Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

Cao Đắc Tuấn – Tôi không chết đâu (1975). "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ". Người buôn gió - Kiều hối sẽ suy giảm trong 10 năm nữa.


Cao Đắc Tuấn – Tôi không chết đâu (1975)

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzQnVoY2VHYkQtWnc/view?usp=sharing

Ghi chú: Sau đây là một phần trích trong truyện ngắn “Tôi không chết đâu” trong tuyển tập truyện ngắn “Lửa cháy trong mưa”, do Cao-Đắc Tuấn viết và Hellgate Press, Oregon, U.S.A. xuất bản. Văn bản có bản quyền tác giả. Tác giả có sự chấp thuận của nhà xuất bản cho gởi đăng đoạn trích này trên trang mạng Dân Làm Báo (danlambao). Phiên bản tiếng Việt được dịch từ nguyên tác tiếng Anh, “Fire in the Rain” và có thêm phần chú thích về chính tả (thí dụ như xụp đổ/ sụp đổ, dòng/ giòng, lập lại/ lặp lại) và đường lối dịch của người dịch và cũng là tác giả.

"Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ"




https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzaDM4a01EZHNMcDQ/view?usp=sharing


… Quan trọng nhất, có thật là Nguyễn Đức Quang đang kể chuyện lịch sử Việt Nam hay không? Câu chót của bài hát cho ta câu trả lời: "Hỡi những ai gục xuống ngoi dậy hùng cường đi lên." Đó là một lời kêu gọi. Lời kêu gọi cho một phong trào hiện tại, không phải là câu chuyện quá khứ. Tác giả kêu gọi gì trong năm 1966 khi cuộc chiến hai miền đang xảy ra tàn khốc? Cả toàn bài không hề nhắc đến cuộc chiến hai miền, hoặc sự khác biệt ý thức hệ. Do đó lời kêu gọi của tác giả, tuy có thể chấp nhận là lời kêu gọi "vượt qua cái khốn khó, vượt qua cái quê hương nhỏ bé, nhược tiểu," vào năm 1966, lại là lời kêu gọi thích đáng nhất trong năm 2014. Đúng vậy, chỉ có trong giai đoạn này, lời kêu gọi cho một cuộc nổi dậy đứng lên chống lại kẻ đang thống trị đấ̀t nước vì sự tồn vong đất nước mới là thích đáng.

Người buôn gió - Kiều hối sẽ suy giảm trong 10 năm nữa.

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzT2VpT1YxRml0REk/view?usp=sharing


Chắc chắn 10 năm nữa, Việt Nam sẽ gần như mất hoàn toàn dòng kiều hối từ người Việt định cư. Những người đi lần cuối từ biến cố năm 1990 đã cần kề tuổi về hưu, 10 năm nữa trong số họ sống bằng lương hưu, không còn dư dả gửi về nhà. Bố mẹ của họ cũng chả còn sống để họ phụng dưỡng. Anh chị em thì gọi là chút quà không đáng kể. May ra nếu họ trở về VN sống những ngày cuối đời thì còn có được nguồn tiền họ mang theo. Nhưng không biết bao nhiêu % trong số này sẽ về VN sống trong những năm tháng nghỉ hưu, khi mà con chaú của họ ở nước ngoài, khi mà an sinh , phúc lợi điều kiện y tế ở VN những điều cần thiết cho người già lại không được tốt bằng.

Hiện nay nợ công của VN ngày một tăng, đã chạm đến giới hạn cuối cùng của sự an toàn mà chưa có dấu hiệu sẽ giảm ngoại trừ những lời hứa của các nhà lãnh đạo. Việc chấp nhận tàn phá thiên nhiên để đào bô xít, thứ quặng rẻ tiền cho thấy tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam trên đất là cạn kiệt. Cho thuê đất dài hạn để làm khu công nghiệp đã mặc cả đến mức bèo bọt, trước kia thì việc cho thuê đất gắn với việc nhận lao động VN. Nhưng gần đây đã thấy dấu hiệu bị bãi bỏ từ phía các nhà đầu tư, chẳng hạn như ở Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Bình Dương các nhà đầu tư nước ngoài khi thuê đất họ mang công nhân cuả họ sang. Họ sinh sống, làm việc trong một khu khép kín như thế giới riêng, đất nước riêng của họ.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét