Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

Tưởng Năng Tiến – Cái Đồ Trâu Ngựa

Tưởng Năng Tiến – Cái Đồ Trâu Ngựa

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzVjlmR0liVHJJNlIxZndOSENhZ25nS2IxVXJv/view?usp=sharing

…“Bảng xếp hạng gọi là ‘Good Country Index’ (GCI) cho thấy VN đội sổ trong số các nước tử tế trên thế giới. Bảng xếp hạng này cho thấy VN đứng hạng 103 (trong số 124 nước) về đóng góp cho hoà bình và an ninh thế giới. Còn về đóng góp vào các quĩ từ thiện và cung cấp nơi nương tựa cho người tị nạn thì VN đứng hạng 123, tức áp chót! Tính chung, thứ hạng về tử tế của Việt Nam trên thế giới đứng hạng áp chót (124/125). Điều đáng nói hay cũng có thể xem là nhục là thứ hạng tử tế của VN chỉ đứng chung bảng với mấy nước ‘đầu trâu mặt ngựa’ như Lybia, Iraq, Zimbabwe, Yemen!”

Trong đám “đầu trâu mặt ngựa” này (ngó bộ) tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn còn bỏ sót hơi nhiều, trong đó có Venezuela - hạng thứ 117/125. Thiệt là ngưu tầm ngưu, mã tầm mã.

Thời đại này không còn chỗ cho đám đầu trâu mặt ngựa (ngu xuẩn, ác độc, tham lam, bất nhân và bất nghĩa) nắm quyền. Nay mai là ngày tàn của CNXH ở Venezuela. Ngày mốt sẽ đến lượt VN thôi!

VIỆT NAM - CÁI CHẾT CỦA CÁ

Phóng sự của Đài truyền hình Taiwan PTS về thảm họa cá chết đã có bản phụ đề Việt ngữ.
Jun 29, 2016

Phụ đề phóng sự của Đài Loan về nguyên nhân cá chết ở biển miền Trung Việt Nam



Vũng Áng Quê hương ta hôm nay

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzSWxiQUk3NFFUZFBhZlVoX3RHVGZnbHJfMFhr/view?usp=sharing

Cuộc khủng hoảng về nguồn nước sinh hoạt đang bóp nghẹt Venezuela tới mức nào?

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzUGdDU3pQVVU3cUxTWnotTDE4bzZDUnduc1Q4/view?usp=sharing

..Muốn diễn đạt chính xác về những tham vọng, những yếu kém và cuối cùng là sự thất bại của Tổng thống Hugo Chavez, và sau đó là của Tổng thống Nicolas Maduro thì phải nhắc đến nguồn nước sinh hoạt, vì người dân đang bị chính phủ Venezuela siết chặt chế độ phân phối nguồn nước. Hiện nay quốc gia này đang phải vật lộn với tình trạng hạn hán gay gắt do hiện tượng El Nino gây ra. Nhà chức trách đã ban hành một sắc lệnh kéo dài kỳ nghỉ lễ Phục sinh trong tháng 3, đóng cửa các trung tâm mua sắm và giảm số ngày làm việc trong tháng 4 vừa qua.

Những biện pháp này được đưa ra nhằm để bảo tồn lượng điện năng tiêu thụ khi mực nước trong đập thủy điện Guri – nơi cung cấp 65% nhu cầu năng lượng của toàn quốc, đã xuống thấp tới mức báo động.
Vào năm 2007, 2010 và đến thời điểm hiện nay, mực nước ở đập Guri đã nhiều lần giảm đến mức chỉ còn 244 mét trên mực nước biển. Nếu mực nước của con đập này chỉ cần giảm xuống dưới mức 240 mét, thì nhà máy điện này sẽ ngừng hoạt động, và 8 turbine sẽ bị ngưng, mất khoảng 5.000 công suất phát điện.

Brexit và tình trạng quân bình quyền lực

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzTjE3MHpMZjEyYVp5NjdFblVTNl9KTURSVTFj/view?usp=sharing

… Đồng thời, theo lời của Douglas Alexander, cựu ngoại trưởng trong bóng tối thuộc Đảng Lao động, thì "kể từ khi kết thúc Thế chiến thứ II, Mỹ đã vận hành một hệ thống trật tự quốc tế được xây dựng trên một Liên minh Xuyên Đại Tây Dương mạnh mẽ, ổn định, thể chế này được hỗ trợ bởi hai cột trụ là Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên Âu (EU). Nếu Anh rời khỏi Liên Âu, một đồng minh thân cận nhất của Mỹ sẽ được đẩy ra ngoài lề ... và toàn bộ dự án châu Âu có nguy cơ tan rã vào một thời điểm mà phương Tây đang đứng trước các đe dọa mới về kinh tế và an ninh. Đó không phải là chuyện ngạc nhiên khi Điện Kremlin của Vladimir Putin sẽ chào đón việc ra đi của Anh và can thiệp vào trong chính trị nội bộ của các nước châu Âu để cố làm cho Liên Âu suy yếu.

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016

Brexit và Địa Chấn Âu Châu đã bắt đầu….



Brexit và Địa Chấn Âu Châu đã bắt đầu….


Cho đến mấy ngày và vài giờ cuối, hầu hết các nhà đầu tư tài chánh, giới bình luận chính trị và cả dân cá độ đều đoán trật kết quả của cuộc trưng cầu dân ý hôm 23 tại Anh Quốc.
Ít ai ngờ là có tới 72% cử tri tham gia việc bỏ phiếu - kỷ lục chưa từng thấy kể từ năm 1992. Sau vài giờ đếm phiếu vào lúc nửa đêm, mọi người chưng hửng với kết quả: đa số gần 52% quyết định ra khỏi Liên hiệp Âu châu. Hôm sau, khi thị trường tài chánh mở cửa, các sàn giao dịch đều xanh mặt đỏ sàn….
Chúng ta vừa chứng kiến một cơn động đất địa dư chính trị tại Âu Châu, với hậu quả toàn cầu.

Hậu quả sau Brexit

(song ngữ)

Cuối cùng, người Anh đã bỏ phiếu chọn rời khỏi khối Liên minh châu Âu (European Union) mà Anh Quốc đã tham gia vào năm 1973. Sau một đêm dài và đếm phiếu căng thẳng, ‘Ra đi’ cuối cùng đã chiếm 51,9% trong cuộc trưng cầu dân ý mang tính lịch sử ngày 23 tháng Sáu. Thủ tướng David Cameron sau đó không lâu đã chính thức tuyên bố từ chức. Ông hy vọng sẽ tiếp tục ‘giữ vững con tàu’ trong thời gian 4 tháng sắp tới trước khi ra đi vào tháng Mười năm 2016.

Hệ thống ngân hàng toàn cầu đã bị xâm nhập bởi các tin tặc Trung Quốc

(song ngữ)

Một nhóm tội phạm mạng đã xâm phạm và lập bản đồ hệ thống ngân hàng toàn cầu, và trong một loạt các cuộc tấn công cho đến nay đã đánh cắp được 81 triệu USD từ hệ thống ngân hàng trung ương của Bangladesh. Các chuyên gia tin rằng các cuộc tấn công đã được thực hiện bằng cách sử dụng tin nhắn lừa đảo trên mạng lưới thanh toán chuyển khoản kết nối với hệ thống ngân hàng.
Người ta vẫn đang tiến hàng các cuộc điều tra nhắm vào các cuộc tấn công đang diễn ra, và các cuộc tấn công có liên quan về các ngân hàng khác vẫn đang được phát hiện. Một số chuyên gia đang ghim vào các cuộc tấn công của tin tặc từ Bắc Triều Tiên, kể từ khi các công cụ mà họ sử dụng đã cho thấy sự tương đồng với cuộc xâm nhập của tin tặc vào Sony Pictures Entertainment hồi tháng 11 năm 2014.

Đả đảo Việt Cộng bán nước


Bảo Giang – Khi TT Hoa Kỳ Obama sang Việt Nam, tôi viết bài chào:“ Chống Mỹ cứu nước”. Bài viết nhà nước VC vui ra nước mắt! Nay ông ta đã rời VN, chẳng lẽ tôi không thể viết: “ Đả đảo Việt cộng bán nước!?”…Tôi đả đảo nó vì suốt 80 mươi năm qua, nó chỉ đem đến cho Việt Nam về đời sống là nghèo đói, bất hạnh. Về xã hội là sự vô luân là gian trá, lừa bịp, phản trắc. Về con người là phi nhân bất nghĩa và tội ác. Với gia đình là không cha không mẹ, không tình nghĩa. Với tổ quốc là phản nghịch, là buôn dân bán nước…!

Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016

Bob Kerrey – từ Tôn nữ Thị Ninh đến Nguyễn Thanh Việt

Bob Kerrey – từ Tôn nữ Thị Ninh đến Nguyễn Thanh Việt

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzXzlQRUNDTUlyWjN5aUo2TEF6VWdVS1M3UW5r/view?usp=sharing

Cựu Thượng nghị sĩ Mỹ Bob Kerrey được chọn giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng Quản trị (Board of Trustees / Governors) của đại học Fulbright Việt Nam. Đây là một đại học tư, độc lập, và bất vụ lợi đầu tiên của người Mỹ, sẽ bắt hoạt động ở Sài Gòn vào năm 2017. Lựa chọn này đã trở thành đề tài tranh luận trong và ngoài nước cả tháng nay.
Bắt đầu với bài “Lẽ nào nước Mỹ không còn ai ngoài Bob Kerrey?” của Tôn Nữ Thị Ninh trên trang báo Zing.vn, này 1 tháng 6. Ninh viết,
“Tuy nhiên, khi biết rằng cựu thượng nghị sĩ Bob Kerrey được bổ nhiệm làm chủ tịch của Đại học mới, tôi vô cùng bàng hoàng và không thể hiểu nổi.
Ông Bob Kerrey là người đã trực tiếp tham gia vào cuộc thảm sát thường dân vô tội, phụ nữ, trẻ em, người già tại thôn Thạnh Phong vào tháng 2/1969. Điều này không thể chối cãi và chính ông Kerrey cũng thừa nhận.”

Người dân Thạnh Phong nói gì về việc bổ nhiệm ông Bob Kerrey?
Jun 24, 2016



Người dân xã Thạnh Phong, nơi xảy ra vụ thảm sát 1969, nói gì về việc bổ nhiệm ông Bob Kerrey làm Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam?

Lợi Hại Của Ngoại Thương
Nguyên Lam & Nguyễn-Xuân Nghĩa,
RFA Ngày 160624

"Diễn đàn Kinh tế"

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzbEh5MlFjaUlrZTBkUWVadGw3Y0VTN25rX3Jz/view?usp=sharing

Trong cuộc tranh cử Tổng thống năm nay tại Hoa Kỳ, nguyên tắc tự do mậu dịch bị các ứng cử viên cùng đả kích và tinh thần hoài nghi lợi ích của việc giao dịch tự do giữa các quốc gia khiến Quốc hội Mỹ chưa phê chuẩn Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương TPP. Vì sao lại như vậy?

Nguyễn Đình Cống Bàn về thói giả dối
(Đối thoại với ông Chủ tịch nước) 

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzMUVPeHd0S3BneU1hRU9LMVlwTkpZMlhxLWFn/view?usp=sharing

Thực ra sự giả dối có sẵn trong dòng máu của dân tộc Việt, là phần yếu kém trong nền văn hóa Việt. Dưới các thời thịnh trị, có vua sáng tôi hiền, luật pháp nghiêm minh, xã hội ổn định, thói giả dối bị bài trừ, bị xẹp xuống. Nhưng sự toàn trị của cộng sản, của chuyên chính vô sản theo CNML (Chủ Nghĩa Mác Lê nin) trong vòng 6, 7 thập niên lại đây lại là môi trường rất tốt cho thói giả dối lên ngôi, phát triển mạnh mẽ như sóng trào. Ngài Chủ tịch viết: Dùng quyền lực bao che tội lỗi. Thử hỏi ai có quyền lực và dùng quyền lực ngoài đảng CS. Ở VN bây giờ, ngoài tai họa mắc vào mưu đồ hủy diệt của Tàu thì thói giả dối có sức phá hoại xã hội mạnh nhất, mạnh hơn tệ tham nhũng và mua quan bán chức, nó làm hủy hoại đạo đức đến tận gốc rễ. Chính quyền, lãnh đạo dùng giả dối để thống trị, dân chúng dùng giả dối để tồn tại. Có một nhận định rất đúng là : Phong trào cộng sản, theo CNML dựa trên hai cột trụ để tồn tại và phát triển (trước khi dẫn đến diệt vong) là bạo lực sắt máu và dối trá ngụy biện.

Điểm Nhấn trong ngày 

Thị trường chứng khoán thế giới chao đảo sau khi Anh ra khỏi EU
Đồng bảng Anh sụt giá, thị trường thế giới tuột dốc vì Anh rời khỏi EU
Nguy cơ tan rã Đồng bằng sông Cửu Long

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzTDV6YUlleTNzUTZsTjBoS1pvMUpLQ2t0d00w/view?usp=sharing

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Liên Bang Miến Điện?

Liên Bang Miến Điện?

Hùng Tâm - Hồ Sơ Người-Việt Ngày 160623

Miến Điện thực hiện giấc mơ dang dở từ 70 năm trước

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzVmtIcEhESEJwWVpsV3owYUJjX2ZTSERpQy1B/view?usp=sharing

Tháng Bảy này, lãnh tụ Aung San Suu Kyi của Liên minh Quốc gia vì Dân chủ Miến Điện (NLD) sẽ tái diễn lịch sử với “Hội nghị Panglong của Thế kỷ 21”. Bà tái diễn lịch sử vì Tháng Hai năm 1947, thân phụ của bà là Thiếu tướng Aung San đã chủ tọa một hội nghị tại trị trấn Panglong trong tiểu bang của tộc Shan (Đàn) cùng nhiều sắc tộc khác để thảo luận về quy chế liên bang cho Miến Điện trong tương lai. Khi ấy, xứ này còn là thuộc địa của Đế quốc Anh, và Tướng Aung San vừa đạt thỏa ước với Chính quyền Anh rằng Miến Điện sẽ có độc lập trong kỳ hạn một năm.

Đứa con của biển và đứa con của chế độ

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzV3RldGhhcWlvSGlkTXRFWlE3MUZwczNKdlFR/view?usp=sharing

Đoàn Thị Ngày Xưa – Trong vòng chưa đầy ba năm, có gần 4.500 tàu cá của ngư dân Việt Nam bị bắn phá, đâm chìm và bắt bớ trên biển Đông. Cũng trong vòng chưa đầy ba năm, có hơn 2000 ngư dân bị bắt bớ, đánh đập và bắn giết. Đây là một con số quá khủng khiếp cho một làng nghề!
Và cái chết, sự mất mát của những người chịu nắng, chịu gió, chịu mọi khổ đau của chính trị nhược tiểu để bám biển, để thực thi chủ quyền lãnh hải chỉ có Mẹ Biển chứng kiến, ôm lấy thân thể họ cùng tiếng ai điếu của trùng khơi. Họ là những người con của biển cả, của danh dự trong âm thầm và anh hùng trong bóng tối. Họ là đứa con của biển Việt Nam.

Điều này khác xa với những anh hùng của chế độ, đương nhiên, cái chết và sự mất mát của những phi công đã tập dượt, tìm kiếm cứu nạn và cuối cùng mất tích trên biển Đông là một sự mất mát lớn của chế độ, cũng là sự mất mát của dân tộc.

91 NĂM BÁO CHÍ CONG LƯNG-CÚI ĐẦU

Phạm Trần

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzTldWZDVpaXZ3NFo5ZDRLdlc4TEJaMU0taHAw/view?usp=sharing

Nền Báo chí mệnh danh Cách mạng ở tuổi 91 của Nhà nước Cộng sản Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2016) nên được đánh gía như thế nào trong lịch sử Báo chí Việt Nam ?

Trước hết, loại báo này không phải là báo của quần chúng mà là của các Tổ chức của đảng và nhà nước. Chúng ra đời với mục đích duy nhất để phục vụ và tuyên truyền cho đảng.

Nhiệm vụ của báo chí đảng được quy định rành mạch trong Luật Báo Chí (sửa đổi), ban hành ngày 05/04/2016 (Luật số: 103/2016/QH13): “ Là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân.…” (Điều 4)

Điểm Nhấn trong ngày.

Cử tri Anh Quốc bỏ phiếu thuận cho Brexit

Điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ về nhân quyền Việt Nam

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzQTNnUk5nNkdYOXFyczZESXhVMUt5bkRFTy1F/view?usp=sharing

Elizabeth Phù – Nữ cố vấn Tổng thống Hoa Kỳ 



Jun 22, 2016
Là một trong những thế hệ thuyền nhân Việt Nam đầu tiên, Elizabeth Phù và ba mẹ cùng người em gái một lần nữa bước xuống tàu sau lần vượt biên đầu tiên thất bại và bị giam cầm nhiều tháng trong trại cải tạo. Chiếc tàu nhỏ bé chứa hơn 250 người chết máy ngay khi ra khỏi hải phận. Sau bảy ngày trôi dật dờ giữa biển cả và đụng độ cướp biển hai lần, họ đã may mắn được tàu của Malaysia kéo vào một trại tị nạn, nơi gia đình cô đã được nhận tị nạn trước khi đến Hoa Kỳ. Giờ đây, cô bé ấy đã trở thành nữ cố vấn cho Tổng thống Obama, người phụ nữ Mỹ gốc Việt đầu tiên làm việc tại tòa Bạch Ốc giữ chức vụ Giám đốc các vấn đề an ninh Đông Nam Á, Châu Đại Dương và Đông Á. Đài Á Châu Tự Do vinh dự có buổi phỏng vấn bà Elizabeth Phù tại tư gia. Đây là lần đầu tiên bà Elizabeth Phù trả lời phỏng vấn truyền thông Việt ngữ.


Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016

Tưởng năng Tiến – Đường Hẹp, Xe To & Đầu Nhỏ


Tưởng năng Tiến – Đường Hẹp, Xe To & Đầu Nhỏ

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzQUNFejlra2NoRGVNd0N4ZzRpamY4VUpXdnJn/view?usp=sharing

Cũng như nhiều nơi khác ở Á Châu, vào mùa này, Cambodia ... thường có những trận mưa xối xả. Tuy thế, mức độ cũng như tần suất lụt lội ở Phnom Penh chắc cũng chỉ có thể xếp vào hàng thứ ba của Đông Nam Á mà thôi.
Hạng nhất và nhì vẫn phải nhường (đứt) cho Sài Gòn hay Hà Nội. Người dân Nam Vang chưa bao giờ được hưởng cái niềm vui hồn nhiên và chan hoà (bắt cá ngay trước cửa nhà) như ở “thủ đô mến yêu của ta.”
Bù lại sự “thua kém” này, Phnom Penh – theo nhận xét của nhiều người – là nơi có đông xe Lexus nhất trên thế giới. Và toàn là xe thứ dữ – LX, RX, NX, GX ... – ngó rất bề thế – chớ không phải compact (gọn gàng) như loại LS làng nhàng đâu.

Tập tầm vông Tay không tay có

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzYS1zajlrZGE3a0k4UXhuTHNSV3JJTFBETXJj/view?usp=sharing

Tuần qua, có hai chuyện tưởng như không liên hệ gì lại khiến thiên hạ chú ý đến Trung Quốc.

Đầu tiên là sau ba năm làm việc với giới hữu trách Bắc Kinh để giải quyết mối quan ngại về các thị trường cổ phiếu Thượng Hải và Thẩm Quyến, hôm 14, hệ thống MSCI đã từ chối đưa cổ phiếu Trung Quốc vào danh mục chỉ số chứng khoán của các thị trường đang lên.

Về bối cảnh thì dưới tên gọi nguyên thủy là Morgan Stanley Capital International, MSCI có chức năng định giá các chỉ số chứng khoán toàn cầu gọi là global stock indexes, là loại thông tin khách quan hướng dẫn giới đầu tư tài chánh. Cổ phiếu của Trung Quốc thuộc loại yết giá bằng ngoại tệ, không bằng đồng tiền của xứ này, đã nằm trong danh mục Emerging Market Index của MSCI với tỷ trọng là 26%. Từ ba năm nay, Bắc Kinh muốn đưa cổ phiếu loại A-Share, yết giá bằng đồng Nguyên, vào danh mục của MSCI. Tổ chức này nghiên cứu tiến độ cải cách theo chiều hướng tự do và minh bạch hơn để từng bước đưa loại cổ phiếu ấy của Trung Quốc vào danh sách cổ phiếu có thể được giao dịch trên các sàn quốc tế. Hai năm qua, MSCI thấy việc cải cách thị trường của Trung Quốc thiếu tiến triển và từ năm ngoái thì làm việc thêm với Bắc Kinh để cùng cải thiện quy cách làm ăn. Sau cùng thì họ từ chối, và hẹn là sẽ xét lại vào năm Tháng Sáu năm tới.

Tại sao Trung Quốc khó vượt Mỹ về kinh tế?
(Song ngữ)

Nguồn: Pankaj Ghemawat & Thomas Hout, Foreign Affairs, March/April 2016.

https://www.foreignaffairs.com/articles/united-states/can-chinas-companies-conquer-world

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzQkZTUDhRQktwamhQbEF5ZnlvLVIyZ2ExYW9B/view?usp=sharing

Mặc cho những khó khăn kinh tế gần đây của Trung Quốc, rất nhiều nhà kinh tế và nhà phân tích cho rằng nước này vẫn đang trên đà soán ngôi Mỹ và sẽ sớm trở thành nền kinh tế đứng đầu thế giới. Thật vậy, điều này đã trở thành một quan điểm chủ đạo – nếu không phải gần như là một niềm tin chung – ở cả hai bờ Thái Bình Dương. Nhưng những nhân tố cấu thành ý kiến này thường bỏ qua một sự thật quan trọng: sức mạnh kinh tế gắn bó mật thiết với sức mạnh doanh nghiệp, một lĩnh vực mà Trung Quốc vẫn còn bị Mỹ bỏ xa.
Để hiểu được làm thế nào mà điều đó có thể ảnh hưởng tới triển vọng tương lai của Trung Quốc, việc quan trọng đầu tiên cần phải làm là hiểu được những lý do vì sao rất nhiều người vẫn lạc quan về Trung Quốc – tức là cần xem lại những bằng chứng ủng hộ cho lập luận rằng Trung Quốc sẽ chiếm ưu thế trong tương lai. Thoáng nhìn qua, những con số rất ấn tượng. GDP của Trung Quốc có vẻ sẽ vượt qua Mỹ, dù rằng ít nhất cũng phải tới năm 2028, tức là muộn hơn năm đến mười năm so với dự báo của các nhà phân tích trước khi cuộc giảm tốc hiện nay của Trung Quốc bắt đầu vào năm 2014. Rốt cuộc, Trung Quốc cũng đã trở thành thị trường rộng lớn nhất cho hàng trăm sản phẩm, từ xe hơi, nhà máy điện cho đến tã lót. Chính phủ Trung Quốc là người nắm lượng dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới với hơn 3.000 tỷ USD. Và Trung Quốc cũng hơn hẳn Mỹ về kim ngạch thương mại. Trong số 180 quốc gia mà cả hai nước cùng giao thương, Trung Quốc là bạn hàng lớn hơn của 124 nước, bao gồm vài đồng minh chính trị và kinh tế quan trọng của Mỹ. Cuối cùng, Trung Quốc đã có những bước tiến vững chắc nhằm đạt mục tiêu trở thành nhà đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp thiết bị, và tín dụng trong thế giới các nước đang phát triển. Phần lớn Châu Á, Châu Âu, và Châu Mỹ Latinh giờ đây đều phụ thuộc vào Trung Quốc về chính trị và kinh tế.

Phim tài liệu “Việt Nam – Đông Á 35 năm bão lửa 1940-1975” 



Phim tài liệu đặc biệt về cuộc chiến Đông Dương và Việt Nam 1940 — 1954 với những thước phim lịch sử về cuộc tấn công biển người của Hồng Quân Trung Cộng tại chiến trường Cao Ly (Triều Tiên) đẫm máu.
Những hình ảnh về quốc trưởng Bảo Đại trong sứ mệnh tái hình thành và phát triển quân đội Quốc Gia Việt Nam và những ngày cuối cùng của cuộc chiến Pháp-Việt mà ngày N đã kết thúc tại Genève.
Đây là DVD phim tài liệu tổng lược về cuộc đời chính trị của vị tổng thống đầu tiên của Việt Nam và những chứng tích lịch sử của nền đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa.
Qua tập phim này, người xem được nhìn thấy những hình ảnh về cuộc đối đầu giữa chính phủ Ngô Đình Diệm với các lực lượng Giáo Phái và Bình Xuyên, những nỗ lực phát triển Quân Lực VNCH, những chứng liệu về mối bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, và những hoạt động chính trị và xã hội của vị Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm mà đã gây ra nhiều tranh cãi trong hơn 50 năm qua.

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016

Lê Phan - Câu chuyện tử tế

FBNC - 5 tháng đầu năm 2016, bội chi ngân sách 66.000 tỉ đồng
May 30, 2016

Theo đó, tổng thu NSNN từ đầu năm đến ngày 15-5 ước đạt 346.000 tỉ đồng, bằng 34,1% dự toán năm. Trong khi đó, tổng chi NSNN ước tính 412.000 tỉ đồng, bằng 32,4% dự toán năm. Như vậy, trong năm tháng đầu năm 2016, Việt Nam đã bị bội chi ngân sách hơn 66.000 tỉ đồng.



Lê Phan - Câu chuyện tử tế 

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzcnZpcW1YUFh4SFpwRF9sdHpVRlJxanBjd2Fj/view?usp=sharing

Tuần này là tuần lễ của hận thù và chết chóc. Ở Orlando, Florida, 49 người vô tội bị thảm sát, trong khi ở một thị trấn nhỏ ở Anh, một dân biểu đầy nhiệt tình bị sát hại. Có lẽ hai vụ này không có gì chung nhau cả nhưng ở một khía cạnh nào đó nó tiêu biểu cho thời đại của chúng ta.
Vụ thảm sát ở Orlando đã được một viên chức của Cơ Quan Điều Tra Liên Bang (FBI) diễn tả vừa là một tội ác thù hận vừa là một hành động khủng bố, một nhận xét hoàn toàn đúng và được hơn 57 phần trăm dân chúng Hoa Kỳ đồng ý. Cuộc tấn công này, do một người chỉ vài phút trước khi nổ súng, thề trung thành với tổ chức khủng bố ISIS, nhưng lại tấn công vào một câu lạc bộ đồng tính, đã nằm trong một lãnh vực không rõ trắng đen của chính trị Hoa Kỳ. Hai vấn đề đối nghịch nhau này có nghĩa là không phải chỉ có một mà có hai cuộc tranh luận chính trị lại tái tục: Làm sao chặn bắn tập thể và làm sao chặn tấn công của khủng bố.

Nguyễn Đình Ấm - Sự khốn cùng của truyền thông quốc doanh 

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzRzJSTXhGNzNUYnJBcUpRR2RkS1VibVFESU9N/view?usp=sharing

Sứ mạng của truyền thông chính trị công cộng là phản ánh khách quan mọi sự kiện một cách trung thực đến độc, thính, khán giả. Một nền truyền thông chỉ có sức sống khi đặt sự thật lên trên hết, lấy nhân dân là đối tượng truyền thông.
Thế nhưng, ở Việt Nam hiện nay giới truyền thông do Đảng Cộng sản nuôi bằng tiền thuế của dân và giao cho nhiệm vụ trước tiên là bảo vệ sự độc tôn của đảng nên họ không thể phản ánh các sự kiện xảy ra trong xã hội một cách trung thực khách quan nếu những thông tin, sự thật đó không có lợi cho chế độ độc tài. Từ giảng đường đến các tòa soạn nhà báo nào cũng phải thấm nhuần lời răn dạy “kinh điển”: “Tính chân thật của báo chí cách mạng là sự thật phù hợp đường lối, chính sách của đảng”. Tức là sự thật có lợi cho đảng thì mới được phổ biến và ngược lại. Có quá nhiều ví dụ truyền thông quốc doanh bỏ qua, lẩn tránh hoặc phản ánh không trung thực những thông tin hệ trọng nhưng không hợp “đường lối” như vụ cá chết ở miền Trung, những cuộc biểu tình rầm rộ của hàng nghìn người chống Trung Quốc xâm lược, bảo vệ cây xanh, hàng nghìn dân oan mất đất nhếch nhác, mỏi mòn lang thang hết cửa quan, phố phường này đến cửa quan phố phường khác đòi công lý hết năm này qua năm khác, những cuộc công an bắt bớ đánh đập, ngăn cản tự do đi lại, giam cầm người biểu tình bảo vệ tổ quốc, cây xanh, môi trường…

ĐẠI THANH VÀ CÁC LÂN QUỐC PHƯƠNG NAM, 1760-1829: Các Khuynh Hướng Trường Kỳ Và Sự Phục Hồi Từ Cuộc Khủng Hoảng

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZ1ZWbUdieE1BRUF1bzlQYnRZemV3LXdac3RF/view?usp=sharing

Lời người dịch:

Bài dịch dưới đây là bài giảng tại các trường đại học danh tiếng trên thế giới vì thế nó có văn phong nói, chứ không phải văn viết để ấn hành. Tác giả, giáo sư John E. Wills, Jr. là một chuyên viên về các quan hệ ngoại giao của Trung Hoa với các nước Âu Châu thời cận và hiện đại. Bài giảng ghi nhận vắn tắt các khám phá của tác giả từ các tài liệu ở Văn Khố Lịch Sử Trung Hoa tại Bắc Kinh, về mối quan hệ của nhà Thanh với Việt Nam trong thời kỳ Tây Sơn và khởi đầu nhà Nguyễn. Đây hẳn phải là một nơi mà các nhà nghiên cứu Việt Nam cần tìm đến.
Đối chiếu với sử liệu về phía Việt Nam cho thời kỳ này, người dịch có trích dẫn nơi phụ chú một văn thư điển hình của Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Huệ gửi Phúc Khang An, Tổng Đốc Lưỡng Quảng khi đó, bày tỏ thái độ của Nhà Vua đối với “tàu lạ” xuất hiện ngoài biển đông. Mời độc giả theo dõi.

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016

Mừng Ngày Từ Phụ - Happy Father's Day 2016

Paul Anka - Papa - Cha Tôi 



Papa , Paul Anka , Best Live Video, w/ VIETNAMESE Translation, Cha Tôi

Bố tôi, người lính Việt Nam Cộng Hòa

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzd1MzVVVKcjBld0dRalNYeXBnMENwZTFJV0tZ/view?usp=sharing

Tôi có một người cha già, lại tàn tật, cụt một chân. Khi tôi sinh ra đời bố tôi cũng đã gần 50 tuổi. Trong một thời gian dài, bố tôi đóng vai trò của một người mẹ, tuy di chuyển khó khăn, nhưng ông lo lắng cho tôi không còn thiếu một thứ gì. Bạn bè thường gọi là “Ông nội trợ” và khen là đàn ông mà bố tôi có đầy đủ các đức tính của người phụ nữ Á đông “công, dung, ngôn, hạnh”, nuôi con khéo léo không ai bằng.

Hồi còn bé, tôi không hiểu được, vì sao không phải mẹ tôi, mà bố tôi luôn luôn ở nhà chăm sóc cho tôi. Từ từ tôi mới nhận ra, trong đám bạn bè, tôi là người duy nhất luôn luôn có người bố bên cạnh. Thiếu tình mẹ, tuy nhiên, tôi cũng cảm thấy an ủi, mình là người rất may mắn, còn hơn nhiều đứa trẻ thiếu cả tình thương của cha lẫn mẹ.

Tưởng Năng Tiến - Thằng Lính Bạc Tình

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZ1k1UEwwbUVSN2xWUzdTQVpEaWRJSUxfZ0c4/view?usp=sharing

Nếu cấp số của đại đội là hai trăm thằng hoặc ít hơn thì bốn trung đội sẽ được chia gọn vào bốn phòng: I, II, III và IV. Vì một lý do không dễ hiểu, quân số đại đội của tôi có đến hai trăm mười mấy mạng, và theo danh sách thì tôi nằm cuối cùng; do đó, tôi và mười ba thằng kia bị đẩy vô phòng V.
Cái được gọi là phòng V, truớc kia, có lẽ được dùng làm nhà kho. Người ta kê đủ bẩy cái giường đôi trong đó rồi ấn đại chúng tôi vào. Tôi không ưa nơi cư trú bất đắc dĩ này và ghét thậm tệ những thằng ở chung phòng với mình.
Hai chữ “chúng tôi,” trong trường hợp này, có lẽ cũng cần có đôi điều minh định. Mười ba thằng kia dứt khoát không phải là những sinh viên sĩ quan đàng hoàng tử tế. Phần lớn tụi nó đều là giáo sư, kỹ sư, hay cán sự gì đó và tất cả đều đã có vợ con hay đào kép lang chạ tùm lum hết trơn rồi.

Tình Cha

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzT0ZkTnBsRWJPUm1OeGNHWUdkeDBJbHBUUy1N/view?usp=sharing

… Ở Mỹ, ngày Từ Phụ ngày Chủ Nhật thứ ba của tháng Sáu (3rd Sunday in June). Năm nay, ngày lễ này sẽ là ngày Chủ Nhật 19-06-2016. Mục đích của ngày lễ là để cho con cái tỏ lòng biết ơn và vinh danh người cha. Ngày lễ bắt đầu với ý kiến của của một phụ nữ Mỹ, tên Sonora Smart Dodd, sinh trưởng ở Spokane, tiểu bang Washington muốn ghi nhớ và vinh danh công ơn của cha . Và vì cha của Dodd sanh vào tháng Sáu, nên Dodd đã tổ chức ngày lễ Từ Phụ đầu tiên của nước Mỹ ở Spokane, Washington vào ngày 19, tháng 6, năm 1910. Đến năm 1924, thì Tổng Thống Calvin Coolidge đã chính thức hóa ngày Chủ Nhật thứ ba của tháng Sáu, mỗi năm, là ngày Từ Phụ cho nước Mỹ .

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2016

Ngày Quân Lực 19 tháng 6

Toàn bộ cuốn DVD "Đại Họa Mất Nước" 



Ngày Quân Lực 19 tháng 6.
Tri Ân các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Ngày Quân lực Việt Nam Cộng hòa 19-6-1971, 19-6-1973 



…Sau Cuộc đảo chính tại Việt Nam Cộng hòa năm 1963, các tướng lĩnh Quân đội Việt Nam Cộng hòa nắm quyền chính trị. Ngày 27/11/1964, Hội đồng Quân lực phân định lại các Vùng chiến thuật, tách Biệt khu Thủ đô và Đặc khu Rừng Sác thành khu chiến thuật độc lập khỏi Vùng 3 chiến thuật.
Năm 1965, Hội đồng Quân lực quyết định đổi danh xưng Quân đội Việt Nam Cộng hòa thành Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Đồng thời thành lập thêm Sư đoàn 10 bộ binh (đặt trực thuộc Quân đoàn III, năm 1967 cải danh thành Sư đoàn 18 bộ binh), nâng tổng số Sư đoàn bộ binh lên 10. Cũng trong năm này, Lữ đoàn Nhảy dù phát triển thành Sư đoàn Nhảy dù.
Tháng 7 năm 1970, các Vùng chiến thuật được cải danh trở lại thành các Quân khu. Tính đến năm này, Quân lực Cộng hòa có quân số lên đến 1 triệu quân, được trang bị 1 triệu súng M-16, 12.000 súng máy M-60, 40.000 súng phóng lựu (grenade launcher) M-79, và 2.000 lựu pháo (howitzer) và súng cối hạng nặng (heavy mortar)[21]. Cũng trong năm này Quân chủng Không quân lấy nòng cốt từ các Không đoàn trên 4 Quân khu để thành lập 4 Sư đoàn: Sư đoàn 1 tại Đà Nẵng, Sư đoàn 2 tại Nha Trang, Sư đoàn 3 tại Biên Hòa và Sư đoàn 4 tại Cần Thơ. Cùng năm này, giải tán Lực lượng đặc biệt để sát nhập một số qua Biệt động quân, số còn lại trở thành Liên đoàn 81 Biệt cách dù.
Năm 1971, thành lập Sư đoàn 5 Không quân làm đơn vị Tổng trừ bị cho Bộ Tổng tham mưu. Tháng 10 cùng năm Sư đoàn 3 bộ binh được thành lập, trở thành Sư đoàn bộ binh thứ 11 và cũng là đơn vị chủ lực quân con út của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Cuối năm này, cải tổ lại Lực lượng Biệt động quân sau khi đồng hóa Lực lượng Dân sự chiến đấu thành các Tiểu đoàn Biệt động quân Biên phòng, thành lập tại mỗi Quân khu một Bộ chỉ huy Biệt động quân.
Năm 1972, thành lập thêm Sư đoàn 6 Không quân tại Pleiku, hoạt động trên vùng trời và trách nhiệm với chiến trường Cao nguyên Trung phần.
Năm 1973, một lần nữa Biệt động quân lại được cải tổ. Nâng tổng số Lực lượng này thành 15 Liên đoàn, một số là đơn vị Tổng trừ bị cho Bộ Tổng tham mưu, số còn lại Tổng trừ bị cho các Quân khu. Cuối năm 1974 và đầu năm 1975, thành lập thêm 2 Liên đoàn nữa….

TỪ HOÀNG DIỆU TỚI NHỮNG THẦN TƯỚNG
CỦA QUÂN LỰC VNCH

https://drive.google.com/folderview?id=0B7vxHAQlq7jzSGJqWTlDZ2Q1c1k&usp=sharing

Danh dự của một người chiến sĩ là phần giá trị tinh thần từ sự ý thức và hoàn thành các trách nhiệm được giao phó đúng theo truyền thống nhân bản của Việt tộc của một người bảo vệ quê hương.. Được cầm súng bảo vệ quê hương và đồng bào của mình chính là danh dự, là đạo đức của người trai miền nam VN trong thời loạn ly. Nhìn lại lịch sử cổ đại đến cận đại của Đông hay Tây sử. Thì sự kiện ngày 30 tháng 4 năm 1975 của Việt Nam - chứng minh được một điều chưa có một quân đội của một quốc gia nào trên thế giới có số lượng tướng lãnh và binh sĩ tuẫn tiết theo lý tưởng nhiều như Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Những cấp chỉ huy trong quân lực VNCH đã nếu cao danh dự của một cấp chỉ huy theo đúng truyền thống của quân đội Đại Việt. Họ là những Nguyễn Tri Phương-Hoàng Diệu oanh liệt dũng cảm hy sinh trong chiến đấu, thà chết chứ không đầu hàng giặc.

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

TƯỞNG NIỆM NGÀY TANG YÊN BÁI

17 THÁNG SÁU
TƯỞNG NIỆM NGÀY TANG YÊN BÁI

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZWtTWlREQ3o0UEh6d3ZUNS1aMVRPT2JfNHVR/view?usp=sharing

… Tác giả Louis Roubaud in trong cuốn sách Việt Nam, xuất bản 1931, được trích dẫn khá nhiều, viết về cuộc khởi nghĩa Yên Bái và những diễn biến tại pháp trường. Ngay ở trang đầu Roubaud đã viết: “Việt Nam! Việt Nam! Việt Nam! 13 lần tôi nghe tiếng hô này trước máy chém ở Yên Bái. 13 người bị kết án tử hình đã lần lượt thét lên như vậy cách đoạn đầu đài hai thước”. Tác giả cũng viết về nhà cách mạng Nguyễn Thái Học: “Anh mỉm miệng cười, cực kỳ bình thản, đưa mắt nhìn đám đông công chúng và cúi đầu chào đồng bào rồi cất giọng đĩnh đạc, trầm hùng mà hô lớn: “Việt Nam vạn tuế”. Cô Giang, vợ chưa cưới của Nguyễn Thái Học, cũng có mặt trong đám đông.”

Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi: "Việt Nam Minh Châu Trời Đông" & "Đáp Lời Sông Núi" 



Chuyện Bảy Mươi Mốt Năm Trước (17/6/1945 – 17/6/2016): 

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzRkhXbThtNjRCdC1La2doQWtjWGNiQ2drVmRr/view?usp=sharing

Lần Đầu Tiên Lễ Tưởng Niệm Nguyễn Thái Học và Các Liệt Sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng Được Công Khai Tổ Chức ở Kinh Đô Huế trong Một Nước Việt Nam Độc Lập có Thủ Tướng Trần Trọng Kim tới dự.
Phạm Cao Dương

Vụ Án Yên Bái: Không Thành Công Thì Thành Nhân
Trần Gia Phụng

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzM1RjeHVrNWk5VFB5SVR3cV9kU3BxUWduR2dV/view?usp=sharing

… Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, và Phó Ðức Chính bị mật thám vây bắt hụt tại làng Võng La, tổng Hạ Bì, huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) ngày 8-12-1929. Tuy nhiên, để qua mặt Pháp, các ông lại triệu tập đại hội ngay tại Võng La ngày 26-1-1930, gồm khoảng 20 đại biểu các tỉnh miền Trung du Bắc Kỳ. Sau khi kiểm điểm tình hình, Nguyễn Thái Học tuyên bố:

"… Người ta bảo: cần phải đứng trước ở chỗ không thua! Nhưng chúng ta thì đứng trước ở chỗ thua mất rồi! Thế nhưng liệu chúng ta hãy hoãn để tổ chức lại rồi mới đánh có được không? Tôi tin rằng không thể được! Cuộc đời là cả một canh bạc, gặp canh bạc đen, người ta có thể thua sạch hết cả vốn. Gặp thời thế không chiều mình, đảng chúng ta có thể tiêu hao hết lực lượng. Một khi lòng sợ sệt đã xen vào trong đầu óc quần chúng, khiến họ hết hăng hái, hết tin tưởng, thì phong trào cách mạng có thể nguội lạnh như đám tro tàn, rồi của sẽ không tiếp, người sẽ bị bắt lần, vô tình đã xô đẩy anh em vào cái chết lạnh lùng mòn mỏi ở các phòng ngục trại giam, âu là chết đi để lại cái gương hy sinh phấn đấu cho người sau nối bước. Chúng ta "không thành công thì thành nhân", có gì mà ngần ngại. " (28)

10 tháng 2 năm 1930 cuộc khởi nghĩa Yên Bái bùng nổ

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzR2J2amhzc3dNYU96T2RYU0otcHg0QVhiU0Jz/view?usp=sharing

Cách nay 86 năm, vào ngày 10 tháng 2 năm 1930, cuộc Khởi nghĩa Yên Bái (chính tả cũ : Khởi-nghĩa Yên-Báy) do Việt Nam Quốc dân Đảng tổ chức và lãnh đạo quần chúng đã nổ ra tại tỉnh lỵ Yên Bái (nay là thành phố Yên Bái) rồi nhanh chóng lan ra toàn miền Bắc. Mục đích của cuộc khởi nghĩa là chấm dứt giai đoạn hoạt động nửa công khai của Việt Nam Quốc dân Đảng (thành lập ngày 25 tháng 12 năm 1927 tại Hà Nội), đánh đổ ách cai trị thực dân – phong kiến đã lỗi thời và tiến tới xây dựng chính thể Dân quốc Cộng hòa.

Tân chính khí ca

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzbDUwS0tYX1NZYUZRRXdHWFlZU29iU3hhbUNz/view?usp=sharing

Chính khí ca là thi phẩm ca tụng sự tuẫn tiết của Hoàng Diệu khi Pháp đánh chiếm Hà Nội năm 1882. Tuẫn tiết là tự hủy thân xác và chết vì nghĩa lớn, vì lý tưởng mà mình theo đuổi. Nghĩa lớn nhất trong đời người là nghĩa đối với nhân loại, quốc gia, dân tộc. Tuẫn tiết là nét đặc thù của một số nước Đông Á như Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản. Riêng Việt Nam, nhiều cuộc tuẫn tiết rất anh hùng đã diễn ra trong lịch sử, đặc biệt nhất vào năm 1975, khi chính thể Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ.

GƯƠNG XƯA
PHỤ NỮ GIỮ NƯỚC và MỞ NƯỚC 

Trần thị LaiHồng
 biên soạn

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzUk1tdlJOS21VUU5FVWpMekFWeG1FODBXcmw0/view?usp=sharing

Uống nước nhớ nguồn
Thấy non sông rộng nhớ ơn cao dầy
Giữ Nước : Giặc đến nhà đàn bà phải đánh
Ta lên núi
Ta lên núi
Đuổi đàn hươu
Đuổi đàn hươu
Chị em năm ba mặt cũng rầu rầu
Ta lên núi
Ta lên núi
Đuổi đàn nai
Đuổi đàn nai
Nỗi niềm tâm sự than thở cùng ai ?
Đoái trông phương Đông : nước rộng mênh mông
Đoái trông phương Tây : đá trắng gồ ghề
Đoái trông phương Nam : mây che đầu ngàn
Đoái trông phương Bắc : núi cao cao ngất …

17/6 Nguyễn Thái Học hy sinh / 18/6 Cô Giang tuẫn tiết
(1930-2015)

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzdkUxOTItdGVpOGFUTnB5d0hZSjBOVE5hR0hJ/view?usp=sharing

Lúc còn sống cùng đồng tâm đồng chí,
Khi chết đi là liệt nữ, anh hùng.
Là tấm gương cho hậu thế soi chung,
Là ánh sao sáng ngời trong thanh sử.
Anh hùng tử nhưng khí hùng bất tử.
Tiếc thương ! Nguyễn Thái Học với Cô Giang,
Đôi uyên ương cách mạng sống hiên ngang,
Rồi cùng chết để giữ tròn khí tiết.
Một mối tình thuỷ chung và bất diệt,
Hào hùng thay! Người trai Việt, gái nước Nam!
Dòng lịch sử trôi một thoáng 85 năm,
Xin nghiêng mình thắp nén nhang tưởng niệm .
CN

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016

Tưởng Năng Tiến - Hà Sĩ Phu & Tôn Nữ Thị Ninh



Tưởng Năng Tiến - Hà Sĩ Phu & Tôn Nữ Thị Ninh


Mình là thế thượng phong của nguời chiến thắng, mình cần chủ động, người ta không thể chủ động được do mặc cảm, cũng không thể yêu cầu ngươi ta đi trước, họ đứng ở vị trí không thuận lợi trong tiến trình lịch sử.
Tôn Nữ Thị Ninh

Obama, ngày vui qua mau
Lê Hữu 


"Nhà lãnh đạo giỏi và được lòng dân là nhà lãnh đạo mà người dânthích được cùng chụp hình selfie.” 

Ngày vui qua mau, “cơn sốt Obama” đã tạm lắng xuống. Chuyến đi lịch sử của ông Obama đến Việt Nam nay chỉ còn lại những tấm ảnh màu. Trong số những ảnh “kỷ niệm một chuyến đi” ấy, tấm ảnh Tổng Thống Mỹ và tay đầu bếp nổi tiếng Anthony Bourdain dùng bữa tối tại một quán ăn bình dân với thực đơn là món bún chả và bia Hà Nội được cư dân mạng bình chọn là ảnh “hot” nhất. Cả những tờ báo lớn nước ngoài cũng đồng loạt đăng lại ảnh này và xếp hạng đầu trong số những ảnh “ấn tượng” nhất của tuần lễ cuối tháng Năm (bên cạnh ảnh các nhà lãnh đạo G7 trồng cây lưu niệm trước giờ khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh ở Nhật, ảnh chiếc tàu chở gần 600 người nhập cư bị lật úp ngoài khơi Libya…).

Tranh Luận Brexit

Hùng Tâm - Hồ Sơ Người-Việt Ngày 160608
Anh Quốc giữa Liên Âu và Hoa Kỳ


Một chuyện khá bất thường tuần qua là trả lời phỏng vấn của báo chí, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ là bà Janet Yellen nói đến cuộc trưng cầu dân ý tại Anh khi nêu ý kiến về những ảnh hưởng cho kinh tế toàn cầu mà định chế của bà phải cân nhắc trong quyết định về lãi suất vào kỳ họp tháng này (hay cuối tháng tới). Chuyện ấy bất thường vì ít khi viên chức phụ trách về chánh sách tiền tệ và tín dụng Hoa Kỳ đề cập tới chính trị, mà lại là chính trị của một quốc gia khác. Không cho biết quan điểm về việc nên hay không, bà Yellen chỉ nói rằng nếu Anh Quốc ra khỏi Liên Âu (kịch bản Brexit) thì kinh tế toàn cầu có thể bị ảnh hưởng.
Điều ấy càng cho thấy tầm quan trọng của cuộc trưng cầu dân ý.

Brexit: hãy ở lại và hãy cải cách

Tác giả: David Kilgour | Dịch giả: Xuân Dung
11 Tháng Sáu , 2016
( Song ngữ )


Chỉ còn hơn hai tuần nữa [tính từ thời điểm bài gốc được đăng hôm 6 tháng 6], cử tri Anh sẽ quyết định một vấn đề đã kìm nén quan điểm chính trị của cả một thế hệ tại đó: đất nước nên ở lại trong Liên minh châu Âu, hoặc rời đi và đơn độc tiến bước?
Một cuộc khảo sát gần đây của tờ Manchester Guardian cho thấy các cử tri đã bị chia rẽ với tỉ lệ 52 phần trăm ủng hộ việc rời bỏ, và 48 phần trăm ở lại.
Vì vậy nếu họ bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 23 tháng 6, các vj muốn phá vỡ EU, bao gồm Vladimir Putin tại Moscow, Marine Le Pen ở Paris, và Donald Trump ở New York, sẽ rất vui mừng. Thủ tướng Đức Angela Merkel, hầu hết các nhà lãnh đạo châu Âu, và nhiều bạn bè của Anh trên thế giới sẽ rất thất vọng.

Thái Lan sẵn sàng gia nhập TPP, Việt Nam có lo mất lợi thế?


Theo Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan, Phó thủ tướng Thái Lan Somkid Jatusripitak cho biết nước này đã sẵn sàng tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Thái Lan sẽ tìm kiếm sự ủng hộ từ các nước thành viên hiện có bao gồm Nhật Bản.

Tại thời điểm hiện nay, Thái Lan sẽ tổ chức cuộc thăm dò ý kiến dư luận từ các quốc gia thành viên - bước đệm chuẩn bị quan trọng có thể kéo dài 1 năm. Hình thức thăm dò ý kiến dư luận được sử dụng để tìm kiếm ý kiến của người dân trước khi ký kết bất kỳ hiệp định tự do thương mại với các quốc gia khác.

Phương thức tiếp cận này sẽ làm giảm những xung dột giữa các nhóm khác nhau trước khi Thái Lan chính thức tham gia TPP.


Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

DÂN VÔ SẢN ĐÓI MEO, ĐẢNG VÔ SẢN GIẦU NỨT MẮT



DÂN VÔ SẢN ĐÓI MEO, ĐẢNG VÔ SẢN GIẦU NỨT MẮT

Phạm Trần


Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục nhét đầy miệng dân những chiếc bánh vẽ “vô sản” để  cho cán bộ làm giầu nứt mắt.
Chuyện này không mới nhưng vì đảng tưởng dân chưa biết nên cứ  vẽ voi đánh lừa mãi.
Trước hết, hãy nói về  những chuyện không thật ghi trong Điều 2  Hiến pháp năm 2013 :
“ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
 Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.” 

Một thế giới thiếu nước

Nguyên Lam & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA Ngày 160608
"Diễn đàn Kinh tế"

Ý thức về nước là cơ hội giải phóng


Đầu Tháng Năm vừa qua, Ngân hàng Thế giới vừa công bố một công trình nghiên cứu về hậu quả của nạn biến đổi địa cầu là nạn thiếu nước cho nhân loại trong khi nhu cầu về nước cho kinh tế lại gia tăng. Bài toán ấy ảnh hưởng thế nào với kinh tế Đông Á?

Việt Nam Cần Chuẩn Bị Chiến Tranh


Tình hình Biển Đông mỗi ngày mỗi căng thẳng, phức tạp rất dễ bùng nổ thành một cuộc chiến nên chúng ta cùng bàn luận với nhau để tìm lối thoát cho dân tộc Việt Nam chúng ta, một dân tộc đã hứng chịu quá nhiều đau thương trong thế kỷ vừa qua vì các mưu đồ của các cường quốc. Trước khi tìm đi tìm một lối thoát, chúng ta nên bỏ ngoài tai những lời tuyên truyền của các cường quốc mà cần tìm hiểu để biết các cường quốc mưu đồ cái gì ở Biển Đông.

Chiến lược toàn cầu Mỹ – Nga – Trung trong trật tự thế giới mới và đối sách của Nga


Mấy năm qua, thế giới đã chứng kiến những bất ổn và biến động khôn lường, từ khủng hoảng kinh tế đến bạo lực khủng bố, khủng hoảng di cư , ly khai biệt lập, đối đầu ngoại giao, an ninh quân sự… với quy mô và cấp độ chưa từng thấy kể từ sau chiến tranh thế giới thứ  II đến nay. Rõ ràng, trật tự thế giới thay đổi sâu sắc, với xu hướng bất ổn ngày càng gia tăng. Trong đó, nổi bật lên sự cạnh tranh khốc liệt về chiến lược toàn cầu  của tam giác Nga – Mỹ – Trung. Bài viết này sẽ cố gắng luận giải những đối sách của Nga trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc hiện nay.