Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

Dân chủ ở Miến Điện: Chặng đường dài phía trước/ Democracy in Myanmar A Long Way to Go



Dân chủ ở Miến Điện: Chặng đường dài phía trước

Democracy in Myanmar A Long Way to Go




Vào ngày 8 tháng Mười một năm 2015, Myanmar (hay còn gọi là Burma – Miến Điện) đã tổ chức cuộc bầu cử đầu tiên sau 25 năm. Sau năm thập kỉ dưới những luật lệ quân đội tàn ác cùng những sự chống đối, Liên minh Quốc gia về Dân chủ (National League of Democracy – NLD) của người đoạt giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi đã dành được chiến thắng lớn trong cuộc bầu cử mà hầu hết những người dõi theo dõi đều cho là tự do và tương đối công bằng. Theo cuộc bầu cử, rất nhiều người ở Miến Điện và ở nước ngoài rất mong muốn rằng các vị lãnh đạo sẽ từ bỏ chức vị của họ trong chính phủ Myanmar để nước này có thể có một bước chuyển mình lịch sử đến nền dân chủ.

Cánh cửa mở ra cơ hội cho những cải cách ở Việt Nam






Suy cho cùng, dù một chế độ chuyên quyền độc đoán như thế nào đi chăng nữa thì sự ủng hộ của công chúng vẫn là điều kiện then chốt quyết định sự tồn vong của chế độ ấy. Nếu không có sự ủng hộ của công chúng, giới lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ đứng trên bờ vực.
Dien Luong là một nhà báo người Việt đã hoàn thành bằng thạc sĩ tại Trường Báo chí Columbia ở New York với học bổng Fullbright. Bản quyền thuộc  YaleGlobal and the MacMillan Center. Bài viết này được đăng đầu tiên ở YaleGlobal Online.

Tuấn Khanh Mật mã hạnh phúc


Nếu tôi là bộ trưởng Hạnh phúc, tôi sẽ làm gì? Công việc của tôi chắc là nhiều lắm, nhưng để làm vài việc đầu tiên, chẳng hạn, tôi sẽ đến U Minh, Cà Mau để hỏi xem người dân bị cưỡng chế đập nhà để xây cầu, né không làm hại nhà của chị ông chủ tịch thị trấn có hạnh phúc không?
Tôi sẽ tìm đến các luật sư của em thiếu niên Nguyễn Mai Trung Tuấn để hỏi họ có hạnh phúc không, khi mọi chứng cứ buộc tội em bị báo chí bóc trần là cố ý sai lệch, vu cáo… nhưng toà án tỉnh Long An vẫn khư khư cố chấp? Hoặc tôi sẽ đến Sơn La, nơi các học sinh phải bắt chuột để ăn khi tết này rực pháo hoa hàng trăm tỉ vô nghĩa – rằng các em có hạnh phúc không?
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết rằng “khi đất nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi thăm”… Chúng ta hãy cùng nhau đi thăm mọi nơi, và nhớ ghi chú rằng “hạnh phúc không nằm trong chỉ số”.

Vì sao du lịch Việt Nam thua đứt Campuchia ? 


Cuối năm vừa rồi, du lịch Việt Nam lại có nhiều điều kém vui. Bạn bè tôi than thở trên Facebook là Festival hoa Đà Lạt rất đẹp nhưng bị “chặt chém” không thương tiếc. Báo chí đưa tin việc nâng giá phòng ở các trọng điểm du lịch, bất chấp lãnh đạo địa phương cam kết và cho số điện thoại nóng.
Thời gian qua nạn trấn lột, cướp giật du khách vẫn diễn ra. Nạn ăn xin và bán hàng rong đeo bám kiêm móc túi và “cắt cổ” du khách nước ngoài chưa giảm. Giao thông vẫn trì trệ và tắc nghẽn. Nhà vệ sinh bẩn và thiếu. Vệ sinh thực phẩm chưa được cải thiện…Những chuyện cũ “xưa như Trái đất” đã được cảnh báo hàng chục năm nay vẫn nóng hổi thời sự.

Cao Huy Huân Chúng ta đang tự giết ngành du lịch nước nhà 


Trong năm 2015, Thái Lan đón gần 30 triệu lượt khách du lịch quốc tế, trong khi Việt Nam với rừng vàng biển bạc, phong cảnh hữu tình, đường bờ biển tuyệt đẹp chạy dài từ Bắc chí Nam, lại là điểm đến của không hơn 8 triệu lượt khách. Sự chênh lệch này đã trở thành đề tài bàn tán dai dẳng từ quán cà phê vỉa hè đến mạng xã hội Facebook. Nhiều ý kiến cho rằng đó là do cơ chế quản lý phát triển du lịch yếu kém, những người lãnh đạo không đủ tầm và không có tâm. Đồng ý. Nhưng phần lớn vẫn là do ý thức dân tộc kém. Theo tôi, đừng đổ lỗi cho bất kỳ ai, khi chính bản thân bạn chưa làm đúng. Và những điều sau đây sẽ chỉ ra vì sao chúng ta đang tự giết ngành du lịch nước nhà.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét