Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013
LÝ NHÃ KỲ VÀ NẠN PHÁ RỪNG..."RỪNG CHẮC PHẢI ĐỢI.."
May 27, 2013 By Alan Phan
Tuần rồi anh bạn Nick Vujicic đến Việt Nam đem theo một cơn lốc về truyền thông khá vĩ đại.
Ngoài chuyện được xe mô tô của công an hộ tống, tiếp rước như một nguyên thủ quốc gia, anh
chàng Nick còn là tin nóng hàng ngày trong suốt thời gian lưu trú, bao phủ bởi 700 tờ báo lề
phải, cả trăm blog lề trái và các đài TV, radio…Chắc chắn là ngôi sao anh đã sáng rực từ Saigon
đến Hà Nội, hơn cả các Hội Nghị Trung Ương hay các lễ hội truyền thống quốc gia.
Có lẽ vì đó anh cũng gây nên nhiều ganh tị. Tôi không biết gì về anh, chưa đọc sách của anh, nên
không có bình luận gì ngoài sự công nhận tài năng PR tuyệt đỉnh của anh. Tôi cũng không suy
nghĩ nhiều về việc nhà tài trợ bỏ ra gần 2 triệu đô la cho chương trình PR này. Đó là một công ty
tư nhân; họ muốn xài tiền cách nào cho mục đích kinh doanh nào thì xài, không gì để thắc mắc.
Nhưng đọc qua các thành quả của Nick, nhất là việc anh kiếm trung bình hơn 15 triệu đô la mỗi
năm trong 3 năm qua, thì anh đã xác nhận điều tôi lập đi lập lại với các bạn trẻ:
“Cơ bắp có thể kiếm tối đa 20 đô la mỗi giờ ở Mỹ; nhưng trí tuệ thì vô giới hạn”. Một người
khuyết tật không chân tay, lợi dụng điểm yếu của mình để chinh phục thế giới, kiếm tiền qua khả
năng PR sáng tạo…Nick là một thành công về tiếp thị đáng trân trọng và cấn phân tích để lĩnh
hội đầy đủ các bài học cho mọi nhà quản lý.
Một thiên tài khác về PR là cô Lý Nhã Kỳ. Tôi cũng không biết gì về cá nhân cô này nên cũng
không có bình luận gì ngoài những kỹ năng tôi quan sát qua các tít lớn trên mạng truyền thông.
Chuyện cô vào buồng lái của Việt Nam Airlines chụp hình với các bạn phi công cũng tạo nên
cơn sốt PR “khủng”. Một chuyên viên về truyền thông ước tính là sự kiện này phủ sóng đến hơn
8 triệu người và giá trị quảng cáo có thể lên đến 3 triệu đô la về hiệu quả. Wow.
Để các bạn dễ so sánh, tôi xin đem bài viết mới nhất của tôi “Global Witness và Nước Mắt Môi
Trường” đăng trên báo Saigon Tiếp Thị chúa nhật rồi. Theo ước tính, có khoảng 6 ngàn người
đọc bài này. Cho nên về mặt PR, so với cô Lý Nhã Kỳ, tôi thực sự là một cậu sinh viên đòi dạy
toán cho G/S Ngô Bảo Châu (không biết tôi có khả năng dậy toán cho cô Lý Kỳ không nhỉ, chắc
chắn là thú vị hơn GS Châu nhiều).
Có lẽ vấn đề nằm ở chỗ tôi quá nghiêm túc khi nói về sự mất mát hơn 100 tỷ USD vì nạn phá
rừng và hủy hoại buồng phổi của quốc gia, trong khi cô Lý Nhã Kỳ chỉ muốn…(thực tình không
ai biết cô muốn gì ngoài các món hàng hiệu hơn chục tỷ mỗi thứ…).
Trong một nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng quyết định sản phẩm hay dịch vụ mình muốn
mua. Theo đúng nhu cầu của họ về mọi chỉ tiêu, chúng ta sẽ có những khách hàng trung thành,
dù món hàng có thể độc hại hay kém chất lượng. Muốn biết rõ nhu cầu, phải làm nên một profile
tổng quát (chân dung và lý lịch) của những khách hàng trong tầm nhắm này. Sự đam mê các
bộ phim Hàn Quốc và Trung Quốc chiếu mỗi ngày trên TV cũng nói lên khá nhiều cá tính của
profile.
Nhìn qua những khách hàng của Nick Vujicic và Lý Nhã Kỳ, tôi chắc chắn là cá nhân mình, hay
những đề tài mình truyền bá, không có cửa cạnh tranh nào. Cho nên bỏ qua những ồn ào về nhân
quyền hay dân chủ, tôi thấy phần lớn khách hàng vẫn rất ưa thích những món hàng hiện đang bán
chạy và mọi thay đổi về sản phẩm hay sở thích có lẽ phải mất nhiều thập niên nữa.
Rừng chắc phải đợi.
Alan Phan
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét