https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzT3R4NDZRVkdpUW9DVm1KVU5RdXBHWHhnU25Z/view?usp=sharing
Tôi nghĩ rằng ở Việt Nam, cả những người phê phán quyết liệt nhất, cấp tiến nhất, cũng vẫn là những người nằm trong hệ thống, chỉ tìm cách thay đổi, hoàn thiện, bổ khuyết cho hệ thống đó. Chưa ai nghĩ đến sự thay đổi mang tính đoạn tuyệt.
Phạm Xuân Nguyên
Nghĩ gì về chuyến công du Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzT0gwZ1d4cnNkbDhZS0wxNENrVnltZFN5ZFBr/view?usp=sharing
Chuyến công du Hoa Kỳ lần đầu tiên của người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam, ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, sẽ được đánh dấu bằng cuộc gặp gỡ với tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 7 tới đây. Người Việt hải ngoại tiếp tục bàn đến sự kiện sắp xảy ra này với những ý kiến khá đa dạng mà Thanh Trúc ghi nhận trong bài sau:
Mỹ cần Việt Nam, Việt Nam cần Mỹ
Chuyến công du Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, là trường hợp đặc biệt chứng tỏ Mỹ cần đến Việt Nam hơn và Việt Nam cũng cần đến Mỹ hơn.
Từ Thụy Sĩ, ông Đặng Xương Hùng, cựu quan chức Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã ly khai và đang tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ, nhận định như vậy:
Việc chấp nhận đón tổng bí thư của một đảng cộng sản thì phải nói là Mỹ đã cần Việt Nam nhiều hơn. Một trong những nước phải nghĩ ngay đến là Việt Nam trong chiến lược quay lại Châu Á Thái Bình Dương của người Mỹ. Đấy là nhìn từ người Mỹ, bởi vì cũng phải thấy rằng chính sách của Mỹ đối với Việt Nam đã thay đổi rất nhiều trong thời gian gần đây, thí dụ việc Mỹ mở ra hướng để Việt Nam có thể tham gia vào TPP, rồi tổng tham mưu trưởng liên quân của Mỹ cũng đi đến Việt Nam, rồi rất nhiều quan chức của Mỹ đã đến Việt Nam trong thời gian gần đây. Chúng ta có thể thấy việc duy trì một đất nước Việt Nam yếu để khỏi đe dọa các nước láng giềng sang một chính sách vực Việt Nam dậy để khỏi rơi vào vòng tay Bắc Kinh.
Còn đứng về phia Việt Nam thì phải nói Việt Nam cũng hết sức lúng túng và Việt Nam cũng cần đến Mỹ , thể hiện ở cái là bằng mọi cách thu xếp cho ông tổng bí thư đi Mỹ để có thể đối chọi lại trong quan hệ đối với Trung Quốc. Tình hình sơ bộ là nếu chuyến đi này thực hiện trên cơ sở của một sự thay đổi về nhận thức thì sẽ có những tiến bộ, tức là nhìn nhận một bước ngoặt mới trong quan hệ với Mỹ, dẫn tới mối quan hệ thực chất hơn chứ không phải là hình thức đánh đu để cân bằng quan hệ với Trung Quốc mà không được cái gì cả.
Lãnh đạo VN 'không dại gì' chờ Mỹ cứu
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzemVxVHREUlJrdE9kU29nNU5UeGRndHJLeGVR/view?usp=sharing
Năm 2015 đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ giữa hai cựu thù Việt Nam và Hoa Kỳ cũng như 40 năm chấm dứt Cuộc chiến Việt Nam.
Câu hỏi đặt ra trước chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đầu tiên thăm Hoa Kỳ, là liệu quan hệ giữa Hà Nội và Washington rồi sẽ đi về đâu.
Theo cách nhìn của một cựu quan chức Hoa Kỳ và nhà quan sát quan hệ Việt - Mỹ từ nhiều năm nay, khó có chuyện hai bên là đối tác ký hiệp ước liên minh trong tương lai trước mắt.
Học giả và cựu quan chức Hoa Kỳ Fred Brown nói chuyện với Nguyễn Hùng của BBC Tiếng Việt tại Washington DC hồi cuối tháng Tư năm 2015.
Quan hệ Việt - Mỹ sẽ đi về
đâu?
Jul 5, 2015
Nhìn vào
tương lai quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trước chuyến thăm Nhà Trắng của Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cựu quan chức ngoại giao Fred Brown nói khó có khả
năng hai nước là đồng minh ký hiệp ước trong tương lai trước mắt.
<iframe width="400" height="225"
src="https://www.youtube.com/embed/KgBDBLerANU" frameborder="0"
allowfullscreen></iframe>
05 / 07 / 2015
Điều gì làm nước Mỹ khác biệt?
(GNA: Có lẽ đây nên là món quà TBT Trọng nên đóng khung tặng cho TT Obama và cho chính mình trong dịp viếng thăm Tòa Bạch Ốc.)
Mỹ khác nhất chỗ nào?
Điều gì làm cho nước Mỹ khác biệt? Có rất nhiều câu trả lời, nhưng tôi sẽ bắt đầu với một thứ bạn có thể sẽ không nghĩ đến.
Đa số người nghĩ rằng nước Mỹ chỉ chuyên về sự thành công. Tôi thì có một cái nhìn khác. Tôi nghĩ nước Mỹ chuyên về sự thất bại. Đa số người trong thế giới không có cơ hội để thất bại. Nhưng người Mỹ thì coi đó là một cái gì đó bình thường.
Chỉ có người Mỹ mới nói: ”Nếu bạn không thành công trong lần đầu tiên, hãy thử lại lần nữa.”
Thậm chí, đã có một nghiên cứu hàn lâm để chứng minh điều này. Dựa theo một nghiên cứu bởi Trường Kinh Doanh Harvard của giáo sư Steven Rogers, đa số các nhà khởi nghiệp đã thất bại bốn lần trước khi họ thành công.
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzaGtGUjZmMnpYNGd4WlQ4ZDJQSzFvck1XY3hj/view?usp=sharing
Mối lo ngại từ TPP tới tự do trên Internet
Jul 6, 2015
Việt Khôi chuyển ngữ,
Tom Malinowski, Electronic Frontier Foundation
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzTkh6WWh0N0VHMkhDd3ZsaVF6dGVsblVNbk0w/view?usp=sharing
… Hiệp ước Hợp tác Xuyên Thái bình dương là gì (TPP)?
Hiệp ước Hợp tác Xuyên Thái bình dương là một hiệp ước thương mại đa quốc gia, bí mật, có thể gây nguy hại bằng những luật bảo hộ bản quyền (IP) nghiêm ngặt xuyên hành tinh và viết lại luật pháp quốc tế về cơ chế hành pháp của nó. Hai vấn đề chính của hiệp ước này đó là:
(1) Chương về Sở hữu Trí tuệ: Bản dự thảo bị rò rỉ của hiệp ước này cho thấy chương về Sở hữu Trí tuệ sẽ khuếch trương những hệ lụy tiêu cực đối với tự do ngôn luận, quyền riêng tư của người dùng Internet, quyền pháp lý (due process), và ngăn cản khả năng sáng tạo của người dân.
(2) Thiếu Minh bạch: Toàn bộ quá trình đàm phán bị giấu kín.
Mười hai quốc gia đàm phán TPP là Hoa Kỳ, Nhật, Úc, Peru, Malaysia, Vietnam, New Zealand, Chile, Singapore, Canada, Mexico, và Brunei Darussalam. TPP chứa một chương về sở hữu trí tuệ, trong đó bàn về bản quyền, thương hiệu, và bằng sáng chế. Bởi bản nháp của hiệp ước chưa từng được chính thức thông báo cho công chúng, chúng ta chỉ biết từ các văn bản bị rò rỉ, ví dụ như bản nháp tháng 5 năm 2014 của Chương Sở hữu Trí tuệ trong TPP, một chương các đàm phán viên của Hoa Kỳ thúc ép áp dụng cơ chế bản quyền khắc nghiệt hơn nhiều so với những thỏa thuận quốc tế hiện nay, bao gồm Hiệp ước Chống Nhái mạo (ACTA).
Hiệp ước Hợp tác Xuyên Thái bình dương là gì (TPP)?
Hiệp ước Hợp tác Xuyên Thái bình dương là một hiệp ước thương mại đa quốc gia, bí mật, có thể gây nguy hại bằng những luật bảo hộ bản quyền (IP) nghiêm ngặt xuyên hành tinh và viết lại luật pháp quốc tế về cơ chế hành pháp của nó. Hai vấn đề chính của hiệp ước này đó là:
(1) Chương về Sở hữu Trí tuệ: Bản dự thảo bị rò rỉ của hiệp ước này cho thấy chương về Sở hữu Trí tuệ sẽ khuếch trương những hệ lụy tiêu cực đối với tự do ngôn luận, quyền riêng tư của người dùng Internet, quyền pháp lý (due process), và ngăn cản khả năng sáng tạo của người dân.
(2) Thiếu Minh bạch: Toàn bộ quá trình đàm phán bị giấu kín.
Mười hai quốc gia đàm phán TPP là Hoa Kỳ, Nhật, Úc, Peru, Malaysia, Vietnam, New Zealand, Chile, Singapore, Canada, Mexico, và Brunei Darussalam. TPP chứa một chương về sở hữu trí tuệ, trong đó bàn về bản quyền, thương hiệu, và bằng sáng chế. Bởi bản nháp của hiệp ước chưa từng được chính thức thông báo cho công chúng, chúng ta chỉ biết từ các văn bản bị rò rỉ, ví dụ như bản nháp tháng 5 năm 2014 của Chương Sở hữu Trí tuệ trong TPP, một chương các đàm phán viên của Hoa Kỳ thúc ép áp dụng cơ chế bản quyền khắc nghiệt hơn nhiều so với những thỏa thuận quốc tế hiện nay, bao gồm Hiệp ước Chống Nhái mạo (ACTA).
Điểm Nhấn trong ngày…
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzOUhfYlhJdXBzVWhlS2dTSUp5cWhBS215d3Rv/view?usp=sharing
- Tuyên Truyền, Tuyên Giáo, Tuyên Dương, Tuyên …Cáo
- Nguy cơ lớn nhất của kinh tế Việt Nam hiện nay là gì?
- Kinh tế Việt Nam sẽ “trật đường ray phát triển” nếu…
- Báo Nga: "Điệu nhảy" Việt - Mỹ đang được cả thế giới chú ý
- Ăn cơm Australia, thờ ma china
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét