Thứ Năm, 4 tháng 2, 2016

“Tàu sân bay TPP” sắp được hạ thủy với Trung Quốc trong tầm ngắm



“Tàu sân bay TPP” sắp được hạ thủy với Trung Quốc trong tầm ngắm



Hôm nay (4/2), Bộ trưởng phụ trách thương mại của 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã tham dự Lễ ký kết để xác thực lời văn Hiệp định TPP tại Auckland (New Zealand).
Tin từ Bộ Công Thương cho biết, 12 nước tham gia Hiệp định TPP gồm các quốc gia New Zealand, Australia, Canada, Mỹ, Mexico, Nhật Bản, Malaysia, Brunei, Việt Nam, Singapore, Peru và Chile đã tham dự Lễ ký kết để xác thực lời văn Hiệp định TPP tại Auckland (New Zealand).
Sau khi ký chính thức, các nước sẽ tiến hành thủ tục phê chuẩn Hiệp định theo quy định của pháp luật nước mình.
Hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo sau cùng bằng văn bản về việc các bên đã hoàn thành thủ tục pháp lý nội bộ.

Mối đe dọa từ một Châu Âu suy yếu


Vào năm 1973, sau một giai đoạn nước Mỹ quá bận tâm về Việt Nam và Trung Quốc, Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đã tuyên bố năm đó là “năm của Châu Âu”. Gần đây, sau khi Tổng thống Barack Obama tuyên bố chiến lược “xoay trục” hay tái cân bằng của Mỹ hướng về Châu Á, người Châu Âu đã lo ngại Mỹ sẽ sao nhãng châu lục này. Hiện nay, với cuộc khủng hoảng di dân vẫn còn tiếp diễn, Nga chiếm đóng miền Đông Ukraine và sáp nhập trái phép Crimea, cộng thêm nguy cơ nước Anh rút khỏi Liên minh Châu Âu, năm 2016 có thể lại trở thành một “năm của Châu Âu” trong chính sách ngoại giao Mỹ.
Cho dù khẩu hiệu là gì, Châu Âu vẫn có những nguồn lực ấn tượng và là một lợi ích thiết yếu đối với Mỹ. Mặc dù nền kinh tế Mỹ lớn gấp bốn lần nền kinh tế Đức, nền kinh tế của 28 nước thành viên EU lại lớn bằng nền kinh tế Mỹ, còn dân số EU là 510 triệu người, khá đông hơn so với số dân 320 triệu của Mỹ.

Bầu cử tổng thống Mỹ: Kinh tế bị lãng quên?

Sanders & Clinton, một đồng một cốt tiến lên xã hội chủ nghĩa - Hý họa của Michael Ramirez *

Phải chăng vì kinh tế Hoa Kỳ đã phục hồi 7 năm sau cuộc đại khủng hoảng tài chính 2008-2009 cho nên trong các chương trình vận động của các ứng viên ra tranh cử tổng thống, cả hai phía Dân Chủ và Cộng Hòa, đều đẩy hồ sơ này vào hàng thứ yếu ? Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa từ California, tìm cách trả lời câu hỏi này.

Nước Mỹ sau gần hết hai nhiệm kỳ tổng thống của ông Barack Obama tạm thời được xem như một ốc đảo bình yên, với tỷ lệ tăng trưởng 2,4 % trong năm 2015; tạo thêm được 2,7 triệu công việc trong năm qua. Do vậy cho đến ngày 01/02/2016, trong cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên được tổ chức ở bang Iowa, các ứng cử viên tổng thống muốn kế nhiệm ông Barack Obama vẫn chưa trình làng chính sách kinh tế cho nhiệm kỳ 4 năm sắp tới.

AN NINH TRUNG QUỐC: Trong vùng biển tranh chấp, Trung Quốc ‘vừa ăn cắp vừa la làng’


Một hòn đảo mà Trung Quốc đang xây dựng trên Đá Chữ Thập ở Biển Đông. Chính quyền Trung Quốc đang cáo buộc “quyền bá chủ” của Mỹ đã thách thức cho vùng đất mà họ chiếm đoạt ở Biển Đông (South China Sea). (ảnh: IHS Jane’s)
Hải quân Mỹ đã cử một tàu khu trục trong sứ mệnh “tự do hàng hải” đi qua chuỗi đảo Hoàng Sa ở Biển Đông, và chính quyền Trung Quốc tuyên bố rằng họ sẽ phản ứng cứng rắn đối với các sứ mệnh tương tự (của Hải quân Mỹ) trong tương lai.
Ngày 30 tháng 1, tàu USS Curtis Wilbur đã đi vào phạm vi 12 hải lý của đảo Tri Tôn, một đảo có diện tích ít hơn 1 dặm vuông , nơi mà Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam đều tuyên bố có chủ quyền.
Điều mỉa mai ở đây là chính quyền Trung Quốc gọi việc xảy ra này là hành động thiết lập và củng cố quyền bá chủ của Hoa Kỳ, trong khi thực tế nó là để chống lại quyền bá chủ đã và đang được Trung Quốc yêu sách trên toàn bộ khu vực.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét