Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013
KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ.
BLOG CỦA ALAN NGÀY CHÚA NHẬT 12 MAY 2013
Hôm qua, dù bị cảm và ho, tôi vẫn cố gắng đến Trường DH Tài Chánh Hải Quan để trò chuyện cùng các bạn sinh viên. Thu nạp xong năng lượng của tuổi trẻ, nghe nhìn những hăng say hy vọng, căn bệnh của tôi giảm đi 50% chỉ sau vài giờ. Đó cũng là câu trả lời của tôi cho một bạn sinh viên muốn tìm bí quyết để giữ ngọn lửa đam mê nồng cháy 24/7 trong tinh thần. Hãy tìm đến những môi trường cởi mở, đặt câu hỏi, tạo kiến thức, tìm giải pháp, bắt tay thực thi tích cực và chọn lựa những bạn bè thầy cô…muốn nâng đỡ khyến khích mình những khi yếu đuối.
Phải hiểu thật sâu thật nhiều về đề tài và về công việc muốn làm…đừng sợ tin xấu, đừng lười biếng, đừng ỷ lại và đừng bỏ cuộc. Và đừng “đổ thừa” cho định mệnh, cho thể chế, cho bạn bè…Tôi vẫn nghĩ là 70% thành công hay thất bại trong mọi dự định bắt nguồn tử nội tại của tinh thần mình.
Chiều về, tôi lại được tiếp một phóng viên của một tờ tuần báo kinh tế từ Mumbai, Ấn Độ. Tôi quen biết anh ta từ 5.6 năm trước ở Hong Kong vì anh chuyên về chủ đề kinh tế tài chánh của Trung Quốc. Kỳ này, anh lại muốn phỏng vấn tôi cho một bài viết dài về kinh tế Việt Nam, cùng các triển vọng kinh doanh ở đây.
Buổi nói chuyện kéo dài hơn 6 tiếng, kể cả bữa ăn tối cạnh Hồ Bán Nguyệt. Tôi không biết anh sẽ viết những gì, nhưng chắc chắn là thú vị vì sự trao đổi rất thẳng thắn, nhất là những đề tài kinh tế chen lẫn mầu sắc chính trị. Tôi cũng không chắc là sẽ đăng lại được nguyên bài phỏng vấn ở web site này khi anh xuất bản, vì những phức tạp về pháp lý mà tôi không được phép liên quan.
Tuy nhiên, tôi xin “preview” nơi đây vài câu đặc biệt:
Q: Ông dự đoán thế nào về tình hình kinh tế của Việt Nam trong 7 tháng còn lại của 2013 và 2014?
A: Hơn 1 năm qua, tôi không còn dự đoán về kinh tế Việt Nam vì 3 lý do:
- Những số liệu thống kê chính thức, không chính thức cũng như những con số do các nhóm lơi ích tung ra đều rất mâu thuẫn và khó kiểm chứng. Rác đầu vào, rác đầu ra.
- Tôi cho rằng nền kinh tế ngầm của Việt Nam chiếm một tỷ lệ lớn hơn 30% của GDP. Do đó, khi nền kinh tế tốt, con số tăng trưởng thực sự có thể tốt hơn số liệu chánh phủ đưa ra. Nhưng khi kinh tế suy thoái, tình hình có thể tệ hơn mọi ước tính;
- Dù có liên quan nhiều đến thể chế chính trị, các nhà điều hành guồng máy kinh tế cố gắng giữ độc lập và thường phải chú tâm đến mục tiêu tối hậu của chính sách là gia tăng “thu nhập” của người dân. Gần đây, nền kinh tế Việt Nam càng ngày càng bị “chính trị hóa” và lợi ích chung của quốc gia đang bị hy sinh để phục vụ cho lợi ích của cá nhân và phe nhóm.
Giữ im lặng là cách duy nhất với một “người khách” như tôi.
Q: Những vấn đề lớn mà kinh tế Việt Nam đang phải khẩn cấp đối phó là nợ xấu ngân hàng, bong bóng BDS, nợ và thua lỗ của các doanh nghiệp nhà nước. Ông nghĩ chánh phủ có thể giải quyết các vấn đề này trước 2015?
A: Câu trả lời là KHÔNG.
Q: Nếu để suy thoái kéo dài, có nguy cơ nào sẽ khiến cả hệ thống tài chánh kinh tế sụp đổ?
A: Câu trả lời cũng là KHÔNG.
Q: Ông có thể biện giải thêm về lý do?
………
Cho tôi dừng ở đây và nếu có hiếu kỳ để đọc tiếp phần còn lại, xin chờ đến 3 June 2013 là ngày mà anh phóng viên nghĩ là anh ta sẽ xuất bản bài phỏng vấn.
Alan Phan
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét