26/03/2013
Mặc dù nhân dân đã đánh mất phần nhiều lòng tin vào
chính phủ, dù cho chính quyền đã vi phạm quyền lợi của người dân, nhưng cải
cách vẫn là một cái gì đó ở rất xa xôi tại Việt Nam. Con đường dẫn tới thay đổi
đầy rẫy những trở ngại, và những gì đến sau cũng không kém phần thách
thức.
Khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam có thể cuối cùng đã
biến chuyển nhưng thiệt hại thì vẫn còn đó, và những tác động của nó đã len lỏi
vào cuộc sống của từng người dân Việt. Mặc dù cuộc khủng hoảng còn xa mới được
xem là suy thoái, tuy nhiên, đối với những gia đình bị phá sản và chẳng biết
tương lai của mình ra sao vì sự quản lý sai lầm của chính phủ thì cuộc khủng
hoảng này thực sự là thê thảm.
Ngay cả các lãnh đạo của nước này cũng sẽ không thoát
nạn, vì một số trong những thủ phạm phá hoại nền tài chính đã có những mối quan
hệ chặt chẽ với các nhà lãnh đạo Đảng. Như để tăng cường sự nhận thức của công
chúng về chính phủ của họ vốn bị xáo trộn giữa lúc nền kinh tế tiếp tục chao
đảo và người dân dường như đang tìm kiếm một giải pháp từ các nhà lãnh đạo, thì
chính những người trong đảng cũng đang vận động những đảng viên nhằm khai thác
các điểm yếu của thủ tướng.
Tham nhũng và sự thiếu khả năng của chính phủ luôn
luôn là một phần của nền chính trị Việt Nam, nhưng miễn là quốc gia này thịnh
vượng như họ đã làm trong thập niên vừa qua thì liệu có gì để cho người dân
phải than thở? Nhưng giờ đây, ảnh hưởng bấy lâu nay từ sự tham nhũng và yếu kém
đã được cảm thấy rõ ở mỗi người dân Việt Nam thì niềm tin của công chúng dành
cho chính phủ đã biến mất.
Nếu có chăng thời gian thuận lợi để thay đổi, thì bây
giờ chắc chắn là thời khắc đó.
Phục vụ nhân dân
Sự quản lý sai lầm của chính phủ – điều đã mang lại sự
suy thoái của kinh tế Việt Nam, mặc dù khốn nạn, nhưng đơn thuần chỉ là sản
phẩm của một vấn đề lớn hơn nhiều. Yêu cầu của các nhà hoạt động Việt Nam và
cộng đồng quốc tế để có dân chủ, tôn trọng nhân quyền, và pháp quyền [thượng
tôn pháp luật] không phải là những câu khẩu hiệu vô nghĩa: chúng là những tiếng
kêu khẩn cấp để Việt Nam hiện đại hóa.
Nếu chỉ gồm những điều như tôn trọng dân chủ, nhân
quyền, và pháp quyền thì sẽ không đưa Việt Nam thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện
tại, và cũng không thể đảm bảo Việt Nam tránh khỏi những khó khăn kinh tế trong
tương lai. Tuy nhiên, bầu không khí và môi trường trong nước với những yếu tố
trên sẽ giúp chuẩn bị tốt nhất để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tương tự. Tính
trách nhiệm và minh bạch là những kết quả đến từ một đất nước cởi mở và dân
chủ, những đặc tính không thể thấy được dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam.
Nếu các lãnh đạo của nước này không trả lời người dân,
thì tại sao người dân lại cần phải trả lời các lãnh đạo của họ? Nếu chính phủ
không phục vụ lợi ích tốt nhất cho nhân dân, thì tại sao nhân dân phải tôn
trọng chính phủ? Vượt lên trên lời kêu gọi dân chủ, nhân quyền, và pháp quyền,
nhân dân Việt Nam phải yêu cầu sự chú ý từ các lãnh đạo.
Lãnh đạo của Đảng và những người theo Đảng
Không chỉ công dân thông thường yêu cầu thay đổi, bản
thân những đảng viên cũng nên hỏi lý do tại sao họ tiếp tục là đảng viên của
một hệ thống thất bại. Đảng Cộng sản Việt Nam có khoảng 3,6 triệu đảng viên
đăng ký, bao gồm khoảng 4% dân số. Chỉ bối cảnh và lập luận thôi cũng đủ cho
thấy rằng không phải tất cả các đảng viên Đảng Cộng sản cũng cùng chia sẻ sự
giàu có trong giới lãnh đạo của họ. Mặc dù người dân không còn đói như họ đã
từng trải qua trong nhiều năm trước đây, nhưng phần lớn sự giàu có của nước này
vẫn còn nằm trong tay trong nhóm thiểu số và những đảng viên thông thường thì
không được nằm trong số rất ít này.
Tuy nhiên, câu hỏi là liệu có cơ hội cho sự thay đổi
đến từ bên trong đảng hay không. Mặc dù thay đổi từ bên trong không phải là
không thể xảy ra, nhưng việc này khó xảy ra. Nghèo khổ hơn so với các lãnh đạo
của họ, sự lựa chọn ghê tởm và nổi loạn chống lại các lãnh đạo của họ còn tồi
tệ hơn và không thể đoán đước kết quả sẽ như thế nào.
Nếu một cuộc nổi dậy như vậy có thể loại bỏ Đảng Cộng
sản khỏi vị trí cầm quyền, những đảng viên thường này lần lượt sẽ bị mất bất cứ
quyền lực gì mà họ đang sở hữu. Sự an toàn và bảo đảm bảo của các đảng viên và
gia đình họ sẽ đột nhiên không biết đằng nào mà lần. Cuộc sống bây giờ có thể
còn xa mới được xem là lý tưởng, nhưng việc này có thể tồi tệ hơn nhiều.
Người bị áp bức và “người áp bức”
Không có “phép thần” nào cho việc cải cách chính trị và
hiến pháp. Người dân Việt Nam phải tự mình quyết định xem quá trình hành động
nào họ phải thực hiện. Không hề có câu trả lời dễ dàng cho điều đó và cũng
không nên kỳ vọng gì từ cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, thử thách này đã khó
nhưng những gì người dân Việt Nam phải đối mặt sau khi quá trình cải cách thành
công cũng đặt ra những thách thức lớn không kém.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn may mắn mặc dù chính phủ và
Đảng Cộng sản đã gây ra nhiều vấn đề của đất nước, nhưng những vấn đề này không
quá nghiêm trọng khi so sánh với những gì đã và đang xảy ra ở Syria và Libya.
Bạo lực và đổ máu khó có thể xảy ra ở Việt Nam bởi vì các lãnh đạo của Việt Nam
vẫn chưa sai trái tới mức có thể kích động sự trả thù bạo lực đến từ người dân.
Thật không may, điều này cũng đã sinh ra một mức độ
nhất định của sự tự mãn trong nhân dân.
Tuy nhiên, việc bỏ tù những người bất đồng chính kiến
và đàn áp các quyền cơ bản một cách kinh khủng phần lớn xảy ra ở mức độ cá
nhân, và do đó công chúng ở diện rộng vẫn còn chưa bị ảnh hưởng. Vì vậy, trong
khi công chúng nhận thức được nhiều việc làm sai trái của chính phủ, các cá
nhân riêng lẽ còn chưa có trải nghiệm trực tiếp, do đó họ vẫn chưa cảm nhận
được đau khổ và thiệt hại. Như vậy, ngoài những nhà hoạt động, nỗ lực
huy động cho sự thay đổi chủ yếu giới hạn ở những người đã trở thành nạn nhân
bị áp bức – còn xa mới đạt được một số lượng cần thiết để thực hiện cải cách
thực sự.
Hòa giải sự khác biệt
Tuy nhiên, nếu cái ngày ấy có đến khi mà Đảng Cộng sản
tìm thấy bản thân họ không còn là đội tiên phong của nhân dân, không phải là
không thể tưởng tượng hình ảnh một đám đông giận dữ đòi công lý cho tất cả
những sai lầm trong quá khứ của Đảng. Mặc dù công lý chắc chắn phải thắng thế,
một quốc gia mới ra đời từ sự trừng phạt không phải là cách phải lẽ để thực
hiện.
Hòa giải, nếu không có lý do khác hơn là để giải quyết
sự khác biệt trong quá khứ một cách ôn hòa, là cần thiết cho một Việt Nam mới
để tiến lên phía trước. Một sự thừa nhận thất bại trong quá khứ, và cho các thủ
phạm của những thất bại trong quá khứ thừa nhận những lỗi lầm của họ, là một
bước quan trọng để Việt Nam hướng tới sự trưởng thành. Đối với những tội ác quá
nghiêm trọng mà không thể tha thứ được, tòa án sẽ là nơi cho chúng, tuy nhiên,
vì lợi ích của người dân thì nên đặt tha thứ lên hàng đầu.
Hiện nay, rất khó để tưởng tượng một nước Việt Nam
mới. Thay đổi, ngay cả ở mức cơ bản nhất hay bất kỳ sự thay đổi nào xem chừng
không thể thực hiện được, dù chỉ đơn giản là phục vụ như một công cụ của Đảng
để tăng cường sự kiểm soát của họ trên toàn quốc. Tuy nhiên, vẫn có thể hy
vọng, vì nếu Miến Điện có thể thay đổi thì Việt Nam cũng có thể thay đổi.
(Khanh Vu Duc is a
Vietnamese-Canadian lawyer who researches on Vietnamese politics, international
relations and international law. He is a frequent contributor to Asia Sentinel
and BBC Vietnamese Service.)
Luật sư Vũ Đức Khanh chuyên nghiên cứu về chính trị
Việt Nam, quan hệ quốc tế và luật pháp quốc tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét