Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Những So Sánh Bất Tiện… Tổng thống Obama công bố kế hoạch cải cách di trú. "CUỘC BIỂU TÌNH CHỐNG TẬP CẬN BÌNH TẠI ÚC CHÂU". Nguyễn Xuân Nghĩa – Hết chuyện “Đại Gia Không Chết”. Những chủ đề kiêng kỵ ở châu Á


Alan Phan - Những So Sánh Bất Tiện…

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzLUs4eEpUbU4wTUk/view?usp=sharing

… Ba thứ không thể che đậy về lâu dài: mặt trời, mặt trăng và sự thật (Kinh Phật)
Hiện nay, những dân tộc coi mình ngang cơ với người Âu Mỹ như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc…đã tạo ra được những quốc gia có thể cạnh tranh hữu hiệu với Âu Mỹ trên trận chiến kinh tế, tài chánh toàn cầu. Họ đã vứt bỏ những mặc cảm của lịch sử, sẵn sàng minh bạch so sánh những điểm mạnh yếu…để lên kế hoạch cho dân tộc và quốc gia đạt những mục tiêu cao xa và đáng kính.

Tổng thống Obama công bố kế hoạch cải cách di trú

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzX1FlemdHS1FyLTA/view?usp=sharing


… Tổng thống Barack Obama đã phớt lờ Quốc hội về vấn đề cải cách nhập cư, nói rằng đất nước không thể nào chờ đợi Quốc hội sửa chữa hệ thống di trú bất cập.

Tổng thống công bố kế hoạch của ông trong một bài diễn thuyết được truyền hình trực tiếp tối thứ Năm (giờ Washington), trong đó ông phác thảo kế hoạch tạm thời bảo vệ tới 5 triệu người nhập cư không giấy tờ khỏi bị trục xuất, cho phép những cha mẹ có con cái là công dân Mỹ hay đang ở Mỹ hợp pháp có đủ điều kiện xin giấy phép làm việc.

"CUỘC BIỂU TÌNH CHỐNG TẬP CẬN BÌNH TẠI ÚC CHÂU"


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzV3NxSHBPSVY4enc/view?usp=sharing

… Ngày 17-11-2014, chừng 400 người Việt và chừng 300 người Tây Tạng, người Đông Turkistan, thành viênnhóm Pháp Luân Công và nhóm Trung Hoa Tự do đã biểu tình trước tiền đình Quốc Hội Liên Bang Úc Châu trình bày quan điểm nhân chuyến viếng thăm của Tập Cận Bình.

Nguyễn Xuân Nghĩa – Hết chuyện “Đại Gia Không Chết”


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzMGoyUVgyY1FZdEE/view?usp=sharing


…Tại thượng đỉnh tuần qua của nhóm G20, một kế hoạch kiểm soát tài chính được nguyên thủ của 20 quốc gia giàu nhất thế giới thông qua nhằm chấm dứt hiện tượng gọi là "doanh nghiệp quá lớn để có thể cho phá sản". Hiện tượng đó là gì và tại sao lại có một kế hoạch kiểm soát như vậy? Mục Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu qua phần trao đổi do Vũ Hoàng thực hiện sau đây với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.

Những chủ đề kiêng kỵ ở châu Á


John Krich

http://www.bbc.com/capital/story/20141028-touchy-topics-to-avoid-in-asia


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzcW9wWElqeWRHeWM/view?usp=sharing


… Từ rất lâu, đại văn hào Shakespeare đã viết rằng thận trọng thì quan trọng hơn là dũng cảm một cách hồ đồ. Ở châu Á, thận trọng cũng được coi là cách sống thích hợp hơn cả.
Có thể hiệu quả ở phương Tây, nhưng cách nói thẳng thừng lại rất dễ gây hiểu lầm ở phương Đông.
Nói ra những điều mình nghĩ có thể giúp quan hệ đồng nghiệp trở nên gần gũi hơn ở New York hay Newcastle nhưng lại làm sứt mẻ tình cảm nếu ở Nam Kinh.
“Tự do ngôn luận” theo cách hiểu ở Hyde Park, London lại có thể bị coi là nói năng linh tinh trong phòng họp ở Bắc Kinh.
Dù là chuyện gì đi nữa – chính trị, tôn giáo, văn hóa – thì vẫn có những chủ đề nhạy cảm. Thế cho nên tốt nhất là người nước ngoài không nên hỏi quá nhiều nếu muốn giữ quan hệ tốt.
Thế nhưng làm sao để tránh được những chủ đề nhạy cảm này thì còn khó hơn.
Làm sao để lấy lòng người châu Á? Có cách gì để tránh bị lỡ lời, vạ miệng? Làm thế nào để không động chạm đến những điều cần kiêng kỵ?
Dưới đây là 10 lời khuyên chung nhằm giữ cho những cuộc trò chuyện của bạn không làm mối quan hệ Đông – Tây bị rối tung lên. Tất nhiên việc áp dụng cụ thể còn tùy thuộc vào từng quốc gia nơi bạn đến.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét