cần cải thiện (thêm nữa) tình trạng nhân quyền ở Việt Nam (có thể như họ đã từng làm trước đây) là đã có thể đủ để đáp ứng với đòi hỏi của hành pháp và lập pháp Hoa Kỳ.
https://docs.google.com/file/d/1GWKEede7F7r6i-s_zJWiEFZd8UTfpXdE0RArywCJXawBxPJS562rtq0DFBk5/edit
UNE VOIX DANS LA NUIT. TÁC PHẨM CUỐI ĐỜI CỦA NGUYỄN MẠNH TƯỜNG
.. Cho nên, có thể coi Un Excommunié đơn thuần như hồi ức kể lể cuộc đời khổ ải của riêng cụ tại miền Bắc và bài diễn văn “nẩy lửa” nói trên là một nguyên nhân khiến Đảng đàn áp trí thức tàn bạo cho dù ta có xót thương cụ hay mến phục tài năng bẩm sinh của cụ như một “đại trí thức” một thời của đất nước? Nếu cần so sánh, có thể viện dẫn những “hậu sinh khả úy”, cái chết tức tưởi trong lao tù CS của nhà trí thức LS Trần Văn Tuyên, BS Phan Huy Quát, 27 năm tù đầy của ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện, “Trại Kiên Giam”, “Đại Học Máu”, “Đáy Địa Ngục”? Tôi nghĩ cũng cần phải sòng phẳng với quá khứ mà không quá thiên vị một ai.
https://docs.google.com/file/d/1cmpp12Xb5HfF_A7yiqA4f1hoHH8vvXnKNlDfj3mcM-pCmWkZWGhciWZOYxOF/edit
Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012
SUY TƯ NHÂN NGÀY MẤT CỦA ANH HÙNG NGUYỄN THÁI HỌC- ĐẢNG TRƯỞNG VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG
Suy tư nhân ngày mất của anh hùng Nguyễn Thái Học – Đảng Trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng
https://docs.google.com/file/d/1inNHHGe2uUL1rCvNJ9ead5VhlWajfGaKDIQ-JXv0FPT8pnin1GhsnIC-vOwz/edit?pli=1
KHỞI NGHĨA YÊN BÁI
https://docs.google.com/file/d/14cMoZD0PsOsngHvhCfK4OBWAHjbDnjnpF5UjP34mfvCs131aI0thpmPW1ItH/edit
NGÀY TANG YÊN BÁI
Tháng Sáu 17, 2012
Cách đây 2 tuần, một người bạn tên là Nguyễn Tiến Nam nhắn tin cho tôi biết ngày 17-6 là ngày mất của nhà cách mạng, anh hùng Nguyễn Thái Học. Không rủ được ai, cuối tuần tôi dong duổi xe máy lên thành phố Yên Bái chủ đích đến viếng khu lăng mộ Nguyễn Thái Học. Thật ra thì tôi cũng đi qua TP.Yên Bái vài lần nhưng chỉ là đi ngang qua trên lộ trình thăm thú đó đây ở những địa danh, khung cảnh nên thơ, hùng vĩ của miền Tây Bắc Việt Nam.
Thành thực mà nói nếu Tiến Nam không nhắc nhở thì tôi cũng không biết, nhưng không phải chỉ có mình tôi lãng quên mà phần lớn mọi người ít ai chú ý, đặc biệt dân ở Yên Bái cũng không có tổ chức lễ lạt, cũng chỉ là một ngày bình thường như bao ngày mà thôi.
Cũng thành thực mà nói hiện nay ở Việt Nam trong sinh hoạt chính trị chỉ duy nhất có đơn đảng hoạt động là ĐCSVN, nếu đa đảng chắc chắn tôi sẽ nộp đơn xin gia nhập đảng phái nào có thiên hướng quốc gia. Không những thế nếu có điều kiện, sức khỏe tôi sẽ đi vận động (chiêu hồi) những anh-em là đảng viên ĐCSVN nhưng có tư tưởng dân tộc mạnh mẽ cùng tham gia. Cố nhiên đến lúc đó những đảng phái dân chủ, xã hội, những liên đoàn bảo vệ quyền lợi của các nhóm đối tượng người lao động cũng sẽ xuất hiện, những hội đoàn cải cách xã hội có màu sắc tôn giáo cũng sẽ có chỗ đứng để phát huy ảnh hưởng.
Lần giở những trang lịch sử về cuộc đời của anh hùng Nguyễn Thái Học, người sáng lập và là Đảng Trưởng của Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) phải nói Ông là người rất có hùng tâm-đại chí, cương cường quả cảm, tình cảm yêu nước mãnh liệt, có viễn kiến mặc dù đang tuổi thanh niên. Cố nhiên vì nhiều lý do như nhân sự, tổ chức không chặt chẽ, bối cảnh trong nước – quốc tế chưa thuận lợi, nôn nóng gấp gáp cho nên cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc Dân Đảng lãnh đạo đã thất bại khiến cho nhân sự của Đảng này bị tổn thất lớn và cuối cùng đã bị Việt Minh thanh toán trong vụ án Ôn Như Hầu vào tháng 7/1946 kể từ đây vai trò chính trị của VNQDĐ đã hoàn toàn chấm dứt ở miền Bắc. Không riêng gì VNQDĐ mà một số lãnh tụ đảng phái/tôn giáo yêu nước vào giai đoạn đó cũng bị mất tích một cách đầy bí ẩn.
Cách đây mấy năm, 1 người bà con của tôi là đảng viên ĐCSVN có nhận xét đáng nhẽ ra lịch sử Việt Nam phải có 1 người tầm cỡ như cụ Phan Bội Châu/Phan Chu Trinh làm lãnh tụ, tổng thống thì dân tộc sẽ giảm bớt nạn binh đao, đất nước đã phú cường, thực sự dân chủ từ lâu rồi. Nhưng tôi có nhận xét khác: nếu vào những năm 1946 kể cả Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học… những người yêu nước mà không theo quan điểm của Cộng Sản nếu còn sống cũng sẽ bị thủ tiêu nếu không họ sẽ bị khống chế, triệt hạ chỉ còn có cách vào Nam mà thôi. Nếu họ ở lại miền Bắc thì bắt buộc phải vào các hội đoàn do Đảng Lao Động (ĐCSVN) dựng lên huặc giả phải chết dần chết mòn trong đau khổ vì không thể thực hiện tâm nguyện, hoài bão của mình cho dân tộc Việt Nam. Dĩ nhiên lịch sử không bao giờ có chữ “Nếu” !
Chỉ vì muốn “Độc bá” mà ĐCSVN không những tàn độc với các đảng phái yêu nước khác mà ngay trong đồng chí của mình cũng tàn độc không kém kể từ khi ĐCSVN ra đời năm 1930 cho đến nay. Điều này lịch sử đã chứng minh qua các sự kiện và hi vọng sẽ còn được tiếp tục bạch hóa qua những cựu ủy viên BCT, TW của ĐCSVN phản tỉnh đứng về dân tộc.
Sở dĩ tôi tóm lược sơ sơ những gì tôi hiểu/phân tích về lịch sử VNQDĐ ở trên vì hiện nay điều này vẫn được thể hiện một cách bàng bạc đâu đó nhưng những điều mà tôi được biết sau đây:
Dò hỏi một số người dân địa phương một cách ngẫu nhiên, tôi được biết trước đây Việt Kiều (hậu duệ của các tiền bối VNQDĐ) muốn mang tiền về xây dựng khu lăng mộ, công viên tưởng niệm Nguyễn Thái Học và các đ/c của VNQDĐ bị xử chém cho khang trang hơn nhưng chính quyền không đồng ý. Trong khi chính quyền chẳng màng huặc giả không có tiền xây dựng, trùng tu công viên cho hoành tráng, thậm chí không có lời giới thiệu lịch sử để học sinh tìm hiểu nhằm giáo dục tinh thần yêu nước, bất khuất của các tiền nhân. Lăng mộ – Tượng đài Nguyễn Thái Học chỉ là nơi hữu ích cho dân chích choác, xì ke ma túy tác túc vào ban đêm.
Còn chỗ mà anh hùng Nguyễn Thái Học bị chém lại ở một nơi khác, chỉ là 1 cái miếu nhỏ đơn sơn nằm trong khuôn viên của một Cty Chè nào đó, sau lưng cái miếu là nhà thờ Yên Bái. Thế hệ trẻ Việt Nam sau này rồi sẽ lãng quên những anh hùng như Nguyễn Thái Học mà thay vào đó là những thần tượng ngoại quốc như các nam/nữ ca sĩ xinh đẹp K-Pop của Hàn Quốc, các nam/nữ người mẫu chân dài đầy quyến rũ, sành điệu-hàng hiệu nhưng cũng đầy bạc nhược về bản lãnh và kiến thức Việt Nam. Nguyên nhân sâu xa không phải lỗi của thế hệ trẻ nhưng là lỗi tại ai?
Một số người dân có hiểu biết do tìm hiểu lịch sử huặc do cha mẹ là dân thổ địa ở Yên Bái thì họ hiểu Nguyễn Thái Học là một nhà cách mạng, một anh hùng dân tộc chứ không chỉ thuần túy là một Liệt Sĩ thông thường như nhiều đài tưởng niệm Tổ quốc ghi công các liệt sĩ mà chủ yếu là quân nhân của QĐNDVN.
Buồn cười nhất là tôi có hỏi 1 người đàn ông “Nếu Nguyễn Thái Học thành công thì sao nhỉ?“. Anh này nửa đùa nửa thật nói “Nếu thành công thì Việt Nam giờ phải như Hàn Quốc, Đài Loan rồi. Cũng chẳng có Hồ Chí Minh nữa!“
Gây chú ý một cách thích thú cho tôi là một bia đá có dòng chữ :
“Đây là điều nhắc nhở ta rằng không thể bịt miệng một dân tộc mà người ta không thể khuất phục bằng lưỡi kiếm của đao phủ” – Louis Aragon, Nhà thơ Cộng Sản Pháp
Thật trớ trêu tác giả lại là một người Cộng Sản Pháp nhận xét thay cho dân tộc Việt Nam. Thật cay đắng làm sao điều này vẫn có giá trị thời sự, duy chỉ có khác biệt trước đây chính quyền thực dân Pháp bịt miệng dân tộc Việt Nam thì ngày nay chính quyền Cộng Sản Việt Nam bằng cách này hay cách khác đã-đang-và sẽ bóp cổ chính dân tộc mình trước họa ngoại xâm của Tàu Khựa trên các mặt quân sự, kinh tế, văn hóa. Dân tộc đã phải khốn khổ, mòn mỏi chịu đựng hi sinh để ĐCSVN đứng trên vũ đài lịch sử nhưng ngày nay một vài kẻ/nhóm cầm đầu trong ĐCSVN thao túng chính phủ, quốc hội đã mạt sát, dẫm đạp lên chính nhân dân của dân tộc mình.
Chúng mày hãy đi chết đi ! Nhưng dân tộc này vẫn bất khuất tồn tại!
Quả thật, ĐCSVN – Đảng mà tôi hiện nay đang là thành viên đang tự chết dần chết mòn (chưa sụp đổ) bởi 2 lẽ :
- Làm thui chột tinh thần yêu nước, bất khuất của dân tộc Việt Nam
Cái mà những kẻ cầm đầu trong ĐCSVN muốn níu kéo chẳng qua vì quyền lợi ích kỷ của thiểu số rất nhỏ trong nội bộ. Tôi đã bỏ công chú ý trong nhiều năm và kết luận tình yêu quê hương, đất nước của những nhà lý luận, tư tưởng, tuyên giáo của CSVN rất yếu ớt, nhạt nhòa phản ảnh rõ nét qua những bài lý luận, khẩu ngữ của họ khi phát biểu. Chán ngắt và hô hào suông trái ngược với thực tế đang diễn ra!
- Xa rời với mục tiêu lý tưởng của cộng sản.
Không còn tha thiết bảo vệ quyền lợi của nông dân, công nhân, ngư dân; Không còn sôi sục đấu tranh vì bất công xã hội mà do chính hệ thống chính trị của ĐCSVN gây ra cho nhân dân. Cái này rõ như ban ngày, chẳng cần đến những người quan tâm đến xã hội, chính trị, những trí thức/luật sư phải lên tiếng chỉ cần ngẫu nhiên hỏi bất kì một người dân lao động bình thường như bác xe ôm, bà bán hàng rong, anh thợ cắt tóc… sẽ phản ảnh suy tư, tình cảm của người dân đối với Chế độ cầm quyền hiện nay như thế nào.
Cố nhiên trong quá khứ và hiện nay có rất nhiều tấm gương người tốt, việc tốt trong ĐCSVN tuy nhiên họ không đại diện cho những bông hoa tươi thắm do Cộng Sản sản sinh. Tự thân họ là những tinh hoa, bất khuất, anh dũng của dân tộc Việt. Họ đứng trong hàng ngũ của ĐCSVN thì tốt đẹp và có lợi cho Đảng chứ kì thực ĐCSVN không và không thể đào tạo ra những con người xã hội chủ nghĩa, sống vô vụ lợi cho nhân quần, xã hội. Đặc biệt chính ĐCSVN làm thui chột tình yêu quê hương, đất nước, làm tha hóa không những các thành viên cao cấp và hàng triệu đảng viên thường mà làm băng hoại toàn xã hội. Ai mới chuẩn bị gia nhập ĐCSVN đều đầy hoài bão, nhiệt huyết, tâm hồn trong sáng như chỉ một thời gian sau tất cả (bao gồm cả tôi) ít nhiều đều bị tha hóa, chán nản, bị nhồi sọ, bị ám ảnh bởi quyền lực tuyệt đối mà sinh ra tàn độc, thủ đoạn với đ/c của mình nói riêng và dân tộc nói chung.
Một phiến đá khiến tôi không khỏi suy tư đối với những ai đang quan tâm đến vận mệnh dân tộc hiện nay.
Câu thơ “Chết vì tổ quốc Chết vinh quang” mà Nguyễn Thái Học đọc tại pháp trường khi thực dân Pháp xử chém ngày 17/6/1930 thể hiện khí phách can đảm của người anh hùng hy sinh cho đất nước, toát lên thần thái của người tử tù hiên ngang đón nhận cái chết trước mặt kẻ thù. Câu thơ đó cũng làm tôi liên tưởng đến bài thơ “CHẾT” của cụ Phan Bội Châu:
Chết mà vì nước, chết vì dân,
Chết đấng nam nhi trả nợ trần.
Chết buổi Đông Chu, hồn thất quốc,
Chết như Tây Hán lúc tam phân.
Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
Chết mà vì nước, chết vì dân.
Tất nhiên thời buổi này đất nước đã thống nhất trọn vẹn thì việc quả cảm hi sinh mạng sống của mình để giành độc lập cho dân tộc là không cần thiết. Dù muốn hay không chúng ta phải thừa nhận công lao và hi sinh của những người Cộng Sản tiền bối đã là tác nhân cuối cùng giành độc lập cho dân tộc, mặc dù như trên tôi đã viết có những việc tàn độc đối với những đảng phái yêu nước khác. Nhưng với quan điểm chính thống của người theo chủ nghĩa dân tộc, với tôi những ai/tổ chức nào đã có công trong việc đánh đuổi ngoại xâm sẽ được lịch sử và người dân tưởng nhớ đời đời. Những ai hoạt động chính trị có ý định tuyên truyền nhằm bôi nhọ, phủ nhận công sức, hi sinh của những người CSVN đời đầu nhằm đề cao tính chính danh của mình theo kiểu “đạp người xuống nhằm tôn mình lên” là những kẻ không lương thiện trong chính trị.
Tuy nhiên không vì thế mà ĐCSVN cứ ngồi lì mãi trên ngai vàng, ăn mày dĩ vãng vào hào quang quá khứ nếu thế có khác chi các triều đại phong kiến khác cũng đánh đuổi quân xâm lược và trị vì cho đến khi suy yếu huặc bị ngoại bang xâm lược, rồi lại tiếp tục một chu trình mới. Trong khi ĐCSVN lúc nào cũng ra rả tuyên truyền về cách mạng, về văn minh, về dân chủ, về tự do.
Còn đối với những người quan tâm đến thời sự, chính trị của Việt Nam thì sao?
Tôi có cảm giác những người muốn thay đổi xã hội hiện nay cho tốt đẹp hơn có lẽ cũng đang lâm vào tình trạng bế tắc, chán nản, chờ thời theo kiểu “trí thức trùm chăn nhưng vẫn vểnh tai nghe ngóng“. Tôi nghĩ về trình độ chuyên môn, khả năng phân tích của họ có thừa nhưng bản lãnh dấn thân nhập cuộc thì còn khiêm tốn. Cố nhiên cũng có những nhà hoạt động về dân chủ, trí thức dân thân đã từng phải ngồi tù, bị sách nhiễu nhưng họ không đại diện cho tất cả giới trí thức của Việt Nam đông đến hàng vạn người.
Những người tốt trong ĐCSVN nhất là những thành phần đã về hưu, ít nhiều đã có cống hiến cho chế độ cũng chỉ có thể phản biện suông mà không tác động vào những đối tượng cầm quyền là bậc hậu bối, có khi họ đành phải khuất mắt trông coi, nhắm mắt làm ngơ trước những tiêu cực. Còn những vị đang cầm quyền, tại chức thì thôi đừng mất công phân tích làm gì, TIỀN mới là động lực chính của họ. Có những công việc tưởng như giúp dân, giúp nước nhưng bản chất chỉ là những công việc nghề nghiệp chuyên nghành, sâu xa động lực chính cũng họ chỉ là TIỀN và TIỀN mà thôi.
LỜI CUỐI : Thực sự bài viết của tôi cũng hơi lan man, việc ca ngợi anh hùng Nguyễn Thái Học cũng bằng thừa vì hiển nhiên ai cũng biết nhưng qua bài viết này tôi mong rằng những người quan tâm đến chính trị, xã hội đặc biệt là các trí thức đang còn tại vị, làm việc trong các công sở, xí nghiệp, cao hơn là quan chức trong Chính Phủ/Quốc Hội, những sỹ quan trong các lực lượng vũ trang hãy can đảm và suy tư đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết quyền lợi của phe nhóm, tổ chức đảng (bất luận là đảng nào). Chỉ cần mỗi người can đảm, hi sinh bằng 1/10 anh hùng Nguyễn Thái Học có khi sẽ tác động lớn đến sự biến chuyển của đất nước mạnh mẽ. Mong rằng đến một lúc nào đó khi chúng ta nhìn lại, chúng ta sẽ thấy quyết định của mình là đúng và tự hào vì điều đó huặc sẽ ôm hận thiên thu vì hèn nhát, bạc nhược để rồi dẫn dắt cả dân tộc Việt Nam vào vòng cương tỏa của kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt đó là TÀU KHỰA.
https://docs.google.com/file/d/1inNHHGe2uUL1rCvNJ9ead5VhlWajfGaKDIQ-JXv0FPT8pnin1GhsnIC-vOwz/edit?pli=1
KHỞI NGHĨA YÊN BÁI
https://docs.google.com/file/d/14cMoZD0PsOsngHvhCfK4OBWAHjbDnjnpF5UjP34mfvCs131aI0thpmPW1ItH/edit
NGÀY TANG YÊN BÁI
Tháng Sáu 17, 2012
Cách đây 2 tuần, một người bạn tên là Nguyễn Tiến Nam nhắn tin cho tôi biết ngày 17-6 là ngày mất của nhà cách mạng, anh hùng Nguyễn Thái Học. Không rủ được ai, cuối tuần tôi dong duổi xe máy lên thành phố Yên Bái chủ đích đến viếng khu lăng mộ Nguyễn Thái Học. Thật ra thì tôi cũng đi qua TP.Yên Bái vài lần nhưng chỉ là đi ngang qua trên lộ trình thăm thú đó đây ở những địa danh, khung cảnh nên thơ, hùng vĩ của miền Tây Bắc Việt Nam.
Thành thực mà nói nếu Tiến Nam không nhắc nhở thì tôi cũng không biết, nhưng không phải chỉ có mình tôi lãng quên mà phần lớn mọi người ít ai chú ý, đặc biệt dân ở Yên Bái cũng không có tổ chức lễ lạt, cũng chỉ là một ngày bình thường như bao ngày mà thôi.
Cũng thành thực mà nói hiện nay ở Việt Nam trong sinh hoạt chính trị chỉ duy nhất có đơn đảng hoạt động là ĐCSVN, nếu đa đảng chắc chắn tôi sẽ nộp đơn xin gia nhập đảng phái nào có thiên hướng quốc gia. Không những thế nếu có điều kiện, sức khỏe tôi sẽ đi vận động (chiêu hồi) những anh-em là đảng viên ĐCSVN nhưng có tư tưởng dân tộc mạnh mẽ cùng tham gia. Cố nhiên đến lúc đó những đảng phái dân chủ, xã hội, những liên đoàn bảo vệ quyền lợi của các nhóm đối tượng người lao động cũng sẽ xuất hiện, những hội đoàn cải cách xã hội có màu sắc tôn giáo cũng sẽ có chỗ đứng để phát huy ảnh hưởng.
Lần giở những trang lịch sử về cuộc đời của anh hùng Nguyễn Thái Học, người sáng lập và là Đảng Trưởng của Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) phải nói Ông là người rất có hùng tâm-đại chí, cương cường quả cảm, tình cảm yêu nước mãnh liệt, có viễn kiến mặc dù đang tuổi thanh niên. Cố nhiên vì nhiều lý do như nhân sự, tổ chức không chặt chẽ, bối cảnh trong nước – quốc tế chưa thuận lợi, nôn nóng gấp gáp cho nên cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc Dân Đảng lãnh đạo đã thất bại khiến cho nhân sự của Đảng này bị tổn thất lớn và cuối cùng đã bị Việt Minh thanh toán trong vụ án Ôn Như Hầu vào tháng 7/1946 kể từ đây vai trò chính trị của VNQDĐ đã hoàn toàn chấm dứt ở miền Bắc. Không riêng gì VNQDĐ mà một số lãnh tụ đảng phái/tôn giáo yêu nước vào giai đoạn đó cũng bị mất tích một cách đầy bí ẩn.
Cách đây mấy năm, 1 người bà con của tôi là đảng viên ĐCSVN có nhận xét đáng nhẽ ra lịch sử Việt Nam phải có 1 người tầm cỡ như cụ Phan Bội Châu/Phan Chu Trinh làm lãnh tụ, tổng thống thì dân tộc sẽ giảm bớt nạn binh đao, đất nước đã phú cường, thực sự dân chủ từ lâu rồi. Nhưng tôi có nhận xét khác: nếu vào những năm 1946 kể cả Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học… những người yêu nước mà không theo quan điểm của Cộng Sản nếu còn sống cũng sẽ bị thủ tiêu nếu không họ sẽ bị khống chế, triệt hạ chỉ còn có cách vào Nam mà thôi. Nếu họ ở lại miền Bắc thì bắt buộc phải vào các hội đoàn do Đảng Lao Động (ĐCSVN) dựng lên huặc giả phải chết dần chết mòn trong đau khổ vì không thể thực hiện tâm nguyện, hoài bão của mình cho dân tộc Việt Nam. Dĩ nhiên lịch sử không bao giờ có chữ “Nếu” !
Chỉ vì muốn “Độc bá” mà ĐCSVN không những tàn độc với các đảng phái yêu nước khác mà ngay trong đồng chí của mình cũng tàn độc không kém kể từ khi ĐCSVN ra đời năm 1930 cho đến nay. Điều này lịch sử đã chứng minh qua các sự kiện và hi vọng sẽ còn được tiếp tục bạch hóa qua những cựu ủy viên BCT, TW của ĐCSVN phản tỉnh đứng về dân tộc.
Sở dĩ tôi tóm lược sơ sơ những gì tôi hiểu/phân tích về lịch sử VNQDĐ ở trên vì hiện nay điều này vẫn được thể hiện một cách bàng bạc đâu đó nhưng những điều mà tôi được biết sau đây:
Dò hỏi một số người dân địa phương một cách ngẫu nhiên, tôi được biết trước đây Việt Kiều (hậu duệ của các tiền bối VNQDĐ) muốn mang tiền về xây dựng khu lăng mộ, công viên tưởng niệm Nguyễn Thái Học và các đ/c của VNQDĐ bị xử chém cho khang trang hơn nhưng chính quyền không đồng ý. Trong khi chính quyền chẳng màng huặc giả không có tiền xây dựng, trùng tu công viên cho hoành tráng, thậm chí không có lời giới thiệu lịch sử để học sinh tìm hiểu nhằm giáo dục tinh thần yêu nước, bất khuất của các tiền nhân. Lăng mộ – Tượng đài Nguyễn Thái Học chỉ là nơi hữu ích cho dân chích choác, xì ke ma túy tác túc vào ban đêm.
Còn chỗ mà anh hùng Nguyễn Thái Học bị chém lại ở một nơi khác, chỉ là 1 cái miếu nhỏ đơn sơn nằm trong khuôn viên của một Cty Chè nào đó, sau lưng cái miếu là nhà thờ Yên Bái. Thế hệ trẻ Việt Nam sau này rồi sẽ lãng quên những anh hùng như Nguyễn Thái Học mà thay vào đó là những thần tượng ngoại quốc như các nam/nữ ca sĩ xinh đẹp K-Pop của Hàn Quốc, các nam/nữ người mẫu chân dài đầy quyến rũ, sành điệu-hàng hiệu nhưng cũng đầy bạc nhược về bản lãnh và kiến thức Việt Nam. Nguyên nhân sâu xa không phải lỗi của thế hệ trẻ nhưng là lỗi tại ai?
Một số người dân có hiểu biết do tìm hiểu lịch sử huặc do cha mẹ là dân thổ địa ở Yên Bái thì họ hiểu Nguyễn Thái Học là một nhà cách mạng, một anh hùng dân tộc chứ không chỉ thuần túy là một Liệt Sĩ thông thường như nhiều đài tưởng niệm Tổ quốc ghi công các liệt sĩ mà chủ yếu là quân nhân của QĐNDVN.
Buồn cười nhất là tôi có hỏi 1 người đàn ông “Nếu Nguyễn Thái Học thành công thì sao nhỉ?“. Anh này nửa đùa nửa thật nói “Nếu thành công thì Việt Nam giờ phải như Hàn Quốc, Đài Loan rồi. Cũng chẳng có Hồ Chí Minh nữa!“
Gây chú ý một cách thích thú cho tôi là một bia đá có dòng chữ :
“Đây là điều nhắc nhở ta rằng không thể bịt miệng một dân tộc mà người ta không thể khuất phục bằng lưỡi kiếm của đao phủ” – Louis Aragon, Nhà thơ Cộng Sản Pháp
Thật trớ trêu tác giả lại là một người Cộng Sản Pháp nhận xét thay cho dân tộc Việt Nam. Thật cay đắng làm sao điều này vẫn có giá trị thời sự, duy chỉ có khác biệt trước đây chính quyền thực dân Pháp bịt miệng dân tộc Việt Nam thì ngày nay chính quyền Cộng Sản Việt Nam bằng cách này hay cách khác đã-đang-và sẽ bóp cổ chính dân tộc mình trước họa ngoại xâm của Tàu Khựa trên các mặt quân sự, kinh tế, văn hóa. Dân tộc đã phải khốn khổ, mòn mỏi chịu đựng hi sinh để ĐCSVN đứng trên vũ đài lịch sử nhưng ngày nay một vài kẻ/nhóm cầm đầu trong ĐCSVN thao túng chính phủ, quốc hội đã mạt sát, dẫm đạp lên chính nhân dân của dân tộc mình.
Chúng mày hãy đi chết đi ! Nhưng dân tộc này vẫn bất khuất tồn tại!
Quả thật, ĐCSVN – Đảng mà tôi hiện nay đang là thành viên đang tự chết dần chết mòn (chưa sụp đổ) bởi 2 lẽ :
- Làm thui chột tinh thần yêu nước, bất khuất của dân tộc Việt Nam
Cái mà những kẻ cầm đầu trong ĐCSVN muốn níu kéo chẳng qua vì quyền lợi ích kỷ của thiểu số rất nhỏ trong nội bộ. Tôi đã bỏ công chú ý trong nhiều năm và kết luận tình yêu quê hương, đất nước của những nhà lý luận, tư tưởng, tuyên giáo của CSVN rất yếu ớt, nhạt nhòa phản ảnh rõ nét qua những bài lý luận, khẩu ngữ của họ khi phát biểu. Chán ngắt và hô hào suông trái ngược với thực tế đang diễn ra!
- Xa rời với mục tiêu lý tưởng của cộng sản.
Không còn tha thiết bảo vệ quyền lợi của nông dân, công nhân, ngư dân; Không còn sôi sục đấu tranh vì bất công xã hội mà do chính hệ thống chính trị của ĐCSVN gây ra cho nhân dân. Cái này rõ như ban ngày, chẳng cần đến những người quan tâm đến xã hội, chính trị, những trí thức/luật sư phải lên tiếng chỉ cần ngẫu nhiên hỏi bất kì một người dân lao động bình thường như bác xe ôm, bà bán hàng rong, anh thợ cắt tóc… sẽ phản ảnh suy tư, tình cảm của người dân đối với Chế độ cầm quyền hiện nay như thế nào.
Cố nhiên trong quá khứ và hiện nay có rất nhiều tấm gương người tốt, việc tốt trong ĐCSVN tuy nhiên họ không đại diện cho những bông hoa tươi thắm do Cộng Sản sản sinh. Tự thân họ là những tinh hoa, bất khuất, anh dũng của dân tộc Việt. Họ đứng trong hàng ngũ của ĐCSVN thì tốt đẹp và có lợi cho Đảng chứ kì thực ĐCSVN không và không thể đào tạo ra những con người xã hội chủ nghĩa, sống vô vụ lợi cho nhân quần, xã hội. Đặc biệt chính ĐCSVN làm thui chột tình yêu quê hương, đất nước, làm tha hóa không những các thành viên cao cấp và hàng triệu đảng viên thường mà làm băng hoại toàn xã hội. Ai mới chuẩn bị gia nhập ĐCSVN đều đầy hoài bão, nhiệt huyết, tâm hồn trong sáng như chỉ một thời gian sau tất cả (bao gồm cả tôi) ít nhiều đều bị tha hóa, chán nản, bị nhồi sọ, bị ám ảnh bởi quyền lực tuyệt đối mà sinh ra tàn độc, thủ đoạn với đ/c của mình nói riêng và dân tộc nói chung.
Một phiến đá khiến tôi không khỏi suy tư đối với những ai đang quan tâm đến vận mệnh dân tộc hiện nay.
Câu thơ “Chết vì tổ quốc Chết vinh quang” mà Nguyễn Thái Học đọc tại pháp trường khi thực dân Pháp xử chém ngày 17/6/1930 thể hiện khí phách can đảm của người anh hùng hy sinh cho đất nước, toát lên thần thái của người tử tù hiên ngang đón nhận cái chết trước mặt kẻ thù. Câu thơ đó cũng làm tôi liên tưởng đến bài thơ “CHẾT” của cụ Phan Bội Châu:
Chết mà vì nước, chết vì dân,
Chết đấng nam nhi trả nợ trần.
Chết buổi Đông Chu, hồn thất quốc,
Chết như Tây Hán lúc tam phân.
Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
Chết mà vì nước, chết vì dân.
Tất nhiên thời buổi này đất nước đã thống nhất trọn vẹn thì việc quả cảm hi sinh mạng sống của mình để giành độc lập cho dân tộc là không cần thiết. Dù muốn hay không chúng ta phải thừa nhận công lao và hi sinh của những người Cộng Sản tiền bối đã là tác nhân cuối cùng giành độc lập cho dân tộc, mặc dù như trên tôi đã viết có những việc tàn độc đối với những đảng phái yêu nước khác. Nhưng với quan điểm chính thống của người theo chủ nghĩa dân tộc, với tôi những ai/tổ chức nào đã có công trong việc đánh đuổi ngoại xâm sẽ được lịch sử và người dân tưởng nhớ đời đời. Những ai hoạt động chính trị có ý định tuyên truyền nhằm bôi nhọ, phủ nhận công sức, hi sinh của những người CSVN đời đầu nhằm đề cao tính chính danh của mình theo kiểu “đạp người xuống nhằm tôn mình lên” là những kẻ không lương thiện trong chính trị.
Tuy nhiên không vì thế mà ĐCSVN cứ ngồi lì mãi trên ngai vàng, ăn mày dĩ vãng vào hào quang quá khứ nếu thế có khác chi các triều đại phong kiến khác cũng đánh đuổi quân xâm lược và trị vì cho đến khi suy yếu huặc bị ngoại bang xâm lược, rồi lại tiếp tục một chu trình mới. Trong khi ĐCSVN lúc nào cũng ra rả tuyên truyền về cách mạng, về văn minh, về dân chủ, về tự do.
Còn đối với những người quan tâm đến thời sự, chính trị của Việt Nam thì sao?
Tôi có cảm giác những người muốn thay đổi xã hội hiện nay cho tốt đẹp hơn có lẽ cũng đang lâm vào tình trạng bế tắc, chán nản, chờ thời theo kiểu “trí thức trùm chăn nhưng vẫn vểnh tai nghe ngóng“. Tôi nghĩ về trình độ chuyên môn, khả năng phân tích của họ có thừa nhưng bản lãnh dấn thân nhập cuộc thì còn khiêm tốn. Cố nhiên cũng có những nhà hoạt động về dân chủ, trí thức dân thân đã từng phải ngồi tù, bị sách nhiễu nhưng họ không đại diện cho tất cả giới trí thức của Việt Nam đông đến hàng vạn người.
Những người tốt trong ĐCSVN nhất là những thành phần đã về hưu, ít nhiều đã có cống hiến cho chế độ cũng chỉ có thể phản biện suông mà không tác động vào những đối tượng cầm quyền là bậc hậu bối, có khi họ đành phải khuất mắt trông coi, nhắm mắt làm ngơ trước những tiêu cực. Còn những vị đang cầm quyền, tại chức thì thôi đừng mất công phân tích làm gì, TIỀN mới là động lực chính của họ. Có những công việc tưởng như giúp dân, giúp nước nhưng bản chất chỉ là những công việc nghề nghiệp chuyên nghành, sâu xa động lực chính cũng họ chỉ là TIỀN và TIỀN mà thôi.
LỜI CUỐI : Thực sự bài viết của tôi cũng hơi lan man, việc ca ngợi anh hùng Nguyễn Thái Học cũng bằng thừa vì hiển nhiên ai cũng biết nhưng qua bài viết này tôi mong rằng những người quan tâm đến chính trị, xã hội đặc biệt là các trí thức đang còn tại vị, làm việc trong các công sở, xí nghiệp, cao hơn là quan chức trong Chính Phủ/Quốc Hội, những sỹ quan trong các lực lượng vũ trang hãy can đảm và suy tư đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết quyền lợi của phe nhóm, tổ chức đảng (bất luận là đảng nào). Chỉ cần mỗi người can đảm, hi sinh bằng 1/10 anh hùng Nguyễn Thái Học có khi sẽ tác động lớn đến sự biến chuyển của đất nước mạnh mẽ. Mong rằng đến một lúc nào đó khi chúng ta nhìn lại, chúng ta sẽ thấy quyết định của mình là đúng và tự hào vì điều đó huặc sẽ ôm hận thiên thu vì hèn nhát, bạc nhược để rồi dẫn dắt cả dân tộc Việt Nam vào vòng cương tỏa của kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt đó là TÀU KHỰA.
Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012
TRUNG QUỐC BẤT LỰC NHÌN MỶ BAO VÂY?
Trung Quốc bất lực nhìn Mỹ bao vây?
(Quốc phòng)- Cách đây vài năm, chính người Trung Quốc từng nhắc đến một phiên bản NATO mà Mỹ đang xây dựng tại châu Á. Với những tuyên bố và động thái của Mỹ thời gian qua, nhiều nhà phân tích cho rằng điều này đang dần được hiện thực hóa và người Mỹ đã hình thành thế bao vây Trung Quốc.
•
Trung Quốc bất lực! Ngày 11/8/2010, trong một bài viết với tựa đề “Mỹ đang xây dựng NATO châu Á bao vây Trung Quốc” đăng trên trang mạng China.org.cn, tác giả Dai Xu từng nhận định người Mỹ đang xây dựng một NATO châu Á cùng với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và các nước ASEAN. Dai Xu là một Đại tá Không quân và là một nhà chiến lược quân sự của Trung Quốc. Rõ ràng, người Trung Quốc đã nhìn thấy trước viễn cảnh này, song có lẽ không “đủ lực” để ngăn cản người Mỹ. Hai nhân vật quân sự hàng đầu của Mỹ là Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Martin Dempsey vừa thực hiện một “tour” tới các nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Các chuyến thăm này được đánh giá là sự khởi động chính thức chiến lược chuyển hướng sang châu Á của Mỹ.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh tại Hà Nội ngày 4/6
Sau khi tham dự Đối thoại Shangri-La tại Singapore, điểm đến đầu tiên của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta là Việt Nam. Ngay sau đó, ông đã tới Ấn Độ. Theo các nhà phân tích, đây là hai quốc gia đối tác quân sự mới tại châu Á và quan trọng nhất của Mỹ trong giai đoạn hậu Chiến tranh Lạnh.
Cùng thời gian này, ông Dempsey đã tới Philippines và Thái Lan, hai đồng minh quân sự truyền thống của Mỹ. Nhân chuyến thăm của ông Dempsey, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tuyên bố sẽ có thêm nhiều tàu chiến Mỹ cập cảng Philippines. Báo chí Philippines cũng tiết lộ Mỹ có thể sử dụng lại các căn cứ hải quân và không quân cũ tại Subic, Zambales và Clark Field (Pampanga).
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey tại Philippines ngày 4/6
Sau chuyến thăm châu Á-Thái Bình Dương 9 ngày của ông Panetta, trang web của Bộ Quốc phòng Mỹ đã nhấn mạnh tới hai vấn đề. Một là chính sách châu Á-Thái Bình Dương. Hai là kế hoạch tăng cường hoạt động quân sự của Mỹ tại khu vực. Trong khi ông Panetta có mặt ở các nước ven bờ phía Tây Biển Đông, thì ông Dempsey lại có mặt tại khu vực bờ phía Đông. Tại Philippines, ông Dempsey đã thăm tổng hành dinh của lực lượng đặc nhiệm Philippines tại Mindanao. Tại đây, Mỹ đang có 600 lính cùng phía Philippines tham gia các chiến dịch chống nổi dậy. Sau đó, trong chuyến thăm Thái Lan, Tướng Dempsey đã thuyết phục được Bangkok đồng ý cho quân đội Mỹ sử dụng lại căn cứ hải quân U-Tapao. Căn cứ này nằm cách Bangkok 145 km về phía Tây Nam và hiện chỉ sử dụng cho các hoạt động nhân đạo. Các cuộc tập trận Hổ mang Vàng đa quốc gia do Mỹ đứng đầu cũng thường xuyên sử dụng căn cứ này với các nội dung diễn tập cứu trợ nhân đạo.
Máy bay vận tải C-130 của Mỹ tại căn cứ U-Tapao của Thái Lan
Liên quan tới quan hệ quân sự với Singapore, ông Dempsey tuyên bố sẽ sớm triển khai chiến hạm tới quốc gia Đông Nam Á này. Trên thực tế, ai cũng biết Singapore nằm án ngữ eo biển chiến lược Malaca nối liền Ấn Độ Dương với Biển Đông. Đây là tuyến đường vận chuyển dầu mỏ tối quan trọng từ vịnh Ba Tư tới các nước Đông Á, trong đó có Trung Quốc.Áp đảo bằng vũ khí tối tân Tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta tuyên bố sẽ tăng lực lượng hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương từ mức 50% hiện nay lên 60% vào năm 2020. Mỹ sẽ củng cố liên minh quân sự với các nước châu Á, nhất là những nước Đông Nam Á có liên quan đến tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc tại Biển Đông.
Mỹ sẽ chuyển 60% lực lượng hải quân tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Ông Panetta nhấn mạnh việc tăng cường hợp tác quân sự với 6 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương mà Mỹ đã có các hiệp định quốc phòng là Australia, Nhật Bản, New Zealand, Philippines, Hàn Quốc và Thái Lan. Bên cạnh đó, người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng đề cập tới việc mở rộng và tăng cường quan hệ đối tác hiện có với các nước như Singapore, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ, thậm chí là Myanmar. Mới đây, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho biết hải quân Mỹ sẽ triển khai các tàu chiến và máy bay tối tân tới khu vực này. Phát biểu với báo giới tại tổng hành dinh của hạm đội ở Hawaii, Đô đốc Cecil Haney cho biết phát biểu mới đây của Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta tại Singapore về chủ trương đến năm 2020 bố trí 60% lực lượng hải quân Mỹ tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là bao hàm cả số lượng và chất lượng.
Chiến hạm LCS-10 của Mỹ đủ khả năng án ngữ eo Malaca
Đô đốc Haney cho biết chiến hạm Littoral Combat Ship (LCS-10) đầu tiên với khả năng hoạt động tại các vùng nước nông hiệu quả hơn mọi loại tàu hiện có, sẽ bắt đầu được triển tại Singapore. Ngoài ra, một số phi đội máy bay EA-18G, loại chiến đấu cơ siêu thanh và có khả năng gây nhiễu hệ thống phòng không của đối phương. Ngoài ra, một số tàu ngầm tối tân lớp Virginia cũng sẽ được điều động tới khu vực. Được biết, Hải quân Mỹ hiện có khoảng 285 tàu chiến các loại, triển khai 50% ở Đại Tây Dương và 50% ở Châu Á - Thái Bình Dương. Trong tổng số 11 tàu sân bay, Mỹ lên kế hoạch triển khai 6 chiếc tại Châu Á - Thái Bình Dương.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công USS North Carolina lớp Virginia của Mỹ tới vịnh Subic của Philippines hồi tháng 5 vừa qua
Giới phân tích cho rằng thông qua thiết lập quan hệ đối tác quân sự với 10 nước thành viên ASEAN, Mỹ đang xây dựng cơ sở cho một phiên bản NATO tại châu Á. Liên minh này sẽ được sử dụng để bao vây, kiềm chế và cuối cùng là đối đầu với Trung Quốc.
• Đông Triều
(Quốc phòng)- Cách đây vài năm, chính người Trung Quốc từng nhắc đến một phiên bản NATO mà Mỹ đang xây dựng tại châu Á. Với những tuyên bố và động thái của Mỹ thời gian qua, nhiều nhà phân tích cho rằng điều này đang dần được hiện thực hóa và người Mỹ đã hình thành thế bao vây Trung Quốc.
•
Trung Quốc bất lực! Ngày 11/8/2010, trong một bài viết với tựa đề “Mỹ đang xây dựng NATO châu Á bao vây Trung Quốc” đăng trên trang mạng China.org.cn, tác giả Dai Xu từng nhận định người Mỹ đang xây dựng một NATO châu Á cùng với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và các nước ASEAN. Dai Xu là một Đại tá Không quân và là một nhà chiến lược quân sự của Trung Quốc. Rõ ràng, người Trung Quốc đã nhìn thấy trước viễn cảnh này, song có lẽ không “đủ lực” để ngăn cản người Mỹ. Hai nhân vật quân sự hàng đầu của Mỹ là Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Martin Dempsey vừa thực hiện một “tour” tới các nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Các chuyến thăm này được đánh giá là sự khởi động chính thức chiến lược chuyển hướng sang châu Á của Mỹ.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh tại Hà Nội ngày 4/6
Sau khi tham dự Đối thoại Shangri-La tại Singapore, điểm đến đầu tiên của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta là Việt Nam. Ngay sau đó, ông đã tới Ấn Độ. Theo các nhà phân tích, đây là hai quốc gia đối tác quân sự mới tại châu Á và quan trọng nhất của Mỹ trong giai đoạn hậu Chiến tranh Lạnh.
Cùng thời gian này, ông Dempsey đã tới Philippines và Thái Lan, hai đồng minh quân sự truyền thống của Mỹ. Nhân chuyến thăm của ông Dempsey, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tuyên bố sẽ có thêm nhiều tàu chiến Mỹ cập cảng Philippines. Báo chí Philippines cũng tiết lộ Mỹ có thể sử dụng lại các căn cứ hải quân và không quân cũ tại Subic, Zambales và Clark Field (Pampanga).
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey tại Philippines ngày 4/6
Sau chuyến thăm châu Á-Thái Bình Dương 9 ngày của ông Panetta, trang web của Bộ Quốc phòng Mỹ đã nhấn mạnh tới hai vấn đề. Một là chính sách châu Á-Thái Bình Dương. Hai là kế hoạch tăng cường hoạt động quân sự của Mỹ tại khu vực. Trong khi ông Panetta có mặt ở các nước ven bờ phía Tây Biển Đông, thì ông Dempsey lại có mặt tại khu vực bờ phía Đông. Tại Philippines, ông Dempsey đã thăm tổng hành dinh của lực lượng đặc nhiệm Philippines tại Mindanao. Tại đây, Mỹ đang có 600 lính cùng phía Philippines tham gia các chiến dịch chống nổi dậy. Sau đó, trong chuyến thăm Thái Lan, Tướng Dempsey đã thuyết phục được Bangkok đồng ý cho quân đội Mỹ sử dụng lại căn cứ hải quân U-Tapao. Căn cứ này nằm cách Bangkok 145 km về phía Tây Nam và hiện chỉ sử dụng cho các hoạt động nhân đạo. Các cuộc tập trận Hổ mang Vàng đa quốc gia do Mỹ đứng đầu cũng thường xuyên sử dụng căn cứ này với các nội dung diễn tập cứu trợ nhân đạo.
Máy bay vận tải C-130 của Mỹ tại căn cứ U-Tapao của Thái Lan
Liên quan tới quan hệ quân sự với Singapore, ông Dempsey tuyên bố sẽ sớm triển khai chiến hạm tới quốc gia Đông Nam Á này. Trên thực tế, ai cũng biết Singapore nằm án ngữ eo biển chiến lược Malaca nối liền Ấn Độ Dương với Biển Đông. Đây là tuyến đường vận chuyển dầu mỏ tối quan trọng từ vịnh Ba Tư tới các nước Đông Á, trong đó có Trung Quốc.Áp đảo bằng vũ khí tối tân Tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta tuyên bố sẽ tăng lực lượng hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương từ mức 50% hiện nay lên 60% vào năm 2020. Mỹ sẽ củng cố liên minh quân sự với các nước châu Á, nhất là những nước Đông Nam Á có liên quan đến tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc tại Biển Đông.
Mỹ sẽ chuyển 60% lực lượng hải quân tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Ông Panetta nhấn mạnh việc tăng cường hợp tác quân sự với 6 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương mà Mỹ đã có các hiệp định quốc phòng là Australia, Nhật Bản, New Zealand, Philippines, Hàn Quốc và Thái Lan. Bên cạnh đó, người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng đề cập tới việc mở rộng và tăng cường quan hệ đối tác hiện có với các nước như Singapore, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ, thậm chí là Myanmar. Mới đây, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho biết hải quân Mỹ sẽ triển khai các tàu chiến và máy bay tối tân tới khu vực này. Phát biểu với báo giới tại tổng hành dinh của hạm đội ở Hawaii, Đô đốc Cecil Haney cho biết phát biểu mới đây của Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta tại Singapore về chủ trương đến năm 2020 bố trí 60% lực lượng hải quân Mỹ tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là bao hàm cả số lượng và chất lượng.
Chiến hạm LCS-10 của Mỹ đủ khả năng án ngữ eo Malaca
Đô đốc Haney cho biết chiến hạm Littoral Combat Ship (LCS-10) đầu tiên với khả năng hoạt động tại các vùng nước nông hiệu quả hơn mọi loại tàu hiện có, sẽ bắt đầu được triển tại Singapore. Ngoài ra, một số phi đội máy bay EA-18G, loại chiến đấu cơ siêu thanh và có khả năng gây nhiễu hệ thống phòng không của đối phương. Ngoài ra, một số tàu ngầm tối tân lớp Virginia cũng sẽ được điều động tới khu vực. Được biết, Hải quân Mỹ hiện có khoảng 285 tàu chiến các loại, triển khai 50% ở Đại Tây Dương và 50% ở Châu Á - Thái Bình Dương. Trong tổng số 11 tàu sân bay, Mỹ lên kế hoạch triển khai 6 chiếc tại Châu Á - Thái Bình Dương.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công USS North Carolina lớp Virginia của Mỹ tới vịnh Subic của Philippines hồi tháng 5 vừa qua
Giới phân tích cho rằng thông qua thiết lập quan hệ đối tác quân sự với 10 nước thành viên ASEAN, Mỹ đang xây dựng cơ sở cho một phiên bản NATO tại châu Á. Liên minh này sẽ được sử dụng để bao vây, kiềm chế và cuối cùng là đối đầu với Trung Quốc.
• Đông Triều
Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012
MỘT BIỂU TƯỢNG CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. ALAN PHAN
MỘT BIỂU TƯỢNG CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. ALAN PHAN
… Trong nền kinh tế thị trường, mọi chuyện đều có thể xẩy ra. Nếu Facebook có thể đạt thị giá 100 tỷ đô la trong 8 năm (từ 1 ngàn đô la khởi nghiệp) thì Facebook cũng có thể mất 32 tỷ đô la về thị giá chỉ trong 20 ngày. Các tay chơi tự do kiện nhau về mất mát, nhưng không ai chạy đến chánh phủ xin cứu trợ.
Cả tháng nay, thế giới tài chánh bàn tán không ngớt về IPO của Facebook với một định giá kỷ lục là 100 tỷ đô la (tương đương GDP của Việt Nam và lớn hơn GDP của 124 quốc gia khác) cho một công ty thành lập trong một căn phòng nội trú 8 năm về trước với 1 ngàn đô la giữa 2 sinh viên. Công ty Facebook sẽ thu về 16 tỷ đô la tiền mặt từ IPO; có doanh thu 6.3 tỷ đô và lợi nhuận trước thuế khoảng 2.2 tỷ đô; nhưng tài sản lớn nhất là 900 triệu thành viên trên khắp thế giới…
https://docs.google.com/file/d/1HRe6Maw1Etr4o891IrugX0YMsY54McxElV71aALtUfQL58I-MAQaCQMmUv3p/edit?pli=1
ÔNG CAO XUÂN VỸ KỂ VIỆC ÔNG NGÔ ĐÌNH NHU BÍ MẬT GẶP ÔNG PHẠM HÙNG Ở KHU RỪNG TÁNH LINH. BÌNH TUY
…19. Hỏi: Khi ông cùng ông Nhu đi gặp Phạm Hùng ở Bình Tuy, ông Nhu có cho ông biết hai người họ bàn chuyện gì không?
Đáp: Lúc ấy thì không. Chỉ biết chúng tôi cùng đến Quận Tánh Linh ở đây có một vùng do Cộng quân kiểm soát. Ban đầu cứ tưởng đi săn cọp như mọi khi. Nhưng đến nơi ông Nhu bảo chúng tôi ở ngoài, còn ông đi về phía trước độ vài trăm mét. Có Phạm Hùng chờ ở đó. Sau này về nhà tôi cũng không tiện hỏi ông Nhu. Nhưng qua những gì ông tự ý nói ra vào một lúc nào đó thì, nội dung câu chuyện trên một tiếng đồng hồ, gồm nhiều điều cho đến nay vẫn chưa được tiết lộ. Có một điều mà phía họ rất quan ngại, nếu không bảo là sợ, rất sợ chương trình Ấp Chiến Lược. Họ yêu cầu cho biết ai là người chủ trương và mục đích để làm gì? Ông Nhu trả lời: đó chỉ là một chủ trương của chính phủ nhằm bảo vệ sinh mạng và tài sản của người dân, ngăn ngừa sự xâm nhập, phá phách của du kích các ông… Các ông bảo cán bộ đừng tìm cách đánh phá làng xã, thì chúng tôi sẽ bỏ luật 10/59. Cán bộ các ông có thể về sống với dân lành tại các ấp…
https://docs.google.com/file/d/1CIbh4v-MTSzc3o5qctVWWCtpez8EtasfczKFHrMU_Su-RG0ifc3JeVx0C4hX/edit
ĐẠI NHẢY VỌT TỪ HUYỀN THOẠI ĐẾN LỊCH SỬ. ASIA TIMES
… Đại Nhảy Vọt là một thảm họa đã giết chết hàng chục triệu người, gây ra nỗi bất hạnh cho Trung Quốc và các vấn đề đạo lý về một trại tập trung, đẻ ra cuộc Cách mạng Văn hóa, đã từng là chủ đề đáng xấu hổ và bị lãng tránh.
Nhưng các huyền thoại thích hợp – chẳng hạn như lời giải thích nhàm chán về “Ba năm thiên tai”, nhắm vào Liên Xô, và nhấn mạnh lời biện giải về sự hào hiệp viển vông nhưng có vẻ như nhiệt tình cách mạng đáng ngưỡng mộ – hiện đang sụp đổ khi một thế hệ mới cảm thấy khoảng cách đủ xa để đối đầu với quá khứ đau đớn, và cùng lúc, các cuộc đua nhau để ghi lại những kỷ niệm của những người dân đã phải chịu khổ trong thời kỳ đó trước khi họ vượt qua.
Qua những nỗ lực của các nhà nghiên cứu Trung Quốc và nước ngoài, lịch sử đầy đủ hơn về Đại Nhảy Vọt đang hiện ra từ các bài tường thuật cá nhân và từ kho lưu trữ, đã phô bày sự điên rồ, đồi bại và tàn ác. Giai đoạn lịch sử này – và thiện ý không đầy đủ của chế độ hiện hành để đương đầu với nó – đang tìm thấy tiếng vọng trong chiến dịch bị mất uy tín về tân chủ nghĩa Mao ở Trùng Khánh, mà Bạc Hy Lai đã khơi dậy, và nỗ lực hình thành nghị trình về các quan chức trong ban lãnh đạo mới, dự định sẽ lên nắm quyền vào năm 2013.
Trong tiến trình đó, thời kỳ Đại Nhảy Vọt và hậu quả của nó được đặt cho một cái tên mới: Nạn Đói Lớn. ..
https://docs.google.com/file/d/1sIoPEz8Y23iA2iSJC40tz-ccvY-S__ZZPjheEnahaOyNzD-S1F2ryBDp0Z59/edit
http://www.atimes.com/atimes/China/NF09Ad01.html
Asia Times
Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012
TÂM THƯ CỦA T/S NGUYỄN NHÃ GỬI CÁC BẠN TRẺ VIỆT NAM
https://docs.google.com/file/d/1ta2uJlYRnQxrQSKUopTPPrTIqtAVTEM8RaZ-af7G3m92HzEanHVCDI3sD7Ua/edit?pli=1
TÂM THƯ CỦA T/S SỬ HỌC NGUYỄN-NHÃ GỦI CÁC BẠN TRẺ VIỆT NAM
… Với kiến thức về pháp lý quốc tế từ đầu thế kỷ đến nay cùng những thông tin lịch sử cụ thể trên thì chắc chắn các bạn không thể lúng túng khi tranh luận với các bạn trẻ Trung Quốc về Hoàng Sa & Trường Sa. Dù thế nào đi chăng nữa, dù lý của kẻ mạnh như thế nào chăng nữa thì lịch sử dân tộc ta không cho phép chúng ta hèn yếu. Như tôi đã từng nói: “Muốn lấy lại Hoàng Sa, giữ những gì còn lại của Trường Sa thì mỗi người Việt Nam phải có một kế hoạch nhỏ xây dựng nội lực đất nước hùng cường.”
Ðầu thế kỷ 20, cụ Phan Bội Châu đã khởi xướng phong trào Ðông Du hầu canh tân đất nước hùng cường để cứu nước. Nay chúng ta đang có phong trào thế giới du. Không có cách nào khác, trước những nguy cơ chưa từng có tại Biển Ðông, các bạn trẻ Việt Nam không phân biệt chính kiến, hãy cùng nhau dẹp bỏ những gì “xấu xí” của người Việt như quá ham những tư lợi hại nước hại dân, thiếu đoàn kết, đố kỵ khích bác lẫn nhau... mà phải có lòng yêu nước chân chính có tâm, có tầm như người Nhật Bản để cùng nhau xây dựng nội lực đất nước hùng cường. Mong vậy thay!
Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, Tiến sĩ Sử học
https://docs.google.com/file/d/1jVtJscmVDCJ_DYvDLvvxqL5U80XdawmPQYdsXmAkYMW-LqYq09bNQv4Em8mN/edit
MẸ VIỆT-NAM “LÝ SỰ ĐỜI”
…Sao nhìn nhau cười thế, nhột hả ?
Các cháu có biết không: Cuộc họp sơ kết giữa năm vừa rồi, người ta đều được khen thưởng, phong thánh phong thần, còn bà bị Ngọc Hoàng Thượng Đế phê: “Con hư tại mẹ. Không biết dạy con cháu, để chúng cấu xé lẫn nhau, làm nhiều điều ác…”. Ngọc Hoàng kỳ cho bà: Từ đây đến cuối năm 2012, nếu không uốn nắn được con cháu, sẽ giáng chức bà, cho bà xuống làm tỳ nữ.
Các cháu hãy vì Dân, vì Bà và vì bản thân mình mà ráng “tu thân”, hãy “sám hối” may ra còn kịp. Liệu kham không nổi đừng ôm như khỉ bẻ bắp. Dùng bạo lực là biểu hiện thế yếu.
“Thương cho roi cho giọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Bà thăng đây!
13/6/2012
https://docs.google.com/file/d/1ZU2I6Qk0UtTRa5lJQ6kmNyah3SY8XAbKj0sU9qvnVCm3mSPtLh9IGYvGa4oS/edit
ĐỂ TRÁNH MỘT CUỘC CHIẾN GIỮA HOA-KỲ VÀ TRUNG-QUỐC. NEW YORK TIMES
…Để tránh được điều này, một trật tự Đông Á mà White đề nghị sẽ thiết lập các giới hạn nhạy cảm mà cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều đồng ý không vượt qua - đặc biệt là một đảm bảo không sử dụng vũ lực khi không có sự đồng ý của đối phương , trừ khi vì lý do tự vệ rõ ràng. Nhạy cảm hơn cả, trong khi Trung Quốc sẽ phải từ bỏ việc sử dụng vũ lực chống lại Đài Loan, bản thân Washington có thể sẽ phải công khai nhìn nhận sự thống nhất của Đài Loan với Trung Quốc.
Quan trọng không kém, Trung Quốc sẽ phải xác nhận tính hợp pháp v ề sự hiện diện của Mỹ ở Đông Á, vì điều này được các nước Dông Á khác mong muốn, và Hoa Kỳ sẽ phải thừa nhận tính hợp pháp của trật tự chính trị hiện có của Trung Quốc , vì trật tự này đã mang lại bước đột phá kinh tế và tăng cường rất nhiều quyền tự do thực sự cho người dân Trung Quốc. Trong một cuộc hợp tấu như vậy, những lời tuyên bố như của Tổng thống Obama nhằm hỗ trợ dân chủ hóa của Trung Quốc sẽ phải bị loại bỏ.
Như White lập luận, một cuộc hợp tấu giữa quyền lực giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và khu vực như thế sẽ khó có thể thu xếp đến nỗi "sẽ khó có thể đáng cân nhắc nếu các lựa chọn thay thế không đến nỗi tệ lắm." Nhưng khi cuốn sách của ông sẽ được trình làng với sức mạnh đáng sợ, rất có thể các lựa chọn thay thế cũng là thảm họa.
Tác giả Anatol Lieven là giáo sư tại Ban Nghiên cứu Chiến tranh của King's College London và l à thành viên cao cấp của New America Foundation tại Washington.
http://www.nytimes.com/2012/06/13/opinion/avoiding-a-us-china-war.html?_r=3&emc=tnt&tntemail0=y
TÂM THƯ CỦA T/S SỬ HỌC NGUYỄN-NHÃ GỦI CÁC BẠN TRẺ VIỆT NAM
… Với kiến thức về pháp lý quốc tế từ đầu thế kỷ đến nay cùng những thông tin lịch sử cụ thể trên thì chắc chắn các bạn không thể lúng túng khi tranh luận với các bạn trẻ Trung Quốc về Hoàng Sa & Trường Sa. Dù thế nào đi chăng nữa, dù lý của kẻ mạnh như thế nào chăng nữa thì lịch sử dân tộc ta không cho phép chúng ta hèn yếu. Như tôi đã từng nói: “Muốn lấy lại Hoàng Sa, giữ những gì còn lại của Trường Sa thì mỗi người Việt Nam phải có một kế hoạch nhỏ xây dựng nội lực đất nước hùng cường.”
Ðầu thế kỷ 20, cụ Phan Bội Châu đã khởi xướng phong trào Ðông Du hầu canh tân đất nước hùng cường để cứu nước. Nay chúng ta đang có phong trào thế giới du. Không có cách nào khác, trước những nguy cơ chưa từng có tại Biển Ðông, các bạn trẻ Việt Nam không phân biệt chính kiến, hãy cùng nhau dẹp bỏ những gì “xấu xí” của người Việt như quá ham những tư lợi hại nước hại dân, thiếu đoàn kết, đố kỵ khích bác lẫn nhau... mà phải có lòng yêu nước chân chính có tâm, có tầm như người Nhật Bản để cùng nhau xây dựng nội lực đất nước hùng cường. Mong vậy thay!
Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, Tiến sĩ Sử học
https://docs.google.com/file/d/1jVtJscmVDCJ_DYvDLvvxqL5U80XdawmPQYdsXmAkYMW-LqYq09bNQv4Em8mN/edit
MẸ VIỆT-NAM “LÝ SỰ ĐỜI”
…Sao nhìn nhau cười thế, nhột hả ?
Các cháu có biết không: Cuộc họp sơ kết giữa năm vừa rồi, người ta đều được khen thưởng, phong thánh phong thần, còn bà bị Ngọc Hoàng Thượng Đế phê: “Con hư tại mẹ. Không biết dạy con cháu, để chúng cấu xé lẫn nhau, làm nhiều điều ác…”. Ngọc Hoàng kỳ cho bà: Từ đây đến cuối năm 2012, nếu không uốn nắn được con cháu, sẽ giáng chức bà, cho bà xuống làm tỳ nữ.
Các cháu hãy vì Dân, vì Bà và vì bản thân mình mà ráng “tu thân”, hãy “sám hối” may ra còn kịp. Liệu kham không nổi đừng ôm như khỉ bẻ bắp. Dùng bạo lực là biểu hiện thế yếu.
“Thương cho roi cho giọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Bà thăng đây!
13/6/2012
https://docs.google.com/file/d/1ZU2I6Qk0UtTRa5lJQ6kmNyah3SY8XAbKj0sU9qvnVCm3mSPtLh9IGYvGa4oS/edit
ĐỂ TRÁNH MỘT CUỘC CHIẾN GIỮA HOA-KỲ VÀ TRUNG-QUỐC. NEW YORK TIMES
…Để tránh được điều này, một trật tự Đông Á mà White đề nghị sẽ thiết lập các giới hạn nhạy cảm mà cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều đồng ý không vượt qua - đặc biệt là một đảm bảo không sử dụng vũ lực khi không có sự đồng ý của đối phương , trừ khi vì lý do tự vệ rõ ràng. Nhạy cảm hơn cả, trong khi Trung Quốc sẽ phải từ bỏ việc sử dụng vũ lực chống lại Đài Loan, bản thân Washington có thể sẽ phải công khai nhìn nhận sự thống nhất của Đài Loan với Trung Quốc.
Quan trọng không kém, Trung Quốc sẽ phải xác nhận tính hợp pháp v ề sự hiện diện của Mỹ ở Đông Á, vì điều này được các nước Dông Á khác mong muốn, và Hoa Kỳ sẽ phải thừa nhận tính hợp pháp của trật tự chính trị hiện có của Trung Quốc , vì trật tự này đã mang lại bước đột phá kinh tế và tăng cường rất nhiều quyền tự do thực sự cho người dân Trung Quốc. Trong một cuộc hợp tấu như vậy, những lời tuyên bố như của Tổng thống Obama nhằm hỗ trợ dân chủ hóa của Trung Quốc sẽ phải bị loại bỏ.
Như White lập luận, một cuộc hợp tấu giữa quyền lực giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và khu vực như thế sẽ khó có thể thu xếp đến nỗi "sẽ khó có thể đáng cân nhắc nếu các lựa chọn thay thế không đến nỗi tệ lắm." Nhưng khi cuốn sách của ông sẽ được trình làng với sức mạnh đáng sợ, rất có thể các lựa chọn thay thế cũng là thảm họa.
Tác giả Anatol Lieven là giáo sư tại Ban Nghiên cứu Chiến tranh của King's College London và l à thành viên cao cấp của New America Foundation tại Washington.
http://www.nytimes.com/2012/06/13/opinion/avoiding-a-us-china-war.html?_r=3&emc=tnt&tntemail0=y
Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012
NHỮNG NGƯỜI THUA TRẬN. HUY PHƯƠNG
NHỮNG NGƯỜI THUA TRẬN
HUY-PHƯƠNG
https://docs.google.com/file/d/1rqwZ9Z13AWXKt_6eEbzUDBR4Lu50vY1GhRCBejERUISRNgXe6GEgXl9NHwll/edit
… Bị phong tỏa đường biển, thiếu tiếp vận, nhất là sau sự thất bại của trận Gettysburg tại ngay vùng đất của mình, cuộc nội chiến đẫm máu kết thúc vào ngày 9 tháng 4, 1865 khi Tướng Robert E. Lee, tư lệnh phe Liên Minh, ký nhận đầu hàng không điều kiện ở Appomattox Court House, Virginia, dưới sự chứng kiến của tướng miền Bắc Ulysses S. Grant. Tướng Lee đã an ủi quân sĩ của mình: “Sau 4 năm chiến đấu khó khăn, với sự can đảm và anh hùng chưa từng thấy, binh đoàn Bắc Virginia (của LM miền Nam) bị bắt buộc phải nhượng bộ một lực lượng và hậu thuẫn quá to lớn.”
Các điều kiện đầu hàng được soạn thảo hoàn tất vào khoảng 4 giờ chiều ngày 9 tháng 4. Khi Lee lên ngựa rời nơi ký văn kiện đầu hàng thì binh sĩ miền Bắc không giấu nỗi sự mừng rỡ đã reo hò, nhưng Grant nghiêm khắc ra lệnh ngưng ngay thái độ này. Ông nói: “Những người miền Nam bây giờ là đồng bào của chúng ta, và chúng ta không nên có thái độ đắc chí trên sự suy sụp của họ.” Hiệp ước Appomattox không có điều khoản nào giam giữ, kỳ thị với 200,000 tù binh miền Nam và phe thắng trận thi hành đúng những điều khoản này, sĩ quan thua trận được giữ vũ khí cá nhân của mình và tất cả đã được an lành trở về với gia đình trong sự tôn trọng của phe đối nghịch, được xem như là hiệp ước của những người hào hiệp (The Gentlemen’s Agreement). Theo lời yêu cầu Robert E. Lee, quân lính miền Nam được tiếp tục cho giữ lừa ngựa để trở về quê quán giúp họ trong công việc của nông trại, và được quân đội miền Bắc cấp ngay 25,000 khẩu phần lương thực vì những người lính thua trận đang bị đói khát mấy ngày hôm nay….
HUY-PHƯƠNG
THỜI SINH VIÊN Ở SÀI-GÒN.
TRẦN TRUNG ĐẠO
https://docs.google.com/file/d/1uwgCpm4i06W8f_CXqIzKmkrs1YbKKrnPEVTj5uEFv3FuqSzTd_CmwJ8Rlbf2/edit?pli=1
… Nhìn những gì đang xảy ra trên thế giới đã làm những người Việt đang quan tâm đến vận mệnh đất nước không khỏi cảm thấy thẹn thùng. Dù ban ngày vẫn phải sống bằng thái độ tích cực, trả lời phỏng vấn bằng ngôn ngữ tự tin nhưng ban đêm thế nào cũng gác tay lên trán âm thầm tự hỏi tại sao Liên Xô, Đông Âu cho tới Bắc Phi, Miến Điện nhưng viễn ảnh một Việt Nam tự do, dân chủ, hùng mạnh vẫn còn là một mục tiêu chưa đến. Nỗi lo lắng và niềm đau xót này không phải của riêng ai mà của tất cả người Việt Nam còn biết xót xa, còn biết hổ thẹn trước sự lạc hậu của Việt Nam so với đà tiến quá nhanh của nhân loại….
TRẦN TRUNG ĐẠO
HUY-PHƯƠNG
https://docs.google.com/file/d/1rqwZ9Z13AWXKt_6eEbzUDBR4Lu50vY1GhRCBejERUISRNgXe6GEgXl9NHwll/edit
… Bị phong tỏa đường biển, thiếu tiếp vận, nhất là sau sự thất bại của trận Gettysburg tại ngay vùng đất của mình, cuộc nội chiến đẫm máu kết thúc vào ngày 9 tháng 4, 1865 khi Tướng Robert E. Lee, tư lệnh phe Liên Minh, ký nhận đầu hàng không điều kiện ở Appomattox Court House, Virginia, dưới sự chứng kiến của tướng miền Bắc Ulysses S. Grant. Tướng Lee đã an ủi quân sĩ của mình: “Sau 4 năm chiến đấu khó khăn, với sự can đảm và anh hùng chưa từng thấy, binh đoàn Bắc Virginia (của LM miền Nam) bị bắt buộc phải nhượng bộ một lực lượng và hậu thuẫn quá to lớn.”
Các điều kiện đầu hàng được soạn thảo hoàn tất vào khoảng 4 giờ chiều ngày 9 tháng 4. Khi Lee lên ngựa rời nơi ký văn kiện đầu hàng thì binh sĩ miền Bắc không giấu nỗi sự mừng rỡ đã reo hò, nhưng Grant nghiêm khắc ra lệnh ngưng ngay thái độ này. Ông nói: “Những người miền Nam bây giờ là đồng bào của chúng ta, và chúng ta không nên có thái độ đắc chí trên sự suy sụp của họ.” Hiệp ước Appomattox không có điều khoản nào giam giữ, kỳ thị với 200,000 tù binh miền Nam và phe thắng trận thi hành đúng những điều khoản này, sĩ quan thua trận được giữ vũ khí cá nhân của mình và tất cả đã được an lành trở về với gia đình trong sự tôn trọng của phe đối nghịch, được xem như là hiệp ước của những người hào hiệp (The Gentlemen’s Agreement). Theo lời yêu cầu Robert E. Lee, quân lính miền Nam được tiếp tục cho giữ lừa ngựa để trở về quê quán giúp họ trong công việc của nông trại, và được quân đội miền Bắc cấp ngay 25,000 khẩu phần lương thực vì những người lính thua trận đang bị đói khát mấy ngày hôm nay….
HUY-PHƯƠNG
THỜI SINH VIÊN Ở SÀI-GÒN.
TRẦN TRUNG ĐẠO
https://docs.google.com/file/d/1uwgCpm4i06W8f_CXqIzKmkrs1YbKKrnPEVTj5uEFv3FuqSzTd_CmwJ8Rlbf2/edit?pli=1
… Nhìn những gì đang xảy ra trên thế giới đã làm những người Việt đang quan tâm đến vận mệnh đất nước không khỏi cảm thấy thẹn thùng. Dù ban ngày vẫn phải sống bằng thái độ tích cực, trả lời phỏng vấn bằng ngôn ngữ tự tin nhưng ban đêm thế nào cũng gác tay lên trán âm thầm tự hỏi tại sao Liên Xô, Đông Âu cho tới Bắc Phi, Miến Điện nhưng viễn ảnh một Việt Nam tự do, dân chủ, hùng mạnh vẫn còn là một mục tiêu chưa đến. Nỗi lo lắng và niềm đau xót này không phải của riêng ai mà của tất cả người Việt Nam còn biết xót xa, còn biết hổ thẹn trước sự lạc hậu của Việt Nam so với đà tiến quá nhanh của nhân loại….
TRẦN TRUNG ĐẠO
Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012
LIỆU QUYỀN TƯ HỮU CÓ GIẢI QUYẾT ĐƯỢC TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI VIỆT NAM. JOHN GILLESPIE
http://www.eastasiaforum.org/2012/05/22/vietnam-will-property-rights-solve-land-disputes/
Liệu quyền tư hữu có giải quyết được tranh chấp đất đai tại Việt Nam?
Duy Nguyên chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Giáo sư John Gillespie, East Asia Forum
Một điều trước đây không tưởng tượng được tại Việt Nam đang diễn ra trong vài năm gần đây: các cán bộ lão thành về hưu, các đại biểu quốc hội cùng các bloggers đồng thanh lên tiếng cho quyền sở hữu đất đai như là phương cách giải quyết vấn nạn tranh chấp đất đai.
Giống như Trung Quốc, những khu công nghiệp, hệ thống đường sá và tiến trình đô thị hóa đang bủa vây đất canh tác và tạo nên những tranh chấp mỗi ngày một quyết liệt với người nông dân. Những lời kêu gọi về quyền tư hữu để người nông dân có quyền sở hữu trên mảnh đất của mình là một thách thức lớn đối với hệ luỵ “bảo vệ thành quả cách mạng ruộng đất” còn rơi rớt lại của xã hội chủ nghĩa.
Liệu quyền tư hữu có giải quyết được tranh chấp đất đai tại Việt Nam?
Duy Nguyên chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Giáo sư John Gillespie, East Asia Forum
Một điều trước đây không tưởng tượng được tại Việt Nam đang diễn ra trong vài năm gần đây: các cán bộ lão thành về hưu, các đại biểu quốc hội cùng các bloggers đồng thanh lên tiếng cho quyền sở hữu đất đai như là phương cách giải quyết vấn nạn tranh chấp đất đai.
Giống như Trung Quốc, những khu công nghiệp, hệ thống đường sá và tiến trình đô thị hóa đang bủa vây đất canh tác và tạo nên những tranh chấp mỗi ngày một quyết liệt với người nông dân. Những lời kêu gọi về quyền tư hữu để người nông dân có quyền sở hữu trên mảnh đất của mình là một thách thức lớn đối với hệ luỵ “bảo vệ thành quả cách mạng ruộng đất” còn rơi rớt lại của xã hội chủ nghĩa.
CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM 1949 ĐẾN 1956
...Hình ảnh hai người phụ nữ trần truồng bị kéo lê trên nền đất đã gây xôn xao và phẫn nộ trong dư luận. Đó là hai mẹ con bà Phạm thị Lài và cô con gái tên Hồ Nguyên Thủy.
Ngược dòng thời gian
Để tìm hiểu vụ việc này, chúng tôi mời quý vị ngược dòng thời gian, bắt đầu từ năm 1992, khi vợ chồng ông Hồ văn Tư và bà Phạm thị Lài mua 3008 m² đất vườn khu vực 6 phường Hưng Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Cần Thơ cũ, nay là khu vực 2, phường Hưng Thạnh, quận cái Răng, thành phố Cần Thơ. Năm 1994, bà cất nhà cấp 4, diện tích 100 m².
Tháng 11-2002, UBND xã Hưng Thạnh (thành phố Cần Thơ cũ) thông báo triển khai việc quy hoạch và thu hồi đất để làm dự án lô 49 khu đô thị mới Nam sông Cần Thơ (do Cty Xây dựng số 8 – gọi tắt là CIC8 làm chủ đầu tư).
Đầu năm 2003, công ty xây dựng số 8 phát bảng giá bồi thường là 44.000 đ/ m² cho đất vườn và 40.530đ/m² cho đất ruộng. Cả nhà và vườn chỉ được bồi thường 197 triệu đ. Lúc đó giá đất ngoài thị trường trên 3000.000 đ/m².
Gia đình không đồng ý, đến ngày 8/2/2003 gia đình nhận được quyết định cưỡng chế do phó chủ tịch tp Cần thơ là ông Võ văn Đời ký. Nội dung là bác đơn khiếu nại của gia đình, nhưng thực ra khi đó các hộ dân chưa ai nộp đơn khiếu nại cả.
Suốt 6 tháng sau, gia đình không hề biết chuyện gì xảy ra giữa UBND tp Cần thơ và công ty xây dựng số 8. Bất ngờ, đến ngày 8/1/2003, gia đình nhận được quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính, thi hành quyết định 2702/QĐCTUB ký ngày 13/6/2003 đối với ông Hồ văn Tư, trong khi đó cả nhà chưa hề nghe nói đến quyết định 2702 này.
Ngày 4/7/2003, gia đình nộp đơn khiếu nại lần 1 về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính nói trên. Đơn bị ông Võ văn Đời bác và giữ y quyết định 118/QĐ-CT.UB. Trong khi đó gia đình cũng không hề biết quyết định 118 này là gì ?
Sau đó ngày 1/9/2003, gia đình gửi đơn khiếu nại lần 2. Nội dung 44.000/m² là quá thấp so với thực tế và đòi cứ 1000 m² thu hồi phải bố trí tái định cư 100 m², công ty 8 chỉ bố trí 60 m² cho 1 hộ 8 người là bất hợp lý. Điều kỳ lạ là khi nhận đơn khiếu nại, bà Hồ Thị Thanh Hà – Cán bộ Phòng tiếp dân của UBND Tỉnh Cần Thơ (cũ) buộc gia đình bà Lài phải viết cam kết (và ký tên): “Không gửi đơn khiếu nại đến Tòa án”.
Ngày 10 tháng 03 năm 2011, Đoàn cưỡng chế của UBND Quận Cái Răng đã tiến hành đập căn nhà cấp 4, đốn hạ toàn bộ cây cối hoa màu, cho xe công trình vào san lấp cát toàn bộ diện tích hơn 3.006,8m2 đất . Họ cũng không giao bất cứ văn bản hay quyết định nào cho gia đình mà lập tức vào cưỡng chế.
Gia đình bà Lài buộc lòng phải di chuyển về phần đất 705m² do ông bà để lại, thuộc khu vực 2 Phường Hưng Thạnh (cũng quận Cái Răng) để cất nhà ở tạm. Nhưng, khu đất này lại tiếp tục bị quy hoạch cho dự án Khu Dân cư đô thị mới của công ty Nam Long. Tại đây, họ bị ép nhận mức giá chỉ 420.000 đồng/m2, trong lúc đó giá thị trường là hơn 3 triệu/m².
Ngày 15/3/2011, công ty Nam Long tiếp tục cưỡng chế khu đất ông bà mà gia đình bà Lài gồm 8 nhân khẩu đang sinh sống.
Trong khi giá cả chưa được thỏa thuận thì công ty đã đuổi gia đình bà Lài ra khỏi căn nhà đang ở, công ty 8 và công ty Nam Long rào hàng rào chung quanh 2 khu đất để tiến hành thi công, họ mướn cho gia đình bà Lài một căn hộ khác trong vòng 6 tháng. Sau đó, thời hạn 6 tháng đã qua mà công ty vẫn chưa giải quyết nên chủ nhà nghe theo quyết định của công ty 8 đuổi gia đình bà Lài...
https://docs.google.com/file/d/1-kS9OxZRFKCBxrzomVFRpmRTsyhXmww1yXwiGSojZc9df-PN4hK_l6R8fT8W/edit
HỒ CHÍ MINH VÀ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
https://docs.google.com/file/d/1CdxuqTwazB8GKNn9mKxpeJjpbOl7OQ0hSkI_O2eFEvt0IS4NJHVXZsdjX1SU/edit
QUA SAI LẦM TRONG CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT, XÂY DỰNG QUAN NIỆM LÃNH ĐẠO. NGUYỄN MẠNH TƯỜNG
https://docs.google.com/file/d/199bV10VVgYYX1Yv2crguqXkY1a9vC5w41JFQ5UwKzYGbFKzMALdbetrPAn8z/edit
PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG VÀ GIA TĂNG SẢN XUẤT. BÁO NHÂN DÂN 1955
https://docs.google.com/file/d/1aWn27L5khSdgjUvoDPDsG1BLPUnWJAoYNqizi0N55EKvb4UenQZbTpejfhL8/edit
CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT TẠI MIỀN BẮC
Ngược dòng thời gian
Để tìm hiểu vụ việc này, chúng tôi mời quý vị ngược dòng thời gian, bắt đầu từ năm 1992, khi vợ chồng ông Hồ văn Tư và bà Phạm thị Lài mua 3008 m² đất vườn khu vực 6 phường Hưng Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Cần Thơ cũ, nay là khu vực 2, phường Hưng Thạnh, quận cái Răng, thành phố Cần Thơ. Năm 1994, bà cất nhà cấp 4, diện tích 100 m².
Tháng 11-2002, UBND xã Hưng Thạnh (thành phố Cần Thơ cũ) thông báo triển khai việc quy hoạch và thu hồi đất để làm dự án lô 49 khu đô thị mới Nam sông Cần Thơ (do Cty Xây dựng số 8 – gọi tắt là CIC8 làm chủ đầu tư).
Đầu năm 2003, công ty xây dựng số 8 phát bảng giá bồi thường là 44.000 đ/ m² cho đất vườn và 40.530đ/m² cho đất ruộng. Cả nhà và vườn chỉ được bồi thường 197 triệu đ. Lúc đó giá đất ngoài thị trường trên 3000.000 đ/m².
Gia đình không đồng ý, đến ngày 8/2/2003 gia đình nhận được quyết định cưỡng chế do phó chủ tịch tp Cần thơ là ông Võ văn Đời ký. Nội dung là bác đơn khiếu nại của gia đình, nhưng thực ra khi đó các hộ dân chưa ai nộp đơn khiếu nại cả.
Suốt 6 tháng sau, gia đình không hề biết chuyện gì xảy ra giữa UBND tp Cần thơ và công ty xây dựng số 8. Bất ngờ, đến ngày 8/1/2003, gia đình nhận được quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính, thi hành quyết định 2702/QĐCTUB ký ngày 13/6/2003 đối với ông Hồ văn Tư, trong khi đó cả nhà chưa hề nghe nói đến quyết định 2702 này.
Ngày 4/7/2003, gia đình nộp đơn khiếu nại lần 1 về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính nói trên. Đơn bị ông Võ văn Đời bác và giữ y quyết định 118/QĐ-CT.UB. Trong khi đó gia đình cũng không hề biết quyết định 118 này là gì ?
Sau đó ngày 1/9/2003, gia đình gửi đơn khiếu nại lần 2. Nội dung 44.000/m² là quá thấp so với thực tế và đòi cứ 1000 m² thu hồi phải bố trí tái định cư 100 m², công ty 8 chỉ bố trí 60 m² cho 1 hộ 8 người là bất hợp lý. Điều kỳ lạ là khi nhận đơn khiếu nại, bà Hồ Thị Thanh Hà – Cán bộ Phòng tiếp dân của UBND Tỉnh Cần Thơ (cũ) buộc gia đình bà Lài phải viết cam kết (và ký tên): “Không gửi đơn khiếu nại đến Tòa án”.
Ngày 10 tháng 03 năm 2011, Đoàn cưỡng chế của UBND Quận Cái Răng đã tiến hành đập căn nhà cấp 4, đốn hạ toàn bộ cây cối hoa màu, cho xe công trình vào san lấp cát toàn bộ diện tích hơn 3.006,8m2 đất . Họ cũng không giao bất cứ văn bản hay quyết định nào cho gia đình mà lập tức vào cưỡng chế.
Gia đình bà Lài buộc lòng phải di chuyển về phần đất 705m² do ông bà để lại, thuộc khu vực 2 Phường Hưng Thạnh (cũng quận Cái Răng) để cất nhà ở tạm. Nhưng, khu đất này lại tiếp tục bị quy hoạch cho dự án Khu Dân cư đô thị mới của công ty Nam Long. Tại đây, họ bị ép nhận mức giá chỉ 420.000 đồng/m2, trong lúc đó giá thị trường là hơn 3 triệu/m².
Ngày 15/3/2011, công ty Nam Long tiếp tục cưỡng chế khu đất ông bà mà gia đình bà Lài gồm 8 nhân khẩu đang sinh sống.
Trong khi giá cả chưa được thỏa thuận thì công ty đã đuổi gia đình bà Lài ra khỏi căn nhà đang ở, công ty 8 và công ty Nam Long rào hàng rào chung quanh 2 khu đất để tiến hành thi công, họ mướn cho gia đình bà Lài một căn hộ khác trong vòng 6 tháng. Sau đó, thời hạn 6 tháng đã qua mà công ty vẫn chưa giải quyết nên chủ nhà nghe theo quyết định của công ty 8 đuổi gia đình bà Lài...
TRONG KHÔNG KHÍ SÔI SỤC HIỆN NAY TRONG NƯỚC VỚI NHỮNG CUỘC CƯỠNG CHẾ ĐẤT ĐAI CỦA NÔNG DÂN. MỜI CÁC BẠN CÙNG XEM LẠI NHỮNG TÀI LIỆU LỊCH SỬ VỀ CUỘC CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM TỪ NĂM 1949 ĐẾN NĂM 1956
https://docs.google.com/file/d/1-kS9OxZRFKCBxrzomVFRpmRTsyhXmww1yXwiGSojZc9df-PN4hK_l6R8fT8W/edit
HỒ CHÍ MINH VÀ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
https://docs.google.com/file/d/1CdxuqTwazB8GKNn9mKxpeJjpbOl7OQ0hSkI_O2eFEvt0IS4NJHVXZsdjX1SU/edit
QUA SAI LẦM TRONG CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT, XÂY DỰNG QUAN NIỆM LÃNH ĐẠO. NGUYỄN MẠNH TƯỜNG
https://docs.google.com/file/d/199bV10VVgYYX1Yv2crguqXkY1a9vC5w41JFQ5UwKzYGbFKzMALdbetrPAn8z/edit
PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG VÀ GIA TĂNG SẢN XUẤT. BÁO NHÂN DÂN 1955
https://docs.google.com/file/d/1aWn27L5khSdgjUvoDPDsG1BLPUnWJAoYNqizi0N55EKvb4UenQZbTpejfhL8/edit
CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT TẠI MIỀN BẮC
Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012
VIỆT NAM: NHỮNG NGÀY THÁNG DỄ DÀNG ĐÃ QUA RỒI. BRIDGET O'FLAHERTY
.
http://the-diplomat.com/2012/06/10/easy-part-over-for-vietnam/
Bridget O'Flaherty/The Diplomat
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Niềm lạc quan trong thời gian bùng nổ kinh tế trước năm 2008 của Việt Nam đã hết. Đảng Cộng sản biết rằng mình cần phải hành động. Nhưng dường như họ không biết mình phải làm gì .
Ở một bên của ngôi chợ Hòa Bình kiên cố tại quận 5, TP Hồ Chí Minh tọa lạc một "khu chợ đen" nơi các bạn hàng dựng những ánh điện tròn chiếu sáng trên các mặt hàng hoa quả thịt thà của họ và chạy dây điện vòng qua những chiếc dù lớn. Trong những dịp đặc biệt như ngày lễ, công an có thể xua đuổi hoặc thậm chí bắt giữ hàng chục những bạn hàng như thế này. Đôi khi, tịch thu cả hàng hoá Nhưng hiện nay, đó không phải là khó khăn duy nhất của họ.
"Kể từ năm ngoái thu nhập của gia đình của chúng tôi suy giảm xuống 40%, gần như một nửa thu nhập từng có", Phan Thị Khánh vừa nói vừa tỉa nhặt những cọng rau diếp trong giỏ tre.
Khánh làm việc 16 giờ một ngày và nói rằng cô kiếm được từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (khoảng 5 đến 10USD). Cô cho biết là người chồng thì giúp việc mua bán, trong khi các con trai của họ làm việc tại những nhà máy ở địa phương. Cô nói, họ vẫn sống chung một nhà, bởi vì tiền thuê nhà quá đắt khiến các con không có khả năng ra riêng.
http://the-diplomat.com/2012/06/10/easy-part-over-for-vietnam/
Bridget O'Flaherty/The Diplomat
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Niềm lạc quan trong thời gian bùng nổ kinh tế trước năm 2008 của Việt Nam đã hết. Đảng Cộng sản biết rằng mình cần phải hành động. Nhưng dường như họ không biết mình phải làm gì .
Ở một bên của ngôi chợ Hòa Bình kiên cố tại quận 5, TP Hồ Chí Minh tọa lạc một "khu chợ đen" nơi các bạn hàng dựng những ánh điện tròn chiếu sáng trên các mặt hàng hoa quả thịt thà của họ và chạy dây điện vòng qua những chiếc dù lớn. Trong những dịp đặc biệt như ngày lễ, công an có thể xua đuổi hoặc thậm chí bắt giữ hàng chục những bạn hàng như thế này. Đôi khi, tịch thu cả hàng hoá Nhưng hiện nay, đó không phải là khó khăn duy nhất của họ.
"Kể từ năm ngoái thu nhập của gia đình của chúng tôi suy giảm xuống 40%, gần như một nửa thu nhập từng có", Phan Thị Khánh vừa nói vừa tỉa nhặt những cọng rau diếp trong giỏ tre.
Khánh làm việc 16 giờ một ngày và nói rằng cô kiếm được từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (khoảng 5 đến 10USD). Cô cho biết là người chồng thì giúp việc mua bán, trong khi các con trai của họ làm việc tại những nhà máy ở địa phương. Cô nói, họ vẫn sống chung một nhà, bởi vì tiền thuê nhà quá đắt khiến các con không có khả năng ra riêng.
Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012
4-6-2012 BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG HOA KỲ TIẾP THU HÀ-NỘI.
4-6-2012: Bộ trưởng Quốc-Phòng Hoa Kỳ Tiếp Thu Hà Nội
Minh Tân Lê Thành Nhân
June 9, 2012
MỘT NGÀY LỊCH-SỬ
Nếu ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày đánh dấu sự “cuốn cờ” tháo chạy nhục nhã của cường quốc Hoa Kỳ tại NỬA NƯỚC VIỆT NAM thì, 37 năm sau, ngày 4 tháng 6 năm 2012 lại là ngày lịch-sử đánh dấu sự trở lại đầy vinh quang của đại cường quốc Hoa Kỳ trên TOÀN THỂ NƯỚC VIỆT NAM.
Ngày 4 tháng 6 năm 2012, tại thủ đô Hà Nội của CHXHCNVN, với thảm đỏ từ Phủ Thủ-tướng tói Bộ Quốc-phòng, Bộ-trưởng Quốc-phòng Leon Panetta, đại diện Hiệp Chủng quốc Hoa Kỳ đã “nhận sự đầu hàng của CHXHCNVN từ tay Bộ-trưởng Quốc-phòng– tướng Phùng Quang Thanh”. Đó là ý-nghĩa chính-trị của biến-cố xảy ra tại Hà Nội trong ngày 4-6-12 mà tất cả các cơ quan truyền thông thế giới đã loan tải, và không thể nào có thể hiểu khác hơn được.
Điều đáng lưu ý là Bộ-trưởng QP Panetta đã bay từ Singapore đáp thẳng xuống quân vận hạm USNS Richard E. Byrd (ngày 3-6-12) đang thả neo tại căn cứ Cam Ranh để làm lễ chào cờ Hoa Kỳ, thay vì đến chào chủ nhà ở thủ đô Hà Nội trước khi đi thăm các nơi đúng theo nghi thức ngoại giao. Theo các lời tuyên bố sau đó thì rõ ràng Hoa Kỳ muốn cho mọi người hiểu Hoa Kỳ Cam Ranh là căn cứ chiến lược hải quân chính của Hoa Kỳ để kiểm soát khu vực Á châu-TBD trong kế-hoạch tái bố-trí quân sự mới, vì vịnh Cam Ranh có những đặc tính chiến-lược mà không nơi nào khác trong khu vực náy có được. Và không phải ngẫu nhiên, hai ngày sau đó Việt Nam loan tin đã chấp thuận một dự án lập xưởng đóng tàu quan trọng của Nhựt Bổn tại Cam Ranh.
Các nghi-thức tiếp đón long trọng của Bộ-trưởng QP và Thủ-tướng VN dành cho BTQP Hoa Kỳ tại thủ-đô Hà Nội cho thấy tư thế mới của Hoa Kỳ đối với Hà Nội. Việc BTQP và Thủ-tướng VN công khai yều cầu Hoa Kỳ bán vũ-khí kỷ-thuật cao cho Việt Nam ngay trước mủi của Trung cộng là điều mà chúng tôi mong chờ từ lâu và hôm nay mới trở thành sự thật. Trong bài viết “Việt Nam: Từ Lâm nguy đén chí nguy” mới đây, chúng tôi coi việc Hà Nội công khai đứng hẳn về phía Hoa Kỳ là giải-pháp tốt nhứt để cứu nước Việt Nam khỏi nanh vuốt của con hổ đói phương Bắc. (Xin nói rõ để tránh xuyên tạc: cứu NƯỚC VIỆT NAM chứ KHÔNG PHẢI cứu nhà cầm quyền CSVN).
Để đi đến biến cố lịch sử 4-6-12 tại Hà Nội, Hoa Kỳ đã tiến-hành một loạt vận-động tâm lý và chánh-trị rất tinh-vi trên các diễn đàn ngoại giao/quân-sự từ các hội-nghị của ASEAN tại Phnom-Penh, đến Manila, nhứt là Diễn-đàn về Chiến-lược Quân-sự Shangri-La tại Singapore ngay trước ngày BTQP Panetta tới Hà Nội.
Về mặt ngoại-giao và quân sự, đến giờ phút nầy có thể coi như Hoa Kỳ đã chiếm lãnh được thế thượng phong ở Á-châu-Thái Bình Dương, vì, sau khi BTQP Panetta thuộc H ành pháp và các TNS McCain, Liberman thuộc Lâp pháp công bố trước thế -giới, một cách không thể nhầm lẩn, chánh-sách hiện diện quân-sự mạnh mẻ của Hoa Kỳ tại Á-Châu-Thái Bình Dương thì con hổ giấy Trung cộng đã “xụi râu” tuyên bố: “Trung quốc không có ý định đối đầu với Hoa Kỳ”. Tuyệt nhiên không còn nghe lũ đại Hán mở miệng đe dọa “Hãy chuẩn bị để nghe tiếng đại bác của TC” như vài tháng trước đây! Bởi, chúng thừa biết, ngay bây giờ và nhứt là sau khi HK huy động 60% toàn thể lực lượng Hải-quân HK qua TBD (với 6 hàng không mẩu hạm) thì hải lực HK có thể xóa sổ hải quân Trung cộng trong vòng vài giờ. Hiện nay TC chỉ mới có chiếc “hàng không mẩu hạm Varyac” mua từ xưởng lac-xon của Ukraine. Còn đại bác của TC thì chỉ để bắn ruồi và hù dọa các nước nhỏ, chớ không lẽ để đương đầu với các vũ khí kỷ thuật cao của Hoa Kỳ.
Minh Tân Lê Thành Nhân
June 9, 2012
MỘT NGÀY LỊCH-SỬ
Nếu ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày đánh dấu sự “cuốn cờ” tháo chạy nhục nhã của cường quốc Hoa Kỳ tại NỬA NƯỚC VIỆT NAM thì, 37 năm sau, ngày 4 tháng 6 năm 2012 lại là ngày lịch-sử đánh dấu sự trở lại đầy vinh quang của đại cường quốc Hoa Kỳ trên TOÀN THỂ NƯỚC VIỆT NAM.
Ngày 4 tháng 6 năm 2012, tại thủ đô Hà Nội của CHXHCNVN, với thảm đỏ từ Phủ Thủ-tướng tói Bộ Quốc-phòng, Bộ-trưởng Quốc-phòng Leon Panetta, đại diện Hiệp Chủng quốc Hoa Kỳ đã “nhận sự đầu hàng của CHXHCNVN từ tay Bộ-trưởng Quốc-phòng– tướng Phùng Quang Thanh”. Đó là ý-nghĩa chính-trị của biến-cố xảy ra tại Hà Nội trong ngày 4-6-12 mà tất cả các cơ quan truyền thông thế giới đã loan tải, và không thể nào có thể hiểu khác hơn được.
Điều đáng lưu ý là Bộ-trưởng QP Panetta đã bay từ Singapore đáp thẳng xuống quân vận hạm USNS Richard E. Byrd (ngày 3-6-12) đang thả neo tại căn cứ Cam Ranh để làm lễ chào cờ Hoa Kỳ, thay vì đến chào chủ nhà ở thủ đô Hà Nội trước khi đi thăm các nơi đúng theo nghi thức ngoại giao. Theo các lời tuyên bố sau đó thì rõ ràng Hoa Kỳ muốn cho mọi người hiểu Hoa Kỳ Cam Ranh là căn cứ chiến lược hải quân chính của Hoa Kỳ để kiểm soát khu vực Á châu-TBD trong kế-hoạch tái bố-trí quân sự mới, vì vịnh Cam Ranh có những đặc tính chiến-lược mà không nơi nào khác trong khu vực náy có được. Và không phải ngẫu nhiên, hai ngày sau đó Việt Nam loan tin đã chấp thuận một dự án lập xưởng đóng tàu quan trọng của Nhựt Bổn tại Cam Ranh.
Các nghi-thức tiếp đón long trọng của Bộ-trưởng QP và Thủ-tướng VN dành cho BTQP Hoa Kỳ tại thủ-đô Hà Nội cho thấy tư thế mới của Hoa Kỳ đối với Hà Nội. Việc BTQP và Thủ-tướng VN công khai yều cầu Hoa Kỳ bán vũ-khí kỷ-thuật cao cho Việt Nam ngay trước mủi của Trung cộng là điều mà chúng tôi mong chờ từ lâu và hôm nay mới trở thành sự thật. Trong bài viết “Việt Nam: Từ Lâm nguy đén chí nguy” mới đây, chúng tôi coi việc Hà Nội công khai đứng hẳn về phía Hoa Kỳ là giải-pháp tốt nhứt để cứu nước Việt Nam khỏi nanh vuốt của con hổ đói phương Bắc. (Xin nói rõ để tránh xuyên tạc: cứu NƯỚC VIỆT NAM chứ KHÔNG PHẢI cứu nhà cầm quyền CSVN).
Để đi đến biến cố lịch sử 4-6-12 tại Hà Nội, Hoa Kỳ đã tiến-hành một loạt vận-động tâm lý và chánh-trị rất tinh-vi trên các diễn đàn ngoại giao/quân-sự từ các hội-nghị của ASEAN tại Phnom-Penh, đến Manila, nhứt là Diễn-đàn về Chiến-lược Quân-sự Shangri-La tại Singapore ngay trước ngày BTQP Panetta tới Hà Nội.
Về mặt ngoại-giao và quân sự, đến giờ phút nầy có thể coi như Hoa Kỳ đã chiếm lãnh được thế thượng phong ở Á-châu-Thái Bình Dương, vì, sau khi BTQP Panetta thuộc H ành pháp và các TNS McCain, Liberman thuộc Lâp pháp công bố trước thế -giới, một cách không thể nhầm lẩn, chánh-sách hiện diện quân-sự mạnh mẻ của Hoa Kỳ tại Á-Châu-Thái Bình Dương thì con hổ giấy Trung cộng đã “xụi râu” tuyên bố: “Trung quốc không có ý định đối đầu với Hoa Kỳ”. Tuyệt nhiên không còn nghe lũ đại Hán mở miệng đe dọa “Hãy chuẩn bị để nghe tiếng đại bác của TC” như vài tháng trước đây! Bởi, chúng thừa biết, ngay bây giờ và nhứt là sau khi HK huy động 60% toàn thể lực lượng Hải-quân HK qua TBD (với 6 hàng không mẩu hạm) thì hải lực HK có thể xóa sổ hải quân Trung cộng trong vòng vài giờ. Hiện nay TC chỉ mới có chiếc “hàng không mẩu hạm Varyac” mua từ xưởng lac-xon của Ukraine. Còn đại bác của TC thì chỉ để bắn ruồi và hù dọa các nước nhỏ, chớ không lẽ để đương đầu với các vũ khí kỷ thuật cao của Hoa Kỳ.
CỘNG SẢN Ở NGAY TRONG LÒNG CHÚNG TA
Một bài viết thấu tâm can cuả một trí thức trong nước để tuỳ nghi nhận định
CỘNG SẢN Ở NGAY TRONG LÒNG CHÚNG TA
I/ Các giá trị
Đối với tôi thì điều mà làm tôi luôn chống lại những người cộng sản đó là những gian manh, trí trá. Có một số người tại hải ngoại muốn có một phân định rõ ràng : ai là những người của quốc gia và ai là những người cộng sản ? Đó là một việc rất khó nếu không muốn nói là không tưởng.
Thực tế thì đại đa số trong chúng ta ai mà chẳng có người quen, hay một người họ xa, hay là một người thân là đảng viên cộng sản, như trong gia đình tôi đây thì ông ngoại tôi là một công chức cấp cao trong bộ máy của chính quyền Pháp, ông nội tôi là là một chủ đất với rất nhiều người làm thuê cuốc mướn, nhưng cha tôi lại là một đảng viên cộng sản. Chính cha tôi khi còn trai trẻ đã nhận thấy sự bất công đối xử của ông nội tôi với những người làm công cho gia đình và ông đã nghe theo lời dụ dỗ của những người csvn đứng lên chống lại chính cha đẻ của mình.
Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012
CHỦ NGHĨA LÊ-NIN HỢP DOANH CỦA TRUNG-QUỐC. JOHN LEE
Hội Luận về Cuốn Sách Nhân Văn Giai Phẩm (P.1).
Hội Luận về Cuốn Sách Nhân Văn Giai Phẩm (P.2).
Hội Luận về Cuốn Sách Nhân Văn Giai Phẩm (P.3).
Hội Luận về Cuốn Sách Nhân Văn Giai Phẩm (P.4)
YOUTUBE LINK:
PHẦN 1:
http://youtu.be/1qi5WNPkWPQ
PHẦN 2:
http://youtu.be/hRP0lPhXgYQ
PHẦN 3:
http://youtu.be/hBFhIyQWTY8
PHẦN 4:
http://youtu.be/fgzFuSsF5xQ
CHỦ NGHĨA LÊ-NIN HỢP DOANH CỦA TRUNG-QUỐC.
KỊCH BẢN CHO VIỆT-NAM
Lực đẩy chánh trị trong kinh tế Trung Quốc
June 8, 2012 By Alan Phan
Blog của Alan ngày thứ sáu 8/6/2012
Một phân tích khá giá trị của John Lee cho thấy tại sao các doanh nghiệp nhà nước lại là nền tảng cho quyền lực và sự tồn tại của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Mô tả về “sân sau” của chánh phủ Trung Quốc cũng cho thấy tại sao các “tư bản đỏ” sẽ phải là các hoàng tử đỏ hay COCC để duy trì hệ thống quyền lực này và các khác biệt giữa tư bản đỏ và tư bản trắng (Âu Mỹ).
Vài trích dẫn đáng chú ý:
- Cơ cấu của hệ thống kinh tế – chính trị Trung Quốc hiện nay rõ ràng là được xây dựng để bảo đảm ĐCSTQ sẽ luôn luôn là trung tâm chi phối,điều tiết mọi cơ hội trong các lĩnh vực thương mại, kinh doanh, nghề nghiệp và ngay cả xã hội. Mục đích là buộc chặt mọi đặc quyền và cơ hội của tầng lớp tinh hoa Trung Quốc với ý muốn của Đảng.
- ĐCSTQ có một quan điểm, cơ bản là chủ nghĩa Lê-nin, rằng mọi chủ thể và hoạt động kinh tế phải là nhằm củng cố ảnh hưởng kinh tế và sau đó là quyền lực chính trị của chế độ. Những chủ thể và hoạt động như thế không thể chấp nhận đối lập chính trị trong bất cứ hình thức nào.
- Hệ thống kinh tế – chính trị Trung Quốc thời nay được thiết kế để bảo đảm ĐCSTQ luôn luôn là người ban phát mọi cơ hội, có nghĩa là tương lai của các tầng lớp tinh hoa, ít nhất là trong lúc này, được gắn chặt với tương lai của Đảng.
Cuối tuần này, ai có thì giờ và muốn hiểu rõ hơn về những tương quan quyền lực giữa các nhóm lợi ích trong xã hội Trung Quốc, xin mời nghiền ngẫm về bài viết này. Bài đã dịch ra Việt ngữ, đăng trên Thời Đại Mới, và được web site của G/S Trần Hữu Dũng xuất bản theo link dưới đây:
https://docs.google.com/file/d/1QPcB-mcoa9xyFwV_38AJL2vGNYOOoLL-dxiP8NeJ24RqZKMJTEMvDRjlRqFL/edit?pli=1
AN NINH TRÊN THIÊN ĐÌNH. NGUYỄN XUÂN NGHĨA
https://docs.google.com/file/d/10zRTppRXrFgVFm02gCq_NORSQCg04-eVL82qWZzR4wTcQuwK0Wgb9PNC9UTo/edit
Hội Luận về Cuốn Sách Nhân Văn Giai Phẩm (P.2).
Hội Luận về Cuốn Sách Nhân Văn Giai Phẩm (P.3).
Hội Luận về Cuốn Sách Nhân Văn Giai Phẩm (P.4)
YOUTUBE LINK:
PHẦN 1:
http://youtu.be/1qi5WNPkWPQ
PHẦN 2:
http://youtu.be/hRP0lPhXgYQ
PHẦN 3:
http://youtu.be/hBFhIyQWTY8
PHẦN 4:
http://youtu.be/fgzFuSsF5xQ
CHỦ NGHĨA LÊ-NIN HỢP DOANH CỦA TRUNG-QUỐC.
KỊCH BẢN CHO VIỆT-NAM
Lực đẩy chánh trị trong kinh tế Trung Quốc
June 8, 2012 By Alan Phan
Blog của Alan ngày thứ sáu 8/6/2012
Một phân tích khá giá trị của John Lee cho thấy tại sao các doanh nghiệp nhà nước lại là nền tảng cho quyền lực và sự tồn tại của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Mô tả về “sân sau” của chánh phủ Trung Quốc cũng cho thấy tại sao các “tư bản đỏ” sẽ phải là các hoàng tử đỏ hay COCC để duy trì hệ thống quyền lực này và các khác biệt giữa tư bản đỏ và tư bản trắng (Âu Mỹ).
Vài trích dẫn đáng chú ý:
- Cơ cấu của hệ thống kinh tế – chính trị Trung Quốc hiện nay rõ ràng là được xây dựng để bảo đảm ĐCSTQ sẽ luôn luôn là trung tâm chi phối,điều tiết mọi cơ hội trong các lĩnh vực thương mại, kinh doanh, nghề nghiệp và ngay cả xã hội. Mục đích là buộc chặt mọi đặc quyền và cơ hội của tầng lớp tinh hoa Trung Quốc với ý muốn của Đảng.
- ĐCSTQ có một quan điểm, cơ bản là chủ nghĩa Lê-nin, rằng mọi chủ thể và hoạt động kinh tế phải là nhằm củng cố ảnh hưởng kinh tế và sau đó là quyền lực chính trị của chế độ. Những chủ thể và hoạt động như thế không thể chấp nhận đối lập chính trị trong bất cứ hình thức nào.
- Hệ thống kinh tế – chính trị Trung Quốc thời nay được thiết kế để bảo đảm ĐCSTQ luôn luôn là người ban phát mọi cơ hội, có nghĩa là tương lai của các tầng lớp tinh hoa, ít nhất là trong lúc này, được gắn chặt với tương lai của Đảng.
Cuối tuần này, ai có thì giờ và muốn hiểu rõ hơn về những tương quan quyền lực giữa các nhóm lợi ích trong xã hội Trung Quốc, xin mời nghiền ngẫm về bài viết này. Bài đã dịch ra Việt ngữ, đăng trên Thời Đại Mới, và được web site của G/S Trần Hữu Dũng xuất bản theo link dưới đây:
https://docs.google.com/file/d/1QPcB-mcoa9xyFwV_38AJL2vGNYOOoLL-dxiP8NeJ24RqZKMJTEMvDRjlRqFL/edit?pli=1
AN NINH TRÊN THIÊN ĐÌNH. NGUYỄN XUÂN NGHĨA
https://docs.google.com/file/d/10zRTppRXrFgVFm02gCq_NORSQCg04-eVL82qWZzR4wTcQuwK0Wgb9PNC9UTo/edit
Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012
GIẢI PHÁP VIỆT NAM. ROBERT D. KAPLAN
http://www.theatlantic.com/magazine/archive/2012/06/the-vietnam-solution/8969/
The Vietnam Solution
How a former enemy became a crucial U.S. ally in balancing China’s rise
Giải pháp Việt Nam
Robert D. Kaplan
June 7, 2012
Ấn tượng về Hà Nội quả là đáng suy nghĩ. Những gì thủ đô của Việt Nam bắt chợt trong một khung ảnh tĩnh lặng tự thân là một quá trình diễn biến lịch sử — không gần như có vẻ là định mệnh, được định đoạt theo địa lý theo nhịp trống dồn của những triều đại và những cướp bóc nhưng như thể là một sự tổng hợp của những hành động quả cảm cá nhân và những toan tính nát óc.
Ở Nhà bảo tàng Lịch sử của thành phố, những bản đồ, sa bàn, những bia xám khổng lồ tưởng nhớ những cuộc kháng chiến của người Việt chống lại các đế quốc Tống, Minh, và Thanh vào thế kỷ thứ 11, 15, và 18. Cho dù Việt đã được sát nhập vào Trung Quốc cho đến thế kỷ thứ 10, bản sắc chính trị của nó riêng rẽ so với Trung Quốc kể từ đó là điều thần kỳ — một thứ mà không một lý thuyết nào của quá khứ có thể giải thích thỏa đáng.
Tất nhiên là sự huyền thoại lịch sử của Việt Nam có phần nhấn mạnh về điều đó. Sự thâm trầm và hỗn loạn của Đền Ngọc Sơn (tưởng niệm việc đánh bại nhà Nguyên vào thế kỷ thứ 13), bộ mặt tượng Phật bằng đồng được bao phủ bởi nhang, vàng lá, và gỗ đỏ và được bao quanh bởi Hồ Hoàn Kiếm xanh như súp đậu và bờ hồ rợp bóng cây, tạo thành sự chuẩn bị tinh thần cho một lăng tẩm khắc khổ hơn của Hồ Chí Minh. Hồ, một trong những người đàn ông vĩ đại nhỏ bé của thế kỷ 20, đã hòa trộn chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Khổng, và chủ nghĩa quốc tế thành một vũ khí chống người Trung Quốc, người Pháp, và người Mỹ, đặt nền móng cho những cuộc kháng chiến chống lại ba đế quốc của thế giới. Lăng của ông ta mang dáng dấp của những tòa nhà Châu Âu cổ xưa hàng thế kỷ và những nhà thờ mà chúng từng là trung tâm đầu não của Đông Dương — một hệ thống không chắc chắn mà Paris ngoan cố kéo dài sau Thế chiến Thứ Hai, buộc phải giao tranh với người Việt để dẫn đến sự thảm bại nhục nhã ở Trận chiến Điện Biên Phủ 1954.
The Vietnam Solution
How a former enemy became a crucial U.S. ally in balancing China’s rise
Giải pháp Việt Nam
Robert D. Kaplan
June 7, 2012
Ấn tượng về Hà Nội quả là đáng suy nghĩ. Những gì thủ đô của Việt Nam bắt chợt trong một khung ảnh tĩnh lặng tự thân là một quá trình diễn biến lịch sử — không gần như có vẻ là định mệnh, được định đoạt theo địa lý theo nhịp trống dồn của những triều đại và những cướp bóc nhưng như thể là một sự tổng hợp của những hành động quả cảm cá nhân và những toan tính nát óc.
Ở Nhà bảo tàng Lịch sử của thành phố, những bản đồ, sa bàn, những bia xám khổng lồ tưởng nhớ những cuộc kháng chiến của người Việt chống lại các đế quốc Tống, Minh, và Thanh vào thế kỷ thứ 11, 15, và 18. Cho dù Việt đã được sát nhập vào Trung Quốc cho đến thế kỷ thứ 10, bản sắc chính trị của nó riêng rẽ so với Trung Quốc kể từ đó là điều thần kỳ — một thứ mà không một lý thuyết nào của quá khứ có thể giải thích thỏa đáng.
Tất nhiên là sự huyền thoại lịch sử của Việt Nam có phần nhấn mạnh về điều đó. Sự thâm trầm và hỗn loạn của Đền Ngọc Sơn (tưởng niệm việc đánh bại nhà Nguyên vào thế kỷ thứ 13), bộ mặt tượng Phật bằng đồng được bao phủ bởi nhang, vàng lá, và gỗ đỏ và được bao quanh bởi Hồ Hoàn Kiếm xanh như súp đậu và bờ hồ rợp bóng cây, tạo thành sự chuẩn bị tinh thần cho một lăng tẩm khắc khổ hơn của Hồ Chí Minh. Hồ, một trong những người đàn ông vĩ đại nhỏ bé của thế kỷ 20, đã hòa trộn chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Khổng, và chủ nghĩa quốc tế thành một vũ khí chống người Trung Quốc, người Pháp, và người Mỹ, đặt nền móng cho những cuộc kháng chiến chống lại ba đế quốc của thế giới. Lăng của ông ta mang dáng dấp của những tòa nhà Châu Âu cổ xưa hàng thế kỷ và những nhà thờ mà chúng từng là trung tâm đầu não của Đông Dương — một hệ thống không chắc chắn mà Paris ngoan cố kéo dài sau Thế chiến Thứ Hai, buộc phải giao tranh với người Việt để dẫn đến sự thảm bại nhục nhã ở Trận chiến Điện Biên Phủ 1954.
Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012
CHUYỆN VỀ VỊNH CAM RANH VÀ THỰC TRẠNG VIỆT NAM
BẢN TIN ĐẶC BIỆT: Tình Hình Chiến Lược Hoa Kỳ ở Châu Á Thái Bình Dương
Tình Hình Chiến Lược Hoa Kỳ ở Châu Á Thái Bình Dương
5/6/2012
Nguyễn Văn Khanh
Võ Thành Nhân
Chuyện về vịnh Cam Ranh và thực trạng Việt Nam
Tuesday, June 05, 2012 3:15:44 PM
(Phỏng vấn một cựu tướng lãnh Mỹ)
*Toàn Như chuyển ngữ
Lời giới thiệu: Gần đây, báo chí đã loan tin, ngày 3 tháng 6, 2012 vừa qua, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Leon Panetta đã đến Việt Nam và đã ghé thăm cảng Cam Ranh, Khánh Hòa. Ông Panetta là giới chức quân sự cao cấp nhất của Mỹ kể từ sau chiến tranh thăm lại nơi đã từng là một căn cứ quân sự của Mỹ tại Việt Nam. Cảng Cam Ranh là một trong những hải cảng tốt nhất của Việt Nam và vùng Ðông Nam Á. Trước năm 1975, Cam Ranh từng là một căn cứ quân sự lớn của Mỹ tại Việt Nam, nhưng sau năm 1975, Liên Xô đã thuê lại căn cứ này, nhưng sau đó, vì những khó khăn về tài chánh sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga đã hủy bỏ hợp đồng thuê căn cứ này vào năm 2002. Hiện nay, trước sự lộng hành của Trung Cộng tại Biển Ðông, Việt Nam đang muốn quốc tế hóa vùng biển này và ngầm mời gọi Hoa Kỳ trở lại Biển Ðông và vịnh Cam Ranh hầu làm giảm thiểu tình hình căng thẳng tại vùng biển này.
Trước 1975, Trung Tướng (hồi hưu) John E. Murray là người đã phục vụ 2 nhiệm kỳ trong chiến tranh tại Việt Nam. Ông từng là người chỉ huy hải cảng Cam Ranh (1968-1969) của quân đội Mỹ, và sau đó là chỉ huy phó Bộ Chỉ Huy Yểm Trợ Tiếp Vận tại Sài Gòn (1972). Hiện nay tướng Murray đã giải ngũ và hiện là một luật sư làm việc cho Bộ Ngân Khố Hoa Kỳ. Với nhiệm vụ này, Tướng Murray đã nhiều lần trở lại Việt Nam sau khi chiến tranh chấm dứt. Ðể tìm hiểu về Cảng Cam Ranh và thực trạng Việt Nam sau chiến tranh, mời quý bạn đọc xem lại cuộc phỏng vấn tướng Murray được phổ biến trong trang mạng www.HistoryNet.comvà www.VietnamMag.com. Cuộc phỏng vấn đã tiết lộ cho biết khá nhiều chi tiết thú vị về hải cảng Cam Ranh cũng như thực trạng Việt Nam sau cuộc chiến. (TN)
-Phóng viên (PV): Tại sao ông trở lại Việt Nam?
-Tướng Murray: Tôi có hai lý do: một lý do tốt và một lý do thực sự. Lý do tốt đó là tôi là một nhà doanh nghiệp hiểu biết về đất nước này. Còn lý do thực sự là sự tò mò. Giống như hầu hết mọi người từng ở trong quân đội, tôi là người tự dằn vặt mình. Trải qua những khổ đau về một cuộc chiến bị thua cũng giống như nghĩ về một tình yêu đã mất. Nỗi nhớ về nơi chốn xưa trong nỗi đau đã tan loãng không giống những cái khác.
-PV: Năm 1974 ông đã từng cảnh cáo về điều có thể xảy ra là, nếu chúng ta thất bại trong việc trợ giúp Miền Nam Việt Nam sẽ là một sự hổ thẹn vô cùng cho chúng ta, và điều này ông đã đúng. Tôi ngưỡng mộ việc ông đã trở lại để nhìn thẳng vào những sự việc bằng con mắt mới mẻ và thực tiễn. Vậy những ấn tượng đầu tiên của ông về một nước Việt Nam hiện tại là gì?
-Murray: Chiến tranh đã là quá khứ hơn 20 năm nay rồi (Ghi chú của ND: cuộc phỏng vấn này đã diễn ra khoảng đầu thế kỷ 21). Những người lính trẻ không biết gì về nó; họ chỉ tò mò về người Mỹ. Ðối với các sĩ quan lớn tuổi hơn, một số lớn dược giáo dục tại Nga và tại Ðông Âu. Chỉ có một số trong số họ thực thụ thích thú nói về vấn đề này.
-PV: Ðối với giới quân đội Việt Nam, tôi tưởng như ông đã bước vào thời kỳ lịch sử của những người xét lại. Thật là thích thú khi biết những việc họ đã làm mà chúng ta lại chưa biết, và họ đã nghĩ gì về chúng ta và cuộc Chiến Tranh Lạnh.
-Murray: Tôi đã gặp giới quân sự đang tại chức và cả với những người từng là cựu quân nhân hiện đang là những giám đốc các xí nghiệp quốc doanh, họ rất cởi mở và thân thiện, như tất cả chúng ta đã từng trải qua trong những cuộc chiến tranh khác. Những người lính Mỹ không được huấn luyện để thù ghét, họ chỉ được huấn luyện để giết hại (kẻ thù), và dù là những nhân viên tiếp vận (như tôi) cũng chỉ là một bộ phận của cái guồng máy giết tróc mà thôi. Dù là tuyên truyền chúng ta đã nghe như thế nào trong những năm qua, hầu hết mọi người lính, kể cả những người lính Việt Nam, cũng vậy thôi. Thực vậy, chúng tôi dính líu đến cùng một nghiệp vụ và thích được nói chuyện về những lợi ích trong công việc mà chúng tôi từng làm. Cũng giống như các chủ ngân hàng thích nói chuyện với các chủ ngân hàng, các sử gia với các sử gia, và các người lính với các người lính.
-PV: Họ đã nói gì về cuộc chiến?
-Murray: Tại vịnh Cam Ranh, tôi đã gặp một nhân vật khá hiểu biết và vô cùng thích thú. Như ông biết, Cam Ranh và vùng phụ cận của nó rất giàu khoáng sản, không phải chỉ có loại cát trắng silica phẩm chất cao không mà thôi. Một công ty quốc doanh đang khai thác, xuất cảng loại cát này, gần một triệu tấn một năm. Giám đốc xí nghiệp này là kỹ sư Trần Huy Hải. Trong thời kỳ chiến tranh ông ta có trách nhiệm xây dựng và bảo trì Ðường Mòn Hồ Chí Minh, hay gọi tắt là Ðường Mòn, như họ vẫn thường gọi như thế.
-PV: Họ đã giải quyết thế nào khi có giội bom?
-Murray: Ðó là câu đầu tiên mà tôi đã hỏi ông ta. Câu trả lời của ông ta đã làm tôi ngạc nhiên đến nỗi tôi phải yêu cầu ông ta lập lại vì không tin vào lỗ tai mình. Ông ta đã nói lại hai lần (qua lời thông dịch viên) rằng, “Khi các oanh tạc cơ đến, tôi nhìn lên trời và rất vui mừng!” Sau đó, ông ta giải thích, “Ðường mòn không chỉ là một con đường mòn. Nó là ba con đường mòn lận. Con đường mòn không chạy dài bất tận, nó chạy theo hướng Bắc Nam khoảng hơn 1000 km. Ba con đường mòn - một dành cho xe tăng, một dành cho xe vận tải, một cho binh lính - giống như một con rắn. Mỗi con đường uốn lượn và chuyển thành hơn 10,000 km đường rừng ngụy trang. Hiệu quả của việc giội bom rất thấp.” Ông ta nói thêm, “Muỗi sốt rét (anopheles) còn tai hại hơn là việc bỏ bom và nó cũng mang đến thương vong nhiều hơn.” Trần Huy Hải trông có vẻ ốm yếu. Bệnh sốt rét đã làm ông mất một phần cái bao tử. Ông ta cũng đang bị bệnh thận. Kỹ sư Hải biết rất rõ về chiến thuật giảm quân số của Tướng Westmoreland. Thế nhưng sự trợ giúp của muỗi sốt rét cũng thất bại, không chỉ bởi khả năng sinh sản của xã hội Việt Nam mà còn vì họ đã sử dụng phụ nữ như một xưởng đẻ. Hải đã nói, “Tất cả việc nổ mìn, xây dựng và bảo trì Ðường Mòn Hồ Chí Minh là công việc của phụ nữ.” Ông ta nhấn mạnh đến chữ “tất cả.” Ông ta còn nói, “Một trăm phần trăm các công nhân đều tin rằng chiến tranh rồi sẽ thắng.”
-PV: Ông có thấy niềm tin đó rộng rãi trong giới quân sự không?
-Murray: Không, tôi không thấy cái tư tưởng đó rộng rãi trong giới quân sự. Bạn có thể tổng hợp các quan điểm. Họ nói một cách công khai, mà tôi có thể nói đó là một nhận xét chung, rằng “nếu người Mỹ các ông tiếp tục công việc ấy (đó là việc bỏ bom Bắc Việt năm 1972) thêm 4 tháng nữa, chúng tôi đã thua rồi.” Trong cuộc không tập cuối cùng của Mỹ vào Miền Bắc, không có chiếc máy bay nào bị tổn thất. Ðây là lần đầu tiên Hoa Kỳ không bị mất một chiếc máy bay nào. Qua các máy liên lạc điện tử chúng ta biết rằng Bắc Việt đã không còn các hỏa tiễn SAM (surface-to-air missiles: hỏa tiễn đất-đối-không). Họ thực sự không còn được võ trang và che chắn khỏi sự không tập ồ ạt.
-PV: Nếu chúng ta đã biết điều đó, vậy thì tại sao cuộc giội bom lại bị ngừng?
-Murray: Ðô Ðốc Thomas H. Moorer, chủ tịch Ban Tham Mưu Hỗn Hợp, đã yêu cầu được tiếp tục giội bom, nhưng lời yêu cầu này đã bị bác. Sự bác bỏ này là một trong những cái NẾU to lớn của cuộc chiến. Chúng ta chỉ có thể đánh giá sự việc xảy ra nếu lời yêu cầu của Ban Tham Mưu Hỗn Hợp được trân trọng.
PV: Tôi biết rằng Tướng Bob Kingston và một vị cựu chủ tịch Ban Tham Mưu Hỗn Hợp khác, Tướng Jack Vessey, người đã từng trở lại Việt Nam 6 lần với tư cách là đặc sứ của tổng thống về vấn đề POW/MIA (tù binh và người mất tích), đã có một nhận xét khác khi họ nghe từ Tướng Giáp, cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng của Bắc Việt.
-Murray: Tôi cũng có nghe điều đó. Theo Tướng Kingston, Tướng Giáp nói với họ rằng, một trong những lý do làm cho họ thắng và chúng ta thua là họ “không có máy điện toán.” Tôi đã nghĩ về điều đó khi mới đây tôi được tham dự một buổi lễ tốt nghiệp tại Trường Cao Ðẳng Bộ Binh Hoa Kỳ. Tòa nhà mới “Lãnh Ðạo Chiến Thuật” (Strategic Leadership) của họ đã có số máy điện toán trị giá hơn 25 triệu Mỹ kim.
-PV: 25 triệu Mỹ kim máy điện toán đó chẳng bao giờ có thể tương xứng với những sự nối kết điện tử, hóa học đầy rắc rối với sự ngoắt ngoéo của bộ óc con người. Cộng thêm cái “xa lộ thông tin” mới cho chúng đi nữa, bạn vẫn không thể tương xứng với cái phức tạp rắc rối đã có trong cái đầu óc của Giáp. Khi ông ta nói có vẻ vênh váo về máy điện toán, Giáp đã nói không có vẻ gì châm biếm cả.
-Murray: Tôi nhớ đã đọc bài phỏng vấn khá nổi tiếng với Tướng Giáp vào tháng 2 năm 1969 do một ký giả người Ý là Oriana Fallacci thực hiện. Giáp cũng đã nói, “Hoa Kỳ... đang lay động cuộc chiến bằng chiến lược toán học. Họ yêu cầu các máy điện toán của họ làm các tính cộng, tính trừ, rút căn số, và rồi từ đó họ hành động.”
-PV: Ðiều đó chắc ứng dụng cho Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert S. McNamara và những nhà phân tích trong hệ thống cộng sự “tuổi trẻ tài cao” của ông ấy.
-Murray: Ðúng như vậy. Vì Tướng Giáp nói vào năm 1969, sáu năm trước khi Sài Gòn thất thủ, rằng “chiến lược toán học không hữu hiệu ở đây- bởi vì nếu nó hữu hiệu, họ đã tiêu diệt chúng tôi rồi.”
-PV: Trở lại hiện tại, các người ở trong quân đội Việt Nam hiện nay đang làm gì?
-Murray: Cái ý tưởng về sự phối hợp kỹ nghệ quân sự của họ làm cho cái nhận thức của chúng ta về nó không thể tưởng tượng được và cũng khó mà so sánh. Quân đội hiện ở trong một doanh nghiệp lớn. Ðó là nơi của các doanh gia. Các thành viên của quân đội là những người được giáo dục, huấn luyện, có kỷ luật và tổ chức tốt nhất. Họ có một cái nhìn tổng hợp về sự phát triển kỹ thuật cao và hầu hết những gì có thể mang lại lợi lộc.
-PV: Ở Á Châu họ có thể nói về Khổng Tử, nhưng hầu hết mọi người lại theo câu châm ngôn của George Bernard Shaw “Tiền bạc là nguồn gốc của mọi đạo lý” (Money is the root of all virtue).
-Murray: Chắc chắn như vậy. Chẳng hạn như, trong chuyến trở lại Việt Nam đầu tiên của tôi năm 1993, một ông trung tá trẻ, sắc sảo, đúng đắn, lịch sự trong quân phục đã tự giới thiệu bằng tiếng Anh rất khá. Ông ta hỏi tôi có muốn đi tới Long Bình không.
-PV: Ðó là một trong những căn cứ tiếp liệu lớn nhất của chúng ta. Ông ấy hẳn đã biết ông từng là một chuyên viên về tiếp vận trong thời chiến.
-Murray: Họ biết quá khứ của tôi. Và có thể họ cũng có hồ sơ của anh nữa (Ghi chú: Phóng viên phỏng vấn Tướng Murray là Robert L. Burke, cựu đại tá Lục Quân Mỹ, cũng đã từng phục vụ tại Việt Nam với tư cách là trưởng phòng Thông Tin của MACV), bởi vì anh là một trong những người tổ chức họp báo hàng ngày ở MACV trước đây.
-PV: Có thay đổi nhiều lắm sau chiến tranh không?
-Murray: Tôi ngỡ rằng cái xa lộ từ thành phố Sài Gòn cũ (nay chính thức là TP Hồ Chí Minh) tới Vũng Tàu rồi sẽ giống như cái xa lộ New Jersey Turnpike ở ngoại thành New York. Và cái con đường tới Long Bình và Biên Hòa cũng như vậy. Cái quang cảnh mà chúng ta đã biết thì nay đang biến mất. Những căn cứ tiếp vận của Không Quân và Lục Quân của chúng ta ở Biên Hòa và Long Bình đã chuyển thành một khu phức hợp kỹ nghệ khổng lồ với những kỹ nghệ nặng và nhẹ.
-PV: Ông có nhận ra cái căn cứ tiếp liệu cũ ở Long Bình không?
-Murray: Tại cổng Long Bình tôi chợt tưởng như là mình chưa từng bao giờ thấy nó. Khi tôi là Chỉ Huy Trưởng Tiếp Vận của MACV trong thời gian chiến tranh, tôi bay ra bay vào căn cứ thường xuyên. Sự yên lặng và không hoạt động ở đó thật tương phản với ký ức của tôi về những tiếng chong chóng của máy bay trực thăng, những tiếng gầm rú của những chiếc xe tải, những chiếc xe jeep vội vã, những tiếng nhạc, radio từ những máy stereo trong PX,và những chuyển động dồn dập của những người lính. Tôi phải tự nhủ rằng, “Ðây chính là Long Bình đó.” Thật đáng tiếc nó bây giờ là một cái bãi tha ma của quân đội với đủ thứ phế liệu nằm rải rác, lộ thiên - với những thùng conex của Không Quân, Lục Quân, tất cả đều được khóa bằng xích và ổ khóa. Không có gì chuyển động. Nhưng thật là tức cười, nó vẫn còn là của Mỹ. Ðể cho nó trông có vẻ giống như những cái mà chúng ta thường thấy ở ngoại ô những thành phố lớn của Mỹ là cần có thêm xác những chiếc xe hơi cũ và một con chó hoang. Tôi được giới thiệu với người chỉ huy trưởng, một đại tá quân đội không cho biết tên. Tôi hỏi ông ấy tại sao từ chối cho biết tên, ông ta nói, “Ông sẽ đưa nó cho (Tổng Thống Bill) Clinton.” Nó làm cho tôi nhận ra rằng vẫn còn có sự xa cách trong sự hiểu biết giữa hai quốc gia. Tất cả các nhân vật hàng đầu của họ đều là quân đội, họ không hiểu rằng những cơ hội cho một ông tướng hồi hưu ở Washington gặp gỡ vị tổng thống cũng chẳng khác gì việc gặp gỡ con chim cánh cụt ở sa mạc Gobi.
-PV: Tôi cho rằng người Việt Nam nhìn chúng ta như chúng ta bị phản chiếu trong tấm gương của riêng họ, và chúng ta cũng làm như thế khi chúng ta nhìn họ - dù rằng cả hai cái gương của chúng ta đều đã rạn nứt.
-Murray: Cái hình ảnh về chúng ta mà họ có cũng có thể vì những sự kiện từ Băng Tần Truyền Hình số 1 của CNN ở Sài Gòn. Trong một quốc gia mà mọi giới chức đều không phải bầu cử, họ tự hỏi ông tổng thống được bao nhiêu người ủng hộ khi nói chuyện với công chúng. Vị tổng thống là một hình thức quảng cáo tốt cho các xí nghiệp kiểu Mỹ.
-PV: Tôi khá hiểu biết về người Việt nên có thể nói rằng họ chẳng mất công lái xe đưa ông đến Long Bình chỉ để ngắm cảnh.
-Murray: Ðúng vậy. Một phụ nữ nhỏ bé mặc chiếc quần đen được gọi đến. Bà là người lao công với một chùm chìa khóa còn nặng hơn cả người bà. Bà mở khóa một trong những nhà kho cũ của chúng ta. Tôi thấy mình như đang bị hóa thân. Như một cơn ác mộng. Không có những bóng đèn neon cũ, cái nhà kho thật tối tăm, và tôi phải mất một lúc lâu mới điều chỉnh được đôi mắt. Trong số hàng đống vật dụng của Thủy Quân Lục Chiến có vào khoảng 25 thùng gỗ trông rất quen thuộc, có khóa dưới chân, với khoảng 100 khẩu súng M-15 mỗi thùng. Họ yêu cầu tôi lựa đại một thùng. Tôi đã làm, và nó đã được trét mỡ bò như khi chúng ta bỏ lại và vẫn còn tốt.
-PV: Họ muốn bán lại tất cả những súng cũ của chúng ta cho chúng ta?
-Murray: Ðúng, nhưng còn hơn thế nữa. Các súng M-15 chỉ là một sự giỡn chơi thôi. Họ muốn bán 50,000 khẩu súng M-16 với giá 176 Mỹ kim một khẩu.
-PV: Ðó là cái giá trời ơi cho một khẩu súng M-16 loại cũ. Loại súng mới M-16A2 mà chúng ta có hiện nay hiệu quả gấp hai lần và không có những sai sót như loại súng nguyên thủy. Ðó không phải là cái giá hợp lý. Tôi được biết người Trung Quốc bán một khẩu AK-47 chỉ có 50 Mỹ kim thôi.
-Murray: Hoàn toàn đúng. Nhưng với những sự hạn chế về súng trường bán tự động của chúng ta, việc mua không thể nào vào Mỹ dù cho nó có được cái giá phải chăng đi nữa. Ngoài ra còn có một vài vấn đề pháp lý, bởi vì khi chúng ta xuất những vũ khí đó cho Miền Nam Việt Nam, chúng ta có một điều khoản là chúng phải được hoàn trả lại cho chúng ta nếu chúng không được dùng vào những mục đích dự liệu. Nhưng tôi chắc rằng họ có thể cho rằng chúng là những phế liệu chiến tranh.
-PV: Ðó có phải là một sự mỉa mai không? Thật là đáng xấu hổ. Họ ngon ngọt cho chúng ta cái cơ hội mua lại những gì họ đã lấy với cái giá quá cao như thế. Như vậy chẳng khác gì một tên ăn cướp đi điều đình với chính người mà nó đã cướp đoạt?
-Murray: Ðó là chiến tranh. Nó tạo ra nhiều hành động hợp pháp, nhất là nếu bạn là người chiến thắng.
-PV: Thế còn những tài sản khác mà chúng ta để lại thì sao? Họ cũng có muốn bán nó không? Là cựu chỉ huy trưởng Vùng 4 Tiếp Vận, bao gồm cả “Tân Cảng” của Sài Gòn, ông có dịp đi thăm các cơ sở cũ trong các chuyến tham quan mới đây không?
-Murray: Một vị đại úy hải quân tên Vũ Trí Viễn và một nhân viên hải quân đang điều hành cái mà chúng ta đã xây cất lên, nó vẫn mang tên là Tân Cảng (Newport). Nó là một trong những doanh nghiệp thương mại của quân đội họ. Và nó cũng bận rộn y như ngày xưa của chúng ta, neo cột đầy những tàu chứa containers. Ông ta chỉ cho tôi đầy vẻ biết ơn, làm như tôi là người hiến tặng chính đại diện cho quân đội Mỹ, cái cần cẩu nổi 100 tấn đang đong đưa cái móc to lớn gần cái bờ kè bốc dỡ nơi mà chúng ta thường bốc dỡ một cách nhanh chóng trước đây. Viễn đã làm tôi ngạc nhiên khi nói, “Ông có thể giúp cho tôi.” Tôi hỏi, “Giúp làm sao?” Ông ấy nói, “Các ông để lại tất cả mọi thứ để cho bến cảng hoạt động ngoại trừ những đồ án xây dựng nó. Chúng tôi muốn đưa vào cái cần cẩu 300 tấn, nhưng chúng tôi không biết cái độ sâu của những cái trụ đỡ. Chúng tôi cần biết chúng ở độ sâu bao nhiêu.” Do vậy tôi đã liên lạc với Tướng Jack Fuson, người đã chỉ huy xây dựng Tân Cảng. Vị tướng đã cho biết, “Tôi đã có mặt ở đó khi họ chôn các trụ đỡ. Các kỹ sư đã không thể nào xuống tới đáy. Vì vậy họ mới thực hiện những ‘trụ nổi’ xuống sâu khoảng từ 150 tới 170 feet (khoảng 45 tới 50 mét).” Tôi đã fax những thông tin này cho đại úy Viễn và sau đó đã nhận được một sự cám ơn rất nhiệt tình.
-PV: Ông cũng đã chỉ huy căn cứ tiếp vận ở Vịnh Cam Ranh. Ông có cơ hội thăm lại cơ sở đó trong chuyến đi của ông không?
-Murray: Cam Ranh làm tôi ngạc nhiên vì sự trống vắng và im lặng của nó. Không có gì chuyển động ở trên mặt nước hay ở trên không. Vẻ yên bình của nơi này đã quá rõ ràng. Ðây là một trong những hải cảng thiên nhiên tốt nhất thế giới. Chúng ta đã từng có cùng một lúc 63 chiếc tàu vượt đại dương ở trong vịnh. Ðó là nơi những chiếc tàu dầu của chúng ta thường tiếp tế nhiên liệu cho những bồn chứa và các đường ống dẫn dầu. Nơi đây, bên trong hải cảng, với những rặng núi ngăn bão, các kỹ sư của chúng ta đã xây dựng một cái trục xoay cho cái hệ thống liên hợp container đầu tiên. Và các kỹ sư cũng đã mang đến những cái cầu tầu DeLong lưu động, nơi mà các tàu chở containers Sea Land neo bến. Ðây chính là nơi cuộc cách mạng về containers đã khởi đầu. Nơi đó từng có rất nhiều tiếng gầm rú và âm vang như sấm ở Cam Ranh. Nhưng nay tất cả đều yên lặng.
-PV: Tôi nghe nói Hải Quân Nga đã sử dụng căn cứ Vịnh Cam Ranh mà.
-Murray: Cam Ranh là nơi hạm đội Nga đã ghé tiếp thêm than vào năm 1904 trước khi trở ra biển và bị đánh đắm bởi hạm đội Nhật tại eo biển Ðối Mã (Tsushima) đánh dấu cho toàn thế giới biết rằng Nhật đã là một cường quốc. Bây giờ không thấy có một chuyển động nào từ các tầu ngầm và chiến hạm của Nga hay của hải quân Việt Nam. Thật là một tình trạng không thể nào tin được. Tại Ba Ngòi, khu vực thương mại không sâu của vịnh, tôi đã lên một chiếc tầu chở cát của Nga dưới cờ hiệu Ðại Hàn. Nó đang chứa 12,000 tấn cát mịn silicon dùng để làm thủy tinh.
-PV: Còn có những dấu hiệu nào khác về sự hiện diện của người Nga không?
-Murray: Có chứ, nhưng bạn phải đi tìm kiếm nó. Người Nga có một liên doanh sản xuất dầu ở mỏ Bạch Hổ tại Việt Nam trong biển Trung Nam Hải (tức Biển Ðông). Ðó là cái mỏ duy nhất đang sản xuất. Người Nga đã xây các đập nước và các nhà máy điện và cung cấp sự giám sát việc sản xuất và truyền tải điện. Tại Vũng Tàu, người Nga đã cung cấp một loại tầu tốc hành để gia tốc việc di chuyển trên sông tới Sài Gòn hầu tránh việc trở ngại lưu thông trên đường bộ. Tôi đã được xem xét một ngày các tầu bốc dỡ hàng, chất hàng và chờ đợi cập bến ở Sài Gòn. Có tất cả 53 tầu. Hai mươi sáu phần trăm là của người Nga. Tại cái ụ tầu ở xưởng Ba Son của hải quân Việt Nam Cộng Hòa cũ, 70 phần trăm các tầu ở đó là của Nga hoặc Ukraina. Do đó, với những liên hệ về dầu khí, điện lực, tầu bè và sửa chữa tầu, đó là những bằng chứng nhiều nhất về sự có mặt của người Nga ở Việt Nam.
-PV: Nói về cơ sở hạ tầng kinh tế, hệ thống chuyên chở và đường sá đã được cải thiện như thế nào ở Việt Nam?
-Murray: Các xe bò vẫn còn hoạt động. Việt Nam chỉ rộng bằng cỡ tiểu bang New Mexico. Hãy thử xem xét toàn cảnh, Việt Nam có khoảng 66,000 dặm đường bộ. New Mexico có khoảng 61,000. Nhưng tất cả các con đường ở New Mexico đều có mặt cứng, được đổ bê-tông hoặc tráng nhựa. Trong khi đó chỉ có khoảng 12 phần trăm đường bộ của Việt Nam được trải nhựa một phần hoặc toàn phần mà thôi, và rất nhiều trong số đó được làm bởi các nhân viên dân sự hoặc các kỹ sư công binh Mỹ trước đây.
-PV: Tôi nhớ lại rằng công ty xây dựng dân sự RMK-BRJ đã sử dụng một số nhựa đường đủ để có thể làm một con đường dài 5,000 dặm từ Sài Gòn tới Paris.
-Murray: Có khá nhiều anh hùng trong số các nhân viên tiếp vận của chúng ta ở Việt Nam chưa hề được ca ngợi. Họ chưa được vinh danh trên Bức Tường Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam, mặc dù RMK-BRJ đã có 52 nhân viên dân sự bị chết trong khi làm nhiệm vụ và 248 người khác bị thương vong bởi hoạt động của kẻ thù. Giới truyền thông làm ầm ỹ về việc chúng ta đã làm hư hại đất nước vì giội bom. Họ chẳng quan tâm đến việc chúng ta đã cải thiện nó như thế nào và những sự cải thiện của chúng ta ngày nay đang được sử dụng như là những cơ sở hạ tầng ra sao.
-PV: Tôi hiểu điều đó, như là một phần của việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho Việt Nam, người ta đang có một chương trình sử dụng các con đường mòn Hồ Chí Minh cho việc phát triển kinh tế trong thời bình.
-Murray: Lenin đã từng định nghĩa chủ nghĩa cộng sản như là “chủ nghĩa xã hội cộng với điện khí hóa,” nên cái mà Miền Nam cần để gia tăng tổng sản lượng chính là điện lực. Ðang có một sự mở mang mới sử dụng Ðường Mòn Hồ Chí Minh để nối liền đất nước này xuôi theo những ngọn núi trong dãy núi Trường Sơn. Một mạng lưới điện từ đập nước Hòa Bình ở phía tây Hà Nội kéo dài khoảng 1500 km về phía nam. Và nó đang tiếp tục được thực hiện...
-PV: Tôi biết rằng ông rất cay đắng, và cả tôi cũng vậy, về cách mà chiến tranh chấm dứt. Ông có bao giờ có ý định quay trở lại không?
-Murray: Cách đây hai mươi năm, tôi có thể đã trả lời một cách khác. Hai mươi năm trước tôi đã muốn có một trận tái chiến. Nhưng ngày nay tôi nhìn vào sự liên hệ của Hoa Kỳ như một sự tái tuyên hứa vì lợi ích của tự do. Tự Do là điều không thể chia cắt. Tự do của thị trường rồi sẽ lây lan. Nó có thể còn thành công hơn là các B-52. Nếu tôi nhớ không lầm, kinh tế gia John Kenneth Galbraith trong cuốn sách A Journey Through Economic Time (tạm dịch là Hành Trình Qua Thời Ðiểm Kinh Tế) xuất bản năm 1994, đã nói, cái mà ông gọi là “Sự Mầu Nhiệm Không Chắc Chắn” có thể sẽ xảy ra. Nó sẽ xảy ra ở Việt Nam.
-PV: Cám ơn những chia sẻ của ông về Việt Nam. Ðối với một số người Mỹ, Việt Nam là một ác mộng. Ðối với một số khác thì đó lại là một thế giới nhiệt đới đáng mơ ước. Ðối với một số khác nữa, đó là một sự phản bội tệ hại. Ông đã cho chúng tôi một bức ảnh rất hiện thực.
Toàn Như
[dịch từ “Reflection On A Lost War,” bài phỏng vấn Trung Tướng (hồi hưu) John E. Murray bởi Ðại Tá (hồi hưu) Robert L. Burke trong www.HistoryNet.com và www.VietnamMag.com]
Nhiều người Việt Nam nhận xét ông Leon Panetta tỏ ra là một người thân thiện, với nụ cười thoải mái.
Tình Hình Chiến Lược Hoa Kỳ ở Châu Á Thái Bình Dương
5/6/2012
Nguyễn Văn Khanh
Võ Thành Nhân
Chuyện về vịnh Cam Ranh và thực trạng Việt Nam
Tuesday, June 05, 2012 3:15:44 PM
(Phỏng vấn một cựu tướng lãnh Mỹ)
*Toàn Như chuyển ngữ
Lời giới thiệu: Gần đây, báo chí đã loan tin, ngày 3 tháng 6, 2012 vừa qua, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Leon Panetta đã đến Việt Nam và đã ghé thăm cảng Cam Ranh, Khánh Hòa. Ông Panetta là giới chức quân sự cao cấp nhất của Mỹ kể từ sau chiến tranh thăm lại nơi đã từng là một căn cứ quân sự của Mỹ tại Việt Nam. Cảng Cam Ranh là một trong những hải cảng tốt nhất của Việt Nam và vùng Ðông Nam Á. Trước năm 1975, Cam Ranh từng là một căn cứ quân sự lớn của Mỹ tại Việt Nam, nhưng sau năm 1975, Liên Xô đã thuê lại căn cứ này, nhưng sau đó, vì những khó khăn về tài chánh sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga đã hủy bỏ hợp đồng thuê căn cứ này vào năm 2002. Hiện nay, trước sự lộng hành của Trung Cộng tại Biển Ðông, Việt Nam đang muốn quốc tế hóa vùng biển này và ngầm mời gọi Hoa Kỳ trở lại Biển Ðông và vịnh Cam Ranh hầu làm giảm thiểu tình hình căng thẳng tại vùng biển này.
Trước 1975, Trung Tướng (hồi hưu) John E. Murray là người đã phục vụ 2 nhiệm kỳ trong chiến tranh tại Việt Nam. Ông từng là người chỉ huy hải cảng Cam Ranh (1968-1969) của quân đội Mỹ, và sau đó là chỉ huy phó Bộ Chỉ Huy Yểm Trợ Tiếp Vận tại Sài Gòn (1972). Hiện nay tướng Murray đã giải ngũ và hiện là một luật sư làm việc cho Bộ Ngân Khố Hoa Kỳ. Với nhiệm vụ này, Tướng Murray đã nhiều lần trở lại Việt Nam sau khi chiến tranh chấm dứt. Ðể tìm hiểu về Cảng Cam Ranh và thực trạng Việt Nam sau chiến tranh, mời quý bạn đọc xem lại cuộc phỏng vấn tướng Murray được phổ biến trong trang mạng www.HistoryNet.comvà www.VietnamMag.com. Cuộc phỏng vấn đã tiết lộ cho biết khá nhiều chi tiết thú vị về hải cảng Cam Ranh cũng như thực trạng Việt Nam sau cuộc chiến. (TN)
-Phóng viên (PV): Tại sao ông trở lại Việt Nam?
-Tướng Murray: Tôi có hai lý do: một lý do tốt và một lý do thực sự. Lý do tốt đó là tôi là một nhà doanh nghiệp hiểu biết về đất nước này. Còn lý do thực sự là sự tò mò. Giống như hầu hết mọi người từng ở trong quân đội, tôi là người tự dằn vặt mình. Trải qua những khổ đau về một cuộc chiến bị thua cũng giống như nghĩ về một tình yêu đã mất. Nỗi nhớ về nơi chốn xưa trong nỗi đau đã tan loãng không giống những cái khác.
-PV: Năm 1974 ông đã từng cảnh cáo về điều có thể xảy ra là, nếu chúng ta thất bại trong việc trợ giúp Miền Nam Việt Nam sẽ là một sự hổ thẹn vô cùng cho chúng ta, và điều này ông đã đúng. Tôi ngưỡng mộ việc ông đã trở lại để nhìn thẳng vào những sự việc bằng con mắt mới mẻ và thực tiễn. Vậy những ấn tượng đầu tiên của ông về một nước Việt Nam hiện tại là gì?
-Murray: Chiến tranh đã là quá khứ hơn 20 năm nay rồi (Ghi chú của ND: cuộc phỏng vấn này đã diễn ra khoảng đầu thế kỷ 21). Những người lính trẻ không biết gì về nó; họ chỉ tò mò về người Mỹ. Ðối với các sĩ quan lớn tuổi hơn, một số lớn dược giáo dục tại Nga và tại Ðông Âu. Chỉ có một số trong số họ thực thụ thích thú nói về vấn đề này.
-PV: Ðối với giới quân đội Việt Nam, tôi tưởng như ông đã bước vào thời kỳ lịch sử của những người xét lại. Thật là thích thú khi biết những việc họ đã làm mà chúng ta lại chưa biết, và họ đã nghĩ gì về chúng ta và cuộc Chiến Tranh Lạnh.
-Murray: Tôi đã gặp giới quân sự đang tại chức và cả với những người từng là cựu quân nhân hiện đang là những giám đốc các xí nghiệp quốc doanh, họ rất cởi mở và thân thiện, như tất cả chúng ta đã từng trải qua trong những cuộc chiến tranh khác. Những người lính Mỹ không được huấn luyện để thù ghét, họ chỉ được huấn luyện để giết hại (kẻ thù), và dù là những nhân viên tiếp vận (như tôi) cũng chỉ là một bộ phận của cái guồng máy giết tróc mà thôi. Dù là tuyên truyền chúng ta đã nghe như thế nào trong những năm qua, hầu hết mọi người lính, kể cả những người lính Việt Nam, cũng vậy thôi. Thực vậy, chúng tôi dính líu đến cùng một nghiệp vụ và thích được nói chuyện về những lợi ích trong công việc mà chúng tôi từng làm. Cũng giống như các chủ ngân hàng thích nói chuyện với các chủ ngân hàng, các sử gia với các sử gia, và các người lính với các người lính.
-PV: Họ đã nói gì về cuộc chiến?
-Murray: Tại vịnh Cam Ranh, tôi đã gặp một nhân vật khá hiểu biết và vô cùng thích thú. Như ông biết, Cam Ranh và vùng phụ cận của nó rất giàu khoáng sản, không phải chỉ có loại cát trắng silica phẩm chất cao không mà thôi. Một công ty quốc doanh đang khai thác, xuất cảng loại cát này, gần một triệu tấn một năm. Giám đốc xí nghiệp này là kỹ sư Trần Huy Hải. Trong thời kỳ chiến tranh ông ta có trách nhiệm xây dựng và bảo trì Ðường Mòn Hồ Chí Minh, hay gọi tắt là Ðường Mòn, như họ vẫn thường gọi như thế.
-PV: Họ đã giải quyết thế nào khi có giội bom?
-Murray: Ðó là câu đầu tiên mà tôi đã hỏi ông ta. Câu trả lời của ông ta đã làm tôi ngạc nhiên đến nỗi tôi phải yêu cầu ông ta lập lại vì không tin vào lỗ tai mình. Ông ta đã nói lại hai lần (qua lời thông dịch viên) rằng, “Khi các oanh tạc cơ đến, tôi nhìn lên trời và rất vui mừng!” Sau đó, ông ta giải thích, “Ðường mòn không chỉ là một con đường mòn. Nó là ba con đường mòn lận. Con đường mòn không chạy dài bất tận, nó chạy theo hướng Bắc Nam khoảng hơn 1000 km. Ba con đường mòn - một dành cho xe tăng, một dành cho xe vận tải, một cho binh lính - giống như một con rắn. Mỗi con đường uốn lượn và chuyển thành hơn 10,000 km đường rừng ngụy trang. Hiệu quả của việc giội bom rất thấp.” Ông ta nói thêm, “Muỗi sốt rét (anopheles) còn tai hại hơn là việc bỏ bom và nó cũng mang đến thương vong nhiều hơn.” Trần Huy Hải trông có vẻ ốm yếu. Bệnh sốt rét đã làm ông mất một phần cái bao tử. Ông ta cũng đang bị bệnh thận. Kỹ sư Hải biết rất rõ về chiến thuật giảm quân số của Tướng Westmoreland. Thế nhưng sự trợ giúp của muỗi sốt rét cũng thất bại, không chỉ bởi khả năng sinh sản của xã hội Việt Nam mà còn vì họ đã sử dụng phụ nữ như một xưởng đẻ. Hải đã nói, “Tất cả việc nổ mìn, xây dựng và bảo trì Ðường Mòn Hồ Chí Minh là công việc của phụ nữ.” Ông ta nhấn mạnh đến chữ “tất cả.” Ông ta còn nói, “Một trăm phần trăm các công nhân đều tin rằng chiến tranh rồi sẽ thắng.”
-PV: Ông có thấy niềm tin đó rộng rãi trong giới quân sự không?
-Murray: Không, tôi không thấy cái tư tưởng đó rộng rãi trong giới quân sự. Bạn có thể tổng hợp các quan điểm. Họ nói một cách công khai, mà tôi có thể nói đó là một nhận xét chung, rằng “nếu người Mỹ các ông tiếp tục công việc ấy (đó là việc bỏ bom Bắc Việt năm 1972) thêm 4 tháng nữa, chúng tôi đã thua rồi.” Trong cuộc không tập cuối cùng của Mỹ vào Miền Bắc, không có chiếc máy bay nào bị tổn thất. Ðây là lần đầu tiên Hoa Kỳ không bị mất một chiếc máy bay nào. Qua các máy liên lạc điện tử chúng ta biết rằng Bắc Việt đã không còn các hỏa tiễn SAM (surface-to-air missiles: hỏa tiễn đất-đối-không). Họ thực sự không còn được võ trang và che chắn khỏi sự không tập ồ ạt.
-PV: Nếu chúng ta đã biết điều đó, vậy thì tại sao cuộc giội bom lại bị ngừng?
-Murray: Ðô Ðốc Thomas H. Moorer, chủ tịch Ban Tham Mưu Hỗn Hợp, đã yêu cầu được tiếp tục giội bom, nhưng lời yêu cầu này đã bị bác. Sự bác bỏ này là một trong những cái NẾU to lớn của cuộc chiến. Chúng ta chỉ có thể đánh giá sự việc xảy ra nếu lời yêu cầu của Ban Tham Mưu Hỗn Hợp được trân trọng.
PV: Tôi biết rằng Tướng Bob Kingston và một vị cựu chủ tịch Ban Tham Mưu Hỗn Hợp khác, Tướng Jack Vessey, người đã từng trở lại Việt Nam 6 lần với tư cách là đặc sứ của tổng thống về vấn đề POW/MIA (tù binh và người mất tích), đã có một nhận xét khác khi họ nghe từ Tướng Giáp, cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng của Bắc Việt.
-Murray: Tôi cũng có nghe điều đó. Theo Tướng Kingston, Tướng Giáp nói với họ rằng, một trong những lý do làm cho họ thắng và chúng ta thua là họ “không có máy điện toán.” Tôi đã nghĩ về điều đó khi mới đây tôi được tham dự một buổi lễ tốt nghiệp tại Trường Cao Ðẳng Bộ Binh Hoa Kỳ. Tòa nhà mới “Lãnh Ðạo Chiến Thuật” (Strategic Leadership) của họ đã có số máy điện toán trị giá hơn 25 triệu Mỹ kim.
-PV: 25 triệu Mỹ kim máy điện toán đó chẳng bao giờ có thể tương xứng với những sự nối kết điện tử, hóa học đầy rắc rối với sự ngoắt ngoéo của bộ óc con người. Cộng thêm cái “xa lộ thông tin” mới cho chúng đi nữa, bạn vẫn không thể tương xứng với cái phức tạp rắc rối đã có trong cái đầu óc của Giáp. Khi ông ta nói có vẻ vênh váo về máy điện toán, Giáp đã nói không có vẻ gì châm biếm cả.
-Murray: Tôi nhớ đã đọc bài phỏng vấn khá nổi tiếng với Tướng Giáp vào tháng 2 năm 1969 do một ký giả người Ý là Oriana Fallacci thực hiện. Giáp cũng đã nói, “Hoa Kỳ... đang lay động cuộc chiến bằng chiến lược toán học. Họ yêu cầu các máy điện toán của họ làm các tính cộng, tính trừ, rút căn số, và rồi từ đó họ hành động.”
-PV: Ðiều đó chắc ứng dụng cho Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert S. McNamara và những nhà phân tích trong hệ thống cộng sự “tuổi trẻ tài cao” của ông ấy.
-Murray: Ðúng như vậy. Vì Tướng Giáp nói vào năm 1969, sáu năm trước khi Sài Gòn thất thủ, rằng “chiến lược toán học không hữu hiệu ở đây- bởi vì nếu nó hữu hiệu, họ đã tiêu diệt chúng tôi rồi.”
-PV: Trở lại hiện tại, các người ở trong quân đội Việt Nam hiện nay đang làm gì?
-Murray: Cái ý tưởng về sự phối hợp kỹ nghệ quân sự của họ làm cho cái nhận thức của chúng ta về nó không thể tưởng tượng được và cũng khó mà so sánh. Quân đội hiện ở trong một doanh nghiệp lớn. Ðó là nơi của các doanh gia. Các thành viên của quân đội là những người được giáo dục, huấn luyện, có kỷ luật và tổ chức tốt nhất. Họ có một cái nhìn tổng hợp về sự phát triển kỹ thuật cao và hầu hết những gì có thể mang lại lợi lộc.
-PV: Ở Á Châu họ có thể nói về Khổng Tử, nhưng hầu hết mọi người lại theo câu châm ngôn của George Bernard Shaw “Tiền bạc là nguồn gốc của mọi đạo lý” (Money is the root of all virtue).
-Murray: Chắc chắn như vậy. Chẳng hạn như, trong chuyến trở lại Việt Nam đầu tiên của tôi năm 1993, một ông trung tá trẻ, sắc sảo, đúng đắn, lịch sự trong quân phục đã tự giới thiệu bằng tiếng Anh rất khá. Ông ta hỏi tôi có muốn đi tới Long Bình không.
-PV: Ðó là một trong những căn cứ tiếp liệu lớn nhất của chúng ta. Ông ấy hẳn đã biết ông từng là một chuyên viên về tiếp vận trong thời chiến.
-Murray: Họ biết quá khứ của tôi. Và có thể họ cũng có hồ sơ của anh nữa (Ghi chú: Phóng viên phỏng vấn Tướng Murray là Robert L. Burke, cựu đại tá Lục Quân Mỹ, cũng đã từng phục vụ tại Việt Nam với tư cách là trưởng phòng Thông Tin của MACV), bởi vì anh là một trong những người tổ chức họp báo hàng ngày ở MACV trước đây.
-PV: Có thay đổi nhiều lắm sau chiến tranh không?
-Murray: Tôi ngỡ rằng cái xa lộ từ thành phố Sài Gòn cũ (nay chính thức là TP Hồ Chí Minh) tới Vũng Tàu rồi sẽ giống như cái xa lộ New Jersey Turnpike ở ngoại thành New York. Và cái con đường tới Long Bình và Biên Hòa cũng như vậy. Cái quang cảnh mà chúng ta đã biết thì nay đang biến mất. Những căn cứ tiếp vận của Không Quân và Lục Quân của chúng ta ở Biên Hòa và Long Bình đã chuyển thành một khu phức hợp kỹ nghệ khổng lồ với những kỹ nghệ nặng và nhẹ.
-PV: Ông có nhận ra cái căn cứ tiếp liệu cũ ở Long Bình không?
-Murray: Tại cổng Long Bình tôi chợt tưởng như là mình chưa từng bao giờ thấy nó. Khi tôi là Chỉ Huy Trưởng Tiếp Vận của MACV trong thời gian chiến tranh, tôi bay ra bay vào căn cứ thường xuyên. Sự yên lặng và không hoạt động ở đó thật tương phản với ký ức của tôi về những tiếng chong chóng của máy bay trực thăng, những tiếng gầm rú của những chiếc xe tải, những chiếc xe jeep vội vã, những tiếng nhạc, radio từ những máy stereo trong PX,và những chuyển động dồn dập của những người lính. Tôi phải tự nhủ rằng, “Ðây chính là Long Bình đó.” Thật đáng tiếc nó bây giờ là một cái bãi tha ma của quân đội với đủ thứ phế liệu nằm rải rác, lộ thiên - với những thùng conex của Không Quân, Lục Quân, tất cả đều được khóa bằng xích và ổ khóa. Không có gì chuyển động. Nhưng thật là tức cười, nó vẫn còn là của Mỹ. Ðể cho nó trông có vẻ giống như những cái mà chúng ta thường thấy ở ngoại ô những thành phố lớn của Mỹ là cần có thêm xác những chiếc xe hơi cũ và một con chó hoang. Tôi được giới thiệu với người chỉ huy trưởng, một đại tá quân đội không cho biết tên. Tôi hỏi ông ấy tại sao từ chối cho biết tên, ông ta nói, “Ông sẽ đưa nó cho (Tổng Thống Bill) Clinton.” Nó làm cho tôi nhận ra rằng vẫn còn có sự xa cách trong sự hiểu biết giữa hai quốc gia. Tất cả các nhân vật hàng đầu của họ đều là quân đội, họ không hiểu rằng những cơ hội cho một ông tướng hồi hưu ở Washington gặp gỡ vị tổng thống cũng chẳng khác gì việc gặp gỡ con chim cánh cụt ở sa mạc Gobi.
-PV: Tôi cho rằng người Việt Nam nhìn chúng ta như chúng ta bị phản chiếu trong tấm gương của riêng họ, và chúng ta cũng làm như thế khi chúng ta nhìn họ - dù rằng cả hai cái gương của chúng ta đều đã rạn nứt.
-Murray: Cái hình ảnh về chúng ta mà họ có cũng có thể vì những sự kiện từ Băng Tần Truyền Hình số 1 của CNN ở Sài Gòn. Trong một quốc gia mà mọi giới chức đều không phải bầu cử, họ tự hỏi ông tổng thống được bao nhiêu người ủng hộ khi nói chuyện với công chúng. Vị tổng thống là một hình thức quảng cáo tốt cho các xí nghiệp kiểu Mỹ.
-PV: Tôi khá hiểu biết về người Việt nên có thể nói rằng họ chẳng mất công lái xe đưa ông đến Long Bình chỉ để ngắm cảnh.
-Murray: Ðúng vậy. Một phụ nữ nhỏ bé mặc chiếc quần đen được gọi đến. Bà là người lao công với một chùm chìa khóa còn nặng hơn cả người bà. Bà mở khóa một trong những nhà kho cũ của chúng ta. Tôi thấy mình như đang bị hóa thân. Như một cơn ác mộng. Không có những bóng đèn neon cũ, cái nhà kho thật tối tăm, và tôi phải mất một lúc lâu mới điều chỉnh được đôi mắt. Trong số hàng đống vật dụng của Thủy Quân Lục Chiến có vào khoảng 25 thùng gỗ trông rất quen thuộc, có khóa dưới chân, với khoảng 100 khẩu súng M-15 mỗi thùng. Họ yêu cầu tôi lựa đại một thùng. Tôi đã làm, và nó đã được trét mỡ bò như khi chúng ta bỏ lại và vẫn còn tốt.
-PV: Họ muốn bán lại tất cả những súng cũ của chúng ta cho chúng ta?
-Murray: Ðúng, nhưng còn hơn thế nữa. Các súng M-15 chỉ là một sự giỡn chơi thôi. Họ muốn bán 50,000 khẩu súng M-16 với giá 176 Mỹ kim một khẩu.
-PV: Ðó là cái giá trời ơi cho một khẩu súng M-16 loại cũ. Loại súng mới M-16A2 mà chúng ta có hiện nay hiệu quả gấp hai lần và không có những sai sót như loại súng nguyên thủy. Ðó không phải là cái giá hợp lý. Tôi được biết người Trung Quốc bán một khẩu AK-47 chỉ có 50 Mỹ kim thôi.
-Murray: Hoàn toàn đúng. Nhưng với những sự hạn chế về súng trường bán tự động của chúng ta, việc mua không thể nào vào Mỹ dù cho nó có được cái giá phải chăng đi nữa. Ngoài ra còn có một vài vấn đề pháp lý, bởi vì khi chúng ta xuất những vũ khí đó cho Miền Nam Việt Nam, chúng ta có một điều khoản là chúng phải được hoàn trả lại cho chúng ta nếu chúng không được dùng vào những mục đích dự liệu. Nhưng tôi chắc rằng họ có thể cho rằng chúng là những phế liệu chiến tranh.
-PV: Ðó có phải là một sự mỉa mai không? Thật là đáng xấu hổ. Họ ngon ngọt cho chúng ta cái cơ hội mua lại những gì họ đã lấy với cái giá quá cao như thế. Như vậy chẳng khác gì một tên ăn cướp đi điều đình với chính người mà nó đã cướp đoạt?
-Murray: Ðó là chiến tranh. Nó tạo ra nhiều hành động hợp pháp, nhất là nếu bạn là người chiến thắng.
-PV: Thế còn những tài sản khác mà chúng ta để lại thì sao? Họ cũng có muốn bán nó không? Là cựu chỉ huy trưởng Vùng 4 Tiếp Vận, bao gồm cả “Tân Cảng” của Sài Gòn, ông có dịp đi thăm các cơ sở cũ trong các chuyến tham quan mới đây không?
-Murray: Một vị đại úy hải quân tên Vũ Trí Viễn và một nhân viên hải quân đang điều hành cái mà chúng ta đã xây cất lên, nó vẫn mang tên là Tân Cảng (Newport). Nó là một trong những doanh nghiệp thương mại của quân đội họ. Và nó cũng bận rộn y như ngày xưa của chúng ta, neo cột đầy những tàu chứa containers. Ông ta chỉ cho tôi đầy vẻ biết ơn, làm như tôi là người hiến tặng chính đại diện cho quân đội Mỹ, cái cần cẩu nổi 100 tấn đang đong đưa cái móc to lớn gần cái bờ kè bốc dỡ nơi mà chúng ta thường bốc dỡ một cách nhanh chóng trước đây. Viễn đã làm tôi ngạc nhiên khi nói, “Ông có thể giúp cho tôi.” Tôi hỏi, “Giúp làm sao?” Ông ấy nói, “Các ông để lại tất cả mọi thứ để cho bến cảng hoạt động ngoại trừ những đồ án xây dựng nó. Chúng tôi muốn đưa vào cái cần cẩu 300 tấn, nhưng chúng tôi không biết cái độ sâu của những cái trụ đỡ. Chúng tôi cần biết chúng ở độ sâu bao nhiêu.” Do vậy tôi đã liên lạc với Tướng Jack Fuson, người đã chỉ huy xây dựng Tân Cảng. Vị tướng đã cho biết, “Tôi đã có mặt ở đó khi họ chôn các trụ đỡ. Các kỹ sư đã không thể nào xuống tới đáy. Vì vậy họ mới thực hiện những ‘trụ nổi’ xuống sâu khoảng từ 150 tới 170 feet (khoảng 45 tới 50 mét).” Tôi đã fax những thông tin này cho đại úy Viễn và sau đó đã nhận được một sự cám ơn rất nhiệt tình.
-PV: Ông cũng đã chỉ huy căn cứ tiếp vận ở Vịnh Cam Ranh. Ông có cơ hội thăm lại cơ sở đó trong chuyến đi của ông không?
-Murray: Cam Ranh làm tôi ngạc nhiên vì sự trống vắng và im lặng của nó. Không có gì chuyển động ở trên mặt nước hay ở trên không. Vẻ yên bình của nơi này đã quá rõ ràng. Ðây là một trong những hải cảng thiên nhiên tốt nhất thế giới. Chúng ta đã từng có cùng một lúc 63 chiếc tàu vượt đại dương ở trong vịnh. Ðó là nơi những chiếc tàu dầu của chúng ta thường tiếp tế nhiên liệu cho những bồn chứa và các đường ống dẫn dầu. Nơi đây, bên trong hải cảng, với những rặng núi ngăn bão, các kỹ sư của chúng ta đã xây dựng một cái trục xoay cho cái hệ thống liên hợp container đầu tiên. Và các kỹ sư cũng đã mang đến những cái cầu tầu DeLong lưu động, nơi mà các tàu chở containers Sea Land neo bến. Ðây chính là nơi cuộc cách mạng về containers đã khởi đầu. Nơi đó từng có rất nhiều tiếng gầm rú và âm vang như sấm ở Cam Ranh. Nhưng nay tất cả đều yên lặng.
-PV: Tôi nghe nói Hải Quân Nga đã sử dụng căn cứ Vịnh Cam Ranh mà.
-Murray: Cam Ranh là nơi hạm đội Nga đã ghé tiếp thêm than vào năm 1904 trước khi trở ra biển và bị đánh đắm bởi hạm đội Nhật tại eo biển Ðối Mã (Tsushima) đánh dấu cho toàn thế giới biết rằng Nhật đã là một cường quốc. Bây giờ không thấy có một chuyển động nào từ các tầu ngầm và chiến hạm của Nga hay của hải quân Việt Nam. Thật là một tình trạng không thể nào tin được. Tại Ba Ngòi, khu vực thương mại không sâu của vịnh, tôi đã lên một chiếc tầu chở cát của Nga dưới cờ hiệu Ðại Hàn. Nó đang chứa 12,000 tấn cát mịn silicon dùng để làm thủy tinh.
-PV: Còn có những dấu hiệu nào khác về sự hiện diện của người Nga không?
-Murray: Có chứ, nhưng bạn phải đi tìm kiếm nó. Người Nga có một liên doanh sản xuất dầu ở mỏ Bạch Hổ tại Việt Nam trong biển Trung Nam Hải (tức Biển Ðông). Ðó là cái mỏ duy nhất đang sản xuất. Người Nga đã xây các đập nước và các nhà máy điện và cung cấp sự giám sát việc sản xuất và truyền tải điện. Tại Vũng Tàu, người Nga đã cung cấp một loại tầu tốc hành để gia tốc việc di chuyển trên sông tới Sài Gòn hầu tránh việc trở ngại lưu thông trên đường bộ. Tôi đã được xem xét một ngày các tầu bốc dỡ hàng, chất hàng và chờ đợi cập bến ở Sài Gòn. Có tất cả 53 tầu. Hai mươi sáu phần trăm là của người Nga. Tại cái ụ tầu ở xưởng Ba Son của hải quân Việt Nam Cộng Hòa cũ, 70 phần trăm các tầu ở đó là của Nga hoặc Ukraina. Do đó, với những liên hệ về dầu khí, điện lực, tầu bè và sửa chữa tầu, đó là những bằng chứng nhiều nhất về sự có mặt của người Nga ở Việt Nam.
-PV: Nói về cơ sở hạ tầng kinh tế, hệ thống chuyên chở và đường sá đã được cải thiện như thế nào ở Việt Nam?
-Murray: Các xe bò vẫn còn hoạt động. Việt Nam chỉ rộng bằng cỡ tiểu bang New Mexico. Hãy thử xem xét toàn cảnh, Việt Nam có khoảng 66,000 dặm đường bộ. New Mexico có khoảng 61,000. Nhưng tất cả các con đường ở New Mexico đều có mặt cứng, được đổ bê-tông hoặc tráng nhựa. Trong khi đó chỉ có khoảng 12 phần trăm đường bộ của Việt Nam được trải nhựa một phần hoặc toàn phần mà thôi, và rất nhiều trong số đó được làm bởi các nhân viên dân sự hoặc các kỹ sư công binh Mỹ trước đây.
-PV: Tôi nhớ lại rằng công ty xây dựng dân sự RMK-BRJ đã sử dụng một số nhựa đường đủ để có thể làm một con đường dài 5,000 dặm từ Sài Gòn tới Paris.
-Murray: Có khá nhiều anh hùng trong số các nhân viên tiếp vận của chúng ta ở Việt Nam chưa hề được ca ngợi. Họ chưa được vinh danh trên Bức Tường Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam, mặc dù RMK-BRJ đã có 52 nhân viên dân sự bị chết trong khi làm nhiệm vụ và 248 người khác bị thương vong bởi hoạt động của kẻ thù. Giới truyền thông làm ầm ỹ về việc chúng ta đã làm hư hại đất nước vì giội bom. Họ chẳng quan tâm đến việc chúng ta đã cải thiện nó như thế nào và những sự cải thiện của chúng ta ngày nay đang được sử dụng như là những cơ sở hạ tầng ra sao.
-PV: Tôi hiểu điều đó, như là một phần của việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho Việt Nam, người ta đang có một chương trình sử dụng các con đường mòn Hồ Chí Minh cho việc phát triển kinh tế trong thời bình.
-Murray: Lenin đã từng định nghĩa chủ nghĩa cộng sản như là “chủ nghĩa xã hội cộng với điện khí hóa,” nên cái mà Miền Nam cần để gia tăng tổng sản lượng chính là điện lực. Ðang có một sự mở mang mới sử dụng Ðường Mòn Hồ Chí Minh để nối liền đất nước này xuôi theo những ngọn núi trong dãy núi Trường Sơn. Một mạng lưới điện từ đập nước Hòa Bình ở phía tây Hà Nội kéo dài khoảng 1500 km về phía nam. Và nó đang tiếp tục được thực hiện...
-PV: Tôi biết rằng ông rất cay đắng, và cả tôi cũng vậy, về cách mà chiến tranh chấm dứt. Ông có bao giờ có ý định quay trở lại không?
-Murray: Cách đây hai mươi năm, tôi có thể đã trả lời một cách khác. Hai mươi năm trước tôi đã muốn có một trận tái chiến. Nhưng ngày nay tôi nhìn vào sự liên hệ của Hoa Kỳ như một sự tái tuyên hứa vì lợi ích của tự do. Tự Do là điều không thể chia cắt. Tự do của thị trường rồi sẽ lây lan. Nó có thể còn thành công hơn là các B-52. Nếu tôi nhớ không lầm, kinh tế gia John Kenneth Galbraith trong cuốn sách A Journey Through Economic Time (tạm dịch là Hành Trình Qua Thời Ðiểm Kinh Tế) xuất bản năm 1994, đã nói, cái mà ông gọi là “Sự Mầu Nhiệm Không Chắc Chắn” có thể sẽ xảy ra. Nó sẽ xảy ra ở Việt Nam.
-PV: Cám ơn những chia sẻ của ông về Việt Nam. Ðối với một số người Mỹ, Việt Nam là một ác mộng. Ðối với một số khác thì đó lại là một thế giới nhiệt đới đáng mơ ước. Ðối với một số khác nữa, đó là một sự phản bội tệ hại. Ông đã cho chúng tôi một bức ảnh rất hiện thực.
Toàn Như
[dịch từ “Reflection On A Lost War,” bài phỏng vấn Trung Tướng (hồi hưu) John E. Murray bởi Ðại Tá (hồi hưu) Robert L. Burke trong www.HistoryNet.com và www.VietnamMag.com]
Nhiều người Việt Nam nhận xét ông Leon Panetta tỏ ra là một người thân thiện, với nụ cười thoải mái.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)