Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

QUAY VỀ CHÚT LỊCH SỬ COMMENTS

Quay về chút lịch sử

TRÍCH ĐOẠN NGUYỄN TẤN DŨNG COMMENT. (ĐỌC NGYÊN VĂN Ở PHẦN COMMENT).

…http://nguyentandung.org/vai-loi-voi-ong-alan-phan-ve-lich-su.html
Vài lời với ông Alan Phan về lịch sử

Thứ năm, 28/02/2013, 06:39 (GMT+7)
Ở phần đầu bài viết “Quay về chút lịch sử“, ông Alan Phan đã rào trước đón sau rằng quan điểm của ông được hình thành từ việc theo dõi truyền thông, tức là những gì hoàn toàn công khai minh bạch và ai cũng biết, có lẽ vì thế mà ông cảm thấy hoàn toàn không cần phải đưa bằng chứng cho những điều mình nói.
Sau khi đọc những gì ông viết, bộ máy tuyên truyền của chính quyền Mỹ có thể vỗ tay cười thật tươi rằng họ đã thành công rực rỡ trong việc nhồi sọ một thế hệ. Lý do rất đơn giản: Ông tuyên bố là 68 năm rồi không thèm quan tâm đến các khẩu hiệu chính trị nhưng ông đã lặp lại chính xác những gì họ muốn ông nói.

...Cuối cùng, tôi không biết luật Việt Nam cấm ông nói gì nhưng có một điều tôi đang thấy là bộ máy truyền thông Mỹ đã làm việc rất hiệu quả, hệ thống ấy đã giúp ông không nhìn thấy những thứ mà lẽ ra ông phải thấy. Cái khả năng mà ông cho là có thể phân tích được quyền lợi quốc gia nằm đằng sau quyết định chính trị rõ ràng là rất đáng ngờ.








Comments
1. Trần Quang Huy says:
February 27, 2013 at 9:01 am
Xuân đi trăm hoa rơi
Xuân đến trăm hoa nở
Việc đời qua trước mắt
Già theo đến trên đầu
Chớ bảo xuân qua hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai.
Reply
2. Dương says:
February 27, 2013 at 9:25 am
Dân tộc Việt Nam có nhiều bước thăng trầm bởi vì không có thiết chế để bầu ra những người vì nhân dân. Sai lầm càng nối tiếp sai lầm, và lịch sử luôn có sự lặp lại. Với truyền thống và tính cách tương lai đất nước lại làm nơi thử bom đạn cho ngoại bang.
Reply
o JackZhang says:
February 27, 2013 at 10:49 pm
Bài viết khiến nhà báo Nguyễn Đắc Kiên mất việc:
Reply
3. Alibaba says:
February 27, 2013 at 9:55 am
Cảm ơn ngài Alan đã có bài viết này. Những ai chưa biết, hoặc biết chưa đủ cũng dễ thông cảm cho họ. Bởi vị các vị ấy không có thông tin, hay nếu có thì thông tin đấy đã được tô vẽ rồi. Riêng cá nhân tôi, dân ta từ năm 75 đến nay ở trong một cái giếng rất hẹp và rất sâu nên thông tin thiếu thốn là điều dễ hiểu.
Không biết các nhà chuyên môn nghĩ gì nhưng tôi thấy cuốn Bên thắng cuộc của anh Huy Đức rất hay, dù không biết nó đúng hay sai, nhưng ít ra nó cũng cho ta một cách nhìn khác về những gì chúng ta thấy, chúng ta cảm nhận sau cuộc chiến.
Còn mấy anh Mĩ, dù dân thường hay chính trị gia, họ luôn có một lời thề: “Cái gì bất lợi cho đất nước Mĩ (không phải chính phủ nhé) thì không làm, cái gì có lợi cho đất nước Mĩ, dù khó khăn đến mấy họ cũng làm”. Cho nên việc tổng thống gì đó bên Mĩ có xu hướng này nọ cũng là chuyện dễ hiểu vì hoàn cảnh chính trị toàn thế giới lúc bấy giờ.
Tôi còn trẻ người, non dạ, nhưng tôi dám nói lên suy nghĩ của mình, cho dù không biết suy nghĩ đó có hợp lý hay không.
Dù thế nào đi nữa, cầu mong ơn trên phù hộ cho non Việt nước Nam luôn hùng mạnh, con người Việt không phải đi làm cu li cho dân tộc khác.
Cảm ơn vì đã đọc bài này
Reply
4. Nghiêm ánh says:
February 27, 2013 at 10:02 am
Chú ALan biết mọi chuyện khá kỹ càng thế mà không phân tích sớm cho mọi người,cháu thấy sao còn nhiều người cứ muốn OPM của Mỹ mãi thế.
Chú chưa nhắc tới người Việt sang Mỹ định cư được Mỹ đón tiếp như mọi công dân khác của họ mặc dù bị chính quyền VN vẫn da dả chửi mỗi khi có dịp.Và họ cũng không cấm người Mỹ gốc Việt gửi tiền về nước cho thân nhân và đầu tư tại quê nhà (đã hơn đối với Cu Ba rất nhiều).
Như vậy chúng ta còn đòi hỏi gì hơn ở họ,tất cả cũng tại chúng ta đã quen dùng vũ lực để giải quyết mọi vấn đề.Mà không học làm kinh tế nên lúc khó khăn phải đối đầu với cơm áo gạo tiền thì ĂN VẠ LÀ ĐIỀU DỄ HIỂU.Thật đáng buồn nếu không chịu thay đổi cách nghĩ như thế này !.
Reply
o quan says:
February 28, 2013 at 8:48 am
Trẻ trâu hay già trâu đây!?
Reply
5. Meo mun says:
February 27, 2013 at 10:02 am
Mình biết một người bạn có tâm huyết làm việc thiện [ nói theo cách bình dân là làm việc BAO ĐỒNG ]; Một hôm, bạn ấy cùng chị bạn vào thăm trường mù ở Hcm để tặng một số phần quà như bánh,kẹo, quần áo các loại. Xin nói rõ là chi phí tiền bạc cho các phần quà nhỏ này là do 2 người bạn ấy tiết kiệm, để dành; không phải đi quyên góp, xin tổ chức nào, hay vận động mạnh thường quân nào. Hai bạn ấy là công dân bình thường, làm công ăn lương thuần túy ( không có cơ hội móc nối nhằm có tiền “phụ trội” để phải áy náy lương tâm mà đem đi làm từ thiện) vv.. và vv
Theo các hướng dẫn, bạn ấy cũng vào gặp gỡ được các em trai, em gái mù bẩm sinh hoặc do tai nạn mà dẫn đến mù. Thế rồi, trước khi ra về, các em trai, em gái mù ấy đề nghị chân thành với bạn ấy rằng :” lần sau các chị vào thăm , cho chúng em xin mỗi bạn một cái laptop để phục vụ học hành của chúng em!” ( đây là thời điểm năm 2005, bạn mình còn chưa có nhu cầu mua laptop để xài ; mà dành dụm để làm việc thiện)
Từ đó, mình không nghe bạn ấy ngỏ lời mời đi cùng chỗ nọ, chỗ kia nữa!
Reply
o Hoàng cương says:
February 28, 2013 at 10:01 am
Nói ra để biết mình hèn ,Tâm hồn người Việt vô tình bị nhuộm đen – không có chỗ bám víu tựa vai nhau thì thảm họa gần kề . – Rồi lại có câu có lòng tin đâu để mà luyến tiết . ôi trời !
Reply
6. lyly says:
February 27, 2013 at 10:28 am
Lãnh đạo VN than ôi là những con người đầu óc hẹp hòi thiên kiến nên đất nước ta bây giờ vẫn còn nằm trong những nước nghèo, mất dân chủ. Có lẽ số phận của đất nước ta là thế chăng? Đúng như giáo sư Hoàng Tụy đã nói về những nhược điểm của con người Việt trong đó có điều thường có thói chủ quan, tự mãn tự cho mình là nhất thiên hạ. Sau khi thắng Mỹ không tự nhìn thấy những mặt yếu kém của đất nước lại tự cho mình là nhất vì đã thắng một đế quốc mạnh trên thế giới. Đọc “bên thắng cuộc” của Huy Đức chúng ta cũng tự hiểu rằng vì sao VN trong thời gian dài bị cô lập nghèo nàn lạc hậu trên thế giới
Reply
7. Xuan Kien says:
February 27, 2013 at 10:59 am
Em thấy đơn giản là giới cầm quyền tại VN vẫn chưa có tư tưởng ” mèo trắng , mèo đen ….”. nói cho cùng thì những người đứng đầu vẫn là người Á Đông với những ảnh hưởng sâu sắc văn hoá từ đạo Lão và Khổng.. tiếp tục hy vọng sử thay đổi tư duy từ giới trẻ với những tiếp cận ra thế giới ….
Reply
8. Phang Mưa Chém Gió Anh Hùng Bàn Phím says:
February 27, 2013 at 11:21 am
Cháu không biết giới trí thức nhồi nhét tư tưởng cho cộng đồng, họ định nghĩa thế nào là Bên Thắng Cuộc?
- Không bàn chuyện VN, chỉ nói đến chuyện ở nước xa và một chút về kinh doanh:
Qua phim ảnh, tư liệu công cộng, góc nhìn không đầy đủ và toàn bộ, cháu có vài nhận định như sau.
Ngày xưa khi Lý Thế Dân vua nhà Đường, là nước nghèo, yếu kém về kinh tế, quân sự. Trong một trận quyết tử với một nước lớn ngoại quốc. Nước ngoại quốc đem quân sang đánh nhà Đường, chỉ dùng khoảng 5-15% sức mạnh kinh tế, quân sự, đội quân ngoại quốc đã rất hùng mạnh vượt trội về khả năng chiến đấu. Khi đó Lý Thế Dân đã dốc hết toàn bộ nguồn lực quân đội và kinh tế nhà nước, vẫn không thể thắng được ngoại xâm, hết khả năng quân lực lẫn kinh tế. Lý Thế Dân đành phải ra chính sách “mệnh lệnh” dân chúng hỗ trợ tài chính qua thu thuế, thu nạp tràn lan dân chúng để đi đánh trận.
Trận chiến đó nhà Đường chiến thắng, quân địch rút lui. Khi các tri thức gia mở tiệc ăn mừng chiến thắng, Lý Thế Dân nói: Chúng ta chiến thắng sao? Quân địch chỉ tổn thất nguồn lực nhỏ, trong khi nhà Đường phải thu vét cạn kiệt nguồn tài chính kinh tế lẫn con người trong nước, quân lính chết 10 chỉ giết được 1 kẻ địch? Kẻ địch rút quân về nước vẫn là nước mạnh, nước lớn, sau khi ổn định họ vẫn bảo toàn được sức mạnh tài chính, kinh tế lẫn quân sự. Trong khi nhà Đường đã tổn thất mọi mặt, mất bao nhiêu năm mới có thể đưa nhà Đường thoát nghèo đói? Mọi người có thể ăn mừng và gọi là chiến thắng hay sao?
Ông ta kết luận: Không thể dùng một trận thắng nhỏ để gọi đó là chiến thắng vĩ đại vì nhà Đường thì điêu tàn, còn ngoại quốc vẫn hùng mạnh.
Gần đây có chuyện về ông cà phê Trung Nguyên có thể đánh bại Starbucks?
Một đại tướng quân dưới trướng Lý Thế Dân nói: Khi đưa quân đi đánh chiếm nước khác, về mọi phương diện của đội quân, phải lớn mạnh hơn nước bị xâm lấn ít nhất 3 lần trở lên mới được gọi là 2 đội quân cân bằng về sức chiến chiến đấu.
Đương nhiên chuyện đánh nhau khác với kinh doanh, nhưng nếu Starbuck dốc một nguồn lực nhỏ, lại đi xâm lấn thị trường mà ở đó đã có doanh nghiệp lâu năm uy tín, thì việc thắng của Trung Nguyên trên sân nhà chưa hẳn là do Trung Nguyên vượt trội Starbucks, như Lý Thế Dân nói: Không thể dùng trận thắng nhỏ mà đối phương chỉ dốc nguồn lực nhỏ, cho rằng đó là trận thắng vĩ đại. Ngược lại nếu Starbucks thắng Trung Nguyên trên thị trường Mỹ, chưa hẳn là Trung Nguyên thua về năng lực. Chỉ ở một nước thứ 3 tại Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi, mà cả 2 chưa xây dựng được gì về cơ sở kinh doanh, hình ảnh thương hiệu. Cùng dốc nguồn lực tiền bạc như nhau để chiếm lấy thị trường ở nước đó, khi ấy mới có thể luận thành bại giữa Trung Nguyên và Starbucks.
Reply
o truongvoky says:
February 28, 2013 at 10:04 am
hay quá, một góc nhìn chân thực !
Reply
o doan thao says:
February 28, 2013 at 4:50 pm
… điên. sử ta không thộc cứ nhăc sử tau, …. ấy làm gì?
Reply
9. thai nguyen says:
February 27, 2013 at 11:29 am
Thưa bác Alan Phan,
“… chút lịch sử ” bác nêu trên hầu như những ai có chút quan tâm về thời sự ở VN đều biết, nhưng bác lại kết bài viết bằng 1 câu : … (các vấn đề khi giải mã ra thường rất đơn giản, luôn bị các trí thức tháp ngà thoa son trát phấn cho cầu kỳ); nhưng vì luật Việt nam không cho tôi nói. Thôi thì xin mời các bạn vậy.
Tôi thật sự không ngờ bác lại “hèn” đến không dám nói và “đá banh” sang mời các bạn nói. Bác là công dân Mỹ, đã gần thất thập cổ lai hy rồi, lại biết rõ giá trị của đồng tiền là mua được tự do (bác đang có rất nhiều tiền) thì sao không dám nói ? Bác không nói thì ai dám nói đây ?
À, mà bác nên nhớ là sau bao nhiêu chiến tranh, giờ đây nước VN là nước tự do, độc lập. Và như lời của 1 vị phó chủ tịch nước đã từng nói VN dân chủ gấp vạn lần TBCN. Bác yên tâm chưa ?
Reply
o botay.com says:
February 28, 2013 at 7:54 am
Haizzz. Định nói đôi lời nhưng trường hợp của bạn này có thể nói là hết thuốc chữa!
Reply
o tram-giang says:
February 28, 2013 at 9:18 am
Đâu phải bác Alan không dám nói, bác ấy nói nhiều rồi đó chứ. Có lẽ bác ấy muốn nói nhiều hơn nữa nhưng phải nhường lời cho bạn, tôi và những người khác.
Reply
o truongvoky says:
February 28, 2013 at 10:23 am
bác này tưng tửng
Reply
o Bùi Minh Kiều says:
February 28, 2013 at 1:30 pm
Bạn ơi, có nhiều lý do ẩn khuất đằng sau lắm, đừng nhìn bề ngoài mà đã vội “kết tội” bác Alan như vậy. Tôi chỉ thấy đơn giản nhất là nếu đề cập quá sâu vào chính chị, chính em thì ngay cả trang web này mà bác Alan là chủ xị sẽ biết mất và không còn đất cho bạn vào nhiếc móc nữa đâu.
Lời của bác Alan chỉ là gợi mở lối tư duy cho mọi người, không phải ai cũng hiểu được ẩn ý đằng sau nó. Nếu tôi cũng nói như bạn, bác Alan ở tuổi thất thập cổ lai hy rồi, là công dân Mỹ, tiền bạc lại rủng rỉnh, chẳng có quái gì dính dáng đến Vietnam ngoại từ cái chữ “quê hương”. Vậy tội gì ngày nào ông cũng phải suy tư, phải post bài cho bọn trẻ và bọn già vào đọc rồi lại còn bị nhiếc móc nữa?
Reply
o Yani Tran says:
February 28, 2013 at 6:51 pm
Viện ra vài dẫn chứng xem nào thai nguyen?
Reply
10. phu says:
February 27, 2013 at 11:48 am
bác tuyệt vời quá..cháu chỉ nói được 4 từ đó thôi..học củng không cho cháu nói
Reply
11. Hoàng cương says:
February 27, 2013 at 11:57 am
Thua và Thắng như tuổi thơ chúng tôi đi học và chia phe đánh nhau ,đứa nào mạnh thì hay được ăn quà phe yếu ! – Sau này lớn lên mỡi đứa một phương , khi có dịp gặp nhau ôn chuyện cũ mới thấm thía người thắng chúng tôi sống quá ảo tưởng ít chịu hạ mình học hỏi vươn lên có đứa tránh mặt vì tự ti trong nghèo khó . Giờ phải thú nhận với nhau rằng tất cả Người Việt từ bé đến lớn đều mê mẩn đồ dùng vật chất của Thế giới tư bản , ngay cả Trung hoa nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới cũng phải thèm ,làm không được thì ăn cắp (làm hàng nhái ) – Vậy thì chế độ nào sản phẩm đó hoặc nhân nào thì quả nấy . Đảng ta thường ca ngợi mình là đỉnh cao trí tuệ mà không chịu dùng hàng của mình làm ra và không chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình và không tin vào phẩm giá của nền giáo dục nước nhà , gởi con cái đến trường học quốc tế tư bản xa sôi nhớ nhung khóc lóc . Có phải sự thật là đây đừng ngụy biện nữa . Chấp nhận sự thật đâu phải hèn nhác !
Reply
o Hoàng cương says:
February 27, 2013 at 1:36 pm
- Khi thầy trò Mỹ tháo chạy khỏi Vn là một thắng lợi mỹ mãn của Hà Nội ,sự hả dạ của phe XHCH , lời chúc mừng và thơ ca tràn ngập , trong men chiến thắng họ nghĩ mình đang đứng trên thiên hạ ,họ được quyền chọn chỗ đứng , Họ nghi ngờ thiện trí của Tổng thông Carter và cả khối Asean .các tổ chức Quốc tế đã tạo cho họ nhiều cơ hội . Trung quốc lợi dụng thời cơ VN bị cô lập tấn công 2 đầu đất nước Kinh tế kiệt quệ . Liên xô + Đông âu thoái trào … Việc gì đến đã đến ( Nhân nào quả ấy ) đây là nghiệp chướng nồi da xáo thịt oan hồn của sinh linh đồng loại .
Reply
12. Hong Phi says:
February 27, 2013 at 12:06 pm
Chính trị ở VN là thâm cung bí sử với người dân! Ở Hoa Kỳ cũng vậy, các chính trị gia đi đêm với nhau thì sau này hồ sơ có giải mật thì dân thường mới bết. Các câu chuyện chính trị đôi khi trông vậy nhưng thực ra lại không như vậy…
Reply
13. pham van minh says:
February 27, 2013 at 12:28 pm
Dear bác Alan,
Cháu thấy góc nhìn của bác như vậy là rất trong sáng. Rất mong bác chia sẽ nhiều hơn những kinh nghiệm và trãi nghiệm của bác.
Minh
Reply
14. d12congiap says:
February 27, 2013 at 1:07 pm
Đó là một sai lầm của các nhà lãnh đạo việt nam trong thời kỳ đó.
Cũng chỉ là một sai lầm trong nhiều sai lầm làm cho đất nước dân tộc đánh mất cơ hội quý báu để vươn lên
Vấn đề này được đề cập trong “Hồi ký Trần Quang Cơ” http://www.diendan.org/tai-lieu/ho-so/hoi-ky-tran-quang-co –> các bạn tham khảo để có thêm góc nhìn khác
Reply
15. Nguyễn Văn Bôn says:
February 27, 2013 at 2:46 pm
Bác ca ngợi nhân dân và tinh thần sáng tạo Mỹ,tôi thì ca ngợi tính cần cù,khả năng chịu đựng của nhân dân Việt nam.Bác thì chỉ rõ vào thời kỳ Cater làm tổng thống đã có thiện chí muốn nối lại bang giao và giúp Việt nam khôi phục sau chiến tranh,nhưng không chỉ ra kẻ ngạo mạn,ngu xuẩn không chấp nhận đề nghị từ phía Mỹ(mà chuyện này thì thời đó ở Việt nam ai cũng biết nhờ vào các buổi nói chuyện rỉ tai trong nội bộ),tôi thì lại rất muốn chỉ ra kẻ đó.Nhưng thôi chúng cũng đã là người thiên cổ,mọi khốn khó thì nhân dân cũng đã phải gánh chịu.Chỉ hy vọng một ngày nào đó dân tộc ta có được minh quân để được mở mày ,mở mặt với thiên hạ.
Reply
16. Thomastanda says:
February 27, 2013 at 3:03 pm
http://m.youtube.com/#/watch?v=Jy6bs30tzbs&desktop_uri=%2Fwatch%3Fv%3DJy6bs30tzbs
Hãy đánh giá cao năng lực cống hiến cho nhân loại
Reply
17. Nguyen Duc Hieu says:
February 27, 2013 at 3:05 pm
Đọc bài viết của chú, cháu cũng muốn nói một vài suy nghĩ:
Cháu cũng có chơi với một vài người quốc tịch Mỹ, thỉnh thoảng cũng mời họ đến chơi nhà. Giới thiệu họ với những người thân của mình, những câu chuyện người VN thường hỏi là những vấn đề liên quan đến chiến tranh, rồi những suy nghĩ của họ về kẻ thắng, người bại, các vấn đề chiến tranh ở tận những năm của thế kỷ trước… Thực ra những người đó, họ cũng không có chút ác ý nào khi khuấy động lại chuyện quá khứ, nhưng với một tư duy bó hẹp trong làng xã, một tầm nhìn của “chú ếch” ngồi dưới đáy giếng ngước lên nhìn bầu trời. Thì những vẫn đề người ta quan tâm chỉ có vậy là điều dễ hiểu.
Cháu nghĩ, các nhà lãnh đạo, nhà chính trị của mình cũng vậy thôi. Không nói đến các vấn đề liên quan đến lợi ích, thì tầm nhìn, và tư duy hạn hẹp sẽ chẳng bao giờ làm cho người ta quảng đại, và rộng lượng… như họ vẫn lầm tưởng về mình.
Còn thế hệ trẻ, hệ thống truyền thông phát triển, liệu có giúp tư duy của giới trẻ khác xa so với thế hệ cha ông họ trước đó? Cháu nghĩ là không, phần lớn Internet được giới trẻ sử dụng vào việc chát chít, chơi game, xem phim trực tuyến….
Trong tương lai gần, chúng ta sẽ khó vượt ra khỏi được cái bóng của chính mình.
Reply
18. Nam says:
February 27, 2013 at 4:03 pm
Lại lập lại câu của chú Alan là: “biết rồi khổ lắm nói mãi”. Dân Việt mình cứ thích sĩ diện: thà để cho đất nước nghèo nàn lạc hậu với những từ ngữ: kẻ chiến thắng vẻ vang 2 đế quốc, còn hơn là phát triển đất nước nhưng chịu nhận sự viện trợ của những kẻ đã thua mình.
Reply
19. Nguyễn Trần Đặng says:
February 27, 2013 at 4:04 pm
“…nhưng vì luật Việt nam không cho tôi nói. Thôi thì xin mời các bạn vậy…”.
Haha, con nghĩ là ông Alan có quốc tịch Mỹ thì sợ quái gì luật rừng ở VN chứ?
Reply
o Alan Phan says:
February 27, 2013 at 9:25 pm
rừng nào cọp nấy…ông alan chỉ là khách nơi đây…không sợ nhưng không có quyền gì.
Reply
20. Đông Dương says:
February 27, 2013 at 4:09 pm
Quả thật dưới góc nhìn sáng suốt của bác các vấn đề của quá khứ, hiện tại đôi khi rất đơn giản nhưng người ta cứ thích phức tạp hóa. Cháu từng là 1 kế toán viên nên rất thích những quan điểm của bác. 1 ví dụ là hãy đưa mọi thứ ra ánh sáng, công khai minh bạch mọi thứ, cháu thấy họ cứ loanh quanh hội thảo lên xuống với việc kiểm soát tập đoàn nhà nước chẳng hạn, khó gì nhỉ: Yêu cầu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các chỉ tiêu năng suất lao động, số lượng lao động, tiền lương trung bình, nộp thuế ra sao, các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp, công khai định kỳ trên báo chí cho toàn dân biết, soi xét.
Còn chuyện bên thắng bên thua thì họ vì những lợi ích nào đó mà nhất định không chịu thay đổi bác ah, nhiều khi lý do rất vớ vẩn, hoang tưởng. Có ông tướng VN từng nói đại ý, ” Việt Nam không phải là nước chậm phát triển, cũng không phải là nước đang phát triển mà là nước rất khó phát triển “
Reply
21. Cao Manh Long says:
February 27, 2013 at 5:28 pm
Có những chuyện ko phải ai cũng biết, ko phải ai biết cũng dám nói, ko phải ai dám nói cũng dám làm, ko phải ai dám làm cũng làm được. vv và vv
Cơ bản vì đâu có niềm tin , vào bên thắng?, bên thua? hay cả chính bản thân mình?
Xin Ơn trên phù hộ.
Reply
22. Lạc Việt says:
February 27, 2013 at 6:06 pm
Nếu so sánh hai sự kiện quan trọng bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ, Việt-Trung ta sẽ thấy thái độ đối lập hoàn toàn của giới lãnh đạo Việt Nam. Tất nhiên họ đủ khôn để biết cái gì và như thế nào là có lợi cho đất nước nhưng cái đó không quan trọng bằng làm thế nào để giữ được cái ghế. Câu nói của Mác có thể đúng trong trường hợp này: “Vì cái ghế, …
Reply
23. TIEU PHU says:
February 27, 2013 at 9:05 pm
Ôn cố tri tân. Tiều phu đã nghe tiếng vó ngựa rất gần. Mã đáo thành công?
Reply
24. Hưng says:
February 27, 2013 at 9:55 pm
Bác ơi, vậy bác lại kể chuyện mấy cái xứ lạ nào đó đi để con hiểu cái “thế liên hoàn” vậy.
Reply
25. JackZhang says:
February 27, 2013 at 11:00 pm
Chưa bao giờ, trong cả lịch sử mấy ngàn năm mà con người Việt lại HÈN mọn như bây giờ. Vì họ bị nhồi sọ, họ bị hăm dọa, họ bị đàn áp bởi một nền giáo dục bẩn thỉu… Nhưng vẫn đang có nhiều người trong chúng ta đang làm cho QUYỀN của CON NGƯỜI. Hãy ngẩng mặt và tự hào chúng ta là NGƯỜI VIỆT
Reply
o JackZhang says:
February 28, 2013 at 12:38 am
Khắp thôn cùng ngõ xóm hay phố phường chật hẹp, đâu đâu cũng thấm đẫm máu và nước mắt của người dân. Với một …..
Reply
26. Nga My says:
February 28, 2013 at 12:48 am
Cảm ơn bác Alan, đúng là có rất nhiều thứ ngăn cản sự hoà hợp mà người dân thường ở VN cũng không thể hiểu nổi là tại sao lại như vậy. Nhưng cốt lõi của vấn đề có lẽ là do hệ thống quản lý của VN chắc chắn là chưa thể “do dân, vì dân” nên nó mới thế.
Tôi cũng đã có dịp sang thăm nước Mỹ và nhận thấy rằng: gần như tất cả những người gốc Việt thành đạt ở Mỹ đều đau đáu một nỗi niềm, ai cũng muốn được giúp Việt Nam. Nhưng họ ngại và đa số là không biết phải làm thế nào sau những trải nghiệm về thăm đất nước. Một dãy những qui định hành chính không giống ai, hàng loạt những rào cản được dựng lên bởi những người có thẩm quyền thì vô cảm và trục lợi. Toàn những bất lợi dành cho họ ngay từ khi làm thủ tục nhập cảnh cho đến khi tiếp xúc với mọi tầng lớp quản lý, từ thấp đến cao.
Một người bạn đang làm công việc khoa học rất có uy tín tại Salt Lake City tâm sự với tôi: anh đã là công dân Mỹ hơn 30 năm nay, gần như chẳng còn ai thân thích tại VN nhưng anh vẫn luôn nghĩ rằng mình là người VN. Trong một lần đại diện cho bên Mỹ tham gia một cuộc hội thảo về kỹ thuật hàng không tại Đức, anh đã gặp nhóm cán bộ đại diện cho VN tại đó. Khi nghe tham luận của họ (nhóm đại diện VN) vốn dĩ chẳng có chút giá trị khoa học nào bởi tiếng Anh thì ngô nghê, kỹ năng thì kém và công nghệ sử dụng thì quá lạc hậu, anh đã cố gặp họ vào giờ nghỉ. Tiếp xúc với họ ngoài lề cuộc họp, anh muốn chỉ cho họ thấy những yếu kém và muốn giúp họ hiệu chỉnh lại, nhưng anh đã thất vọng hoàn toàn. Bởi họ vô cùng ngạo nghễ và hãnh tiến. Họ không những không muốn tiếp cận với anh mà còn nghi ngờ lòng tốt của anh. Anh đã chán nản bởi không có cách nào để giúp họ được.
Chính trị đúng là đề tài được người Mỹ gốc Việt nói đến nhiều nhất ở Mỹ, song không phải là điều mà những người Mỹ gốc Việt thành đạt, nhất là những người làm khoa học và kinh doanh, quan tâm đến mức nhiều nhất. Những người mang nặng tư tưởng hận thù, quyết liệt chống cộng thường là không có được cuộc sống quá dư dả, rất khó để được coi là thành đạt tại Mỹ. Rất nhiều nhà khoa học, doanh nhân giàu có mang trong lòng giấc mơ, một ngày nào đó được phô diễn tài năng, đóng góp được gì đó cho quê hương, xứ sở, bởi với họ, chế độ chính trị chỉ là chuyện nhất thời, đất nước, Tổ quốc mới là điều thiêng liêng.
Reply
27. HUNG says:
February 28, 2013 at 1:27 am
đồ khốn kiếp nó biết cả đấy ;một đàn ngựa chết vợi đi sẽ còn nhiều thức ăn cho con sống sót thế thôi ; chúng làm lợi cho xã hội làm gì ? suy nghĩ của lũ mọi dân châu á chỉ chui vừa lõ kim so vời tầm suy nghĩ của người da trắng to như cánh cửa ;
ông bil sang VN chẳng nói ; chiến tranh nó như gió và bão là quy luật của tự nhiên ; ngu thi bị chửu mãi ; ngu nói không nghe sẽ bị đáng thế thôi ; nhưng nếu biết lợi dụng của quy luật đó sẽ lợi cho mình nhiều ;
tôi ngày mới giải phóng vãn được tuyên huấn về đường lối của đảng ; chính sách không muốn mở cửa cho nước ngoài vào làm kinh tế với vn; thâm chi mỹ còn muốn giúp vn xây dựng bộ máy chính quyền từ cấp huyện trở lên ; và nhiều nước muốn vào làm ăn chia lợi nhuận nhưng cs ko cho vào ; song tq họ vẫn khôn hơn vn mở của hội nhập với 4 hiện đại hóa từ năm 78
ở vn có mấy cái ngu chuyền kiếp ;
1 . không muốn suy nghĩ độc lập tìm ra chân lý ; và những quy luật của cuộc sống đẻ vận động mà thường hay học mót bắt chước sau đó cố làm giỏi hơn một tý rồi vỗ ngục ta đây là giỏi hơn người ; đáng lẽ ta phải trân trọng những cơ hội đẻ ta phát triển thay vì ta phủ nhận cơ hội ;
đát nước này rất nhiều cơ hội phát triển ; về tài nguyên về địa lý về quy mô dân số ; nhưng nhiều ưu đãi quá ông trời lại cho bản tính người dân hẹp hòi tham lam ích kỷ nhiều hơn nhất là tính sĩ diện cao hơn thường đẻ ra sự giả dối , sự giả dối sinh ra phản bội không trung thành ; nếu như cs mà trung thành với điều lệ đã ghi ; hoặc là ít ra phần hăng hái nhiệt huyết như thủ ban đầu thì chúng ta khá hơn nhiều ;
nhưng cuối cùng sức mạnh của xã hội là ở người dân ; và dân chủ vẫn là con đường pt nhanh nhất
nhưng ai đứng lên xây dựng một nền dân chủ thực sự ???phải trả bằng xương máu và thời gian cộng với chất sám của giai tằng kiến thức ,cùng với những hy sinh chịu đựng không mệt mỏi ; lúc đó ta mới có được một nền dân chủ thực sự bằng nếp sống xã hội và luật pháp thì mới chông được những tha hóa của con người ;cá nhân tôi thấy vn lúc này chưa thể có một chính thể khác thay thế được ông cs này mà chỉ có cải cách chỉnh sửa những điều xã hội bức xúc
Reply
28. Duong says:
February 28, 2013 at 2:13 am
Bác đề cập chuyện đem tiền vào làm thiện nguyện ở Việt Nam khó khăn và nhiêu khê con chiêm nghiệm rồi. Đồng ý giơ 2 tay
Reply
29. Dân đen says:
February 28, 2013 at 8:57 am
“Luật Việt Nam không cho tôi nói!” Việt Nam mà cũng có luật nữa à? Mà có đáng gọi là luật không khi mà luật đó ngăn cấm không cho người ta NÓI – là một trong những quyền căn bản của con người mà mọi quốc gia văn minh và tiến bộ trên thế giới đều tôn trọng!!!!
Chỉ có luật của rừng xanh và những kẻ độc tài cá lớn nuốt cá bé mới có thể “chặn họng” người khác thôi!
Nhà cháu nghe nhiều, cũng có nói nhiều về những cái tệ, cái bỉ ổi, cái bất công, bất nhân, bất nghĩa của cái chủ nghĩa, cái chế độ và nhà cầm quyền “đỉnh cao trí tệ” này rồi, nhưng bây giờ tìm giải pháp cho dân tộc và quê hương Việt Nam đi nhà bác Alan ạ
Một đề nghị của nhà cháu như thế này, bác Alan đặt một giải thưởng ví dụ 5,000- 10,000 USD (mười ngàn dollars) cho các cháu học trò, sinh viên hay một cá nhân nào tìm được một giải pháp khả thi để mọi người tại Việt Nam được hưởng cái quyền tự do căn bản của con người trong một xã hội tiến bộ, văn minh là cái quyền ĐƯỢC NGHE, ĐƯỢC NÓI SỰ THẬT – mà bản tuyên ngôn nhân quyền (điều 19) của liên hiệp quốc đã hiến định
Làm một điều gì đó để dẹp bỏ cái tệ hại, cái xấu xa, cái man rợ của bóng tối đi có hay hơn chăng là ngồi nguyền rủa (hoặc thọc lét) nó, có lẽ nhà bác Alan cũng đồng ý điều này, phải không ạ?
Chúc bác Alan gan dạ, can đảm, chân cứng đá mềm để …..
Reply
30. quan says:
February 28, 2013 at 9:31 am
Các bác chỉ có đọc một bài viết nhỏ mà đã kết luận,nói này nói nọ như thể biết mọi chuyện cặn kẽ lắm vậy…hay cũng như bao nhiêu “trẻ trâu” “già trâu” khác!?. Ai cũng lên án lãnh đạo VN thế này thế kia mà chưng từng đặt mình vào vị trí họ,đặt mình vào bối cảnh lịch sử của đất nước để hiểu tạo sao phải làm như vậy,để thấy rằng đưa ra một quyết định quan trọng của một dân tộc là không phải việc nhỏ. Lãnh đạo thì cũng là con người, cũng có sự chủ quan ,cũng bị bối cảnh lịch sử tác động, cũng có sai lầm…không ai tránh khỏi. Ta ở hiện tại khi mà mọi việc đã xảy ra và thấy được kết quả nên ta dễ dàng phân tích và chỉ ra được cái sai của người xưa nhưng đặt mình vào thời điểm đó của quá khứ liệu ta có được cái suy nghĩ của hiện tại không?… Ví như việc chế tạo ra một chiếc xe đạp thời đại bây giờ thật đơn giản nhưng có ai biết lịch sử hình thành ra nó chưa,nếu đem tư duy của hiện tại áp đặt cho quá khứ thì ta sẽ tự hỏi tại sao chiếc xe đạp đầu tiên lại chạy bằng bánh gỗ mà không phải là bánh cao su như bây giờ phải chăng là thời xưa ” người ta quá ngu ngốc, đần độn nên mới làm bánh xe bằng gỗ thay vì bằng cao su”….thật buồn cười. Giờ đi đâu cũng gặp anh hùng bàn phím cả…haizaa. lâu lâu câu hát mà mình rất thích lại vang lên trong đầu “đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy tự hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay”…vài dòng chia sẻ .(p/s: chắc lại ăn đá đây không cũng bị xóa bài)^^
Reply
31. NHN says:
February 28, 2013 at 9:31 am
Thực ra do có nhiều tự ái, uất ức dồn nén nên thiếu những người có tâm đại lượng như Lý thường Kiệt, Trần hưng Đạo đại vương thắng trận nhưng vẫn cầu hòa với kẻ thù để mong tạo lập một xã hội thái bình, muôn dân no ấm. (hay có thể do hoang tưởng về khả năng của chính mình)
Reply
32. VanMinh says:
February 28, 2013 at 9:33 am
Như 1 bài đã viết của chú Alan về ảnh hưởng quan trọng của tôn giáo đến sự phát triển thì tôi tóm lại một vài câu ngắn gọn:
Sự phát triển của một đất nước gốc rễ là do Tôn Giáo. Phật Giáo không thể phát triển mạnh về kinh tế, vì tính chất “không đấu tranh”, “hướng tĩnh”, “tôn thờ anh hùng, tổ tiên – dễ bị lợi dụng”, “xa rời phồn hoa”, … Trong khi Đạo tin lành (Mỹ, Phương Tây) căn bản hướng tới “đức tin”, “văn minh, từ bỏ hủ tục”, “xưng tội và nói lên ý nguyện một cách công khai”, “không cho tín đồ thờ cúng tổ tiên, anh hùng – cấm dựng lăng tẩm”. Các đất nước Đạo hồi thấy khá rõ, Phật giáo ở các nước Đông Á cũng vậy (trừ Nhật , Hàn, Thái là kết quả của sự du nhập đạo này) !
Như vậy VN nằm trong số đất nước không may mắn rồi, rơi đúng vào Phật giáo phát triển mạnh cả nghìn năm nay !
Reply
33. quynhnguyen says:
February 28, 2013 at 10:13 am
Cháu là người trẻ tuổi, suy nghĩ nông cạn nhưng cũng xin phát biểu về vấn đề này theo luận giải của riêng cháu. Xét các nhà lãnh đạo của Việt Nam lúc bấy giờ thực sự về học vấn và hiểu biết còn hạn chế. Đa phần những người tham gia cách mạng là nông dân, công nhân và số ít là trí thức. Những người có cơ hội được hưởng nền tri thức tiến bộ hầu như đều là tầng lớp trên của xã hội và do đó bị coi là tầng lớp thống trị, không phải là nhân dân, là những người vô sản. Mà cho dù là những người tầng lớp tiến bộ thì về mặt tri thức cũng không thế sánh với trình độ nhận thức của các quốc gia tiến bộ trên thế giới như Mỹ. Do đó nhận thức của nhà lãnh đạo lúc bấy giờ còn nông cạn chưa có tầm nhìn và có cả sự bảo thủ cố hữu như là một đặc trưng của những người tham gia chủ nghĩa xã hội. Vì vậy chính sách ngoại giao không chỉ là một quyết định sai lầm duy nhất mà các lĩnh vực khác các nhà lãnh đạo cũng ra các quyết định khá hơn. Nếu họ là những người có tri thức sánh được với các quốc gia lớn thì chắc bây giờ Việt Nam cũng không còn lẹt đẹt như hiện nay. Đấy là tiến trình tất yếu của lịch sử đối với một đất nước 4000 năm lịch sử nhưng ngoài chiến tranh ra không có điểm gì nổi trội của Việt Nam.
Reply
34. Láo có giáo dục says:
February 28, 2013 at 1:56 pm
Alan Phan nói rừng nào cọp nấy. Ở VN thì thôi chứ ngược lại mấy ông đại ca VN mà sang Mỹ rao giảng láo lếu là “bỏ mẹ…” với cọp Alan ngay. hớ hớ…
Reply
35. Paxton says:
February 28, 2013 at 2:43 pm
Đã có phản hồi:
http://nguyentandung.org/vai-loi-voi-ong-alan-phan-ve-lich-su.html
Vài lời với ông Alan Phan về lịch sử
Thứ năm, 28/02/2013, 06:39 (GMT+7)
Ở phần đầu bài viết “Quay về chút lịch sử“, ông Alan Phan đã rào trước đón sau rằng quan điểm của ông được hình thành từ việc theo dõi truyền thông, tức là những gì hoàn toàn công khai minh bạch và ai cũng biết, có lẽ vì thế mà ông cảm thấy hoàn toàn không cần phải đưa bằng chứng cho những điều mình nói.
Sau khi đọc những gì ông viết, bộ máy tuyên truyền của chính quyền Mỹ có thể vỗ tay cười thật tươi rằng họ đã thành công rực rỡ trong việc nhồi sọ một thế hệ. Lý do rất đơn giản: Ông tuyên bố là 68 năm rồi không thèm quan tâm đến các khẩu hiệu chính trị nhưng ông đã lặp lại chính xác những gì họ muốn ông nói.
Ông Alan Phan viết: Theo tôi biết, năm 1977, khi lên nắm quyền, dù chuyện Việt Nam không đem lại một lợi ích chính trị nào (dân Mỹ vừa chán ghét cuộc chiến tranh dài lê thê này, vừa bị nhục thua trận), Tổng thống Carter qua kênh ngoại giao không chánh thức đã ngỏ ý với các lãnh đạo Hà Nội là muốn tái lập bang giao và sẽ viện trợ nhân đạo cho một chương trình tái thiết hậu chiến. Câu trả lời sau đó từ phía Việt Nam trong suốt nhiệm kỳ 4 năm của Carter là Mỹ phải “bồi thường chiến tranh” (dường như con số đưa ra là 2 tỷ USD thời đó), “xin lỗi chánh thức Việt Nam” trước khi nói đên chuyện thiết lập bang giao (vì chúng tao mới thắng bọn chúng mày, hãy đến mà xin tha thứ).
Tổng thống Mỹ muốn hạ nhục Việt Nam bằng đề nghị đó. Viện trợ nhân đạo có nghĩa là nước Mỹ muốn bố thí cho Việt Nam bao nhiêu, dưới dạng như thế nào và với điều kiện nào là do phía Mỹ quyết định. Nó giống như việc ông bị đụng xe nhưng kẻ đụng vào ông không chịu bồi thường mà lại nói rằng tôi sẽ bố thí cho ông theo cách tôi muốn. Đây là một lối chơi xấu chứ không phải tốt đẹp gì, cố tình không chịu bồi thường nhưng lại đổ lỗi là Việt Nam không chịu hợp tác bằng cách đặt ra điều kiện mà không ai có thể hợp tác. Nếu phía Việt Nam dại dột mà chui vào cái bẫy đã giăng ra thì cũng chưa chắc đã nhận được đồng nào mà lại chịu nhục với Mỹ. Nói theo ngôn ngữ của ông thì nó như thế này: Mày đánh thắng tao đấy nhưng tao giàu và mạnh hơn mày nhiều, nếu mày biết điều thì có thể tao sẽ bố thí cho mày vài đồng.
Ông mô tả phong cách Mỹ là: Tuy nhiên, trong mọi cư xử với Việt Nam từ 1975 đến nay, ngoài thái độ dửng dưng, phần lớn lãnh đạo và nhân dân Mỹ đã không mang một “hận thù quá khứ” hay “mặc cảm thua cuộc” nào. Hoàn toàn không thấy ông đưa ra được một bằng chứng nào về việc đó nhưng bằng chứng ngược lại thì rất phổ biến trên truyền thông, không hiểu sao ông lại không thấy. Chính quyền Mỹ không chỉ cấm cấm vận công khai về mặt kinh tế mà còn ngăn cản cả những nỗ lực của bên thứ ba hỗ trợ Việt Nam. Chính quyền Mỹ không chỉ trực tiếp mà còn thông qua các đồng minh của Mĩ để phá hoại nỗ lực tái thiết đất nước của Việt Nam (1). Khi các thượng nghị sĩ thúc giục dỡ bỏ lệnh cấm vận thì tổng thống Bush đã lờ đi và gia tăng áp đặt cấm vận lên Việt Nam (2).
Trong quan hệ song phương, chính quyền Mỹ đã không ngừng sử dụng lá bài tìm kiếm hài cốt lính Mỹ để gây khó dễ cho Việt Nam. Ai cũng biết tìm kiếm hài cốt là công việc tốn rất nhiều tài nguyên và thời gian, trong khi Việt Nam còn rất nghèo và phải tập trung tái thiết lại đất nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề thì việc tìm kiếm hài cốt thực sự là một gánh nặng kinh khủng.
Giáo sư ngôn ngữ học nổi tiếng người Mỹ N.Chomsky đã nhận xét một cách châm biếm như sau: Vì vậy, George Bush có thể đứng dậy và nói: “Người Việt Nam phải hiểu rằng chúng ta căm thù họ, chúng ta sẽ không bắt họ phải trả mọi thứ họ đã gây ra cho chúng ta. Nếu cuối cùng họ thật sự hối cải, các bạn biết đấy, dành toàn bộ cuộc đời của họ và toàn bộ nguồn tài nguyên mà họ có vào việc tìm kiếm các hài cốt của một trong những người mà họ đã ném ra ngoài trời một cách ác ý, thì có thể chúng ta sẽ cho phép họ đi vào thế giới văn minh” . Sau đó, giáo sư Chomsky còn bình luận thêm đầy mỉa mai rằng: “Gã này còn tồi hơn cả Đức quốc xã” (3)
Ông vẫn tiếp tục: Chuyện Mỹ vẫn “cúi xin lập bang giao” với Việt Nam, trở thành một đối tác thương mại và đầu tư lớn, mở cửa xã hội cho người giàu Việt Nam qua lại, làm ăn, học hành…theo tôi, đã là một “phép lạ” của tinh thần Mỹ. Nhưng sự thật là chẳng có phép lạ nào của tinh thần Mỹ cả, phép lạ nếu có thì nằm ở phía Việt Nam kia. Sau một quá trình nỗ lực phát triển kinh tế trong điều kiện bị phong tỏa cô lập, Việt Nam đã đạt được những kết quả tốt và mở cửa nền kinh tế để làm ăn với các nước khác. Giới chủ doanh nghiệp Mỹ phát cuồng lên khi thấy món lợi nhuận béo bở đã bị chủ doanh nghiệp nước khác nẫng mất ngay trước mũi họ nên đã gây sức ép buộc chính quyền Mỹ phải xóa bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam. Nước Mỹ là xứ sở của tinh thần thực dụng, mọi “phép lạ của tinh thần” đều phải ngay lập tức nhường chỗ cho phép lạ của lợi nhuận(4).
Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã không công bố lý do khi quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận Việt Nam. Nếu muốn nêm món gia vị chính trị thì ông có thể tham khảo lý do được thượng nghị sĩ John McCain đưa ra: “Quyền lợi của Mỹ là một nước Việt Nam có đủ sức về kinh tế để cưỡng lại những chiến thuật áp chế của nước láng giềng khổng lồ phương Bắc” (5). Xin được lưu ý là ông J. McCain nhấn mạnh vào yếu tố kinh tế và vì thế một cách vô thức ông ấy thừa nhận việc cấm vận Việt Nam của chính quyền Mĩ đã thất bại, bởi cấm vận là để làm cho nền kinh tế Việt Nam suy kiệt nhưng đất nước này đã không bị lụn bại mà còn hồi sinh. Ông J. McCain có lẽ đã không biết đến cái “phép lạ tinh của thần Mỹ” do ông Alan Phan sáng tác ra.
Toàn bộ bài viết của ông có thể quy lại đúng theo quan điểm chính thống của Mỹ như sau: Nước Mỹ đã không làm gì sai cả. Chính quyền Mỹ đã cư xử anh minh và đầy cao cả chỉ có Việt Nam là mắc hết sai lầm này đến sai lầm khác và họ phải tự gánh lấy những hậu quả do chính họ gây ra khi cố gắng chống lại chúng ta. Tôi thật sự không tìm ra bất cứ từ ngữ nào để diễn tả cái quan điểm của ông, nhưng tôi đồng ý với giáo sư N. Chomsky rằng luận điệu tuyên truyền ấy được sử dụng rất phổ biến và rất thành công trong các quốc gia chuyên đi xâm lược.
Cuối cùng, tôi không biết luật Việt Nam cấm ông nói gì nhưng có một điều tôi đang thấy là bộ máy truyền thông Mỹ đã làm việc rất hiệu quả, hệ thống ấy đã giúp ông không nhìn thấy những thứ mà lẽ ra ông phải thấy. Cái khả năng mà ông cho là có thể phân tích được quyền lợi quốc gia nằm đằng sau quyết định chính trị rõ ràng là rất đáng ngờ.
Danh mục tài liệu tham khảo:
(1) Noam Chomsky- What the Uncle Sam really want; 1993; Chapter: Inoculating Southeast Asia
After the Vietnam war was ended in 1975, the major policy goal of the US has been to maximize repression and suffering in the countries that were devastated by our violence. The degree of the cruelty is quite astonishing.
When India tried to send 100 water buffalo to Vietnam to replace the huge herds that were destroyed by the American attacks — and remember, in this primitive country, water buffalo mean fertilizer, tractors, survival — the United States threatened to cancel Food for Peace aid. (That’s one Orwell would have appreciated.) No degree of cruelty is too great for Washington sadists. The educated classes know enough to look the other way.
In order to bleed Vietnam, we’ve supported the Khmer Rouge indirectly through our allies, China and Thailand. The Cambodians have to pay with their blood so we can make sure there isn’t any recovery in Vietnam. The Vietnamese have to be punished for having resisted US violence.
In October 1991, the US once again overrode the strenuous objections of its allies in Europe and Japan, and renewed the embargo and sanctions against Vietnam. The Third World must learn that no one dare raise their head. The global enforcer will persecute them relentlessly if they commit this unspeakable crime.
(2) New York Times – Senators Urge Bush to Lift Vietnam Embargo
và tham khảo mục (1): In October 1991, the US once again overrode the strenuous objections of its allies in Europe and Japan, and renewed the embargo and sanctions against Vietnam.
(3) Noam Chomsky- Nhận diện quyền lực; Hoàng Văn Vân dịch, Đinh Hoàng Thắng hiệu đính; NXB Tri Thức, 2012; trang 379
(4) The Seattle Times – Vietnam Embargo: Why Clinton Would Act Now
(5) Nguyễn Ngọc Giao – Thời kỳ sau cấm vận
cunom

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét