Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Nền kinh tế chung Đông Nam Á vào năm 2015: Niềm hy vọng mong manh


25/04/2013

Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Martin Vaughan, Wall Street Journal

Bandar Seri Begawan, BRUNEI – Việc Đông Nam Á thúc đẩy để tạo ra một nền thị trường chung duy nhất tại khu vực này vào năm 2015 đã bị sa lầy bởi những áp lực chính trị nội địa tại nền kinh tế lớn nhất của ASEAN và các sáng kiến thương mại cạnh tranh về năng lượng cũng như sự chú ý của các nhà hoạch định chính sách.
Các nhà lãnh đạo của Hiệp hội 10 thành viên các nước Đông Nam Á (ASEAN) tụ tập tại đây hôm thứ Tư, các nhà phân tích nói rằng mục tiêu của họ trong việc loại bỏ các rào cản tự do buôn bán hàng hóa, dịch vụ và công nhân, đã bị đình trệ. Trong khi đó, mục tiêu này chỉ còn 18 tháng nữa để hoàn tất.
Các cuộc họp tại Brunei cũng sẽ tìm cách giảm bớt căng thẳng đối với những tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông. Brunei, nước hiện đang nắm giữ chức chủ tịch luân phiên của ASEAN, hy vọng sẽ đưa ra được một thỏa thuận trong năm nay về quy tắc ứng xử để điều chỉnh các hoạt động trong các khu vực tranh chấp.
Theo một dự thảo tuyên bố lưu hành của các quan chức trước hội nghị thượng đỉnh và được xem bởi The Wall Street Journal, các lãnh đạo của các quốc gia Đông Nam Á hứa sẽ giải quyết tranh chấp với Trung Quốc mà “không mang lại các mối đe dọa khác hoặc sử dụng vũ lực”.


Bản dự thảo, có thể thay đổi dựa trên các cuộc thảo luận giữa các quan chức và các lãnh đạo vào thứ Tư và thứ Năm này, được trích dẫn là “động lực tích cực” từ một cuộc họp ngày 2 tháng Tư tại Bắc Kinh giữa các quan chức Đông Nam Á và Trung Quốc. Các lãnh đạo sẽ yêu cầu các bộ trưởng “tiếp tục làm việc tích cực với Trung Quốc trên con đường phía trước để sớm kết thúc một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông trên cơ sở đồng thuận”.
Khi nói đến việc đáp ứng các mục tiêu kinh tế năm 2015, mức thuế không phải là trở ngại đối với hướng phát triển. Những nền kinh tế giàu hơn của ASEAN như Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan, đã hầu như loại bỏ các thuế quan đối với hàng hoá buôn bán giữa các nước này, ngoài một số ít các sản phẩm nhạy cảm như gạo, đường và rượu.
Các nền kinh tế kém phát triển hơn như Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam đã được cho thêm thời hạn đến năm 2018 để loại bỏ dần các thuế nhập khẩu.
Tuy nhiên, các biện pháp phi thuế quan đang chứng minh nhiều thách thức. Indonesia đã giới thiệu một loạt các hạn chế thương mại trong năm qua và chính phủ phải đối mặt với những khoảng cách thương mại dẫn đến đồng rupiah bị suy yếu, gây thêm gánh nặng cho người tiêu dùng và các ngành công nghiệp nhập khẩu phải trả các chi phí cao hơn.
Năm ngoái Indonesia đã áp thuế xuất khẩu lên đến 20% cho các mặt hàng kim loại quý và các hàng hóa khai thác để giảm chi phí cho các ngành công nghiệp cây nhà lá vườn, và giới thiệu những hạn chế đối với một loạt các sản phẩm rau quả nhằm bảo vệ nông dân địa phương. Các quan chức cho biết trong tháng này họ sẽ bỏ một số hạn ngạch về rau quả sau khi một số biện pháp được mang ra áp dụng thử trong Tổ chức Thương mại Thế giới.
Malaysia đang bị bỏ lại phía sau về những cam kết trong khối ASEAN, đặc biệt trong vấn đề tăng cường luật chống độc quyền nhằm cho phép cạnh tranh lớn hơn trong một số lĩnh vực được [nhà nước] bảo vệ, bao gồm cả viễn thông và ngành xe hơi, Sanchita Basu Das – nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, cho biết.
Các biện pháp phi thuế quan và các rào cản đối với việc cạnh tranh “không phải là cái gì đó mà bạn có thể chữa khỏi trong một vài năm tới”, bà Das nói.
Ngay cả Singapore, một nước ủng hộ mạnh mẽ và hội nhập nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á, cũng gặp phải những hạn chế đối với dòng chảy công nhân nước ngoài, nơi có truyền thống mạnh mẽ trong nền kinh tế định hướng dịch vụ. Một số chuyên gia xem đó là một sự vi phạm tinh thần, nếu không phải là văn thư, rằng các mục tiêu của ASEAN cho phép “các công nhân lao động được lành nghề tự do”.
“Họ đang di chuyển theo một hướng khác. Tôi không thể tưởng tượng cuộc sống của tôi mà bạn có thể đi đến chính phủ Singapore và nói, ‘Này, anh đã hứa mở rộng thị trường cho các công nhân lành nghề từ Myanmar và Lào’. Nó quá nhạy cảm”, Deborah Elms, Giám đốc Trung tâm Quỹ Temasek Thương mại và Đàm phán tại Singapore cho biết.
Một báo cáo hồi tháng Năm năm 2012 từ Ban Thư ký ASEAN ghi nhận rằng ít hơn một nửa các bước đã được được thực hiện đầy đủ trong năm 2011 nhằm giảm bớt những rào cản thương mại.
Một phần là do áp lực chính trị. Thủ tướng Malaysia Najib Razak sẽ bỏ lỡ cơ hội tham dự Hội nghị Thượng đỉnh tại Brunei vì ông dành thời gian đi vận động cho cuộc bầu cử ngày 05 tháng Năm được dự kiến sẽ trở nên gay gắt nhất trong lịch sử nước này. Indonesia sẽ tổ chức cuộc tổng tuyển cử vào năm tới, trong khi tổng tuyển cử tại Philippines sẽ diễn ra vào năm 2016.
Tại Singapore, Đảng Nhân dân Hành động (PAP) cầm quyền đang tìm cách củng cố lại nền tảng quyền lực của họ sau khi thất bại trước các ứng cử viên đối lập trong hai cuộc bầu cử vừa qua, và đảng đối lập đã tấn công PAP vì các chi phí sinh hoạt gia tăng cũng như và dòng chảy lao động nước ngoài đổ vào nước này quá đông.
“So với 20 năm trước đây, khi ASEAN được thúc đẩy bởi một vài nhân vật lãnh đạo quan trọng – đó là những nhà hoạch định chính sách không phải lo lắng quá nhiều về chính trị nội địa. Bây giờ thì việc này đã trở thành các tình huống rất khác nhau: Hoạch định chính sách chủ yếu tập trung vào chính trị nội địa và giành được cuộc bầu cử tiếp theo”, Ralf Emmers, giáo sư tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam thuộc Đại học Singapore, cho biết.
Các quốc gia thành viên cũng bắt đầu nhấn mạnh sự liên kết thương mại ra bên ngoài khối ASEAN. Bốn thành viên ASEAN – Brunei, Malaysia, Singapore và Việt Nam – trong tháng này đã hoan nghênh Nhật Bản đến với các cuộc đàm phán Quan hệ Đối tác Thương mại Tự do Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership – TPP). Tất cả 10 nước thành viên ASEAN sẽ ngồi vào bàn hội nghị vào tháng sau để đàm phán về một hiệp định thương mại toàn châu Á, được biết đến với tên Đối tác Kinh tế Toàn Khu vực Đông Á (Regional Comprehensive Economic Partnership), với mục tiêu kết thúc vào năm 2015.
Ngay cả khi hy vọng này vẫn mong manh nhưng ASEAN có thể đạt được mục tiêu tham vọng của họ, đó là khối này có thể làm cho tiến trình trở nên hữu dụng hơn trước thời hạn 2015, bà Das thuộc ISEAS cho biết. Bà cho biết nhóm ASEAN nên tập trung vào các dự án có thể thực hiện được, chẳng hạn như tập trung vào một vài “lĩnh vực duy nhất” để xử lý vận chuyển hàng hóa và các thủ tục giấy tờ, nhằm giúp tăng tốc độ vận chuyển hàng hóa trong khu vực.
“Chúng ta cần phải thực tế rằng một thị trường mở cửa hoàn toàn không thể nào đạt được vào năm 2015,” bà nói, “nhưng ít nhất chúng ta có những viên gạch lót đường để tiếp tục xây dựng”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét