17 THÁNG SÁU
TƯỞNG NIỆM NGÀY TANG YÊN BÁI
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZWtTWlREQ3o0UEh6d3ZUNS1aMVRPT2JfNHVR/view?usp=sharing
… Tác giả Louis Roubaud in trong cuốn sách Việt Nam, xuất bản 1931, được trích dẫn khá nhiều, viết về cuộc khởi nghĩa Yên Bái và những diễn biến tại pháp trường. Ngay ở trang đầu Roubaud đã viết: “Việt Nam! Việt Nam! Việt Nam! 13 lần tôi nghe tiếng hô này trước máy chém ở Yên Bái. 13 người bị kết án tử hình đã lần lượt thét lên như vậy cách đoạn đầu đài hai thước”. Tác giả cũng viết về nhà cách mạng Nguyễn Thái Học: “Anh mỉm miệng cười, cực kỳ bình thản, đưa mắt nhìn đám đông công chúng và cúi đầu chào đồng bào rồi cất giọng đĩnh đạc, trầm hùng mà hô lớn: “Việt Nam vạn tuế”. Cô Giang, vợ chưa cưới của Nguyễn Thái Học, cũng có mặt trong đám đông.”
Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi: "Việt Nam Minh Châu Trời Đông" & "Đáp Lời Sông Núi"
Chuyện Bảy Mươi Mốt Năm Trước (17/6/1945 – 17/6/2016):
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzRkhXbThtNjRCdC1La2doQWtjWGNiQ2drVmRr/view?usp=sharing
Lần Đầu Tiên Lễ Tưởng Niệm Nguyễn Thái Học và Các Liệt Sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng Được Công Khai Tổ Chức ở Kinh Đô Huế trong Một Nước Việt Nam Độc Lập có Thủ Tướng Trần Trọng Kim tới dự.
Phạm Cao Dương
Vụ Án Yên Bái: Không Thành Công Thì Thành Nhân
Trần Gia Phụng
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzM1RjeHVrNWk5VFB5SVR3cV9kU3BxUWduR2dV/view?usp=sharing
… Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, và Phó Ðức Chính bị mật thám vây bắt hụt tại làng Võng La, tổng Hạ Bì, huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) ngày 8-12-1929. Tuy nhiên, để qua mặt Pháp, các ông lại triệu tập đại hội ngay tại Võng La ngày 26-1-1930, gồm khoảng 20 đại biểu các tỉnh miền Trung du Bắc Kỳ. Sau khi kiểm điểm tình hình, Nguyễn Thái Học tuyên bố:
"… Người ta bảo: cần phải đứng trước ở chỗ không thua! Nhưng chúng ta thì đứng trước ở chỗ thua mất rồi! Thế nhưng liệu chúng ta hãy hoãn để tổ chức lại rồi mới đánh có được không? Tôi tin rằng không thể được! Cuộc đời là cả một canh bạc, gặp canh bạc đen, người ta có thể thua sạch hết cả vốn. Gặp thời thế không chiều mình, đảng chúng ta có thể tiêu hao hết lực lượng. Một khi lòng sợ sệt đã xen vào trong đầu óc quần chúng, khiến họ hết hăng hái, hết tin tưởng, thì phong trào cách mạng có thể nguội lạnh như đám tro tàn, rồi của sẽ không tiếp, người sẽ bị bắt lần, vô tình đã xô đẩy anh em vào cái chết lạnh lùng mòn mỏi ở các phòng ngục trại giam, âu là chết đi để lại cái gương hy sinh phấn đấu cho người sau nối bước. Chúng ta "không thành công thì thành nhân", có gì mà ngần ngại. " (28)
10 tháng 2 năm 1930 cuộc khởi nghĩa Yên Bái bùng nổ
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzR2J2amhzc3dNYU96T2RYU0otcHg0QVhiU0Jz/view?usp=sharing
Cách nay 86 năm, vào ngày 10 tháng 2 năm 1930, cuộc Khởi nghĩa Yên Bái (chính tả cũ : Khởi-nghĩa Yên-Báy) do Việt Nam Quốc dân Đảng tổ chức và lãnh đạo quần chúng đã nổ ra tại tỉnh lỵ Yên Bái (nay là thành phố Yên Bái) rồi nhanh chóng lan ra toàn miền Bắc. Mục đích của cuộc khởi nghĩa là chấm dứt giai đoạn hoạt động nửa công khai của Việt Nam Quốc dân Đảng (thành lập ngày 25 tháng 12 năm 1927 tại Hà Nội), đánh đổ ách cai trị thực dân – phong kiến đã lỗi thời và tiến tới xây dựng chính thể Dân quốc Cộng hòa.
Tân chính khí ca
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzbDUwS0tYX1NZYUZRRXdHWFlZU29iU3hhbUNz/view?usp=sharing
Chính khí ca là thi phẩm ca tụng sự tuẫn tiết của Hoàng Diệu khi Pháp đánh chiếm Hà Nội năm 1882. Tuẫn tiết là tự hủy thân xác và chết vì nghĩa lớn, vì lý tưởng mà mình theo đuổi. Nghĩa lớn nhất trong đời người là nghĩa đối với nhân loại, quốc gia, dân tộc. Tuẫn tiết là nét đặc thù của một số nước Đông Á như Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản. Riêng Việt Nam, nhiều cuộc tuẫn tiết rất anh hùng đã diễn ra trong lịch sử, đặc biệt nhất vào năm 1975, khi chính thể Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ.
GƯƠNG XƯA
PHỤ NỮ GIỮ NƯỚC và MỞ NƯỚC
Trần thị LaiHồng
biên soạn
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzUk1tdlJOS21VUU5FVWpMekFWeG1FODBXcmw0/view?usp=sharing
Uống nước nhớ nguồn
Thấy non sông rộng nhớ ơn cao dầy
Giữ Nước : Giặc đến nhà đàn bà phải đánh
Ta lên núi
Ta lên núi
Đuổi đàn hươu
Đuổi đàn hươu
Chị em năm ba mặt cũng rầu rầu
Ta lên núi
Ta lên núi
Đuổi đàn nai
Đuổi đàn nai
Nỗi niềm tâm sự than thở cùng ai ?
Đoái trông phương Đông : nước rộng mênh mông
Đoái trông phương Tây : đá trắng gồ ghề
Đoái trông phương Nam : mây che đầu ngàn
Đoái trông phương Bắc : núi cao cao ngất …
17/6 Nguyễn Thái Học hy sinh / 18/6 Cô Giang tuẫn tiết
(1930-2015)
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzdkUxOTItdGVpOGFUTnB5d0hZSjBOVE5hR0hJ/view?usp=sharing
Lúc còn sống cùng đồng tâm đồng chí,
Khi chết đi là liệt nữ, anh hùng.
Là tấm gương cho hậu thế soi chung,
Là ánh sao sáng ngời trong thanh sử.
Anh hùng tử nhưng khí hùng bất tử.
Tiếc thương ! Nguyễn Thái Học với Cô Giang,
Đôi uyên ương cách mạng sống hiên ngang,
Rồi cùng chết để giữ tròn khí tiết.
Một mối tình thuỷ chung và bất diệt,
Hào hùng thay! Người trai Việt, gái nước Nam!
Dòng lịch sử trôi một thoáng 85 năm,
Xin nghiêng mình thắp nén nhang tưởng niệm .
CN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét