Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

MẠN ĐÀM VĂN CHƯƠNG VỚI DƯƠNG NHƯ NGUYỆN

MẠN ĐÀM VĂN CHƯƠNG VỚI DƯƠNG NHƯ NGUYỆN
Phần Hai

ĐỐI CHIẾU VĂN CHƯƠNG TRONG NƯỚC VỚI HẢI NGOẠI VÀ TIÊU CHUẨN PHÊ BÌNH SÁCH:

***
LỊCH SỬ, SỰ THẬT HAY TIỂU THUYẾT?
“SÔNG HƯƠNG, DỊ HƯƠNG VÀ BÓNG ĐÈ”




Dương Như Nguyện:
• Sản phẩm trung học của VNCH; giải thưởng văn chương phụ nữ VNCH 1975.
• Thành danh ở Mỹ;
• Thập niên 79-80 (lứa tuổi đôi mươi): học báo chí.
• Thập niên 1990-2000 (lứa tuổi 40-50): Xuất bản Mùi Hương Quế; Daughters of the River Huong; Mimi and her Mirror; Postcard from Nam; giải thưởng International Book Awards, loại tiểu thuyết đa văn hóa (Los Angeles).



Đỗ Hoàng Diệu:
• Sản phẩm của XHCN;
• Thành danh ở VN;
• Thập niên 2000 (lứa tuổi đôi mươi):  Bóng Đè không được VN đưa cho giải thưởng văn chương nào cả.



Sương Nguyệt Minh, Quân Đội Nhân dân, VNCHXHCN, viết Dị Hương
Được Hội Nhà Văn VN trao tặng giải thưởng văn chương toàn quốc năm 2010.



Vua Gia Long: Thống nhất sơn hà –
Thế Tổ Cao Hoàng Đế: Quân vương hay ác quỷ của Dị Hương ???


TÓM TẮT PHẦN 1:

Trong Phần 1 của cuộc phỏng vấn thực hiện bởi Quê Hương (QH), Dương Như Nguyện (DNN) nói về phân tích văn chương và phân loại tiểu thuyết. Trả lời câu hỏi của QH về tập truyện Mùi Hương Quế, bà đề cập đến Hồ Xuân Hương, Anais Nin, và Phạm Thị Hoài.

TÓM TẮT PHẦN 2 DƯỚI ĐÂY:

Người đọc tiếng Việt đã xôn xao về một tác phẩm (không phải là tác phẩm văn chương)
đã bị từ chối không cho xuất bản ở VN, nhưng lại được tung ra thị trường ở hải ngoại, gây nhiều bàn cãi trong dư luận về giá trị lịch sử: đó là cuốn “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức. Nhân dịp này, QH tiếp tục đưa ra một đối chiếu khác, qua Phần Hai cuộc mạn đàm văn chương với Giáo Sư Dương Như Nguyện. Tuy trọng tâm cuộc mạn đàm là thế giới của văn chương sáng tạo và nghệ thuật tiểu thuyết, DNN đã nhắc đến và nêu kết luận về tiêu chuẩn chung cho tất cả các sách bất kỳ loại nào. Bà gọi tiêu chuẩn đó là “cái khuôn vuông tròn” để đo lường bất cứ cuốn sách nào “trong công việc đi tìm và phô bày sự thật,” cũng như “trách nhiệm của ngòi bút trước độc giả và lịch sử.”
Đầu thập niên 2000, Giáo Sư DNN đã nghiên cứu về tiêu chuẩn phân tích và phê bình văn chương sáng tạo (thuộc về chương trình “post J.D.” của Bà tại đại học Harvard). Năm 1978, khi cộng đồng người Việt ở Mỹ con rất phôi thai, Bà tốt nghiệp báo chí hạng Tối Ưu từ đại học Nam Illinois, nơi giảng dạy của cố giáo sư ngữ học VN, Tiến Sĩ Nguyễn Đình Hòa. Bà phụ giảng cho giáo sư Hòa một niên khoá năm bà chỉ mới 19 tuổi. Trong Phần Hai của cuộc mạn đàm với Quê Hương, đăng tải dưới đây, Bà nói về tiêu chuẩn phê bình qua cách phân loại sách, đồng thời đối chiếu văn chương sáng tạo trong và ngoài nước qua dạng tiểu thuyết lịch sử.
Bà so sánh “mùi hương” và “bóng…” bằng cách nói đến tác phẩm Dị Hương và Bóng Đè, đã xuất bản trong nước.

TRÍCH: “Giá trị văn chương sáng tạo phải tuỳ thuộc vào mục đích, ngụ ý , biểu tượng, chủ trương và chiều sâu tư tưởng của tác giả, cũng như cái đẹp của tác phẩm về phương diện mỹ thuật. Công cuộc phẩm định giá trị ấy là chỗ đứng cao quý, lương tâm, đạo đức và mỹ thuật tính của nhà phê bình. Theo tiêu chuẩn của Roland Barthes, thì nhà phê bình cũng là nhà sáng tạo. Đạo đức của cây viết đặt nặng trên cả hai: nhà văn sáng tạo và nhà phê bình văn chương, hai thế đứng khác nhau, cùng chung một sứ mạng. Theo tôi, đó là sứ mạng đem cái đẹp và nhân bản tính vào công cuộc đi tìm sự thật của nhân loại: đi tìm lòng cao thượng ở chốn bùn lầy, đi tìm sự hàn gắn cho tất cả mọi đổ vỡ, đi tìm hy vọng cho mọi thảm kịch, rồi gói ghém tất cả vào nghệ thuật cô đọng của ngôn ngữ, diễn tả qua lời kể truyện. Như thế, nhân vật trở thành nhân chứng. Tôi gọi việc gói ghém này là “cái khuôn vuông tròn và tính chất trọn vẹn của một tiểu thuyết văn chương!”
“…Còn những tác phẩm nghiên cứu hay tường thuật, theo dạng “phi tiểu thuyết” (non-fiction), thì dĩ nhiên độc giả và nhà phê bình không cần đi vào thế giới sáng tạo của văn chương. Tuy thế, tác giả cũng vẫn phải hoàn tất “cái khuôn vuông tròn” ấy, trong việc đi tìm và phô bày sự thật. Đó là trách nhiệm chung của ngòi bút trước độc giả và lịch sử!”



Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

THE FALL OF SAIGON




THÂN TẶNG TÁC GIẢ CỦA BÊN THẮNG CUỘC




April 28, 2013 By Alan Phan

ALAN PHAN

(Thân tặng tác giả của Bên Thắng Cuộc…)

Ánh sáng đầu ngày còn yếu ớt trên biển vắng lạnh và im sóng. Những con chim hải âu chưa thức giấc, chỉ một vài con dã tràng lăng xăng trên bãi cát vàng. Tôi và những con dã tràng: luôn luôn bận rộn suốt 38 năm qua và trước đó; nhưng thiên nhiên và tháng ngày tiếp nối theo nhau, không quan tâm gì đến những hạt cát chúng tôi xây đắp.

Lướt qua một bài viết trên BBC, giật mình vì lời tuyên bố của ngài Nguyễn Đình Tấn, giám đốc Học Viện Chính Trị Xã Hội của Hà Nội …rằng đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ lãnh đạo xứ này trong nhiều thập kỷ sắp đến vì không có đảng đối lập. Hơn nữa, sau 68 năm từ ngày chiếm chánh quyền vào 1945, đảng đã thu nạp được 4-5 triệu thành viên, cùng chục triệu thành đoàn, cộng với (?) thân nhân gia đình. Quan trọng hơn hết, đảng đang kiểm soát toàn bộ máy công an và quân đội. Phần lớn các nhà phân tích chính trị trong và ngoài nước đồng ý với nhận định này.

38 năm nữa…Wow. Lúc này, chắc chắn là mộ của tôi đã xanh cỏ và hồn của tôi chắc đang phiêu lãng qua những thế giới không còn nghịch lý. Những đứa con trai tôi chắc đã về hưu, không biết quỹ An Sinh Xã Hội của Mỹ có còn tiền hay đã khánh tận? Tích cực hơn, có thể chúng nó đang ở mặt trăng, tạo lập một tổ ấm mới cho gia đình và nhờ những phát minh sinh hóa học, có thể giúp chúng làm ăn vui chơi và sống đến 200 tuổi.

Thế giới không biết biến đổi ra sao 38 năm nữa? Trung Quốc có thực hiện được mộng vương bá của giòng giống Hán hay vẫn chỉ nhận được triều cống của vài láng giềng hữu hảo? Ông Kim Ủn Ỉn của Bắc Triều Tiên vẫn còn bắt dân ăn cỏ hay đã theo cha về chầu Mác Lê? Âu Châu có lẽ đã tan vỡ và đồng mark của Đức là ngoại tệ hiếm quý hơn cả đồng franc của Thụy Sĩ? Hậu thân của KGB Nga có kiểm soát được các phe nhóm xã hội đen trên thế giới sau cuộc chạm trán với Tam Hoàng của Tàu?

Quay lại chính trị Việt Nam, theo như ngài Tấn, 14 “đỉnh cao” vẫn phán định mọi hướng đi cho dân tộc theo sát tư tưởng Mao Trạch Đông/Hồ Chí Minh (Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao, thơ Tố Hữu). Năm 2051 này, chắc đảng đã tự phê “quyết liệt” và đang hỏi ý kiến dân về hiến pháp mới?

Về kinh tế, thu nhập của người dân chúng ta trong 2050 vừa bắt kịp con số của Thái Lan năm 2012. Không có gì để hãnh diện, nhưng ít nhất, một tầng lớp trung lưu vừa xuất hiện và Việt Nam vẫn xếp hàng đầu về chỉ số hạnh phúc. Các doanh nghiệp nhà nước đã phát triển mạnh và hiện chiếm 80% nguồn lực tài chánh (dù chỉ đóng góp 40% vào GDP của quốc gia). 60% tài sản vẫn nằm trong tay 5% dân số. Năm 2051, để kỷ niệm ngày 30/4, các lãnh đạo đã tề tựu để khánh thánh hệ thống xe điện ngầm đầu tiên nối trung tâm Saigon với Suối Tiên và các tỉnh lân cận. Nợ công đã lên đến 300% GDP, nhưng đây là vấn đề của IMF và ASEAN. Cà phê, quán nhậu và tiệm massage vẫn dẫn đầu trong các ngành kỹ nghệ trọng yếu.

Về văn hóa xã hội, ước muốn tuyệt nhất của thiếu nữ Việt là lấy chồng Hàn Quốc hay Trung Quốc; tham vọng lớn nhất của trai Việt là làm nhân viên Hải Quan hay Cảnh Sát Giao Thông. Bia rượu thuốc lá và điện thoại xịn vẫn là những thứ phải có của đại đa số . Trong khi đó, ô nhiễm, trộm cướp và vào bệnh viện…là ba mối lo hàng đầu. Giá BDS vẫn bằng 50 lần thu nhập trung bình của dân, nên đa số dân thành thị vẫn được ở trong hẽm với những căn nhà hộp quẹt trong các “khu phố văn hóa”. Nhưng vài khu biệt lập kiểu Rublevka ở Moscow với giá tối thiểu 10 triệu đô la một biệt thự bán chạy như tôm tươi (các trẻ em mới lớn thời này chắc không biết chữ “tôm tươi” hay bất cứ thứ gì tươi, vì các cháu đã quen với thực phẩm pha chế từ Trung Quốc).

Ở một góc nhìn tích cực khác, chúng ta giờ có đến hơn 1 triệu Tiến Sĩ (nhiều hơn cả Mỹ), vài chục ngàn chiếc siêu xe và vài trăm ngàn người mẫu/ca sĩ/diễn viên. Năm 2051 cũng đánh dấu một móc quan trọng cho dân trí: chánh phủ đã dẹp tan các blog lề trái trên mạng và người dân không còn bị cám dỗ bởi các thế lực thù địch. Tờ báo Nhân Dân trở thành nhật báo/tuần báo duy nhất tại Việt nam. Nhân dịp lễ, dân chúng vẫn được VTV cho xem lại hai phim truyền kỳ của nhân loại, “Chiến thắng Điện Biên” và “Chiến thắng Mỹ Ngụy”.

Nhìn về tương lai theo kịch bản của ngài Tấn, tôi thấy yên tâm về sự ổn định của quê hương. Giữa những biến đổi quay cuồng đến chóng mặt của thế giới, những người Việt tha hương có thể tìm thấy ở Việt Nam những hình ảnh tuyệt vời của 150 năm về trước. Cây đa vẫn cao ngất từng xanh, các chú bé mục đồng vẫn chạy theo đàn bò và các nhà làm phim vẫn dùng Việt Nam làm bối cảnh cho lịch sử thế kỷ 19.

Những người trăm năm cũ, Hồn ở đâu bây giờ? (Thơ Nguyễn Đình Liên)

Quên, khắp nước, khu phố nào cũng có một đền thờ để toàn dân “lên đồng”, “sống chung hòa bình” với tổ tiên.

Alan Phan

30/4/2013

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Nền kinh tế chung Đông Nam Á vào năm 2015: Niềm hy vọng mong manh


25/04/2013

Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Martin Vaughan, Wall Street Journal

Bandar Seri Begawan, BRUNEI – Việc Đông Nam Á thúc đẩy để tạo ra một nền thị trường chung duy nhất tại khu vực này vào năm 2015 đã bị sa lầy bởi những áp lực chính trị nội địa tại nền kinh tế lớn nhất của ASEAN và các sáng kiến thương mại cạnh tranh về năng lượng cũng như sự chú ý của các nhà hoạch định chính sách.
Các nhà lãnh đạo của Hiệp hội 10 thành viên các nước Đông Nam Á (ASEAN) tụ tập tại đây hôm thứ Tư, các nhà phân tích nói rằng mục tiêu của họ trong việc loại bỏ các rào cản tự do buôn bán hàng hóa, dịch vụ và công nhân, đã bị đình trệ. Trong khi đó, mục tiêu này chỉ còn 18 tháng nữa để hoàn tất.
Các cuộc họp tại Brunei cũng sẽ tìm cách giảm bớt căng thẳng đối với những tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông. Brunei, nước hiện đang nắm giữ chức chủ tịch luân phiên của ASEAN, hy vọng sẽ đưa ra được một thỏa thuận trong năm nay về quy tắc ứng xử để điều chỉnh các hoạt động trong các khu vực tranh chấp.
Theo một dự thảo tuyên bố lưu hành của các quan chức trước hội nghị thượng đỉnh và được xem bởi The Wall Street Journal, các lãnh đạo của các quốc gia Đông Nam Á hứa sẽ giải quyết tranh chấp với Trung Quốc mà “không mang lại các mối đe dọa khác hoặc sử dụng vũ lực”.

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

Cộng Sản Việt Nam qua Văn Thơ Phản Kháng và Châm Biếm


Lâm Văn Bé Sao lục và chú thích

Sau 38 năm cai trị bằng độc tài và thối nát, đảng Cộng Sản Việt Nam đã biến đất nước thành một mảnh đất tang thương, một xã hội băng hoại. Ngoài những phản kháng tích cực, người dân còn dùng những câu vè, câu ca dao, câu thơ để mô tả nỗi thống khổ, biểu lộ sự oán hờn và khinh bỉ đối với chế độ. Trong lịch sử, chưa bao giờ có loại văn chương bình dân châm biếm, nhục mạ chế độ cầm quyền một cách nặng nề như dưới thờiCộng Sản Việt Nam.
Để trình bày phần nào diện mạo của xã hội VN và phản ứng của người dân, chúng tôi sao lục một số câu vè, câu ca dao, câu thơ đã và đang lưu hành trong dân gian với những chú thích cần thiết, sắp xếp theo mẫu tự của tiểu đề, và theo dòng diễn tiến của các biến cố để độc giả cùng chia sẻ nỗi đau của dân tộc và niềm hi vọng sớm thoát khỏi ách thống trị của bạo quyền CS. Bởi lẽ lối văn chương truyền khẩu nầy đa dạng và có nhiều dị bản, độc giả có thể tìm thấy những văn bản khác, nhiều khi có ý nghĩa và thú vị hơn.

30 tháng tư 1975 : Cộng Sản chiếm Saigon

1. Khi những chiếc xe tăng đầu tiên của CS tràn vào Saigon, dân chúng hoảng hốt tìm mọi cách để trốn chạy
Chạy, chạy
Tự do, độc lập nhất trên đời,
Thiên hạ sao mà chạy chết thôi!
Mới thấy bóng cờ sờn tóc gáy,
Vừa nhìn ảnh bác toát mồ hôi.

2. Sau 30 tháng tư, các cán ngố lần lượt từ hầm hố chui ra, từ miền Bắc tràn vào Saigon để chiếm đóng nhà cửa của người dân, áp dụng ngay chính sách vơ vét tài sản của miền Nam. Họ ngơ ngác trước những tiến bộ kỹ thuật chưa từng thấy mà từ bao năm họ sống trong gọng kềm của tuyên truyền láo khoét là miền Nam nghèo đói lạc hậu. Họ chưa từng thấy cái tháng máy, nuôi heo trên cao ốc, ngồi chồm hổm trên xe hơi như người Mường người Mán vào thành phố..
Chim xa rừng còn thương cây nhớ cội
Việt Cộng về thành làm tội dân ta

3.
Tiến về Sài Gòn quan chiếm nhà mặt tiền
Tiến về Sài Gòn quan chiếm nhà thật to
Tiến về Sài Gòn, giải phóng đời quan

4. Giấc mơ của người cán bộ miền Bắc khi vào Nam sau 1975 là đem được về Bắc ba bảo vật là chiếc xe đạp, cái đồng hồ và cái radio (đạp, đồng, đài :3Đ).
Thiệu-Kỳ hai đứa đi đâu
Mà dinh Độc Lập âu sầu thế kia
Thiệu Kỳ đã tếch từ khuya
Để cho nón cối nó vào ở thay
Dép râu trong đó phơi đầy
Ngoài nầy sách quý ta bày bán «son»
Quê hương tím ngắt hoàng hôn
Bữa lưng bữa vực thêm cồn lòng ta

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

NHỮNG NGƯỜI MỸ SAU CÙNG RÚT RA KHỎI VIỆT NAM





23/04/2013  
Bob Drury & Tom Clavin
Ngô Bắc
dịch và phụ chú – Trích từ Gió-O



 Nguồn: Bob Drury & Tom Clavin, Last Men Out, The True Story of America’s Heroic Final Hours in Vietnam, Free Press: New York, London, Toronto, Sydney, 2011, chapter Epilogue, các trang 251-262; Postscript, các trang 263-271.. 


 Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn, 1975


Khi mọi việc đã xong xuôi, tôi không chắc là liệu tôi sẽ được một phần thưởng hay một cú đá đít thật mạnh. — Thiếu Tá Jim Kean, Thủy Quân Lục chiến Hoa Kỳ

Hồi kết cuộc trên Chiến hạm USS Okinawa – 08:45 sáng 30 tháng Tư năm 1975

Bản thân Jim Kean lấy làm ngạc nhiên.  Ông đã không nghĩ rằng mình còn đủ năng lực để phá lên cười.  Song nơi đây ông đang cười toa toét như một con ma trơi khi ông đứng trên sàn con tàu tấn công thủy lục USS Okinawa.  Họ đã không thể vươn tới chiếc USS Blue Ridge, nơi mà Toán Swift 22 được chờ đợi đáp xuống – chiếc soái hạm của Đoàn Đặc Nhiệm 76 thì quá xa ngoài khơi và chiếc trực thăng đã không còn đủ nhiên liệu.  Và giờ đây Kean ngắm nhìn với một cái cười toét miệng khi mười lính bảo vệ an ninh Thủy Quân Lục Chiến quần áo tả tơi của ông bước ra khỏi chiếc trực thăng, lần lượt từng người lính, để rồi bị tước vũ khí bởi một đội Thủy Quân Lục Chiến Của Hạm Đội.

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

CHIÊU HỒI NGÔN NGỮ




Tâm Thanh
April 20, 2013


Người tỵ nạn ra đi không mang theo hành lý nào ngoài chút di sản tinh thần, trong đó có ngôn ngữ. Trong gia đình, ta vẫn nói tiếng Việt, suy nghĩ như người Việt, và vì lý do nọ lý do kia, vẫn tiếp xúc với tiếng Việt nơi quê cũ. Người yêu tiếng Việt và để ý một chút các hiện tượng ngôn ngữ, sẽ đau lòng thấy tiếng Việt nơi đất Việt xuống dốc thê thảm, thấy 10 người làm văn hóa tại Việt Nam tươi cười giữa màu đỏ chói cách mạng dưới khẩu hiệu “bánh trưng.” Một lỗi chính tả như thế trước hằng trăm (hay ngàn?) con mắt mà không ai thấy, tố cáo sự ngu dốt, nhưng ngu dốt không phải là một tội lỗi. Coi thường di sản tinh thần dân tộc mới là tội lỗi. Ráng vận động cho Vịnh Hạ Long được liệt vào hàng kỳ quan thế giới, trong khi bỏ bê tiếng mẹ đẻ, là phô trương cái cành mà hủy lấp cái gốc của văn minh – tiếng nói. Họ cử cán bộ ra ngoại quốc mở lớp Việt ngữ cho con em “Việt kiều,” trong khi cán bộ nói tiếng Việt sai, ngọng, chứng tỏ họ không định bảo tồn tiếng Việt, mà chỉ để đầu độc con nít.





Mục đích của bài này là trình bày sự bê bối của tiếng Việt tại Việt Nam bây giờ; sau đó, đặt vấn đề nên ứng xử như thế nào, trong đó tôi chủ trương “chiêu hồi” – không vất bỏ những chữ ta quen đóng dấu là “từ Việt cộng,” mà trả chúng về vị trí ngôn ngữ nguyên thủy của chúng, và sử dụng chúng một cách đúng đắn.

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

Phạm Chí Dũng cây viết đầy hoài bão




Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-04-18

Ông Phạm Chí Dũng, một cây bút có nhiều bài phản biện mạnh mẽ từng bị bắt và câu lưu với tội danh tuyên truyền chống phá nhà nước và cung cấp tài liệu phản động cho báo chí nước ngoài. Tuy nhiên ông đã được đình chỉ điều tra sau khi tại ngoại được ít lâu.
Mới đây ông Dũng gửi thư yêu cầu báo Tuổi Trẻ phải xin lỗi vì đây là nơi duy nhất có bài đăng việc ông bị cơ quan điều tra với nhiều chi tiết không đúng sự thật. Hành động này của nhà báo Phạm Chí Dũng xảy ra lần đầu tiên trong lịch sử báo chí Việt Nam nơi được coi là tiếng nói chính thống của nhà nước.
Phạm Chí Dũng là con trai của ông Phạm Văn Hùng, cựu Trưởng ban tổ chức Thành Ủy thành phố HCM.
Ông Phạm Chí Dũng là một Tiến sĩ kinh tế, cũng là một viên chức an ninh, khi viết báo ông có các bút danh Thường Sơn, Viết Lê Quân, Việt Thắng và vài tên khác. Ông đã dành cho Mặc Lâm một cuộc phỏng vấn đặc biệt về vấn đề đang được dư luận hết sức chú ý này, trước tiên ông cho biết nguyên nhân khiến ông gửi thư yêu cầu báo Tuổi  Trẻ phải xin lỗi ông dựa trên luật báo chí Việt Nam.

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

LỐI THOÁT NÀO CHO NHỮNG NGƯỜI KHÔN NGOAN ?

Phạm Chí Dũng

Trích từ Basamnews
Chỉ bị ngăn trở với Việt Nam bởi chưa đầy một trăm cây số đường biên giới Trung Quốc, dân tộc Mianmar lại đang chuyển mình dữ dội trên con đường đến với Tự do…
Glasnost!
Vào đầu tháng 4/2013, sau sự kiện những tờ nhật báo tư nhân đầu tiên ở Mianmar được xuất bản lần đầu tiên trong nửa thập kỷ qua, ngay cả vài nhà phân tích chính luận sắc sảo trên thế giới như báo Le Monde của Pháp vẫn chưa hết ngạc nhiên về điều được coi là đổi thay ngoạn mục ở đất nước này.
Sự ngạc nhiên của Le Monde cũng làm cho thái độ kinh ngạc của giới phân tích quốc tế biến thành một thực thể chứ không còn là cảm giác huyễn hoặc của hai năm trước đây.
Rõ như ban ngày, chỉ sau hai năm kể từ khi chính quyền quân sự chính thức bị chôn vùi, tự do báo chí đã trở thành một thực dẫn sống động, trái ngược với tâm thế bị bịt miệng trong dĩ vãng. 
Một lần nữa, các nhà bình luận phải nhắc lại từ “Glasnost” đã và đang diễn ra một cách kế thừa ở Mianmar.
Trong ngữ nghĩa tiếng Nga, “Glasnost” có nghĩa là “Công khai hóa” – một chính sách minh bạch hóa đến mức tối đa các hoạt động của cơ quan nhà nước và tự do thông tin cùng tự do ngôn luận tại Liên Xô, được đề xướng bởi Gorbachev vào nửa cuối thập niên 1980.

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

Công nhận VNCH vì biển đảo ngày nay?



Dương Danh Huy và cộng sự
Quỹ Nghiên cứu Biển Đông



Tưởng niệm các quân nhân Việt Nam từ cả hai phía hy sinh ở Hoàng Sa - Trường Sa

Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.

Quốc gia duy trì chủ quyền

Trong phán quyết năm 2008 về tranh chấp cụm đảo Pedra Branca giữa Malaysia và Singapore, Tòa án Công lý Quốc tế cho rằng ban đầu Malaysia có chủ quyền đối với đảo Pedra Branca.

Tòa nói công hàm 1953 của Johor, nay là một tiểu bang của Malaysia, trả lời Singapore rằng Johor không đòi chủ quyền trên đảo này, không có hệ quả pháp lý mang tính quyết định và không có tính chất ràng buộc cho Johor.

Nhưng Tòa lại dựa vào việc trước và sau đó Johor và Malaysia không khẳng định chủ quyền và dùng công hàm 1953 của Johor như một trong những chứng cớ quan trọng cho việc Malaysia không đòi chủ quyền, để kết luận rằng tới năm 1980 chủ quyền đã rơi vào tay Singapore.

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

TPP HAY KHÚC QUANH VIỆT-MỸ?


Phạm Chí Dũng
Theo BBC

Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể được khởi đầu từ tinh thần hòa giải, nhưng phải là một sự hòa giải thực chất chứ không phải bóng gió quanh co.
Nhân tố nào đang cần và còn thực sự mong đợi về một cuộc hòa giải không bình thường như thế?
“Âm mưu của kẻ thù”
Vào thời điểm kỷ niệm 24 năm từ khi Việt Nam chính thức mở cửa kinh tế, 12 năm từ lúc Hiệp định thương mại Việt – Mỹ được xem như một “bước ngoặt”, 6 năm “cơ hội” cho việc lần đầu tiên quốc gia này gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, một lần nữa mối tương quan Mỹ – Việt lại chuyển sang một khúc quanh thách thức mới: Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Trùng thời gian với ước nguyện của Việt Nam được chấp nhận như một thành viên của TPP, những dấu hiệu vốn ngầm ẩn lại có cơ hội hiển lộ tính tín hiệu ở đất nước này.
Nhưng có vẻ trái với quy luật thường thấy, vào lần này mối liên đới về quốc phòng lại đi trước chủ đề về kinh tế.
Khi tháng 4/2013 trôi qua được gần một phần ba thời gian và vô tình sát với thời điểm diễn ra cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ được nối lại ở Hà Nội sau vài lần bị phía Mỹ từ chối, Hoa Kỳ dường như đã trở thành “phát ngôn viên” tiên phong về vấn đề bảo vệ ngư dân Việt ở khu vực Biển Đông.
William Lee – Chuẩn đô đốc phụ trách về chính sách và năng lực của Tuần duyên Hoa Kỳ, cho trang mạng US News biết về “một cuộc gặp giữa quan chức hai bên đã diễn ra trong tuần lễ sau khi có sự kiện tàu cá của Việt Nam bị Trung Quốc bắn cháy nóc cabin”; và “hai nước Việt Nam và Mỹ đang hợp tác để phát triển lực lượng cảnh sát biển đủ năng lực giúp các ngư dân Việt Nam khi họ gặp nạn”.
Rất tương đồng về mặt địa lý và có thể cả trên phương diện địa – chính trị, Biển Đông lại là một thành phần “không thể thiếu” của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tức cũng là một thành tố nhất quán của Hiệp định TPP.
Trước tiết lộ của Chuẩn đô đốc William Lee một ngày, trong một hành động hiếm hoi, Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã “ra thăm và làm việc” tại đảo Lý Sơn, được xem là một địa chỉ có nhiều ngư dân bị Trung Quốc xâm hại khi hành nghề tại vùng biển Hoàng Sa.

CHUYỆN THÁNG TƯ




CHUYỆN THÁNG TƯ


NGÀY ẤY THÁNG TƯ


NHẠC CHỦ ĐỀ THÁNG TƯ ĐEN


CHUYÊN ĐỀ VỀ CUỘC CHIẾN VIỆTNAM

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN




 
Vũ Hoàng & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA Ngày 130410

"Định hướng xã hội chủ nghĩa" là một sự bất công - và nguy hiểm về giáo dục


 


 Trong cuộc thảo luận hiện nay ở Việt Nam về việc sửa đổi bản hiến pháp năm 1992, nhiều người nêu ý kiến về đường hướng kinh tế và cả việc tái cơ cấu nền kinh tế èo uột hiện tại. Nhưng chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa lại chú ý đến một khía cạnh khác mà ông gọi là cái gốc của kinh tế, là việc giáo dục, trước tiên là giáo dục cấp tiểu học. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu chuyện này qua phần thực hiện sau đây của Vũ Hoàng.

Cần một Hiến pháp văn minh hơn

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, từ nhiều năm nay, Việt Nam nói đến yêu cầu gọi là tái cơ cấu nền kinh tế mà giới quan sát ở trong nước phê bình là chỉ thấy nói mà chưa thấy làm và cũng chẳng biết là ai làm, với kinh phí từ đâu ra. Thế rồi, từ đầu năm nay, Quốc hội của Việt Nam còn đưa ra dự thảo sửa đổi bản Hiến pháp năm 1992 để đề nghị mọi người góp ý mà lại giới hạn nội dung góp ý, thậm chí còn đả kích những ai muốn sửa đổi văn kiện cơ bản này theo chiều hướng thật sự dân chủ. Từ giác độ kinh tế, ông nghĩ sao về những ý kiến đã được nêu ra trong cuộc thảo luận này?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ là Việt Nam cần có một Hiến pháp có trình độ văn minh hơn, nhưng không đánh giá cao thiện chí sửa đổi của những người cầm quyền, trước nhất từ lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam, là cơ chế có quyền hạn thực tế còn cao hơn Hiến pháp.

- Chuyện thứ hai là vấn để cải tổ kinh tế hay tái cơ cấu theo lối nói ở trong nước. Nhu cầu cải tổ thì đã hiển nhiên và ngày càng cấp bách, mà việc cải cách vẫn bị trì hoãn, thậm chí cản trở vì cơ cấu lệch lạc hiện nay tạo ra đặc lợi cho nhiều thành phần. Các trung tâm quyền lợi hay là "lợi ích nhóm" đó chỉ muốn bảo vệ đặc quyền và đặc lợi của họ. Cũng vì vậy mà dự thảo sửa đổi Hiến pháp sẽ chẳng đi đến đâu khi ta xét tới điều 55 liên hệ đến kinh tế đang được đề nghị.

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

SỨC QUYẾN RŨ CỦA VIỆT NAM ĐÃ MẤT




10/04/2013


Bảo Anh chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Barun Roy, Business Standard
 
Các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu mất lòng tin tại địa điểm nhiều hứa hẹn này giữa lúc cải cách vẫn còn quá chậm chạp và tham nhũng vẫn tiếp tục gia tăng.
Điều gì đó đã bị chệnh hướng tại Việt Nam. Việt Nam không còn là nơi lý tưởng đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Trong ba năm liên tiếp, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại nước này đã không đạt được mục tiêu đề ra và các bộ trưởng tại đây đánh giá rằng chính phủ hiện trong tình trạng rất lo lắng. Nếu tiếp tục sụt giảm, họ sợ rằng việc này sẽ tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế, và nếu tăng trưởng kinh tế chao đảo thì các nhà đầu tư có thể trở nên do dự.
Việc này tạo thành một vòng luẩn quẩn, và nếu bị rơi vào tình trạng đó thì Việt Nam không thể đổ lỗi cho ai khác ngoài bản thân họ. Việt Nam nghĩ rằng họ đặc biệt bởi vì quá khứ của họ, và thế giới sẽ ve vãn họ bất chấp chuyện gì xảy ra. Nhưng kinh doanh thì không bao giờ chờ đợi quá lâu, nếu bạn không sẵn sàng thì các nhà đầu tư sẽ tìm những đồng cỏ xanh tươi khác. Đó là chính xác những gì đang xảy ra trong trường hợp của Việt Nam. Trong khi Việt Nam đang kéo đôi chân của mình trong việc thúc đẩy hoặc nâng cấp cải cách thì các đối thủ cạnh tranh cũ của họ cũng đang sửa đổi các hành vi cần thiết để qua mặt và những đối thủ mới đang đến để phân chia cổ phần trên thị trường.

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

BẦU ĐỨC MUỐN "NỐC AO" ÔNG GIÀ ALAN



April 8, 2013
Thông điệp gửi tới Bầu Đức: ‘Bỏ bóng đá người’

Câu chuyện tưởng đã tạm lắng sau khi ông Alan Phan chấp nhận tranh luận với Hiệp hội BĐS Hà Nội thì mới đây nhất, chiều 5/4, ông chủ HAGL Đoàn Nguyên Đức, đồng thời cũng là một doanh nhân kinh doanh BĐS nổi tiếng lên tiếng phản kích với mũi nhọn là ông Alan Phan.

‘Bỏ bóng đá người’, đó là thứ bóng đá xấu xí. Bất cứ người hâm một nào nếu được hỏi, chắc chắn sẽ đều phản ứng với hành vi phi thể thao này. Xét dưới góc độ tâm lý học cũng như diễn biến thực tế trên sân cỏ, thứ bóng đá xấu xí ấy thường được trình diễn bởi một đội bóng bị ức chế, bế tắc trong chiến thuật, trong tìm cách khơi thông đường vào khung thành đối phương hay đơn giản nhất, là đang thua. Trừ phi thoát khỏi sự theo dõi của trọng tài, còn phần lớn hành vi “bỏ bóng đá người” sẽ bị xử bằng một thẻ đỏ, nhẹ nhất cũng là một thẻ vàng.
Qua nhiều thăng trầm, có những lúc trên đỉnh cao vinh quang với hai chức vô địch liên tiếp, cũng không hiếm mùa bóng ngụp lặn dưới đáy bảng xếp hạng V-league, thậm chí đối mặt với nguy cơ xuống hạng nhưng Hoàng Anh Gia Lai – đội bóng phố núi của ông bầu Đoàn Nguyên Đức luôn tồn tại trong mắt người hâm mộ với tư cách là đội bóng luôn trình diễn với thứ bóng đá hào hoa, đẹp mắt. Chưa bao giờ HAGL ‘được’ xếp vào hàng các đội bóng có lối chém đinh chặt sắt và họ cũng chưa từng có lấy một trận nào bị kêu ca ‘bỏ bóng đá người’.

Tranh biện sòng phẳng, nhưng đừng ‘bỏ bóng đá người’