Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

VỊNH BỨC DƯ ĐỒ RÁCH


Trần thị LaiHồng sưu tầm

Để nhớ môt thời thơ ấu từng chạy qua nhà thờ Ông Già Bến Ngự



Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (1888-1939)

Ôn cố tri tân, đọc chuyện xưa nghĩ chuyện nay, dẫu đã ngót trăm năm, hoàn cảnh và tâm trạng có khác, xưa chống ngoại xâm, nay chống giặc ngay trong nước do cấp lãnh đạo cõng về … !



Trước hiểm họa đất nước bị xâm lăng, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu có bài thơ Vịnh Bức Dư Đồ Rách. Bài thơ in lần đầu năm 1921, trong tập thơ Còn Chơi. Đến năm 1925 được tuyển chọn in trong tập Thơ Tản Đà:
Nọ bức dư đồ thử đứng coi
Sông sông núi núi khéo bia cười
Biết bao lúc mới công vờn vẽ
Sao đến bây giờ rách tả tơi
Ấy trước ông cha mua để lại
Mà sau con chắu lấy làm chơi (3)
Thôi thôi có trách chi đàn trẻ
Thôi để rồi ta sẽ liệu bồi. (4)

Các nhà văn, nhà thơ đương thời cảm tác cùng tác giả, lên tiếng hưởng ứng, ủng hộ tư tưởng của Tản Đà bằng cách có nhiều bài họa lại… Tản Đà đồng cảm liền viết bài họa lại thứ 2 – Vịnh Bức Dư Đồ Rách – 2, đăng trên ĐPTB (Đông Phương Thời báo), số 635, năm 1927:

Thôi để rồi ta sẽ liệu bồi
Ta bồi cho chúng chị em coi
Giận cho con chắu đà hư thế
Nghĩ đến ông cha dám bỏ hoài.
Còn núi còn sông: Nhìn vẫn rõ
Có hồ có giấy dễ mà chơi.
Bởi chưng hồ giấy ta chưa có
Đành chịu ngồi trông rách tả tơi.

Như được chắp thêm cánh, đồng hành bay bổng cùng Tản Đà, các nhà nho, nhà văn có tâm huyết, yêu đất nưóc, dân tộc cùng tham gia họa lại Bức Dư Đồ Rách… Tản Đà viết tiếp bài thứ 3 – Vịnh Bức Dư Đồ Rách – 3, đăng trên Đông Phương Thời Báo số 636, năm 1927:

Đành chịu ngồi trông rách tả tơi
Buồn chăng? Hỡi các chị em ơi!
Nghĩ cho lúc trước thương người vẽ
Ngó lại xung quanh hiếm kẻ bồi
Hồ giấy bây giờ mua kiếm khó
Non sông ai hỡi đợi chờ ai?
Còn núi còn sông còn ta đó
Có lúc ta bồi chúng bạn coi.

Cuối cùng Tản Đà tổng kết cuộc họa thơ do ông khởi xướng bằng bài Vịnh Bức Dư Đồ Rách – 4, cũng đăng trên Đông Phương Thời Báo số 643, cùng năm 1927:

Có lúc ta bồi chúng bạn coi
Chị em nay hãy tạm tin lời
Dẫu cho tài có cao là thánh
Chưa dễ tay không vá nổi trời
Hồ giấy muốn mua, tiền chẳng sẵn
Non sông đứng ngắm lệ nhường rơi
Việc nhà chung cả ai ai đó
Ai có cùng ta sẽ liệu bồi?

Trong số những bài họa, có hai bài của Cụ Phan Bội Châu, cũng cùng năm 1927.
I
Thôi để rồi ta sẽ liệu bồi,
Ta bồi cho chúng chị em coi.
Giận cho con cái đà hư thế,
Nhớ đến ông cha dám bỏ hoài.
Còn núi, còn sông nhìn vẫn rõ,
Có hồ, có giấy dễ như chơi,
Vì chưng hồ giấy ta chưa có
Đành chịu ngồi trông rách tả tơi.
II
Hóa rách ra lành thế mới hay
Trời giăng giấy khắp, đất hồ đầy,
Non sông sẵn vóc thêu hoa gấm,
Gan óc ghe phen trổ gió mây.
Trắng úa, hồng tươi tùy thợ ý,
Bột rền, keo dẻo cốt thầy tay.
Người đà mới mới ta nên mới,
Bồi vá mà chi, kéo khuấy rầy.

Phan Bội Châu
1927

Dưới đây là bản tiếng Anh Vịnh Bức Dư Đồ Rách của Tản Đà, do Giáo sư Huỳnh Sanh Thông chuyển ngữ.

The Tattered Map
Stand there and have a look at that poor map.
Its streams and hills make sorry butts for jokes.
You know how long it took to draw the map?
Why is it now all tattered and torn up?
Our fathers purchased it, left it to us-
how dare their children make a toy of it?
Oh well, it’s no use blaming juveniles.
Let’s all do what we must and mend the map.
Huỳnh Sanh Thông

[From An Anthology of Vietnamese Poems, edited and translated by Huỳnh Sanh Thông, Yale University Press, 1996]



Bài họa Vịnh Bức Dư Đồ Rách, của Trần thị LaiHồng

Nhìn tấm dư đồ rách tả tơi
Non non nước nước ngắm nhìn coi
Cha ông xưa cố công gìn giữ
Con cháu nay hoài của bán chơi !
Ải Bắc xoẹt cắt đầu biên giới
Bờ Đông bò liếm chiếm ngàn khơi
Tổ quốc giang san nay sứt mẻ
Dư đồ một tấm tả tơi rồi !!!!!!!
Trần thị LaiHồng

Hoa bang,tháng 5, 2013,
để nhớ môt thời thơ ấu từng chạy qua nhà thờ Ông Già Bến Ngự

Chú thích :

1. Tản Đà tên thật là Nguyễn khắc Hiếu (1888-1939), người làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn tây.Vì quê ông gần sông Đà và núi Tản Viên , nên lấy bút hiệu là Tản Đà.
2. Cụ Phan Bội Châu (Sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 – mất ngày 29 tháng 10 năm 1940) là một nhà cách mạng Việt Nam trong phong trào chống Pháp. Ông đã thành lập phong trào Duy Tân Hội và khởi xướng phong trào Đông Du.

Cụ Phan Bội Châu tên thật là Phan Văn San, tự là Hài Thu, bút hiệu là Sào Nam, Thị Hán, Độc Kinh Tử, Việt Điểu, Hàn Mãn Tử, v.v…
Từng bôn ba khắp nước và qua TRung Quốc, Nhật bản, liên kết với các nhà yêu nước như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Hàm (tức Tiểu La Nguyễn Thành), Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế, Đặng Thái Thân, Hồ Sĩ Kiện, Lê Huân, Nguyễn Quyền, Võ Hoành, Lê Đại để cùng họ chống Pháp. Ông chọn một hoàng thân nhà Nguyễn, Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, làm lãnh tụ phong trào Cần Vương.

Có nhiều tác phẩm có tác động lớn với sĩ phu trong nước(Việt Nam Quốc sử khảo (1909), Ngục Trung Thư, Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư,Việt Nam Vong Quốc Sử, Việt Nam Quốc sử bình diễn ca (1927) …) Các tác phẩm của ông đã tạo nên một làn sóng mới thúc đẩy nhiều thanh niên yêu nước tham gia phong trào Đông Du, xuất ngoại học tập để tìm đường chống Pháp. Bị Pháp bắt tại Hàng Châu, dẫn giải về Hà Nội và xử án chung thân khổ sai. Về sau, bản án được đổi lại thành án quản thúc tại gia. Theo Việt Nam Pháp Thuộc Sử, ông được giảm án vì phản ứng mạnh mẽ của toàn dân đối với nhà cầm quyền Pháp.

Từ năm 1926, ông bị đưa về sống ở Bến Ngự, Huế, cho đến khi mất tại Huế vào năm 1940. Lúc đó ông được gọi là Ông già Bến Ngự.
3. Giáo Sư Huỳnh Sanh Thông (1926-2008) gốc Hóc Môn, từng bị Pháp bắt vì chống chính quyền Pháp. Du học Hoa Kỳ, tốt nghiệp Đại học Ohio, giảng viên Việt ngữ Viện Ngoại vụ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại Washington DC, và chuyển sang dạy Văn chưong việt Nam, Đại học Yale. Ông có về ViệtNam làm việc cho Việt Nam Thông tấn xã và sau đó trở lại định cư tại Hoa Kỳ, dạy tại Đại học Yale , cư ngụ trong khuôn viên Yale cho đến khi qua đời.

Ông từng dịch nhiều tác phẩm văn chương Việt Nam sang Anh ngữ, trong đó có Truyện Kiều/ The Tale of Kieu của đại thi hào Nguyễn Du. GS. Huỳnh Sanh Thông cũng là tác giả của 2 cuốn sách do nhà xuất bản Yale Press ấn hành, là An Anthology of Vietnamese Poems: From the Eleventh through the Twenthieth Centuries (Tuyển tập thi văn Việt Nam: Thế kỷ 11 đến thế kỷ 20) và Flowers from Hell (Hoa địa ngục), tức tập thơ của Nguyễn Chí Thiện. Các tác phẩm này cũng do Đại học Yale xuất bản. Ngoài ra ông là người sáng lập bộ sách Lac-Viet và tạp chí Vietnam Forum (Diễn đàn Việt Nam). Tạp chí này ra được 16 số từ năm 1983 đến năm 1997. Riêng bộ sách Lac-Viet có nhiều bài biên khảo và dịch thuật các bản văn cổ kim như “The Song of a Soldier’s Wife” tức Chinh phụ ngâm và “The Quarrel of the Six Beasts” tức Lục súc tranh công.
Ông từng là Giám đốc dự án Ðông Nam Á của Đại Học Yale, và là sáng lập viên Diễn đàn Việt Nam và cơ sở xuất bản Lạc Việt. GS. Huỳnh Sanh Thông được giải thưởng the AAS Benda Prize năm 1981 và được học bổng MacArthur Fellowship năm 1987.

Giáo sư Huỳnh Sanh Thông còn là giám đốc Yale Southeast Asian Refugee Project (Dự án của Viện đại học Yale về người tỵ nạn Đông nam Á) từ năm 1981 đến 1990.

Ông từng nhận giải “Harry J. Benda Prize in Southeast Asia Studies” vào năm 1981 và “MacArthur Fellowship” vào năm 1987.



Bây chừ Rồng đã cụt chân
Bà con thôi chớ nói gần nói xa
Cũng vì cộng sản mà ra
Quái thai bán đứng đất Cha cho Tàu*
Sử ghi tận mãi ngàn sau
Chao ôi Mẹ Việt nát nhàu...lòng đau !.

*. Phạm Văn Đồng đại diện CS ký văn tự dâng đảo cho Tàu tặc
Bây chừ bọn nó bỏ tù người dân yêu Nước . Lịch sử lại trở lại
thời bị đô hộ bởi Tàu, Pháp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét