Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

Tưởng Năng Tiến – Biết Tạ Ơn Ai. Alan Phan - Cho Người Nước Ngoài Mua Nhà Tại Việt Nam?. Nguyễn-Xuân Nghĩa – Di Dân, Nhu Cầu và Thách Đố. Điểm Nhấn trong ngày.


Tưởng Năng Tiến – Biết Tạ Ơn Ai

Đời vẫn vốn không nương người thất thế.
Nguyễn Tất Nhiên

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzMjgyVVRwYkxXTlU/view?usp=sharing


… Chúng tôi ghé làng nổi Kandal và Chong Kok, thuộc xã Phsar Chhnang – tỉnh Kampong Chhnang – nằm ở phần đuôi của Biển Hồ (nơi hiếm có khách du lịch nào lai vãng) vào cuối tháng 11 năm 2014. Theo lời ông trưởng thôn: nơi đây có 931 gia đình người Việt, nhân khẩu chính xác là 4,760, tất cả đều là người Việt hay gốc Việt.
Người Miên và người Chàm không sống trên ghe, và họ có quyền lựa chọn một lối sống bình thường (trên bờ) như đa phần nhân loại. Số dân Việt Nam đang trôi nổi ở xứ Chùa Tháp thì không. Họ là thứ sắc dân vô tổ quốc (stateless ethnic Vietnamese, theo như cách gọi chính thức của các N.G.O đang hoạt động ở Cambodia) nên không có quyền sở hữu tài sản hay đất đai, và buộc phải chấp nhận một nếp sống rất bồng bềnh, và vô cùng bấp bênh – như hiện cảnh.
Chúng tôi đi ghe vòng vòng thăm hỏi và trò chuyện với chừng chục gia đình người Việt, những thuyền nhân (boat people) ở Kampong Chhnang. Không ai chuẩn bị gì ráo trọi cho mùa Thanksgiving này cả. Họ hoàn toàn không có chút khái niệm gì về Lễ Tạ Ơn. Họ biết tạ ơn ai, và “tạ” về chuyện gì đây?

Alan Phan - Cho Người Nước Ngoài Mua Nhà Tại Việt Nam?


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzWEVKOTkxNG5CRXc/view?usp=sharing

Nói về so sánh, chúng ta chỉ cần 5 phút đi ngang qua những khu phố hộp quẹt và các hẽm nhỏ ở Saigon hay Hà Nội rồi đi thăm các khu dân cư hay thương mại của Mỹ, Âu hay ngay cả Thái Lan, Mã Lai…là có thể thấy rõ thực trạng và kết quả của chính sách BDS trong vài thập niên qua.
Tuy nhiên, đánh giá BDS và môi trường sinh hoạt tại Việt Nam với các nước bạn vẫn chưa cho thấy đầy đủ bức tranh tổng thể. Người dân các xứ này không thể “hạnh phúc” bằng người Việt. Họ cần biết nhậu nhẹt nhiều hơn, chơi bóng đá giỏi hơn, sắm nhiều hàng hiệu hơn, tạo ra nhiều dự án ODA hay cá gói kích cầu nhiều hơn…Trên hết họ phải biết bơi lội giỏi, nhất là khi có mưa lớn hay triều cường.
Cảm ơn ông!

Nguyễn-Xuân Nghĩa – Di Dân, Nhu Cầu và Thách Đố

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzemdENUR1TUJhb1U/view?usp=sharing


… Một điểm khác nữa là dân số Hoa Kỳ ngày nay tương đối còn trẻ nếu so với Âu Châu nên không phải cấp bách tiếp nhận di dân để bù vào sự thiếu hụt của lực lượng lao động đến độ gặp bài toán văn hóa chính trị đang dội ngược vào tinh thần hội nhập của Liên hiệp Âu châu và có sự nghi ngờ hay kỳ thị di dân đến từ miền Nam hay các xứ lạ. Ung nhọt của Hoa Kỳ là từng đón nhận và kỳ thị di dân bị cưỡng bách là người nô lệ từ Phi châu vào, người Mỹ da đen. Ngày nay, nước Mỹ vẫn chưa hết trả giá cho chuyện đáng tiếc ấy.

Chúng ta trở lại với một Tổng thống lai da đen, mà không là con cháu của người Mỹ da đen.

Obama chủ trương cải tạo xã hội Mỹ theo tư tưởng nhuốm mùi cực tả từ thành phần trí thức thân cộng ông tiếp nhận khi còn trẻ - thậm chí thuộc Đệ tam Thế giới Á Phi là thù ghét các nước Âu Mỹ - như ta có thể đọc thấy trong cuốn hồi ký viết để chuẩn bị tranh cử về "Những Giấc mơ từ Thân phụ".

Ngay sau khi đắc cử, ông có hai năm 2009 và 2010 với đa số Dân Chủ tại cả lưỡng viện để giải quyết vấn đề di dân và cứu giúp gần 12 triệu người nhập lậu. Đấy là việc chính đáng về đạo lý, tương tự số phận của 30 triệu người không có bảo hiểm y tế. Về chuyện y tế, Obama giải quyết với sự gian trá của đạo luật ObamaCare - một sự gian trá đang bị phanh phui và sẽ còn gây khủng hoảng trong nhiều năm tới.

Điểm Nhấn trong ngày.


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzQkRMYWQ5enJScnc/view?usp=sharing




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét