Tưởng Năng Tiến - Hà Sĩ Phu & Tôn Nữ Thị
Ninh
Mình là thế thượng phong của nguời
chiến thắng, mình cần chủ động, người ta không thể chủ động được do mặc cảm,
cũng không thể yêu cầu ngươi ta đi trước, họ đứng ở vị trí không thuận lợi
trong tiến trình lịch sử.
Tôn Nữ Thị
Ninh
Obama, ngày vui qua
mau
Lê Hữu
"Nhà
lãnh đạo giỏi và được lòng dân là nhà lãnh đạo mà người dânthích được cùng chụp hình selfie.”
Ngày vui
qua mau, “cơn sốt Obama” đã tạm lắng xuống. Chuyến đi lịch sử của ông Obama đến
Việt Nam nay chỉ còn lại những tấm ảnh màu. Trong số những ảnh “kỷ niệm một
chuyến đi” ấy, tấm ảnh Tổng Thống Mỹ và tay đầu bếp nổi tiếng Anthony Bourdain
dùng bữa tối tại một quán ăn bình dân với thực đơn là món bún chả và bia Hà Nội
được cư dân mạng bình chọn là ảnh “hot” nhất. Cả những tờ báo lớn nước ngoài
cũng đồng loạt đăng lại ảnh này và xếp hạng đầu trong số những ảnh “ấn tượng”
nhất của tuần lễ cuối tháng Năm (bên cạnh ảnh các nhà lãnh đạo G7 trồng cây lưu
niệm trước giờ khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh ở Nhật, ảnh chiếc tàu chở gần 600
người nhập cư bị lật úp ngoài khơi Libya…).
Tranh Luận Brexit
Hùng Tâm - Hồ Sơ Người-Việt Ngày
160608
Anh Quốc giữa Liên Âu và Hoa Kỳ
Một chuyện khá bất thường tuần qua
là trả lời phỏng vấn của báo chí, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ là bà
Janet Yellen nói đến cuộc trưng cầu dân ý tại Anh khi nêu ý kiến về những ảnh
hưởng cho kinh tế toàn cầu mà định chế của bà phải cân nhắc trong quyết định về
lãi suất vào kỳ họp tháng này (hay cuối tháng tới). Chuyện ấy bất thường vì ít
khi viên chức phụ trách về chánh sách tiền tệ và tín dụng Hoa Kỳ đề cập tới
chính trị, mà lại là chính trị của một quốc gia khác. Không cho biết quan điểm
về việc nên hay không, bà Yellen chỉ nói rằng nếu Anh Quốc ra khỏi Liên Âu (kịch
bản Brexit) thì kinh tế toàn cầu có thể bị ảnh hưởng.
Điều ấy càng cho thấy tầm quan trọng
của cuộc trưng cầu dân ý.
Brexit: hãy ở lại và hãy cải cách
Tác giả: David Kilgour | Dịch giả:
Xuân Dung
11 Tháng Sáu , 2016
( Song ngữ )
Chỉ còn hơn hai tuần nữa [tính từ
thời điểm bài gốc được đăng hôm 6 tháng 6], cử tri Anh sẽ quyết định một vấn
đề đã kìm nén quan điểm chính trị của cả một thế hệ tại đó: đất nước nên ở lại
trong Liên minh châu Âu, hoặc rời đi và đơn độc tiến bước?
Một cuộc khảo sát gần đây của tờ
Manchester Guardian cho thấy các cử tri đã bị chia rẽ với tỉ lệ 52 phần
trăm ủng hộ việc rời bỏ, và 48 phần trăm ở lại.
Vì vậy nếu họ bỏ phiếu trong cuộc
trưng cầu dân ý ngày 23 tháng 6, các vj muốn phá vỡ EU, bao gồm Vladimir Putin
tại Moscow, Marine Le Pen ở Paris, và Donald Trump ở New York, sẽ rất vui mừng.
Thủ tướng Đức Angela Merkel, hầu hết các nhà lãnh đạo châu Âu, và nhiều bạn bè
của Anh trên thế giới sẽ rất thất vọng.
Thái Lan sẵn sàng gia nhập TPP, Việt Nam có lo mất lợi thế?
Theo Thương vụ Việt Nam tại
Thái Lan, Phó thủ tướng Thái Lan Somkid Jatusripitak cho biết nước này đã sẵn
sàng tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Thái Lan sẽ tìm
kiếm sự ủng hộ từ các nước thành viên hiện có bao gồm Nhật Bản.
Tại thời điểm hiện nay, Thái Lan sẽ tổ chức cuộc thăm dò ý kiến dư luận từ các quốc gia thành viên - bước đệm chuẩn bị quan trọng có thể kéo dài 1 năm. Hình thức thăm dò ý kiến dư luận được sử dụng để tìm kiếm ý kiến của người dân trước khi ký kết bất kỳ hiệp định tự do thương mại với các quốc gia khác.
Phương thức tiếp cận này sẽ làm giảm những xung dột giữa các nhóm khác nhau trước khi Thái Lan chính thức tham gia TPP.
Tại thời điểm hiện nay, Thái Lan sẽ tổ chức cuộc thăm dò ý kiến dư luận từ các quốc gia thành viên - bước đệm chuẩn bị quan trọng có thể kéo dài 1 năm. Hình thức thăm dò ý kiến dư luận được sử dụng để tìm kiếm ý kiến của người dân trước khi ký kết bất kỳ hiệp định tự do thương mại với các quốc gia khác.
Phương thức tiếp cận này sẽ làm giảm những xung dột giữa các nhóm khác nhau trước khi Thái Lan chính thức tham gia TPP.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét