Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016

Tưởng năng Tiến – Đường Hẹp, Xe To & Đầu Nhỏ


Tưởng năng Tiến – Đường Hẹp, Xe To & Đầu Nhỏ

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzQUNFejlra2NoRGVNd0N4ZzRpamY4VUpXdnJn/view?usp=sharing

Cũng như nhiều nơi khác ở Á Châu, vào mùa này, Cambodia ... thường có những trận mưa xối xả. Tuy thế, mức độ cũng như tần suất lụt lội ở Phnom Penh chắc cũng chỉ có thể xếp vào hàng thứ ba của Đông Nam Á mà thôi.
Hạng nhất và nhì vẫn phải nhường (đứt) cho Sài Gòn hay Hà Nội. Người dân Nam Vang chưa bao giờ được hưởng cái niềm vui hồn nhiên và chan hoà (bắt cá ngay trước cửa nhà) như ở “thủ đô mến yêu của ta.”
Bù lại sự “thua kém” này, Phnom Penh – theo nhận xét của nhiều người – là nơi có đông xe Lexus nhất trên thế giới. Và toàn là xe thứ dữ – LX, RX, NX, GX ... – ngó rất bề thế – chớ không phải compact (gọn gàng) như loại LS làng nhàng đâu.

Tập tầm vông Tay không tay có

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzYS1zajlrZGE3a0k4UXhuTHNSV3JJTFBETXJj/view?usp=sharing

Tuần qua, có hai chuyện tưởng như không liên hệ gì lại khiến thiên hạ chú ý đến Trung Quốc.

Đầu tiên là sau ba năm làm việc với giới hữu trách Bắc Kinh để giải quyết mối quan ngại về các thị trường cổ phiếu Thượng Hải và Thẩm Quyến, hôm 14, hệ thống MSCI đã từ chối đưa cổ phiếu Trung Quốc vào danh mục chỉ số chứng khoán của các thị trường đang lên.

Về bối cảnh thì dưới tên gọi nguyên thủy là Morgan Stanley Capital International, MSCI có chức năng định giá các chỉ số chứng khoán toàn cầu gọi là global stock indexes, là loại thông tin khách quan hướng dẫn giới đầu tư tài chánh. Cổ phiếu của Trung Quốc thuộc loại yết giá bằng ngoại tệ, không bằng đồng tiền của xứ này, đã nằm trong danh mục Emerging Market Index của MSCI với tỷ trọng là 26%. Từ ba năm nay, Bắc Kinh muốn đưa cổ phiếu loại A-Share, yết giá bằng đồng Nguyên, vào danh mục của MSCI. Tổ chức này nghiên cứu tiến độ cải cách theo chiều hướng tự do và minh bạch hơn để từng bước đưa loại cổ phiếu ấy của Trung Quốc vào danh sách cổ phiếu có thể được giao dịch trên các sàn quốc tế. Hai năm qua, MSCI thấy việc cải cách thị trường của Trung Quốc thiếu tiến triển và từ năm ngoái thì làm việc thêm với Bắc Kinh để cùng cải thiện quy cách làm ăn. Sau cùng thì họ từ chối, và hẹn là sẽ xét lại vào năm Tháng Sáu năm tới.

Tại sao Trung Quốc khó vượt Mỹ về kinh tế?
(Song ngữ)

Nguồn: Pankaj Ghemawat & Thomas Hout, Foreign Affairs, March/April 2016.

https://www.foreignaffairs.com/articles/united-states/can-chinas-companies-conquer-world

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzQkZTUDhRQktwamhQbEF5ZnlvLVIyZ2ExYW9B/view?usp=sharing

Mặc cho những khó khăn kinh tế gần đây của Trung Quốc, rất nhiều nhà kinh tế và nhà phân tích cho rằng nước này vẫn đang trên đà soán ngôi Mỹ và sẽ sớm trở thành nền kinh tế đứng đầu thế giới. Thật vậy, điều này đã trở thành một quan điểm chủ đạo – nếu không phải gần như là một niềm tin chung – ở cả hai bờ Thái Bình Dương. Nhưng những nhân tố cấu thành ý kiến này thường bỏ qua một sự thật quan trọng: sức mạnh kinh tế gắn bó mật thiết với sức mạnh doanh nghiệp, một lĩnh vực mà Trung Quốc vẫn còn bị Mỹ bỏ xa.
Để hiểu được làm thế nào mà điều đó có thể ảnh hưởng tới triển vọng tương lai của Trung Quốc, việc quan trọng đầu tiên cần phải làm là hiểu được những lý do vì sao rất nhiều người vẫn lạc quan về Trung Quốc – tức là cần xem lại những bằng chứng ủng hộ cho lập luận rằng Trung Quốc sẽ chiếm ưu thế trong tương lai. Thoáng nhìn qua, những con số rất ấn tượng. GDP của Trung Quốc có vẻ sẽ vượt qua Mỹ, dù rằng ít nhất cũng phải tới năm 2028, tức là muộn hơn năm đến mười năm so với dự báo của các nhà phân tích trước khi cuộc giảm tốc hiện nay của Trung Quốc bắt đầu vào năm 2014. Rốt cuộc, Trung Quốc cũng đã trở thành thị trường rộng lớn nhất cho hàng trăm sản phẩm, từ xe hơi, nhà máy điện cho đến tã lót. Chính phủ Trung Quốc là người nắm lượng dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới với hơn 3.000 tỷ USD. Và Trung Quốc cũng hơn hẳn Mỹ về kim ngạch thương mại. Trong số 180 quốc gia mà cả hai nước cùng giao thương, Trung Quốc là bạn hàng lớn hơn của 124 nước, bao gồm vài đồng minh chính trị và kinh tế quan trọng của Mỹ. Cuối cùng, Trung Quốc đã có những bước tiến vững chắc nhằm đạt mục tiêu trở thành nhà đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp thiết bị, và tín dụng trong thế giới các nước đang phát triển. Phần lớn Châu Á, Châu Âu, và Châu Mỹ Latinh giờ đây đều phụ thuộc vào Trung Quốc về chính trị và kinh tế.

Phim tài liệu “Việt Nam – Đông Á 35 năm bão lửa 1940-1975” 



Phim tài liệu đặc biệt về cuộc chiến Đông Dương và Việt Nam 1940 — 1954 với những thước phim lịch sử về cuộc tấn công biển người của Hồng Quân Trung Cộng tại chiến trường Cao Ly (Triều Tiên) đẫm máu.
Những hình ảnh về quốc trưởng Bảo Đại trong sứ mệnh tái hình thành và phát triển quân đội Quốc Gia Việt Nam và những ngày cuối cùng của cuộc chiến Pháp-Việt mà ngày N đã kết thúc tại Genève.
Đây là DVD phim tài liệu tổng lược về cuộc đời chính trị của vị tổng thống đầu tiên của Việt Nam và những chứng tích lịch sử của nền đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa.
Qua tập phim này, người xem được nhìn thấy những hình ảnh về cuộc đối đầu giữa chính phủ Ngô Đình Diệm với các lực lượng Giáo Phái và Bình Xuyên, những nỗ lực phát triển Quân Lực VNCH, những chứng liệu về mối bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, và những hoạt động chính trị và xã hội của vị Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm mà đã gây ra nhiều tranh cãi trong hơn 50 năm qua.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét