Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

QUAY VỀ CHÚT LỊCH SỬ COMMENTS

Quay về chút lịch sử

TRÍCH ĐOẠN NGUYỄN TẤN DŨNG COMMENT. (ĐỌC NGYÊN VĂN Ở PHẦN COMMENT).

…http://nguyentandung.org/vai-loi-voi-ong-alan-phan-ve-lich-su.html
Vài lời với ông Alan Phan về lịch sử

Thứ năm, 28/02/2013, 06:39 (GMT+7)
Ở phần đầu bài viết “Quay về chút lịch sử“, ông Alan Phan đã rào trước đón sau rằng quan điểm của ông được hình thành từ việc theo dõi truyền thông, tức là những gì hoàn toàn công khai minh bạch và ai cũng biết, có lẽ vì thế mà ông cảm thấy hoàn toàn không cần phải đưa bằng chứng cho những điều mình nói.
Sau khi đọc những gì ông viết, bộ máy tuyên truyền của chính quyền Mỹ có thể vỗ tay cười thật tươi rằng họ đã thành công rực rỡ trong việc nhồi sọ một thế hệ. Lý do rất đơn giản: Ông tuyên bố là 68 năm rồi không thèm quan tâm đến các khẩu hiệu chính trị nhưng ông đã lặp lại chính xác những gì họ muốn ông nói.

...Cuối cùng, tôi không biết luật Việt Nam cấm ông nói gì nhưng có một điều tôi đang thấy là bộ máy truyền thông Mỹ đã làm việc rất hiệu quả, hệ thống ấy đã giúp ông không nhìn thấy những thứ mà lẽ ra ông phải thấy. Cái khả năng mà ông cho là có thể phân tích được quyền lợi quốc gia nằm đằng sau quyết định chính trị rõ ràng là rất đáng ngờ.


LINCOLN VÀ BÊN THẮNG CUỘC COMMENTS

Lincoln và bên thắng cuộc

http://diemnhan.blogspot.com/2013/02/lincoln-va-ben-thang-cuoc.html

Comments

1. Huyen Nguyen says:
February 25, 2013 at 11:26 am
Vì đó là dân tộc đã thật sự “in God we trust”
Tất nhiên bây giờ thì thời thế đã khác vì họ thik “In Freedom we trust”
Reply
o mal says:
February 27, 2013 at 3:41 pm
ngây thơ!
Reply
 bao cao su ManUp says:
February 28, 2013 at 12:32 am
bác quả là khôn nhỉ, không ngây thơ như dân đen bọn em
Reply
o Hưng says:
February 27, 2013 at 9:56 pm
Sao bằng chúng ta, dân tộc “in mokey we trust” được, họ thật quá tầm thường )
Reply
2. Khoa Uc chau says:
February 25, 2013 at 11:48 am
Chien thang cua giai cap vo san khac biet voi chien thang cua toan dan.Hieu chua?
Reply
o Đỗ Manh Hùng says:
February 26, 2013 at 12:29 am
Chien thang cua giai cap vo san khac biet voi chien thang cua toan dan.Hieu chua? => Em chưa hiểu lắm bác làm ơn giải thích rõ hơn được không ?

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

QUAY VỀ CHÚT LỊCH SỬ


February 27, 2013
By Alan Phan

Bài viết “Lincoln và Bên Thắng Cuộc” của tôi tạo khá nhiều tranh luận trên các diễn đàn. Một câu hỏi thú vị là, “nếu Mỹ hào phóng rộng lượng như tinh thần Lincoln, thì sao không đem tiền tái thiết Việt Nam và giúp các nạn nhân chất độc da cam sau 1975?” Tôi nói đùa là các bạn quên rồi, Mỹ thuộc phe thua cuộc, lẽ ra Việt Nam phải đem tiền qua Mỹ giúp người thất thế chứ.

 http://diemnhan.blogspot.com/2013/02/lincoln-va-ben-thang-cuoc.html

 Lincoln và bên thắng cuộc



Nghiêm túc hơn, nhìn lại lịch sử, tôi nhận thấy các nhà cầm quyền Mỹ đã khá rộng rãi với Việt Nam trong thời hậu chiến. Trước khi viết tiếp về góc nhìn này, tôi muốn xác định rõ nơi đây:” Tôi không phải là một sử gia, không hề nghiên cứu sâu rộng về vấn đề này và không có những tư liệu gì ngoài các bài phân tích và tin tức tôi đọc trên các mạng truyền thông.” Do đó, quan điểm của tôi có thể chứa nhiều sai lầm và đó cũng là lý do tôi đem đề tài này ra đây để mọi người góp ý, tạo nhiều góc nhìn đa dạng phong phú hơn. Khi comment, tôi xin các bạn giữ ý kiến mình trên các sự kiện lịch sử , đừng bẻ lái đến một trường phái chính trị nào, hay hô hào khẩu hiệu vì sau 68 năm, tôi đã phải lắp bắp nhiều lần…biết rồi, khổ lắm, nói mãi.

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

VẪY VÙNG VÀ GIẪY DỤA



Nguyễn-Xuân Nghĩa

"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"



Chính trị Hoa Kỳ đưa ra hình ảnh thê thảm về nước Mỹ


* Ngân sách Hoa Kỳ, thời 2007 và ngày nay, với mảng bội chi và mẩu giảm chi 85 tỷ - Hý họa của Michael Ramirez, báo IBD Ngày 130226 *


Từ một tuần qua và trong những ngày tới, trận đánh về ngân sách tại Hoa Kỳ sẽ lại là thời sự nóng hổi. Nhưng càng khiến thế giới hoài nghi về tâm thần vững mạnh của nước Mỹ.

Mở màn là vụ khủng hoảng tài chánh vào năm 2008, nhồi trong một cuộc tổng tuyển cử sau hai nhiệm kỳ Tổng thống của đảng Cộng Hoà. Năm năm về trước, đa số người dân còn mơ hồ về nguyên nhân sâu xa của vụ khủng hoảng, bùng nổ giữa một chu kỳ suy trầm kinh tế khởi sự từ Tháng 12 năm 2007. Người ta nói đến lý do là nạn bể bóng đầu tư trên thị trường gia cư, hay tình trạng bất cẩn và thậm chí bất lương của nhiều ngân hàng đầu tư, nên mới gây ra một vụ nỡ nợ dây chuyền sau sự sụp đổ của hệ thống tín dụng gia cư với loại tín dụng thứ cấp subprime như những kén nợ ung thối cứ được truyền tay.

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

LINCOLN VÀ BÊN THẮNG CUỘC


T/S Alan Phan

15 Feb 2013

Tết rồi, một người bạn Nhật Bản không về nước nên mời tôi xông đất theo tục lệ Việt; rồi ăn tối. Sau đó, cả 2 gia đình mở lên cuốn phim mới “Lincoln” để cùng ngồi coi. Cuốn phim bắt nguồn từ một cuốn sách khảo sát và tổng hợp các sự kiện lịch sử trong 4 tháng sau cùng của cuộc đời Tổng Thống Mỹ Lincoln (Tác giả: Doris Kearns Goodwin‘s ; tên sách, Team of Rivals: The Political Genius of Abraham Lincoln). Thời điểm là tháng giêng năm 1865, vào những ngày cuối của cuộc Nội Chiến Bắc Nam (Civil War); đã kéo dài 4 năm và đã tổn phí 600,000 sinh mạng của lính 2 bên.

Lãnh tụ của bên thắng cuộc



Lúc này, phần thắng coi như đã trong tầm tay của miền Bắc (đội Union). Miền Nam (đội Confederate) đang xin thương thuyết một cuộc đầu hàng với vài lá bài còn lại. Cho những ai chưa quen thuộc với cuộc Nội Chiến, nguyên nhân bắt đầu là sự xóa bỏ chế độ nô lệ trong xã hội Mỹ. Kinh tế miền Nam, chủ yếu là đồn điền nông trại, rất cần các nô lệ từ Phi Châu để điều hành. Sự giải phóng nô lệ (một loại tài sản) sẽ tạo mất mát và khủng hoảng kinh tế sâu rộng; trong khi miền Bắc không chịu ảnh hưởng kinh tế này nên chỉ muốn tiến tới một xã hội công bằng và nhân quyền của mọi người được tôn trọng hơn.

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

ĐỪNG NÍU KÉO


February 18, 2013
Alan Phan
Bài viết đầu cho năm Quý Tỵ (18 Feb 2013)
Vào thập niên 60’s có một bài hát được nhiều người ưa thích…”tôi xin người cứ gian dối…nhưng xin người đừng lìa xa tôi.” Tình yêu đẹp và lãng mạn thật, nhưng dù nam hay nữ, khi thốt ra lời trên, cho thấy một tinh thần tuyệt vọng và tội nghiệp, gần như tâm thần. Nhưng nếu quan sát kỹ, tâm trạng này khá phổ biến, kể cả trong những tình huống không liên quan đến tình yêu. Chả thế mà ông bà ta có câu “bỏ thì thương vương thì tội”.


Bám víu vì sợ hãi?


Tôi không nhớ rõ nhưng được đọc một nghiên cứu xã hội khoảng 10 năm trước, có đến 8% cuộc hôn nhân tại Mỹ mà người vợ hay chồng là một nạn nhân của “lạm dụng quyền lực và bạo động”. Tỷ lệ chắc chắn sẽ cao hơn tại các quốc gia nơi địa vị của người phụ nữ trong xã hội thấp kém và không được tôn trọng. Chuyện níu kéo lại một quan hệ tồi tệ với hy vọng là người mình “yêu và cần” sẽ hồi tâm, thay đổi con người họ và quay về bên mình để cùng tạo dựng hạnh phúc cho tương lai thường chỉ hiện diện ở các kịch bản Hollywood.

Thứ Năm, 7 tháng 2, 2013

CHÚC TẾT QUÝ TỴ

KÍNH CHÚC QUÝ THÂN HỬU VÀ GIA QUYẾN MỘT NĂM MỚI NHIỀU SỨC KHỎE VỚI NIỀM TIN VÀO CHÍNH NGHĨA DÂN TỘC.


NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT KHÔNG CHẾT UỔNG. NHỚ TRƯỞNG TRẦN ĐIỀN


Ngô Nhân Dụng

Nhắc đến Tết Mậu Thân tôi phải nhớ đến Nghị Sĩ Trần Ðiền. Có hai người tôi quen biết được tìm thấy trong những mồ chôn tập thể. Tôi có làm việc ở Tổng Hội Sinh Viên với Lê Hữu Bôi nhưng không thân lắm.

Còn Trần Ðiền là một người anh tinh thần lòng tôi luôn kính trọng. Trong Hướng Ðạo, Trần Ðiền là một tấm gương ngay thẳng, chính trực, và có tài lãnh đạo. Chúng tôi thường gọi các huynh trưởng là “trưởng,” không kể tuổi tác; tôi xin phép được tiếp tục gọi cụ là Trưởng Trần Ðiền.

Luật số một của phong trào Hướng Ðạo khắp thế giới viết: “Hướng đạo sinh trọng Danh Dự; ai cũng có thể tin ở lời nói của hướng đạo sinh”. Vị linh mục, cũng là trưởng Hướng Ðạo với “tên rừng” Sói Mơ Mộng (Loup Rêveur), nói với gia đình trong lễ cầu nguyện: “Ông Trần Ðiền bị sát hại vì ông không nói dối.”

Sau mấy ngày quân Cộng Sản chiếm Huế, một trái đại bác rớt ngay trước cửa nhà Trưởng Trần Ðiền, đào một hố sâu, trưởng và gia đình cùng hàng ngàn người khác vào tạm trú ở Dòng Chúa Cứu Thế ở Huế để tránh bom đạn. Lúc đầu ban giám đốc mời cụ lên trên lầu ở, vì ở nhà dưới quá nhiều đồng bào vào nhà thờ tị nạn, nhưng trưởng đã lắc đầu từ chối. Trưởng muốn chia sẻ số phận chung với tất cả mọi người. Khi các cán bộ Cộng Sản lùa mọi người ra ngoài sân, họ hỏi ai làm nghề gì để chia thành phần, trưởng đứng chung trong nhóm mấy trăm người đàn ông. Trưởng có thể nhận mình chỉ là một giáo sư. Mà trưởng đã là giáo sư dạy ở Dòng Chúa Cứu Thế thật. Linh mục giám đốc Nguyễn Ðình Lành cũng nói với đám quân Cộng Sản rằng đây là một giáo sư của nhà dòng, tại sao các ông lại bắt? Nhưng khi cán bộ cộng sản hỏi nghề nghiệp, chính trưởng đã nói mình là nghị sĩ. Người con trai của cụ có mặt tại đó, ông Trần Tiễn San nghe cán bộ Việt Cộng hỏi tiếp: “Nghị sĩ làm công việc gì?” Cụ vẫn nói sự thật: “Tôi làm đại diện cho dân.” Trưởng bị trói lại ngay, đưa ra một chỗ riêng.

Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013

BÍ ẨN VỀ "TÂN" QUYỀN LÃNH ĐẠO CỦA TẬP CẬN BÌNH

http://thediplomat.com/china-power/

Tuesday, February 5, 2013
The Myth of Xi Jinping’s “New” Leadership
By Peter Mattis
The Diplomat
February 6, 2013
The Diplomat
06 tháng 2 năm 2013

As China prepares to finalize the leadership transition that began last November and will conclude in March, there is no shortage of proposals for world leaders to engage China’s new leader Xi Jinping as the foundation for the future of relations with China. The idea is to get in “on the ground floor” as Xi takes over from Chinese President Hu Jintao, who will give up his last title to Xi at the National People’s Congress in March. The problem, however, is that opening was five years ago when Xi made the Politburo Standing Committee—if not before, when he was Fujian and later Shanghai Party Secretary and clearly destined for greater things. If foreign governments and particularly the United States want to develop strong personal relationships, then they have to start before China’s leaders achieve positions where every interaction becomes political. Otherwise, their energy is better spent elsewhere.


Khi Trung Quốc chuẩn bị hoàn tất quá trình chuyển đổi lãnh đạo bắt đầu từ cuối tháng mười một và sẽ kết thúc tháng ba, có không ít những đề nghị để các nhà lãnh đạo thế giới hợp tác với vào nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc Tập Cận Bình như là nền tảng cho tương lai của mối quan hệ với Trung Quốc. Ý tưởng là để len được vào "phòng khách" khi Tập đảm nhận quyền lực từ Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, người sẽ từ bỏ chức danh cuối cùng của ông cho Tập tại Quốc hội Trung Quốc vào tháng ba. Tuy nhiên, vấn đề là sự mở màn đã bắt đầu năm năm trước đây khi Tập vào ban Thường vụ Bộ Chính trị - nếu như không phải là trước đó nữa, khi ông làm Bí thư Đảng ủy Phúc Kiến và sau đó là Bí thư Đảng ủy Thượng Hải và rõ ràng được dành cho những chức vụ lớn hơn. Nếu chính phủ nước ngoài và đặc biệt là Mỹ muốn phát triển mối quan hệ cá nhân mạnh mẽ, sau đó họ phải bắt đầu trước khi các nhà lãnh đạo của Trung Quốc đạt được vị trí mà ở đó tất cả các tương tác đều trở thành chính trị. Nếu không, năng lượng của họ là được phân tán đi những nơi khác.

Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

LÁ SỐ NĂM QUÝ TỴ


February 3, 2013 By Alan Phan

BLOG CUA ALAN NGÀY THỨ HAI 4 FEB 2013












Ngày 23, ông Táo về Trời, theo vợ ra chợ Tân Mỹ nhìn những mua bán tấp nập các đồ cúng kiến theo một tục lệ thú vị. Trong xã hội đa thê cổ truyền của Trung Quốc, đây là một câu chuyện cách mạng khi một bà có đến 2 ông chồng. Một thầy bói già theo tôi cả 15 phút, đòi 200 ngàn để coi lá số vận mệnh của tôi trong năm tới (sai không lấy tiền). Tôi lắc đầu quầy quậy vì không tin gì vào những lời tiên đoán không dùng “google”này. Sau khi xuống giá còn 80 ngàn mà tôi vẫn không đồng ý, ông đề nghị coi miễn phí. Một nghề làm ăn khá vất vả!!! Tôi nói ông nên đăng ký đi tiên đoán kinh tế cho chánh phủ, kiếm tiền tốt hơn.

Trong khi vẫn loay hoay với suy nghĩ về 2 ông chồng Táo quân, tôi đề nghị với ông là nếu ông đáp đúng, tôi sẽ để ông bấm lá số với giá 100 ngàn. Tôi hỏi khi về chầu Ngọc Hoàng, cả 2 ông Táo cùng đi hay chỉ 1 ông? Khi nhận cả 2 sớ trình, nếu khác nhau, Ngọc Hoàng sẽ tin ông nào? Số 1 hay 2? Nếu bà vợ cầm cân nẩy mực trong gia đình, tại sao bà không là người viết sớ?

Ông khôn ngoan trả lời là tôi chỉ biết chuyện của khách hàng, ông Táo có trả tiền gì cho tôi đâu mà tôi phải thắc mắc. Tôi móc túi đưa ông 100 ngàn và chịu thầy. Ông cho tôi biết 3 thiên cơ, chắc đoán được nhờ bộ mặt ngây ngô của tôi:

1. Năm tới sức khỏe tôi không tốt lắm. Phải nghỉ dưỡng thương xuyên và tránh đi máy bay hay xe cộ (Alan chỉ nên đi xe đạp?).

2. Năm tới tiền bạc tôi không tốt lắm. Không nên đầu tư hay kinh doanh gì, chỉ nên đi du lịch loanh quanh, tiêu tiền giải trí (Alan già rồi, không ăn không chơi, xài tiền vào đâu?).

3. Năm tới sự nghiệp tôi không tốt lắm. Nên bỏ những gì đang làm và nộp đơn nghỉ hưu (dù Alan đến sở làm cũng có việc gì đâu mà làm?).

Ông không hỏi ngày sinh tháng đẻ, không dùng bộ bài mang theo, cười đểu và bỏ 100 ngàn vào túi rồi biến mất. Tôi đoán ông lấy lá số của đồng chí X, Y, Z gì đó rồi áp đặt lên tương lai tôi. Hay tương lai của cả dân tộc?

Alan Phan

Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013

LẠC QUAN VÀ TÍCH CỰC


February 3, 2013
T/S Alan Phan
2/2/2013

Trước hết, tôi tin bản chất tôi là một con người vô cùng lạc quan và tích cực. Tôi mê phim ảnh Hollywood, những chuyện cổ tích thần kỳ và những huyền thoại về các anh hùng quay về từ vực thẳm để chinh phục thế giới. Tôi yêu đời, yêu người, tin vào sự lương thiện bẩm sinh và sự cứu giúp của Ơn Trên khi gặp hiểm nguy. Sau bao bài học qua thực tại về cái Xấu và Ác, tôi vẫn tin rằng trái tim cũng như khối óc của chúng ta cần được mở rộng để thông cảm và tha thứ cho những lầm lỡ, sai trái của tha nhân. Đến giờ này, tôi chắc chăn là trong lòng tôi không chứa một hận thù, ghen tị hay cay đắng với ai, cho dù họ có thể là những kẻ thù và đối thủ đã từng hại tôi trong quá khứ.
Do đó, tôi ngạc nhiên khi những bài viết của tôi lại hay bị phê phán là bi quan và tiêu cực.
Tôi thú nhận là nhiều lúc tôi khá thất vọng với tư duy của con người và cách hành xử trong đời sống hàng ngày ở đây. Có lẽ vì tôi đánh giá khá cao những đồng hương của mình so với nhiều dân tộc khác. Chuẩn mực cao tạo nên những phê phán hơi nghiêm khắc.

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

MỘT NGƯỜI HIỂU CHẬM


Fri, 02/01/2013

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến


“Hệ thống chính trị thế nào thì hệ thống giáo dục tương ứng như vậy.”
DSX


Chắc rảnh – và rảnh lắm – nên nhà văn Phạm thị Hoài xoay ra kiếm chuyện (cà khịa) với đồng nghiệp chơi, cho nó qua ngày:
“... tác giả văn chương, chung quy có ba loại. Loại dành cho đồng nghiệp, tác giả của tác giả. Loại dành cho công chúng, tác giả của độc giả. Và loại dành riêng cho sự tự mê hoặc của những tác giả tự phong.”
Loại thứ nhất hiếm hoi, là những người không thể thay thế, mất một ai trong số họ là cơ thể văn chương nhân loại tàn phế một bộ phận trọng yếu...
Loại thứ hai đông hơn và là đối tượng chính của các nhà điểm sách, phê bình và nghiên cứu văn học. Đánh giá về tài năng và tầm cỡ của họ là việc phụ thuộc chủ yếu vào khí hậu và môi trường văn hóa...
Loại thứ ba đông hơn cả, nhưng chỉ đáng quan tâm ở khía cạnh họ là những kẻ làm ngôn ngữ xói mòn nhanh nhất, ngốn nhiều giấy mực và byte nhất, và là thủ phạm chính khiến văn chương bị xóa thành công khỏi danh sách nhu yếu phẩm tinh thần của con người...”

Tôi cũng đã có lúc học đòi theo chuyện “văn chương” nên đọc xong đoạn văn thượng dẫn mà không khỏi ... bần thần (chút đỉnh) khi tự xét rằng chắc (chắn) mình thuộc loại ... thứ ba. Cái loại viết “với phương châm thà bị tống vào thùng rác còn hơn không tồn tại.” Nói cho nó gọn: cái thứ người cầm bút như tôi thiên hạ gọi là lều văn, túp văn, hay chòi văn, hoặc chuồng văn ... gì đó!

XUNG ĐỘT ĐẤT ĐAI NGÀY CÀNG GIA TĂNG KHI NÔNG DÂN Ý THỨC VỀ QUYỀN CỦA HỌ

http://abcnews.go.com/International/wireStory/vietnam-rage-growing-loss-land-rights-18362277

01/02/2013

Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước

Chris Brummitt/Kim Sơn, Associated Press
Ngày 31 tháng 1 2013

Phải đối mặt với một nhóm nông dân không chịu từ bỏ đất đai của họ cho một dự án bất động sản, các quan chức Đảng Cộng sản đã nghĩ ra một giải pháp khác để thỏa thuận: Họ đã đi đến ngân hàng, mở tài khoản dưới tên của những người chủ đất và gửi số tiền bồi thường mà họ cho là công bằng vào các tài khoản đó. Sau đó, họ lấy đất.


Những người nông dân đã trở nên giận dữ với số tiền ít ỏi và đối mặt với tình trạng buộc phải cạnh tranh công ăn việc làm trong nền kinh tế èo uột, họ đã quyết định chặn con đường chính nối vào thủ đô ở phía bắc nhiều giờ hồi tháng Mười hai vừa qua. Trong một cử chỉ rùng rợn hơn, một số họ đã tự đặt họ vào các quan tài. Công an ngăn chặn cuộc biểu tình đã bị ném đá. Trong số họ, nhiều người đã bị bắt giữ.
“Đây là một sự bất công”, ông Nguyễn Đức Hùng, một nông dân trồng lúa buộc phải từ bỏ mảnh trồng trọt đất 2.000 mét vuông mà ông đã làm việc trong hơn 15 năm qua.