Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

LẠI ĐỌC BÊN THẮNG CUỘC. TỪ BÊN NHÀ.

http://bsngoc.wordpress.com/2013/01/28/ben-thang-cuoc-lot-tran-hau-truong-chinh-tri-vn/

BÊN THẮNG CUỘC 2

https://docs.google.com/file/d/1-Q-rjlbnUbj6dHJeb65K1H57OcHByZLHbBiYdOVjY5Fh3CEu338uEkX3ENda/edit

BÊN THẮNG CUỘC 1

https://docs.google.com/file/d/1cOeIj9F0nQH4CmL_Rrgo5byuf9aSCLoYf_qqueb3dQCXI4AYB2YYcY-tDDb1/edit

“Bên thắng cuộc” lột trần hậu trường chính trị VN

Phải nói cho rõ là “hậu trường chính trị của chế độ Việt Nam theo chủ nghĩa xã hội, hay cộng sản”. Đã có nhiều người viết bài điểm sách, tôi không có gì để viết thêm. Tôi chỉ muốn rút ra vài điểm chính sau khi đã đọc xong bộ sách. Theo tôi nghĩ những câu chuyện Huy Đức thuật lại trong sách có thể giải thích tại sao nước ta nghèo hèn như hiện nay. Tôi cũng nghĩ các lãnh đạo thuộc phe XHCN của miền Bắc phải chịu trách nhiệm lớn trước lịch sử về những sai lầm của họ.
Một nhà văn hoá Âu châu từng nói rằng lịch sử chỉ là một chuỗi câu chuyện về gia đình và thế giới. Bởi thế, kể chuyện là một phương tiện có hiệu lực cao để giải thích những gì đã và đang xảy ra. Có thể khẳng định ngay rằng bộ sách Bên thắng cuộc của Huy Đức không phải là sách lịch sử. Huy Đức cũng nói rằng anh không viết sử. Tôi xem Bên thắng cuộc là một chuỗi câu chuyện hậu trường chính trị Việt Nam. Tất cả chúng ta cần phải biết những câu chuyện mà Huy Đức kể lại, bởi vì những câu chuyện đó sẽ thấp lên một que diêm trong cái lịch sử mờ ảo của Việt Nam vào những năm giữa thế kỷ 20 cho đến ngày hôm nay.

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

KINH TẾ VIỆT NAM: PHÁ HOẠI TỪ BÊN TRONG


http://thediplomat.com/pacific-money/2013/01/29/vietnams-economy-sabotaged-from-within/

Uy Vũ chuyển ngữ, CTV Phía Trước
James Parker, The Diplomat
Ngày 29 tháng 1 năm 2013

Năm ngoái tại Việt Nam đã có một số cán bộ bị bắt giữ liên quan đến tội kinh tế hoặc những dấu hiệu “bất thường” tại các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước dưới sự quản lý của họ. Như trình bày trước đây trên mục Pacific Money [Những thách thức của nền kinh tế Việt Nam], một trong những vụ bắt giữ gây sốc nhất trong năm qua là của ông Nguyễn Đức Kiên, nhà tài phiệt nổi tiếng và người sáng lập ngân hàng lớn nhất Việt Nam.
Vụ bắt gần đây nhất mà các báo chí đã đưa tin liên quan đến giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – còn được gọi là “Agribank”. Tỷ lệ nợ xấu [non-performance loan] tại ngân hàng này chiếm lên đến 6% trong một nửa năm 2012, giữa lúc căng thẳng tài chính tiếp tục lan tràn trên khắp các nước ASEAN. Agribank, cùng với chủ nợ cho vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) thuộc sở hữu nhà nước, đã bị kiểm tra hồi mùa thu năm 2012. Agribank là một trong các ngân hàng cho vay lớn nhất tại Việt Nam, và tương tự như với các tổ chức khác dưới sự kiểm soát của nhà nước, những chính sách kinh doanh của họ đã chuyển hướng chứ không phải hoàn toàn phục vụ mục đích hướng đến lợi nhuận.
Một vụ bắt giữ liên quan Agribank đã được công bố hồi tuần trước. Vụ này là một trong những vụ liên quan nguyên tổng giám đốc ngân hàng Phạm Thanh Tân, người đã bị buộc rời khỏi chức vụ hồi năm 2011. Bản thông báo nói rằng ông bị bắt vì liên quan đến những hành động vô trách nhiệm gây ra hậu quả tiêu cực trong suốt thời gian điều hành Agribank. Tổng giám đốc mới của ngân hàng đã cố gắng cắt giảm tỷ lệ nợ xấu, và dường như đã cắt hơn 4% trong tổng tỷ lệ vào cuối năm 2012.

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

HOA XUÂN BÊN TRỜI CŨ


January 28, 2013 By Alan Phan

“Tự nhủ lòng mình là hương cốm
Chả biết tay ai làm lá sen…” (thơ Nguyên Sa)

Mấy hôm nay, Saigon trở lạnh. Vài hôm trước, một trận mưa đêm nhỏ, dai dẳng, làm rụng vài cánh mai nở sớm bên thềm. Hiên nhà ươn ướt, như nước mắt người tình vẫn còn tiếc thương cho những đóa hoa xuân, không kịp nhìn cái Tết đang quanh quẩn đâu đây, chờ đón giao thừa.



Ngày xưa, khi qua tuổi lên 10, mỗi mùa Tết, tôi được cha giao nhiệm vụ đánh bóng lư đồng, các bức tranh, khung hình hay tượng, trẩy lá cây mai, mua trồng thêm cúc, mẫu đơn, vạn thọ… và dọn sạch khu thờ phượng. Dù có ham chơi và hoang đàng, tôi vẫn rất nghiêm túc thi hành phận sự. Vớí tôi, đây là một điều gì to lớn, sâu xa và thiêng liêng hơn cả chuyện học hay chuyện gia đình. Đây là Tết, là khởi đầu của vạn vật, là khai sáng của vận hội mới, là niềm hy vọng của tận cùng tâm linh. Tôi nghĩ 90 triệu người Việt khác, dù đang ở quê nhà hay tha phương chân trời nào, không ít thì nhiều, cũng mang một tâm trạng tương tự.

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

KIẾN NGHỊ VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 .

ĐỌC TOÀN VĂN BẢN DỰ THẢO HIẾN PHÁP

https://docs.google.com/file/d/1Hl5a-xuWbvqUCTXoZPdnV29NvyrSIks2PtxLnPdEhGn8gkun31AUGAn1HLpJ/edit


https://docs.google.com/document/d/1gSe9lvOPftK8RXaceuRYa5DHNpsx9iLJ3HlAvmXl5Tc/edit


KIẾN NGHỊ VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992.

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (dưới đây gọi tắt là Dự thảo), chúng tôi, những người Việt Nam ký tên dưới đây, xin trình bày với Quốc hội và Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 một số kiến nghị, đồng thời mong mỏi toàn thể đồng bào trong và ngoài nước thẳng thắn nói lên ý kiến để nhân dân ta có một Hiến pháp bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ và sự phát triển bền vững của đất nước, mang lại tự do hạnh phúc cho các thế hệ hiện tại và tương lai.
Hiến pháp của một quốc gia do dân làm chủ bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân và được hình thành từ sự thỏa thuận giữa các thành phần đa dạng trong xã hội. Dự thảo chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực. Kiểm soát bên trong giữa các nhánh quyền lực nhà nước bằng các cơ chế đối trọng kiềm chế lẫn nhau, các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp không thể vượt quá giới hạn được ấn định. Kiểm soát từ bên ngoài đối với công quyền được thực hiện bởi nhân dân với vai trò quan trọng của xã hội dân sự mà tiền đề là các quyền tự do về ngôn luận, báo chí, lập hội, hội họp, biểu tình,…
Hiến pháp phải mang tính chính đáng được đo bằng nhiều tiêu chí. Thứ nhất, hiến pháp phải có mục tiêu bảo vệ độc lập chủ quyền, kiến tạo tự do, dân chủ, công bằng, hạnh phúc; đồng thời đoàn kết toàn dân, loại bỏ mọi sự chia rẽ hay áp bức, hướng đến sự phát triển bền vững của dân tộc. Thứ hai, hiến pháp phải thể hiện ý chí chung của nhân dân, thể hiện sự đồng thuận của nhân dân để lập ra các cơ quan nhà nước. Thứ ba, hiến pháp phải được xây dựng theo các nguyên tắc pháp luật phổ biến của thế giới văn minh, phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Theo tinh thần đó, trước mắt chúng tôi kiến nghị 7 điểm như sau.

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

CHIẾN TRANH TIỀN TỆ: HẦM TRÚ ẨN NÀO CHO VIỆT NAM?


January 23, 2013
Chiến tranh tiền tệ: Hầm trú ẩn nào cho Việt Nam?
Tác giả: CẢNH THÁI

Bài đã được xuất bản.: 20/10/2010

(VNR500) – Vậy nếu chiến tranh tiền tệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc xảy ra, hầm trú ẩn thực sự nằm ở sức mạnh nội tại của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp, mỗi người dân. Tâm hồn và lương tri của dân tộc. Năng suất lao động là quyết định.
LTS: Tại sao các nước lại thi nhau hạ thấp đồng nội tệ? Điều gì thực sự đang diễn ra? Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, châu Âu… sẽ làm gì để tháo ngòi nổ cuộc chiến tiền tệ – rất có thể sẽ nổ ra này? Có trông chờ gì được ở Hội nghị G20 tới đây tại Hàn Quốc?
Nước đang phát triển – Việt Nam – sẽ nằm đâu trong cuộc chiến tiền tệ? Cơ hội và thiệt hại? Chúng ta cần làm gì để hạn chế tác động của cuộc chiến?
Quanh câu chuyện này, Diễn đàn VNR500 xin trân trọng giới thiệu bài viết của chuyên gia Cảnh Thái. Mời bạn đọc tham khảo và cùng tranh luận qua: vnr500@vietnamnet.vn hoặc phần Thảo luận cuối bài.
Ngày 14 tháng 10 vừa qua, một người bạn ở Úc gửi email hỏi tại sao giá niêm yết USD (đô la Mỹ) ở Việt Nam là 19.500 VND, trong khi đô la Úc đã là 1AUD (đô la Úc) bằng 19.850VND? Lạ nữa, trong cùng ngày tại Úc, đồng AUD chỉ mới bằng 99% của USD!
Thực ra, giá USD trên thị trường tự do cũng đã điều chỉnh tăng hơn giá niêm yết (19.500 VND) và vẫn có chiều hướng tiếp tục hướng về mốc 20.000 VND, thậm chí sớm muộn sẽ vượt qua?!
Nhưng chúng ta cũng ngạc nhiên khi thấy các đồng tiền Úc, Canada, Thụy Sĩ, Singapore… trước giờ có khoảng cách khá xa so với USD nhưng hiện nay đang thu hẹp khoảng cách này. Đồng tiền châu Âu, Euro, cũng lên hơn 28.000 VND sau vài tháng có chuyển động xuống khoảng 23.000-24.000 VND.
Điều này phản ánh điều gì đã và đang diễn ra?
Tương quan tỷ giá chuyển đổi giữa các đồng tiền của các quốc gia này đang chuyển động. Chính phủ Nhật, sau động thái nghe ngóng các tác động từ chính sách tiện tệ của Mỹ, Trung Quốc cũng quyết định phá thêm giá đồng Yên để hổ trợ nền sản xuất và xuất khẩu trong nước.

Các động tác “phá giá đồng nội tệ” của các quốc gia luôn gây quan ngại cho các quốc gia khác. Đặc biệt là các đồng tiền đang được giao dịch chính yếu trong các nền kinh tế thế giới như USD (Mỹ), EUR (châu Âu), JPY (Nhật), GBP (Anh), CAD (Canada), AUD (Úc), RMB (China) ..v.v.
Điều gì đang diễn ra?

ĐỒNG XU NGHÌN TỶ


Trần Vinh Dự
22.01.2013

Câu chuyện về “đồng xu nghìn tỷ USD” ở Mỹ đã trở nên ồn ào kể từ ngày 2 tháng 1, 2013. Ban đầu nó chỉ là một ý tưởng nghĩ ra cho vui, nhưng kể từ hôm 3 tháng 1 thì website chính thức của Tòa Bạch ốc đăng một kiến nghị kêu gọi mọi người ủng hộ giải pháp này và gây sức ép để buộc Tổng thống Barack Obama thực hiện.

Kể từ khi đó, các phương tiện thông tin đại chúng liên tục nhắc đến chuyện “đồng xu nghìn tỷ”, đương nhiên không phải dưới góc độ kêu gọi chính quyền Obama thực hiện, mà dưới góc độ tranh luận về tính thú vị của giải pháp nghe có vẻ rất hoang đường này.

Thủng trần nợ công

Nước Mỹ luôn luôn được nhắc đến như là một con nợ lớn nhất thế giới. Con số nợ công ở Mỹ đã liên tục tăng đều đặn trong những năm từ 2000 đến 2008 dưới thời của Tổng thống George W. Bush. Từ năm 2009 trở lại đây, dưới thời của Tổng thống Obama, do kinh tế Mỹ lâm vào khủng hoảng và chính phủ Mỹ phải liên tục bơm tiền để cứu nền kinh tế, nợ công của Mỹ đã tăng vọt với tốc độ cao hơn nhiều so với thời kỳ của Tổng thống Bush.





Theo Hiến pháp Mỹ, Quốc hội là cơ quan quyền lực duy nhất có quyền vay mượn tiền trên danh nghĩa quốc gia. Trước năm 1917, Quốc hội phải chuẩn thuận tất cả và từng đợt phát hành công cụ nợ để vay tiền. Luật Second Liberty Bond Act được ban hành vào năm 1917 quy định một mức “trần” nợ công theo đó các công cụ nợ sẽ được phát hành để vay tiền cho nhà nước Mỹ. Các luật về nợ công (Public Debt Acts) ban hành năm 1939 và 1941 tiếp tục làm rõ hơn cơ chế này. Theo đó, cơ quan Ngân khố Mỹ (Treasury) được phép phát hành công cụ nợ cần thiết để lấy tiền cho các hoạt động chi tiêu của nhà nước (theo kế hoạch về ngân sách được phê duyệt) và tổng số nợ phải nhỏ hơn mức trần nợ công được Quốc hội cho phép.

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

CUỘC HÝ TRƯỜNG. BAO GIỜ NƯỚC TÀU CÓ LOẠN ?



Nguyễn-Xuân Nghĩa
"Kinh Tế Cũng Là Chính Trị"

Chuyện ly kỳ và bí hiểm của Trung Quốc

Người viết cứ mong có ngày rảnh rỗi thì viết truyện trinh thám bí hiểm mà chỉ có... Trời mới hiểu nổi. Có lẽ ông Trời cũng sợ rằng mình không hiểu, nên Trời chưa cho. Là trò chưa chơi. Trong khi chờ đợi cái ngày chậm đến ấy, ta vẫn có thể thao dợt cho quen, ngay trong thể loại kinh tế.


Gặp ngày đẹp trời, khi Tổng thống Hoa Kỳ đang lên xe hoa cho một nhiệm kỳ mới, thì chả nên xối nước lạnh vào niềm hưng phấn của thiên hạ mà viết chuyện bí hiểm, như nhà nước tìm đâu ra tiền để cứ rộng chi cho bá tánh? Hay là gánh thuế sẽ là bao nhiêu sau khi gánh hát là Quốc hội diễn xong cái màn thỏa thuận về ngân sách vào ngày Tết Tây? Chi bằng ta nói chuyện Tầu....

Kỳ bí như câu hỏi "bao giờ nước Tầu có loạn?"


***


Từ năm năm nay, khi các nước dân chủ Tây phương đều mếu máo về chuyện chi thu ngân sách mà kinh tế cứ bèo nhèo như dải rút trên sàn - đẩy mãi chưa thấy nhúc nhích - kinh tế Trung Quốc vẫn lừng lững đi lên.

Năm 2010, trên cao điểm của sự khốn khó toàn cầu, lãnh đạo xứ này đã bơm thuốc cường dương cho toàn dân đạp xe vượt qua Nhật để thành nền kinh tế hạng nhì thế giới. Qua năm 2012 vừa rồi, Trung Quốc còn cho thấy là sẽ lấn Hoa Kỳ để chiếm giải quán quân trong một tương lai không xa. Có thầy bói Mỹ còn xủ quẻ nói rằng cái năm đại tiểu vận trùng phùng đó sẽ là 2030! Khiếp!

Giới kinh doanh thì cứ kè kè nhìn vào túi bạc, chứ giới kinh tế phải biết nhìn xa trông rộng!

Họ bảo rằng sau 30 năm tăng trưởng trung bình là 9% thì nền kinh tế nào cũng thấm mệt và từ nước đại sẽ giảm đà thành nước kiệu. Vì vậy, chẳng ai ngạc nhiên nếu kinh tế Trung Quốc có tăng trưởng thấp hơn trước. Nhưng dù thấp hơn con số sinh tử là phải 8% một năm - nếu không, Thiên triều sẽ có loạn - tuần qua, thống kê cho biết là mức tăng trưởng vẫn là 7,8%. So với trung bình 1,8% của nước Mỹ năm nay, hoặc 3,8% kể từ năm 1790 đến giờ, con số 7,8% là sự thần kỳ bí hiểm.

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

KHI THIỆN VÀ ÁC ĐỔI NGÔI


...
Đối thoại với GS. Nguyễn Đăng Hưng

Lời dẫn của GS Nguyễn đăng Hưng:

Tôi vừa nhận được e-mail từ báo Pháp Luật Tp HCM:
“Bài phỏng vấn GS đã đăng trên số chủ nhật. GS trả lời thật thấm thía!".

Đây là bài phỏng vấn đột xuất và chớp nhoáng do nhà báo Yên Trang, Báo Pháp Luật thực hiện tại sân bay Tân Sơn Nhất trung tuần tháng 11 vừa qua, ngày tôi lấy máy bay trở sang Bỉ. Bài đã được biên tập lại. Có lẻ vì sự hạn hẹp của báo giấy, nhiều đoạn đã không thấy xuất hiện. Nay trên sổ tay cá nhân này, xin xuất bản nguyên văn.


Khi thiện và ác đổi ngôi.//

=========================================================================


From: van ai

Date: Sunday, January 20, 2013, 11:37 AM

Đọc Bài bên dưới trước rồi hãy đọc Một Ý kiến nhỏ.

Văn

----- Forwarded Message -----
From:
To:
Sent: Sunday, January 20, 2013 8:20 AM
Subject: Khi cái ác lên ngôi...

Một ý kiến nhỏ

tôn thất tuệ

Nhà giáo Nguyễn Đăng Hưng chỉ chú trọng đến những hiện tượng lúc nầy. Nhiều tác giả đưa vào chữ viết (để làm chứng tích về sau) rằng ít nhất từ 1954, các nền tảng luân lý văn hóa của VN đã bị tiêu diệt để thay thế bởi lòng trung thành và yêu thương đảng và lãnh tụ. (Tân thời: đảng là mẹ, bác là cha, bây giờ bác chết đảng ta góa chồng; triệu thằng cà nhỏng lông nhông, giết nhau để được làm chồng đảng ta).
Một thứ đạo đức mới ra lò, danh xưng là "đạo đức cách mạng"; giết vì đảng gọi là bạo động cách mạng. Nguyễn Mạnh Tường viết trong hồi ký là chính ông và đồng nghiệp đã dạy cho trẻ con cách đấu tố cha mẹ, phịa ra chuyện nầy chuyện nọ như đánh đập, hiếp dâm, trong vụ cải các ruộng đất. Ai cũng biết HCM ra lệnh xử tử bà Nguyễn Thị Năm, người cưu mang giới lãnh đạo CS (rất có thể chính HCM đã nhận bát cơm phiến mẫu của bà nầy).

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

PHONG TRÀO "ROAST" CHO VIỆT NAM


January 18, 2013 By Alan Phan

T/S Alan Phan

Một vài thân hữu nói “chúng tôi sẽ đi dự tiệc tất niên của ông vì hiếu kỳ muốn xem thiên hạ nó chế diễu, nhạo báng, phê phán…ông ra sao?” Ờ Việt Nam, các buổi lễ vinh danh PR thì được tổ chức rầm rộ mỗi ngày; nhưng bỏ tiền ra để ngồi nghe..chửi, thì chắc chỉ có ông già Alan. Thực ra, đây là một truyền thống cả trăm năm nay tại Mỹ và cả ngàn năm nay tại Nhật. Có lẽ đó là lý do họ ít bị “táo bón” về mặt tinh thần và trí tuệ như văn hóa 5 ngàn năm của ta và Tàu?

Trong các cung vua phủ chúa của Nhật, các hoàng đế thường thuê một vài anh hề để chế diễu mình và các cận thần chức sắc. Vai trò của các anh hề này làm giảm đi sự căng thẳng của tình thế, cho mọi người một góc nhìn tư duy lạ hơn; nhưng quan trọng nhất là đem “con người” về đúng vị trí của nó, để không ai hoang tưởng mình là thần thánh, không bao giờ sai hay ngu hay điên. Các lãnh đạo Âu Mỹ thì ngoài các đảng đối lập, còn cả ngàn phóng viên, bình luận gia…theo dõi từng bước, muốn ăn vụng cũng khó chứ đừng nói tới chuyện muốn làm thánh gióng.

Riêng ở Trung Quốc, qua bao triều đại, kể cả gần đây, vua là “con trời” và dù là thứ con trời đánh thánh vật, con hoang, con rơi…vẫn là máu mủ của giòng họ. Chưa nói đến những bà con cháu chắt, họ hàng xa gần, cả trăm ngàn “thái tử công chúa” vẩn từ “trời” xuống thế, nên được quyền làm những trò rất khỉ (kiểu Tề Thiên). Cho nên, ngay cả một phê bình nhẹ nhàng từ quan Tể Tướng, cũng đủ bị tội chém đầu. Tệ nhất là câu, “mắt mủi bệ hạ để đâu mà rước về một con cung phi xấu thế…” Tội này thì tru di tam tộc. Cũng may, các thiên tử phần lớn thuộc loại ngu dốt, xuất thân từ rừng rậm, nên không biết gì chuyện kinh bang tế thế đại sự và phó mặc cho các quan có học, nên lịch sử Tàu vẫn còn có những điểm sáng cho nhân dân nhờ.

Tôi vẫn nghĩ nếu lãnh đạo Trung Quốc và các nước chư hầu Á Châu có được văn hóa tự trào, tự phê, tự chấp nhận yếu kém thực của mình…thì lịch sử đã không nghiệt ngã với đa số…dân ngu khu đen của các xã hội này.

Từ ý nghĩ đó, mong các bạn BCA hãy tiếp tay cho Alan tạo nên phong trào “roast” khắp xứ ; nghĩa là từ nay, thay vì các lễ PR hoành tráng hay các bài viết thuê trả tiền để vinh danh (thực ra là nói dối dư luận) , chúng ta chỉ tham dự vui chơi ở những nơi mà bạn bè thân hữu cuời diễu, “xấu khoe đẹp giấu”. Khi mọi người thoải mái hơn về cái “sĩ diện” hão, thì những chuyện giả dối, vô cảm…ở xứ này sẽ giảm đi chăng?
Thử nghĩ thay vì đóng cửa “phê và tự phê”, nếu chúng ta cho trực tiếp truyền hình những thâm cung bí sử, cả nước sẽ quên đi các bộ phim Hàn Quốc, Trung Quốc ngu xuẩn, và các mạng truyền thông sẽ đem đến cho người dân những bài học về khiêm tốn, về thực tại và về một tư duy thích hợp với thời đại mới?

Alan Phan

Lễ hội Roast:

Một lễ roast phần lớn được tổ chức tại Mỹ dành cho các nhân vật nổi tiếng (từ Tổng Thống đến siêu sao) tại những sự kiện công cộng, có truyền thông tham dự. Người được “ô danh” gọi là roastmaser phải có một cảm nhận khôi hài cao độ để chấp nhận những chuyện diễu cợt, chế nhạo, phê bình…về mình mà không chút tự ái hay bực bội. Những người được mời lên diễn đàn chọc phá là những bạn bè, đồng nghiệp, báo giới…kể lại những mẩu chuyện quá khứ hay những giả tưởng tương lai…Tinh thần quan trọng nhất của lễ roast là …vui cười, đùa cợt, không chút ác ý hay ghen tị.

Tiệc tất niên của Alan:

Chúng tôi cần từ 10 đến 20 thân hữu đăng đàn lên sân khấu “diễu” Alan cho mọi người cười. Không được khen. Bạn nào tình nguyện xin liên hệ ngay với ban tổ chức để sắp xếp. Mỗi diễn giả sẽ được Alan ký tặng 1 cuốn sách. Bạn nào nói hay nhất sẽ được tăng một chai rượu quý.
Xin nhắc lại là tiệc roast tất niên này sẽ được tổ chức vào sáng thứ bẩy 2/2/2013 lúc 11giờ tại khách sạn Grand Hotel số 8 đường Đồng Khời, Q1, thành phố HCM. Xem Thông Báo trên web site này.

FREEDOM HOUSE: VIỆT NAM KHÔNG TỰ DO VỀ QUYỀN CHÍNH TRỊ, DÂN SỰ















Đọc bản  phúc trình tại đây:

https://docs.google.com/file/d/1qxbccoeBGnB5Zb3-007QkDaFFmyoRlFhx23Ww92CZOdJw6GQLi0_z6tTLbDS/edit




Theo phúc trình “Tự do Thế giới 2013” của tổ chức Freedom House vừa công bố, Việt Nam tiếp tục bị đánh giá là quốc gia không có tự do trong lĩnh vực quyền tự do chính trị và các quyền tự do dân sự của công dân.

Báo cáo thường niên của tổ chức bảo vệ nhân quyền có trụ sở tại Mỹ cho thấy Việt Nam bị liệt kê trong số 47 nước không có tự do dù nằm ngoài danh sách 9 nước bị xem là thiếu tự do tệ hại nhất trên thế giới trong đó có Bắc Triều Tiên và Syria.

Về lĩnh vực quyền tự do chính trị, Việt Nam bị đánh giá mức điểm thấp nhất trong thang từ 1 tới 7. Về các quyền tự do dân sự, số điểm của Việt Nam là 5/7.

Bà Sarah Cook, chuyên gia phân tích cao cấp về lĩnh vực tự do internet và Đông Á trong tổ chức Freedom House, phát biểu với VOA Việt ngữ:

“Điểm số của Việt Nam nhìn chung vẫn y như nhiều năm trước đây, và chúng tôi cảm nhận Việt Nam đang gia tăng xu hướng đàn áp các quyền căn bản của công dân, với nghị định tăng cường quản lý internet của chính quyền, với các blogger bị bắt và bị tuyên án nặng nề chỉ trích nhà nước hay phản ánh tình trạng tham nhũng. Quyền tự do tôn giáo của người dân cũng tiếp tục bị hạn chế với nghị định 92 quy định chi tiết về tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực từ đầu năm nay. Phúc trình của Freedom House quan trọng vì nó hằng năm đánh giá rõ ràng, khách quan mức tự do về quyền chính trị và dân sự của công dân tại tất cả các nước trên thế giới và điểm số xếp hạng có thể giúp người ta so sánh tình hình giữa các nước. Chúng tôi hy vọng bản báo cáo thường niên này đề ra áp lực cho các chính phủ phải thay đổi để tiến bộ khi nhìn vào điểm số của mình so với các nước khác.”

Việt Nam bị xem là nước không có tự do trong tất cả các bảng xếp hạng 2012 của tổ chức này bao gồm “Tự do Trên thế giới”, “Tự do Báo chí ”, và “Tự do trên mạng Internet ”.

Freedom House nói chiến dịch đàn áp các nhà hoạt động trên mạng, những tiếng nói chỉ trích nhà nước, các blogger, và các trang mạng xã hội tại Việt Nam đặc biệt gia tăng kể từ năm 2008 tới nay.

Phúc trình Tự do thế giới của Freedom House công bố thường niên kể từ năm 1972 khảo sát và xếp hạng 195 quốc gia và 14 lãnh thổ trên thế giới. Báo cáo này thường được các nhà làm chính sách, giới truyền thông, các tập đoàn quốc tế, các nhà hoạt động và bảo vệ nhân quyền tham khảo để theo dõi xu hướng dân chủ, ghi nhận những tiến bộ hay thụt lùi của các nước về quyền tự do chính trị và dân sự của công dân.

Nguồn: Freedom House Report/VOA Interview

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

KHI HOA KỲ TỰ LỰC VỀ NĂNG LƯỢNG













Dàn khoan đá phiến tại bang Pennsylvania, Hoa Kỳ
Ruhrfisch/wikimedia.org

Thanh Hà

Đến năm 2020 Mỹ sẽ trở thành nguồn sản xuất dầu hỏa số 1 thế giới. Trung Quốc theo chân Hoa Kỳ khai thác dầu và khí đá phiến. Địa lý chiến lược thế giới sẽ thay đổi khi Mỹ không còn lệ thuộc vào dầu hỏa của các nước vùng Vịnh và không cần bảo đảm an ninh cho các tuyến trung chuyển năng lượng của thế giới về Hoa Kỳ.
Là một trong những quốc gia tiêu thụ dầu hỏa và khí đốt hàng đầu của thế giới, để đáp ứng nhu cầu nội địa Hoa Kỳ nhập khẩu đến 20 % năng lượng. Nhưng từ nhiều thập niên qua, cường quốc kinh tế và công nghiệp số 1 này đã âm thầm tiến hành một cuộc cách mạng.
Đầu tháng 11/2012 báo cáo thường niên của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (AIE) đã gây bất ngờ khi dự phóng là vào năm 2017 nước Mỹ sẽ trở thành nguồn sản xuất dầu hỏa lớn nhất thế giới, đứng trước cả Ả Rập Xê Út và chỉ một thập niên sau thì Hoa Kỳ sẽ trở thành quốc gia xuất khẩu số 1 toàn cầu. Đối với khí đốt, chỉ trong hai năm nữa thôi sản lượng của Mỹ sẽ vượt quá mức cung cấp của Nga.

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

ĐẾN HỒI MẠT VẬN?



 Nguyễn-Xuân Nghĩa 
"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"

Hoa Kỳ Hoàn Hồn Sau Cú Điện Giựt...



* "Chết lâm sàng" hay là xàng xê chính trị? *




Trong cuộc họp báo cuối cùng của nhiệm kỳ đầu, trước khi tuyên thệ nhậm chức và đọc bài diễn văn quan trọng nhất trong năm về Tình hình Liên bang, Tổng thống Barack Obama đã tuyên bố, rằng Hoa Kỳ "không là một quốc gia hết thời và quịt nợ". Ông ta có lý, nhưng không phải vì những lý do ông muốn ám chỉ!


Trước hết, về cái chữ ông nhắc tới hai lần, là "a deadbeat nation". Thuần về chữ nghĩa uyên áo của một chính khách, ta phải dịch ra nhiều ý, như lười biếng, kiệt sức, mạt vận, xù nợ. Nhưng trong khung cảnh của bài phát biểu khi ông đả kích phe Cộng Hoà đối lập về quyền nâng định mức công trái, có lẽ Tổng thống Mỹ muốn nhấn mạnh đến chuyện nợ nần và khẳng định rằng Hoa Kỳ không là một quốc gia mắc nợ đến nỗi phải quịt. Chúng ta suy đoán như vậy vì mới tuần trước thôi, Obama đã nhắc lại rằng nước Mỹ không có vấn đề về công chi.

NGÀY PHÁN XÉT


http://quanlambao.blogspot.com/2013/01/ngay-phan-xet.html

http://www.hennhausaigon2015.com/





Quanlambao

...Tuổi trẻ chúng tôi bị che mắt bằng khăn quàng đỏ đã bao nhiêu năm rồi, chúng tôi bị tẩy não bằng một chủ nghĩa ngoại lai đã và đang bị cả nhân loại ném vào sọt rác. Chúng tôi bị bắt phải ca ngợi một xác chết, vâng nếu đêm qua em mơ gặp bác Hồ thì sáng nay, ngày mùng một Tết 2012 xin cho chúng tôi được đồng ca bài hát ân tình “Làm sao giết được người trong mộng”. Đừng ảo tưởng mà bắt 90 triệu người sống phải tôn thờ một xác chết..." T20

NGÀY PHÁN XÉT SẼ ĐẾN Lời yêu cầu của tác giả :

"Nếu bạn ở nước ngoài, không cần giấy phép tác quyền hãy phiên dịch bài viết này, người viết chỉ xin bạn đừng sửa hoặc thêm bớt và gửi cho Chính phủ, Thủ tướng, Tổng thống, Thượng nghị sĩ, Dân biểu, Chính quyền địa phương nơi bạn đang sống. Hãy cất lên tiếng nói của tuổi trẻ Việt Nam. Một tiếng nói không ai nghe, nhưng hằng ngàn, trăm ngàn, và hằng triệu người cùng nói, nhân loại sẽ nghe".

NGÀY PHÁN XÉT SẼ ĐẾN

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2013

NHỮNG CON ĐƯỜNG (TÊN ĐỔI) KHÔNG MAY



Tưởng Năng Tiến


Với danh thiếp những tên đường đã đổi
Những số nhà chớp mắt bỗng tang thương
Những chốn hẹn nghìn năm không trở lại
Những tên đời tơi tả khắp quê hương
Cao Tần


Tôi không được hân hạnh quen biết với tác giả của những câu thơ thượng dẫn; do thế, chỉ có cảm tưởng (lờ mờ) rằng ông –như rất nhiều văn thi sĩ khác – cũng bị cái tật hay nói quá lời:
Những chốn hẹn nghìn năm không trở lại!
Coi: đâu mà dữ vậy, cha nội! Thiên hạ “trở lại” đều đều, và nườm nượp mà, đúng không? Chỉ có điều bắt buộc phải phàn nàn là “những chốn hẹn” xưa, nơi thành đô cũ (đã bị mất tên) giờ rất khó tìm – theo như tường thuật của báo Tin Tức, số ra ngày 15 tháng 6 năm 2012:
 “TP.HCM có hơn 1.500 con đường nhưng có đến 310 con đường trùng tên nằm ở nhiều quận, huyện khác nhau, có trường hợp năm đường cùng mang những tên như Lê Lợi, Nguyễn Trường Tộ, Lam Sơn. Việc trùng tên đường khiến cho nhiều người ở xa đến, do không nắm kỹ địa chỉ đã phải ‘bở hơi tai’ khi tìm kiếm nhà. …
Không những thế, việc đặt tên đường một cách ‘thực dụng’ sẽ gây thêm nhiều hệ lụy xã hội và ảnh hưởng đến nét văn hóa của khu phố. Có rất nhiều con đường mà nghe qua tưởng như không ảnh hưởng gì, nhưng ngẫm lại thì có nhiều điều phải bàn. Chẳng hạn như đường ‘Kênh Nước Đen’, ‘Rạch Bùng Binh’, ‘Đường Tên Lửa’, ‘Đường Vành Đai’… mà chắc chắn sau thời gian ngắn nữa nó sẽ phải được đổi tên. Nhiều ý kiến cho rằng, chẳng lẽ TP.HCM đã hết tên những người có công với đất nước để đặt cho những con đường này và cứ để cho những cái tên ‘tự đặt’ bùng phát một cách tùy tiện rồi để sau này sửa sai?! Nước ta không thiếu những anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, những bà mẹ Việt Nam anh hùng, những địa danh nổi tiếng… Việc nhanh chóng đặt, chỉnh sửa tên đường không chỉ sớm ổn định cuộc sống của người dân mà còn thể hiện đẳng cấp của một đô thị văn minh, hiện đại.”

CẦN MỘT TRÒ ẢO THUẬT MỚI


January 14, 2013 By Alan Phan

BLOG CỦA ALAN

Trong những bữa tiệc sinh nhật của trẻ con, các cha mẹ nhiều tiền thường thích thuê những chú hề (clowns) giúp vui cho đám đông. Anh chị hề nào cũng biết vài món ảo thuật nhất là màn móc tiền xu ra từ tai các em hay rút một bó hoa từ cánh tay áo rộng. Trẻ con thì nhốn nháo khâm phục, người lớn thì quay mặt ngáp dài.
Các quan chức của các ngân hàng trung ương trên thế giới cũng rất rành “sáu câu” về trò ảo thuật này.



Theo bài viết dưới đây của CafeF, các quan ta dường như cũng hết lực để sáng tạo ra một màn ảo thuật mới.
Đại khái là một công ty mua bán nợ xấu (VAMC) sẽ phát hành trái phiếu để lấy tiền cash mua lại hết các nợ xấu của ngân hàng thương mại (đổi giấy lấy tiền). Vì là nợ xấu thì chắc chỉ có vài thằng ngu chịu dổi. Nhưng không hề gì, NHNN sẽ mua lại hay cho vay (chiết khấu) hết cho VAMC hoặc trực tiếp cho các ngân hàng thương mại để tạo thanh khoản. Dĩ nhiên, đây là tiền của NHNN, không phải ngân sách quốc gia, cũng không phải từ dân (?). Mỗi một phi vụ, sẽ có tiền hoa hồng và phí dịch vụ cho các bên liên quan.
Nếu bạn tin là tiền của NHNN không phải in ra hay đến từ ông già Noel, thì bạn sẽ chắc chắn được Viện Nobel trao cho vài ba giải về trí tuệ năm nay.
Alan Phan

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM SẼ ĐI VỀ ĐÂU?


12/01/2013

http://blogs.ft.com/beyond-brics/2013/01/10/vietnams-economic-woes-where-to-from-here/#axzz2HcuHz3oX

Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Jake Maxwell Watts và Nguyễn Phương Linh, Financial Times

Về cả hai mặt phát triển và công nghiệp hóa, tốc độ tăng trưởng kinh tế – như các tin tức xấu – có thể hoàn toàn là điều tương đối. Tăng trưởng GDP 5,08% đáng nể của Việt Nam trong năm 2012 là mức sụt giảm đau đớn so với 5,9% hồi năm 2011. Đây cũng là tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong vòng 13 năm qua. Liệu năm 2013 sẽ tốt hơn chăng?
Sau khi trở thành thị trường mới nổi thu hút nhiều nguồn đầu tư nước ngoài hơn một thập kỷ qua, quốc gia Đông Nam Á này đã trải qua một năm tồi tệ. Hồ sơ tham nhũng tiếp tục tăng cao, niềm tin của các nhà đầu tư sụt giảm và nợ xấu chạm mức kỷ lục đã khiến nền kinh tế nước này trở nên khó khăn hơn. Trong một thông điệp nhân dịp năm mới 2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thừa nhận “chính phủ có những thiếu sót trong quản lý” và “cơ cấu nền kinh tế vẫn còn nhiều yếu kém”. Điều gì đã xảy ra tại Việt Nam trong năm 2012?

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

BÊN THẮNG/BÊN THUA & NHỮNG KẺ BÊN LỀ


Tháng 1 9, 2013

Tưởng Năng Tiến

Cơn sốt rét triền miên
Tóc mọc rồi lại rụng
Mùa xuân thành báo động
Đoá hoa nhầu trên tay
Hơn mọi sự anh hùng
Là điều này nhỏ bé
Làm vợ và làm mẹ
Tuổi ba mươi chối từ
(Anh Ngọc)

Đầu tháng 12 năm trước, Huy Đức cho trình làng Bên thắng cuộc với lời thưa đầu tuy rất tự tín nhưng cũng vô cùng nhũn nhặn:
“Đây là công trình của một nhà báo mong mỏi đi tìm sự thật. Tuy tác giả có những cơ hội quý giá để tiếp cận với các nhân chứng và những thông tin quan trọng, cuốn sách chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, chắc chắn sẽ còn được bổ sung khi một số tài liệu được Hà Nội công bố. Hy vọng bạn đọc sẽ giúp tôi hoàn thiện nó trong những lần xuất bản sau.”

Vài hôm sau, BBC ghi nhận công trình biên khảo của Huy Đức là một trong “Mười chuyện nổi bật ở Việt Nam năm 2012.” Nói cho chính xác: Bên thắng cuộc không chỉ “nổi bật” ở Việt Nam, và nguyên do cũng không phải chỉ vì “tác giả có những cơ hội quý giá để tiếp cận với các nhân chứng và những thông tin quan trọng” mà (có lẽ) là vì nó đã được viết với sự công tâm – dù mọi vấn đề không hẳn đã luôn luôn được trình bầy một cách khách quan, như mong đợi.

Trước đây, vào năm 2009, nhà văn Nguyễn Quang Lập cũng đã nói đến cái tâm của người bạn đồng nghiệp của mình với ý (gần) tương tự:
“… có trí lự để viết những bài báo như Huy Đức cũng không ít người, cũng không ít người có thể viết hay hơn, nhưng có cái tâm sáng trưng như thằng Huy Đức để nói thẳng, nói to những điều tâm huyết như nó thì quả là hiếm.”

Nhiều vị thức giả, của cả đôi bên, đã có lời bàn vô (cũng như bàn ra) về Bên thắng cuộc. Thường dân thứ như tôi, cái thứ muôn đời luôn luôn ở về phe nước mắt nên không dám nói leo (hoặc bàn theo) ai mà chỉ xin được phép thưa thêm – đôi lời – về Những Kẻ Ở Bên Lề.

THỬ PHÁC HỌA CHÂN DUNG MỘT THƯỜNG DÂN


Đoàn Nhã Văn

Biến cố 4/1975 khởi đầu cho một cuộc di dân vĩ đại có một không hai trong lịch sử Việt Nam, với hằng triệu người đã ra đi, bằng nhiều cách khác nhau, suốt nhiều năm dài. Trong số đó, có ông. Từ một người lính, làm một lưu dân, rồi ông cầm bút, dù thừa biết rằng, sách bút không nuôi sống được ai. Những năm đầu 1980’s, ông có hai tác phẩm: “Măng Đầu Mùa” (in chung với Võ Hoàng) và “Cuộc Chiến Chưa Tàn”. Bẵng đi một thời gian khá lâu, độc giả không thấy ông viết truyện ngắn nữa mà chuyển sang viết bình luận thời sự và chính trị, những bài viết đẩy tên tuổi ông đi xa hơn. Từ đó đến nay, hầu như những người còn đọc sách báo Việt Ngữ, quan tâm đến thời cuộc, đặc biệt là những công-dân-mạng, ngoài nước, dường như không ai không biết đến tên ông.

Biết tên ông, nhưng ông là ai? Nếu hỏi thẳng, vào thời điểm này, biết chừng, ông sẽ cho chúng ta một câu trả lời thú vị. Nhưng thôi, hãy nghe ông nói chút ít về mình, từ những ngày xa xưa lắm: “hồi nhỏ đi chơi, đi học, lớn lên đi lính, đi tù… (CS), ra tù lang thang, vượt biển đến Mỹ, làm báo Nhân Văn.” Hỏi thêm: đi lính ra sao? Ông bảo: “Tôi rất hay quên đội nón, quên cài nút áo, quên gôm ống quần. Toàn là những thứ quên lãng hợp lý nhưng lại không được chấp nhận ở đời sống quân trường. Tôi thích nhìn nắng chiều hay nắng sớm lao xao trên những hàng cây nên đôi khi còn quên chào luôn cả niên trưởng.” (Thằng lính bạc tình)

Thì ra, ông từng là một anh lính thuộc loại … ba gai.

MỘT LÁ PHIẾU CHO CHUCK HAGEL


Trần Bình Nam











Tổng thống Obama đề cử hai nhân vật lãnh đạo quốc phòng và CIA
Hôm Thứ Hai 7/1/2013 tổng thống Obama đề cử ông Chuck Hagel, một cựu Thượng nghị sĩ thuộc đảng Cộng Hòa làm bộ trưởng quốc phòng thay thế bộ trưởng Leon Panetta sẽ từ chức.
Cùng lúc tổng thống Obama đề cử ông John Brennan Cố vấn chống khủng bố tại Bạch Ốc làm giám đốc Trung ương Tình báo (CIA) thay thế tướng David Patraeus từ chức đầu tháng 11/2012.
Việc đề cử ông John Brennan không được báo chí và dư luận bàn tán nhiều, mặc dù trước đó các cơ sở truyền thông Hoa Kỳ đồ chừng rằng ông Michael Morell, Phó giám đốc CIA có thể được đề cử. Ông John Brennan là người được tổng thống tin cậy ở chức vụ Cố vấn chống khủng bố trong khi ông Michael Morell chưa có một quan hệ mật thiết nào với ông Obama.
Trái lại, việc đề cử cựu Thượng nghị sĩ Chuck Hagel, ngay trước khi tổng thống chính thức bổ nhiệm dư luận tại Thượng nghị viện đã rất bất lợi cho ông nhất là từ các nhóm ủng hộ Do Thái. Ông Chuck Hagel qua các phát biểu ý kiến trước đây được xem là không mặn nồng đối với Do Thái. Ông cho rằng các nhóm ủng hộ Do Thái đã lạm dụng sức mạnh tài chánh và thuyết phục (lobby) làm méo mó chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ tại Trung đông nhất là trong việc giải quyết cuộc tranh chấp truyền kiếp giữa Do Thái và người Palestine. Ngoài ra ông Chuck Hagel còn bị chỉ trích là “mềm yếu” đối với Iran. Ông cho rằng đánh bom Iran không thể giải quyết vấn đề sản xuất vũ khí nguyên tử của Iran.

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

HÒA ĐÀM PARIS 1968

Hòa đàm Paris 1968: Trò chơi hai cấp độ?

https://docs.google.com/file/d/1Bi79VxnucdoENRHb57IHidNsRw2xdUMVWZB3CrkNB9nJYieyxjBFGXEPvhVg/edit

Tác giả: David Milne

http://www.uea.ac.uk/politics-international-media/People/Academic/David+Milne

• David Milne là một giảng viên cao cấp về Lịch sử Chính trị Mỹ tại Đại học Đông Anglia. Ông là một thành viên Fox International tại Đại học Yale năm 2003, một thành viên cấp cao của Viện Gilder-Lehrman về Lịch sử Mỹ, New York City, năm 2005, và ông có tư cách hội viên tại Hiệp hội Triết học Mỹ, Philadelphia, năm 2008. Chuyên khảo đầu tiên của ông, "Rusputin của Mỹ: Walt Rostow và Cuộc chiến Việt Nam" đã được Hill and Wang xuất bản năm 2008. Hiện nay ông đang viết cuốn sách thứ 2, tựa đề tạm thời là Thuyết duy lý trí trong Ngoại giao Mỹ (Intellectualism in American Diplomacy), cho Farrar Straus and Giroux. Tác phẩm của ông đã xuất hiện trên Tạp chí Lịch sử Quân sự, International Affair, The Nation, và the Los Angeles Times.

Nhìn lại Hòa đàm Paris, cựu Bộ trưởng Quốc phòng McNamara cho rằng, "mức độ các cơ hội bị bỏ lỡ thực sự là không thể tin được."

LTS: 40 năm đã trôi qua kể từ ngày chúng ta kết thúc đàm phán tại Hội nghị Paris, với việc Mỹ rút quân khỏi Việt Nam. Nhìn lại chặng đường đàm phán kéo dài và căng thẳng ấy, nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam từng nêu câu hỏi, liệu đã bao giờ chúng ta bỏ lỡ cơ hội đàm phàn, kết thúc chiến tranh. Đến nay, nhiều tài liệu mật vẫn chưa được giải mã để có câu trả lời.
Từ phía Mỹ, đã có nhiều nỗ lực đi tìm lời giải cho chuyện, có hay không việc bỏ lỡ cơ hội này. Nhân kỉ niệm 40 năm hòa đàm Paris, Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu một trong những nghiên cứu như vậy, như một góc nhìn tham khảo.


Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

VIỆT NAM: QUỐC GIA CẦN THEO DÕI


09/01/2013
Joel Brinkley*

http://www.chicagotribune.com/news/columnists/sns-201301081130--tms--amvoicesctnav-b20130108-20130108,0,3302428.column

Hồng Phúc chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Joel Brinkley*, Chicago Tribune

Ngày 08 tháng 01 năm 2013

ĐÀ NẴNG, Việt Nam – Sự bí ẩn đang bao phủ nơi này.
Tại Trung Đông, châu Phi, Nga, một số các nước châu Âu – thậm chí ngay cả Hoa Kỳ – hàng nghìn công dân giận dữ đã nổi lên thách thức chính phủ của họ trong vòng hai năm vừa qua. Trong nhiều trường hợp, họ đã lật đổ cả những kẻ độc tài ra khỏi chính quyền.

Nhưng tại châu Á – một số quốc gia độc tài nhất trên thế giới – thì chúng ta chưa thấy việc này xảy ra. Tuy nhiên, Việt Nam có thể là trở thành một nước gương mẫu cho các nước châu Á khác. Cuối tháng trước, chính quyền cộng sản đã bắt Lê Quốc Quân, một luật sư bất đồng chính kiến nổi tiếng có nhiều bài viết trên trang blog chống chính phủ.
Vụ bắt giam luật sư Lê Quốc Quân là sự kiến mới nhất trong một loạt vụ bắt giữ những người bất đồng chính kiến. Mùa thu vừa qua chính quyền cũng đã kết án ba blogger [blogger Điếu Cày–Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, AnhbaSG–Phan Thanh Hải] từ bốn đến mười hai năm tù giam với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”. Đó là một hiện tượng tương đối mới tại đây.

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

CHUYỆN NHỎ HAY LỚN?


January 8, 2013 By Alan Phan

Theo Sina Online, Trung Quốc đang bắt đầu thảo luận với các đảng không Cộng Sản cũng như đã phát động một chiến dịch PR mới về hình ảnh cho các tân lãnh tụ. Không một phân tích gia chính trị nào lại ngây thơ cho rằng Tập Cận Bình sắp là một Boris Yeltsin của Trung Quốc; nhưng lịch sử cũng đầy những bất ngờ thú vị mà ít người có thể dự đoán chính xác. Tuy nhiên, những dấu hiệu nhỏ nhoi này có thể là một “dạo khúc” cho một bài trường ca thay đổi cả lịch sử nhân loại. Khi Đặng Tiểu Bình quay lại Bắc Kinh và tụ họp đàn em để lật đổ “tứ nhân bang” do vợ Mao Trạch Đông cầm đầu, ít người có thể mường tượng một biển dâu cho xã hội Trung Quốc chỉ 10 năm sau đó.
Tình thế tuyệt vọng về kinh tế đã đưa Gorbachev lên nắm quyền để đế chế Xô Viết “tự diễn biến” vào 1989. Lần này, nhiều người tiên đoán mâu thuẫn và bất ổn xã hội sẽ buộc các tân lãnh tụ Trung Quốc phải hay đổi sâu xa cơ chế chánh trị để kinh tế tiếp tục khởi sắc và thỏa mãn nhu cầu an sinh của lớp trẻ. Thực ra, ngoài một vỏ bọc dưới danh nghĩa “xã hội chủ nghĩa dân tộc” để tiếp tục nắm quyền, đảng cộng sản Trung Quốc đang điều hành một nền kinh tế “tư bản’hơn cả đàn anh Mỹ. Chỉ khác một chỗ là “tư bản thân hữu tập quyền của thiểu số” thay vì “tư bản thị trường cho đại chúng”. Sự cách biệt này không sâu rộng lắm và tôi cho rằng 2 nhiệm kỳ của Tập Cận Bình có thể lấp đi đến 70 phần trăm hố ngăn.
Nhiều người nghĩ là tôi bi quan thái quá khi đánh giá tương lai của nền kinh tế Việt. Thực ra, tôi đang rất lạc quan. Chu kỳ của lịch sử sắp đi vào một cơn lốc mới và tôi hy vọng là những dấu hiệu từ Trung Quốc cho thấy một vận chuyển “lớn” của tình hình châu Á. Vở kịch cũ quá dở và màn sắp hạ vì khán giả đã bỏ đi gần hết. Tôi sẽ nán lại đây ít lâu đợi màn kịch mới. Hy vọng các diễn viên, kịch bản và đạo diễn mới sẽ cống hiến một tác phẩm “ngon lành” hơn.
Alan Phan
Bài của Sina Online:
Chính trường Trung Quốc đang báo hiệu những chuyển thay lớn. Tân lãnh tụ Tập Cận Bình vừa mới tuyên bố rằng đảng Cộng sản sẵn sàng và cam kết sẽ làm việc chung với các đảng phái khác, theo tinh thần đa đảng, đồng thời ủng hộ ý kiến để các đảng khác (không phải Cộng sản) giữ một vai trò quan trọng trong chính quyền.
Bản tin của Tân Hoa Xã nói là ông Tập hứa hẹn và cam kết tham khảo ý kiến cũng như lắng nghe các đề nghị từ các đảng phái khác với mục tiêu để đảng Cộng sản có thể phục vụ dân chúng hữu hiệu hơn.
Ngay sau khi lên nắm quyền tối thượng với vai trò Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước và Chủ tịch quân ủy trung ương, ông Tập đã tiếp kiến các tân lãnh tụ của 8 đảng ngoài Cộng sản. Điều đặc biệt là 8 đảng phái này đều là những người hết lòng ủng hộ đảng Cộng sản, và được nhà nước cấp phép hoạt động công khai.
Ở một động thái khác, ông Tập cùng thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc đang muốn cải thiện, tạo dựng một hình ảnh khác theo hướng gần gũi, thân thiện với người dân.
Hình chụp các nhà lãnh đạo trong Ban thường vụ Bộ Chính trị đầy quyền lực của Trung Quốc được đưa trên các mặt báo những ngày gần đây rõ ràng nhằm tạo dựng một hình ảnh khác theo hướng thân thiện với dân chúng.
Đó là bức ảnh ông Tập Cận Bình, nhân vật đứng đầu, người quyền lực nhất Trung Quốc bình dị đèo con gái thư thái trên một chiếc xe đạp.














Đó là bức ảnh Thủ tướng Lý Khắc Cường, nhân vật quyền lực thứ hai trong Bộ Chính trị, người được mô tả là một nhân vật biết “đặt nhân dân lên trên hết” ngồi xổm nở nụ cười tự nhiên thoải mái một cách thân thiện bên những lão nông mình trần cạnh bức tường gạch nham nhở. Rồi những cảnh ông Lý đang bắt tay các thợ mỏ và ăn mì ăn liền khi kiểm tra công tác cứu hộ thảm họa… (theo BBC)













Trước đó không lâu, Trung Quốc cũng đã ban hành một sắc lệnh “không hoa, không quà, không thảm đỏ cho lãnh đạo”. Băngrôn, thảm đỏ, hoa, phong tỏa đường phố, tặng quà kỷ niệm trong các chuyến thăm của lãnh đạo… sẽ nằm trong danh sách bị hạn chế. Các quan chức quân đội cũng buộc phải nói “không” với các loại rượu đắt tiền và tiệc tùng xa hoa. Thay vào đó, họ sẽ buộc phải dùng các bữa ăn tự chọn đơn giản, bình dân. Vừa mới tháng 7/2012, Trung Quốc đã ra lệnh cấm đưa món súp vi cá mập vào các bữa tiệc chiêu đãi quan chức.
Theo bản qui định “15 điều” do chính quyền thủ đô Bắc Kinh ban hành yêu cầu quan chức lãnh đạo phải hạn chế các hội nghị tốn kém, giảm số người tháp tùng, đơn giản hóa việc tiếp đón. Dẹp bỏ các bài báo ca tụng lãnh đạo hoặc đưa tin về các buổi triển lãm, cắt băng khánh thành và các hoạt động, nghi lễ khác. Thậm chí còn qui định rất cụ thể, khắt khe rằng một bản tin quan trọng không vượt quá 800 chữ, thời gian phát sóng trên truyền hình không được vượt quá 1 phút.

DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH hay BẠO LỰC CÁCH MẠNG ?


07/01/2013

“Tôi muốn gởi những dòng cuối này đến anh Nguyễn Phú Trọng, với tư cách là đồng môn – tôi học trước anh hai khoá. Tuy là học một trường, nhưng tôi và anh có hai cách tiếp cận khác về CNXH. Tôi nghiêng về CNXH dân chủ của Lassall, còn anh theo CNXH bạo lực của Lénin.”

“Bạn bè chúng ta thời đại học nói với tôi rằng kể từ khi anh lên chức TBT đã có hơn 50 người yêu nước bị làm khó dễ, bị bắt, bị giam cầm vì nhiều lý do vu vơ.”

Hoàng Lại Giang *

Dấu ấn của những cuộc “Bạo lực cánh mạng”
Nếu phải chọn một trong hai hình thái trên, tôi chọn ”DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH “. Bởi “Bạo lực cách mạng“ là bước đường cùng để nhân dân bằng “sức mạnh cứng” của mình đập tan một thể chế chính trị tàn bạo, tham nhũng, một thể chế đối lập với nhân dân về mọi phương diện, trong thể chế ấy mọi quyền của dân đều bị tước đoạt và kẻ cầm quyền lộng hành … đẩy dân vào con đường cùng. Tức nước vỡ bờ, trên thực tế đây là sự đối đầu một sống một chết giữa nhân dân – kẻ bị trị và bên kia là kẻ cầm quyền – kẻ thống trị nắm giữ mọi quyền lực. Với tôi dù bên nào thắng thì vẫn gây ra những tấn thảm kịch cho nhân dân, dẫn đất nước vào chỗ suy vong.

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

TRUNG QUỐC ĐANG ĐƯA CHÂU Á ĐI VỀ ĐÂU?


07/01/2013

http://www.eastasiaforum.org/2013/01/05/where-is-china-taking-asia/

Bảo Anh chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Mahani Zainal Abidin, East Asia Forum

Gần đây Trung Quốc đã tỏ ra quyết đoán hơn đối với các tranh chấp tại Biển Đông và tiếp tục phô trương lực lượng quân sự của họ. Việc này dẫn tới tình trạng tiến thoái lưỡng nan mà các nước trong khu vực phải đối mặt: làm thế nào để các nước ở châu Á có thể mở rộng và thắt chặt thêm các liên kết kinh tế và phụ thuộc lẫn nhau khi căng thẳng chính trị đang tiếp tục gia tăng?
Trung Quốc là một nước rất quan trọng khi nói đến tăng trưởng kinh tế, sản xuất và những hoạt động thương mại đối với khu vực [châu Á] cũng như nhiều nước khác. Mạng lưới sản xuất trong khu vực và chuỗi cung ứng đã gắn bó Trung Quốc với các nước khác với nhau đến mức bất cứ điều gì xảy ra tại một trong những nước này sẽ sớm đưa đến hiệu ứng dây chuyền ảnh hưởng đến một nước khác. Vì vậy, hành động gây căng thẳng chính trị và quân sự gần đây của Trung Quốc cần phải được xem xét một cách nghiêm trọng.
Lập trường cứng rắn của Trung Quốc vào đầu năm nay tại vùng biển có tranh chấp được coi là một nỗ lực nhằm đánh lạc hướng sự chú ý từ các vấn đề nội bộ như tham nhũng dai dẳng và tình trạng khoảng cách giàu nghèo [tính theo thu nhập đầu người] ngày càng trầm trọng. Chủ nghĩa dân tộc hiện đang gia tăng, đặc biệt trong giới trẻ Trung Quốc, cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến các hành động trong giới lãnh đạo Trung Quốc. Điều này cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào phát biểu tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 18, kêu gọi ‘kiên quyết bảo vệ quyền hàng hải và lợi ích của Trung Quốc, và xây dựng Trung Quốc thành một cường quốc hàng hải’.
Việc chuyển đổi lãnh đạo một cách êm thắm đã không giảm tính quyết đoán của Trung Quốc đối với lợi ích chiến lược của họ tại Biển Đông. Lãnh đạo mới của nước này thông báo rằng kể từ ngày 1 tháng Một năm 2013, lực lượng cảnh sát ở tỉnh Hải Nam sẽ tiến hành kiếm soát và bắt giam các tàu thuyền đi vào vùng [Biển Đông] mà Trung Quốc cho là thuộc chủ quyền lãnh hải của họ. Trung Quốc cũng cho biết sẽ gửi thêm các tàu khảo sát biển tuần tra đến khu vực Biển Đông.

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

5 GIẢI PHÁP THẦN KỲ CHO NỀN KINH TẾ VIỆT


…. Nể bạn bè, đây là bài viết “không” phải do suy nghĩ của mấy năm học kinh tế hay 43 năm làm ăn; mà từ tư duy đơn giản của một anh già vừa ốm dậy, cơ thể đang còn lâng lâng với thuốc trụ sinh và những chuyện cổ tích thần kỳ về một thiên đường trong mơ tại quê nhà…

… Dĩ nhiên là nếu triển khai, 5 giải pháp trên sẽ đòi hỏi nhiều chi tiết điều hành khó khăn với nhiều nghịch lý. Tuy nhiên, Việt Nam có 22 ngàn tiến sĩ và tất cả lãnh đạo đều xứng đáng nhận lãnh một nửa giải Nobel nên chúng ta có “dư” trí tuệ để giải quyết chuyện quá nhỏ này.


January 4, 2013

T/S Alan Phan

Đầu năm, các chuyên gia, dù được trả lương hay không, thi nhau nhào nắn các số liệu để kê đơn tìm thuốc cho nền kinh tế Việt. Tôi thì đã nói rõ là khi một chiếc xe bị mắc kẹt giữa đầm lầy thì giải pháp trước mắt là kéo chiếc xe ra khỏi đó bằng bất cứ phương tiện nào chấp nhận được với các chính trị gia, rồi sau đó mới chẩn bệnh và sửa xe (hoặc mô tơ, hoặc hệ thống điện hoặc bộ thắng…).
Tuy nhiên, giới truyền thông Việt Nam rất kiên cường. Họ quả quyết là các chuyên gia phải suy nghĩ cho ra khía cạnh thuần túy kinh tế của các giải pháp hay dự đoán (vì định hướng của chúng ta là có thể làm kinh tế mà không cần đến chánh trị). Hơn nữa, bài viết phải bầy tỏ sự “lạc quan, tích cực” của tình hình 2013 như Bộ Tuyên Truyền vừa chỉ thị (bất cứ gì xẩy ra ở Việt Nam phải tuân theo các đầu óc đang mơ màng sau hậu trường).
Nể bạn bè, đây là bài viết “không” phải do suy nghĩ của mấy năm học kinh tế hay 43 năm làm ăn; mà từ tư duy đơn giản của một anh già vừa ốm dậy, cơ thể đang còn lâng lâng với thuốc trụ sinh và những chuyện cổ tích thần kỳ về một thiên đường trong mơ tại quê nhà.
Trên căn bản, đây là 5 giải pháp thần kỳ, quá đơn giản và quá dễ thực hiện, cho nền kinh tế xứ này với một bảo đảm rất “sơn đông mãi võ” là bệnh nhân sẽ khỏi bệnh trong vòng 3 tháng.

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013

BÀN VỀ CUỐN BÊN THẮNG CUỘC CỦA HUY ĐỨC


Trọng Đạt

January 3, 2013

Tôi mới đọc hết cuốn một, Giải Phóng, rất dầy trên internet. Tác giả viết công phu, sưu tầm được nhiều dữ kiện, phỏng vấn các nhà lãnh đạo Công sản Việt Nam, các tướng lãnh quân đội nhân dân, các nhà “cách mạng lão thành”. Về phía Việt Nam Cộng Hòa, tác giả phỏng vấn các ông cựu chuẩn tướng Nguyễn hữu Hạnh, phó thủ tướng Nguyễn văn Hảo, dân biểu Hồ ngọc Nhuận, Ngô công Đức.. phần nhiều những người còn ở trong nước.
Nhìn tổng quát
Cuốn sách bắt đầu từ ngày 30/4/1975, một khúc quành bi thảm của lịch sử miền nam nước Việt. Đối với người miền nam tác giả đã làm sống lại một phần trang sử đen tối nhất của đất nước hiền hòa này mà họ đã trải qua gần bốn mươi năm trước. Trên thực tế người ta chỉ muốn quên đi, ít người muốn nhắc lại giai đoạn đầy máu và nước mắt này.
Cuốn đầu nói về tình hình Việt Nam từ sau ngày 30/4/1975 cho tới 1993 khi quân đội CS Việt nam rút hết khỏi Cam bốt. Bên Thắng Cuộc hiện được nhiều người nói tới, kẻ khen cũng nhiều người chê cũng lắm. Bề ngoài đồ sộ, hành văn nghiêm túc nhưng nói chung toàn bộ cuốn sách cũng không khám phá và thể hiện được những sự kiện mới lạ như nhiều người mong đợi, nhất là đối với người hải ngoại, có chăng là đối với ngưởi trong nước vì cuốn sách không được phổ biến tại Việt nam.

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

KHÔNG GIAN BLOG: ĐỐI THỦ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM


Patrick Boehler, Time

Bảo Anh chuyển ngữ, CTV Phía Trước

http://world.time.com/2012/12/27/vietnams-blogosphere-the-battleground-for-rival-factions-of-the-ruling-communists/

Nhìn lại năm 2012 hẳn không phải là một năm tốt đối với Đảng Cộng sản cầm quyền tại Việt Nam. Nền kinh tế của đất nước này đang gặp nhiều rắc rối; các lãnh đạo độc tài đang bị chia rẻ và những gì được xem là đối thủ với Đảng Cộng sản, hiện đang tìm cách khuấy động các tiếng nói bất đồng chính kiến thông qua các phương tiện truyền thông xã hội để họ có thể tự lên tiếng, và việc này đã bùng lên làn sóng phản kháng trên mạng trực tuyến hiện đã trở thành ngày càng khó kiểm soát.
Trong những năm qua, nội dung trên các trang blogs chuyên đăng những thông tin nội bộ bên trong giới cầm quyền Việt Nam gần đây chỉ trích những người thân cận với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trang Quan Làm Báo (Cán bộ Làm Báo chí) xuất hiện vào mùa xuân vừa qua đã đăng nhiều bài viết cáo buộc mối quan hệ mờ ám giữa các doanh nghiệp lớn và các thành viên trong gia đình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ví dụ, Quan Làm Báo cáo buộc rằng cô con gái 34 tuổi của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – Nguyễn Thanh Phượng, người từng học về quản lý đầu tư tại đại học ở Thụy Sĩ – đã có các hợp đồng đấu thầu với ông trùm ngân hàng Nguyễn Đức Kiên, người đã bị bắt về tội tham nhũng vào tháng Tám vừa qua. Phượng kịch liệt phủ nhận tất cả những cáo buộc trên và cho rằng những thông tin đó hoàn toàn không thích hợp. Tuong Vu, phó giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Oregon, phỏng đoán rằng những thông tin này có thể đã được “đưa ra bởi một số người hoặc một nhóm lợi ích muốn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra đi”.