Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015
Còn một lần nữa không?
Còn một lần nữa không?
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzcUUyY2RTMXVjd3c/view?usp=sharing
Cách đây một năm, Tết Giáp Ngọ, bài này đã được đăng trong một tạp chí trong nước. Vì lý do dễ hiểu, bài bị cắt bỏ nhiều đoạn. Sau một năm, tình hình đất nước có thay đổi, nội dung của bài phù hợp hơn bao giờ hết. Sau đây là nguyên văn bài viết
...Nhưng rủi thay tiến trình của xã hội luôn luôn thay đổi và đòi hỏi phải có sự đổi mới. Qua năm thứ 14của thế kỷ mới, Việt Nam đã bộc lộ tất cả khuyết tật của hệ thống. Kinh tế suy thoái, tham nhũng lan tràn, các giá trị văn hóa xã hội bị sa sút trầm trọng, điều đó đã quá nhiều sách báo nói đến. Tình hình ngày nay bức xúc hơn 1986, đó là điều tôi nhận xét. Nếu không thay đổi một cách tầm cỡ như 1986 đất nước sẽ đi về đâu?
Xét lại lịch sử, Việt Nam chỉ thay đổi khi quốc tế thay đổi. Sự chấm dứt thế chiến thứ hai là cơ hội cho Đảng lãnh đạo nắm chính quyền. Sự đổi xác năm 1986 là kết quả cuộc phá sản của các nước Đông Âu. Thế thì phải chăng Việt Nam phải đợi một biến cố tầm cỡ trên quốc tế? Tôi không biết.
Tại Đức thì sau 24 năm thống nhất, nước Đức đã đưa Đông Đức lên ngang tầm phát triển của phía Tây, đó là tin vui của họ trong mùa thu 2013. Hiện tượng người bỏ sang Tây để kiếm việc đã chấm dứt. Người Đức cũng không phải thánh thiện gì, chính trị gia của họ cũng đầy khuyết tật, cũng ôm ấp những ý đồ riêng tư và ích kỷ. Nhưng điểm ưu việt của Đức là họ quyết lòng theo một xã hội pháp quyền, tất cả phải được điều hành bằng luật pháp. Việc cựu Tổng thống của họ hiện nay phải hầu tòa vì tội lạm dụng quyền thế về một số tiền chưa đầy 1000 USD, một số tiền nực cười, đối với quan chức Việt Nam hiện nay hoàn toàn không lớn, cho thấy luật pháp của Đức triệt để như thế nào.
Tôi không nghĩ mình sẽ còn có cơ hội “điều trần” gì với ai tại Việt Nam nữa. Nhưng dân tộc Việt Nam phải được một lần hỏi ý kiến. Đã đến lúc rồi, người Việt Nam phải ngồi với nhau xem thử nên điều hành đất nước theo phương cách nào. Năm 1986 đã từng có một cuộc đổi thay quyết liệt.
Có còn một lần nữa không?
Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015
Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015
Diển hành Tết Ất Mùi trên Đại lộ Bolsa. Toronto: Hội Chợ Tết Cộng Đồng 40 Năm Viễn Xứ
Diển hành Tết Ất Mùi trên Đại lộ Bolsa
https://plus.google.com/photos/112596496334334247207/albums/6118516322935587649
https://plus.google.com/photos/112596496334334247207/albums/6118516322935587649
Lễ khánh
thành tượng đài Việt Mỹ Florida
Toronto: Hội Chợ Tết Cộng Đồng 40 Năm Viễn Xứ
Để cùng với cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng Sản tại Toronto chào đón năm mới Ất Mùi, Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức Ontario đã tham gia Hội Chợ Tết Cộng Đồng chủ đề “40 Năm Viễn Xứ” do Hội Người Việt Toronto chủ trương và phối hợp với các hội đoàn quốc gia Toronto& vùng phụ cận tổ chức hôm Chủ Nhật 01/02/2015 tại International Centre, số 6900 Airport Road, Mississauga với sự tham dự của hơn mười ngàn người.
Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015
Giỗ trận Đống Đa và ngày kỷ niệm Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Huệ
Giỗ trận Đống Đa và ngày kỷ niệm Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Huệ
Khâm định An Nam kỷ lược, quyển XIII/The Military Archives of the An Nam Campaign (By Order of the Emperor - Khâm định)
Khâm định An Nam kỷ lược là tài liệu đầy đủ nhất của nhà Thanh ghi lại nguyên ủy, diễn tiến của cuộc xung đột và thông hiếu giữa hai nước Trung-Việt từ giữa năm Mậu Thân (1788) đến đầu năm Tân Hợi (1791)
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzNU9vTW9yaGtrenc/view?usp=sharing
Nguyễn Duy Chính
Tóm tắt
Khâm định An Nam kỷ lược là tài liệu đầy đủ nhất của nhà Thanh ghi lại nguyên ủy, diễn tiến của cuộc xung đột và thông hiếu giữa hai nước Trung-Việt từ giữa năm Mậu Thân (1788) đến đầu năm Tân Hợi (1791). Quyển XIII của bộ sử liệu này ghi chép tấu thư của các quan lại địa phương như Tôn Sĩ Nghị, Tôn Vĩnh Thanh, Phú Cương, Ô Đại Kinh và 6 đạo sắc dụ của triều đình nhà Thanh về trận chiến đầu năm Kỷ Dậu (1789). Tuy đơn thuần chỉ là diễn biến từ phía Trung Hoa, trong đó không ít sự kiện bị nhìn một cách chủ quan, trịch thượng theo quan điểm của “thiên triều”, nhưng qua đó chúng ta có thể nhìn lại các trận đánh tương đối đầy đủ và chính xác, bổ sung thêm nhiều chi tiết quan trọng cho việc nghiên cứu về một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc.
ABSTRACT
Khâm định An Nam kỷ lược is the document of the Qing Dynasty that notes down completely the process of conflicts and friendship between China and Vietnam from the mid-1788 (the Year of the Monkey) to the beginning of the year 1791 (the Year of the Pig). Volume XIII of this historical book writes down the reports of the mandarins serving in the occupied country such as Tôn Sĩ Nghị, Tôn Vĩnh Thanh, Phú Cương, Ô Đại Kinh, and the six decrees of the Qing court concerning the war in 1789 (the Year of the Rooster). Though it is a one-sided document merely reflecting the Chinese point of view and necessarily it is subjective, representing the attitude of the “Heavenly Court”, through the work we can have a relative full and specific view of the relevant battles and can draw important details for research on a heroic historical period of the nation.
Hồi ức về Chiến thắng Đống Đa 1789
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzb1N2WV9iaUhpQWc/view?usp=sharing
Hội Đống Đa, kỷ niệm Tây Sơn chiến thắng quân đội Mãn Thanh, ngày mùng 5 tháng Giêng âm lịch, là một trong những ngày hội sớm nhất trong năm ở Việt Nam. Chiến thắng Kỷ Dậu 1789 hiện nay được người Việt Nam ở nhiều nơi tôn vinh và Quang Trung là nhân vật được nhiều người hết sức ngưỡng mộ. Tuy nhiên, thái độ của đời sau đối với thời kỳ Tây Sơn lại hết sức thăng trầm ; bên cạnh đó, còn rất nhiều khoảng tối trong giai đoạn lịch sử phức tạp này cần được tiếp tục soi tỏ. Cuộc trò chuyện sau đây với hai nhà sử học Nguyễn Nhã và Dương Trung Quốc sẽ giúp chúng ta hiểu thêm.
Nghe phỏng vấn:
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzN1BVZm5BWnRMVFk/view?usp=sharing
Giỗ trận Đống Đa và ngày kỷ niệm Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Huệ
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzUlJNTWVmR2VWYU0/view?usp=sharing
… Mở đầu: Trận chiến thắng Đống Đa đã xẩy ra cách đây hơn 200 năm, nhưng mỗi lần nhắc
lại ta đều cảm thấy thật hãnh diện về chiến công oai hùng của Vua Quang Trung Nguyễn
Huệ trong ngày lịch sử mùng 5 Tết Kỷ Dậu (1789).
Nguyễn Huệ (1753-1792) sinh năm 1753, còn có tên là Nguyễn Quang Bình là em út của ba
anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ. Tổ của Nguyễn Huệ họ Hồ, nhưng khi
khởi nghĩa ở Qui Nhơn, lấy họ mẹ (Nguyễn). Theo Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện, Nguyễn
Văn Huệ có tiếng nói như chuông, mắt lập lòe như ánh điện, là người thông minh, giỏi chiến
đấu. Vua Quang Trung Nguyễn Huệ mất ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý (16 tháng 9 năm
1792), vào khoảng 11-12 giờ đêm, ở ngôi 4 năm, thọ 40 tuổi, miếu hiệu là Thái Tổ Vũ
Hoàng Đế. Hiện nay có đền thờ tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
Cụm di tích Đền Trung Liệt - Gò Đống Đa
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzWFRvUFhDMHB0Smc/view?usp=sharing
Đền Trung Liệt - Gò Đống Đa là cụm di tích nhằm kỉ niệm chiến thắng Đống Đa vào năm 1789 của Quang Trung - Nguyễn Huệ. Nhà thơ Ngô Ngọc Du cũng đã có thơ cảm khái về chiến công này:
Thành Nam thập nhị kình nghê quán
Chiến diệu anh hùng đại võ công
Đền Trung Liệt được xây trên gò Đống Đa, thuộc phường Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Gò Đống Đa còn được gọi là Gò Trung Liệt vì trên đó có đền Trung Liệt. Hiện ở cổng đền Trung Liệt vẫn còn hai câu đối:
Thử thành quách, thử giang san, bách chiến phong thần dư xích địa
Vị nhật tinh vị hà nhạc thập niên tâm sự cộng thanh thiên.
Dịch nghĩa:
Ấy thành quách, ấy núi sông, trăm trận phong trần có dư trong thước đất,
Vì trời sao, vì sông núi, nỗi niệm tâm sự mười năm (chỉ biết) bày tỏ với trời xanh.
Thứ Sáu, 20 tháng 2, 2015
Tưởng Năng Tiến – Đầu Xuân Nói Chuyện Thánh Thần
Tưởng Năng Tiến – Đầu Xuân Nói Chuyện Thánh Thần
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzcGRmS3lKMVQ3WGM/view?usp=sharing
…“... không bà mẹ nào muốn con là thánh.”
N.B.P
Ý tưởng thượng dẫn của nhà văn Nguyễn Bình Phương, trong tác phẩm ( Xe Lên Xe Xuống *) của ông, xem ra, hơi lạ. Nó khiến tôi không dưng mà cảm thấy vô cùng ái ngại cho cụ bà Hoàng Thị Loan – thân mẫu của ông Hồ Chí Minh, người vẫn thường được mô tả như là một vị thánh, ở Việt Nam.
Thánh nhân hay tạo ra những thánh địa. Nhỏ nhất cũng cỡ thành phố rực rỡ tên vàng. Lớn hơn chút xíu là cấp thủ đô của lương tâm nhân loại. Còn lớn nữa thì cả một đất nước của niềm tin và hy vọng. Ngoài ra, thánh nhân cũng thường là nguyên do cho những Thời Đại Của Thánh Thần, như Thời Đại Hồ Chí Minh Quang Vinh – chả hạn.
Xuân đến, xuân đi
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzc3BUeGdpQ2JmREk/view?usp=sharing
… Sáng 30, đường phố Sài Gòn vắng đi, nhưng không vắng hẳn. Điều dễ thấy của xuân năm nay là những người buôn bán nghèo khó vẫn tiếp tục cầm cự bày hàng. Vỉa hè nhiều nơi vẫn còn chen nhau kiếm thêm chút, dành dụm cho một năm mới dự báo không nhiều niềm vui.
Trèo lên tượng phật để cầu may ngày mùng 2 Tết
Xếp hàng dài trong rào chắn để xin công danh, đỗ đạt
ngày 20/02/2015
Để xin được chữ đỗ, đạt mong công danh thăng tiến nhân dịp năm mới, nhiều khách đã phải xếp hàng chờ cả tiếng đồng hồ tại khuôn viên Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzMVBValJEMGxsY2c/view?usp=sharing
Đảng Cộng Sản cấm không cho nhân dân tưởng niệm liệt sỹ hy sinh chống TQ?
Cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh kể về việc bị lực lượng an ninh ngăn cấm tưởng niệm ngày Trung Quốc mở chiến tranh xâm lược Việt Nam (17/2/1979-17/2/2013.)
Trong cuộc trao đổi với BBC Việt ngữ ngày 17/2/2013 từ Hà Nội, Tướng Vĩnh cho rằng việc chính quyền thông qua an ninh cấm đoán đoàn nhân sỹ, trí thức và quần chúng thắp hương làm lễ tưởng niệm các liệt sỹ và nhân dân đã hy sinh và thiệt mạng trong cuộc chiến chống xâm lược này là "bất bình thường."
"Cấp trên nào mà cấm như thế...? Tôi cho rằng việc ấy là một việc rất không bình thường,"
"Đáng nhẽ ra nhà nước phải đứng ra để viếng mới phải, đằng này nhà nước từ mấy năm nay không hề đoái tưởng đến đồng bào và chiến sỹ đã hy sinh trong việc chống lại sự xâm lược của Trung Quốc," ông nói với BBC.
Ông nhận xét lẽ ra chính quyền phải là người đứng ra "kỷ niệm việc người nước ngoài, mà cụ thể là Trung Quốc, đã xâm lược chúng ta" bên cạnh việc kỷ niệm các cuộc chiến của Việt Nam với người Pháp và người Mỹ.
Ông cũng bình luận về việc đa số báo chí trong nước "im lặng" trong dịp 17/2 năm nay và cho rằng một số lãnh đạo báo chí có thể đã chịu sự "chỉ đạo" của cơ quan tuyên huấn, cũng như sợ bị "mất chức tổng biên tập" nếu tưởng niệm hoặc làm tin bài nhắc lại sự kiện lịch sử 34 năm về trước .
Cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh kể về việc bị lực lượng an ninh ngăn cấm tưởng niệm ngày Trung Quốc mở chiến tranh xâm lược Việt Nam (17/2/1979-17/2/2013.)
Trong cuộc trao đổi với BBC Việt ngữ ngày 17/2/2013 từ Hà Nội, Tướng Vĩnh cho rằng việc chính quyền thông qua an ninh cấm đoán đoàn nhân sỹ, trí thức và quần chúng thắp hương làm lễ tưởng niệm các liệt sỹ và nhân dân đã hy sinh và thiệt mạng trong cuộc chiến chống xâm lược này là "bất bình thường."
"Cấp trên nào mà cấm như thế...? Tôi cho rằng việc ấy là một việc rất không bình thường,"
"Đáng nhẽ ra nhà nước phải đứng ra để viếng mới phải, đằng này nhà nước từ mấy năm nay không hề đoái tưởng đến đồng bào và chiến sỹ đã hy sinh trong việc chống lại sự xâm lược của Trung Quốc," ông nói với BBC.
Ông nhận xét lẽ ra chính quyền phải là người đứng ra "kỷ niệm việc người nước ngoài, mà cụ thể là Trung Quốc, đã xâm lược chúng ta" bên cạnh việc kỷ niệm các cuộc chiến của Việt Nam với người Pháp và người Mỹ.
Ông cũng bình luận về việc đa số báo chí trong nước "im lặng" trong dịp 17/2 năm nay và cho rằng một số lãnh đạo báo chí có thể đã chịu sự "chỉ đạo" của cơ quan tuyên huấn, cũng như sợ bị "mất chức tổng biên tập" nếu tưởng niệm hoặc làm tin bài nhắc lại sự kiện lịch sử 34 năm về trước .
Thứ Năm, 19 tháng 2, 2015
Tưởng Năng Tiến – Cá Hồi Đỏ
Tưởng Năng Tiến – Cá Hồi Đỏ
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzLWQ3VFBVV2FkUXc/view?usp=sharing
… Năm 2014 Việt Nam sẽ tiếp tục là một trong 10 nước nhận được kiều hối nhiều nhất trên thế giới.
Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN, chi nhánh TP HCM
Kiều Hối và Kinh Tế Việt Nam
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzcHBPd0hYRWhhQjQ/view?usp=sharing
… Kiều hối là ngoại tệ chuyển về Việt Nam do những người sinh sống ở nước ngoài như những người tị nạn Cộng Sản hay những người làm việc ở nước ngoài như những công nhân xuất khẩu lao động. Kiều hối giúp cải thiện mức sống của người dân và giữ một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế sở tại.
Bài phân tách này sẽ lần lượt trình bầy về một số vấn đề như số lượng kiều hối Việt Nam nhận được và tầm quan trọng của kiều hối trong nền kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, bài viết này cũng sẽ phân tách lý do giúp cho số lượng kiều hối gia tăng và việc sử dụng kiều hối ở Việt Nam.
Mỗi năm, hàng tỷ USD kiều hối chuyển về Việt Nam vô điều kiện
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzS3VJd1lydXkzRkE/view?usp=sharing
… Kể từ năm 1991 đến nay nguồn tiền kiều hối gửi về Việt Nam đã vượt con số 90 tỉ USD. Số tiền này đang trở thành phao cứu sinh cho nhiều doanh nghiệp và là nguồn tài chính rất quan trọng với nhiều gia đình ở Việt Nam.
Trong giai đoạn 1991-2013, lượng kiều hối chính thức vào Việt Nam hàng năm đã tăng trưởng trung bình 38,6%/năm, với tổng giá trị kiều hối là 80,4 tỉ đô la Mỹ, chưa tính lượng kiều hối năm nay 2014, dự kiến vào khoảng 11-12 tỉ đô la Mỹ.
Riêng trong giai đoạn 2007-2013, tổng kiều hối là nguồn vốn lớn thứ 2 tại Việt Nam (sau vốn FDI) và lớn hơn cả vốn ODA đã giải ngân. Những con số đánh giá trên của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) khiến nhiều người bất ngờ.
Năm Dê, Nói Chuyện…Sex
Alan Phan
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzODBZQ2hrU3d1cWc/view?usp=sharing
… Cái sợ lớn lao khác là sợ hành động. Chúng ta phải bầy đàn vui chơi ăn nhậu, chứng tỏ mình lạc quan hạnh phúc vì nếu phải “làm” trong hỗn loạn của văn hóa cơ chế này cũng đồng nghĩa với việc bơi ngược dòng thác chảy của con cá hồi nhỏ bé, với hy vọng mỏng manh là vượt qua thử thách để quay về nguồn.
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzLWQ3VFBVV2FkUXc/view?usp=sharing
… Năm 2014 Việt Nam sẽ tiếp tục là một trong 10 nước nhận được kiều hối nhiều nhất trên thế giới.
Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN, chi nhánh TP HCM
Kiều Hối và Kinh Tế Việt Nam
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzcHBPd0hYRWhhQjQ/view?usp=sharing
… Kiều hối là ngoại tệ chuyển về Việt Nam do những người sinh sống ở nước ngoài như những người tị nạn Cộng Sản hay những người làm việc ở nước ngoài như những công nhân xuất khẩu lao động. Kiều hối giúp cải thiện mức sống của người dân và giữ một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế sở tại.
Bài phân tách này sẽ lần lượt trình bầy về một số vấn đề như số lượng kiều hối Việt Nam nhận được và tầm quan trọng của kiều hối trong nền kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, bài viết này cũng sẽ phân tách lý do giúp cho số lượng kiều hối gia tăng và việc sử dụng kiều hối ở Việt Nam.
Mỗi năm, hàng tỷ USD kiều hối chuyển về Việt Nam vô điều kiện
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzS3VJd1lydXkzRkE/view?usp=sharing
… Kể từ năm 1991 đến nay nguồn tiền kiều hối gửi về Việt Nam đã vượt con số 90 tỉ USD. Số tiền này đang trở thành phao cứu sinh cho nhiều doanh nghiệp và là nguồn tài chính rất quan trọng với nhiều gia đình ở Việt Nam.
Trong giai đoạn 1991-2013, lượng kiều hối chính thức vào Việt Nam hàng năm đã tăng trưởng trung bình 38,6%/năm, với tổng giá trị kiều hối là 80,4 tỉ đô la Mỹ, chưa tính lượng kiều hối năm nay 2014, dự kiến vào khoảng 11-12 tỉ đô la Mỹ.
Riêng trong giai đoạn 2007-2013, tổng kiều hối là nguồn vốn lớn thứ 2 tại Việt Nam (sau vốn FDI) và lớn hơn cả vốn ODA đã giải ngân. Những con số đánh giá trên của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) khiến nhiều người bất ngờ.
Năm Dê, Nói Chuyện…Sex
Alan Phan
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzODBZQ2hrU3d1cWc/view?usp=sharing
… Cái sợ lớn lao khác là sợ hành động. Chúng ta phải bầy đàn vui chơi ăn nhậu, chứng tỏ mình lạc quan hạnh phúc vì nếu phải “làm” trong hỗn loạn của văn hóa cơ chế này cũng đồng nghĩa với việc bơi ngược dòng thác chảy của con cá hồi nhỏ bé, với hy vọng mỏng manh là vượt qua thử thách để quay về nguồn.
Thứ Tư, 18 tháng 2, 2015
CHÚC MỪNG NĂM MỚI ẤT MÙI 2015
Cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, những bức tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống lại được nhắc đến như một nét văn hóa xưa của người Việt. Các bức tranh không chỉ thể hiện ra nét tài hoa khéo léo, mà còn được xem như một bộ bách khoa thư về đời sống dân gian. Đối với mỗi con giáp khác nhau, lại có những tác phẩm thú vị phản ánh những khía cạnh sinh động trong tư duy quan niệm sống. Bức tranh “Bịt mắt bắt dê” của Đông Hồ và Hàng Trống thường được in nhiều vào những năm Mùi với những thông điệp cũng khá đặc biệt.
TRANH TÉT ĐÔNG HỒ VÀ TRUYỀN THUYẾT THẦN PAN
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzemN6bk5PRElMejQ/view?usp=sharing
Thứ Ba, 17 tháng 2, 2015
Năm Dê nói chuyện về ‘dê Mỹ’
Đời bất công
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzbThpNzRpRWxBYms/view?usp=sharing
… Mỗi lần ăn Tết, ta lại nhớ đến một biến cố hào hùng của dân tộc.
Không! Không phải trận Mậu Thân điếm nhục năm 1968 đâu. Chiến thắng Đống Đa vào mùa Xuân Kỷ Dậu 1789 mới làm dân ta sảng khoái. Trong có năm ngày, Quang Trung Nguyễn Huệ đã đại phá quân Thanh qua những trận đánh long trời lở đất.
Nhưng vì sao đúng 70 năm sau, nước ta không thể cưỡng lại áp lực quân sự của thực dân, khi pháo hạm Pháp nã đạn vào Đà Nẵng? Sau đó, trong 24 năm, Pháp đánh đâu được đấy, với lực lượng vỏn vẹn có vài trăm binh lính? Vì hỏa lực, nhờ võ khí? Thế thì vì sao hỏa lực và võ khi của ta lại không được cải tiến trong 70 năm từ 1789 đến 1859?
Năm Dê nói chuyện về ‘dê Mỹ’
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZlptVDFiRmNQYnM/view?usp=sharing
… Xem xét những đốm chấm lớn màu nâu trên bản đồ của Ingraham (mỗi chấm tượng trưng cho 500 con dê), sẽ thấy loài dê đang tăng nhanh tại bang Texas. Miền trung California và vùng đông bắc Arizona rộng lớn cũng tự hào về đàn dê khổng lồ. Tuy nhiên, một số bang dường như có rất ít dê, nhưng do dân số thưa thớt, nên không nhất thiết phải thể hiện số dê ít ỏi như trường hợp bang Vermont, nơi chủ yếu sản xuất xà phòng thủ công.
Trong bản đồ thứ hai, Ingraham phân tích số lượng dê tại Mỹ theo từng hạt. Trong số 3.143 hạt ở Mỹ, có đến 2.996 hạt có trang trại nuôi dê thương mại. Bạn thử nghĩ xem: chỉ có 147 hạt ở Mỹ là không có dê. Trong số 10 hạt nuôi dê nhiều nhất, có 8 trên tổng số 22 hạt thuộc bang Texas và số lượng dê thực sự đông hơn người. Tại Edwards County, một hạt trung tâm Texas nổi tiếng với sản phẩm sợi len Angora, số dê đông hơn người với tỉ lệ lên đến 22-1. Rõ ràng, đây là một nơi mà tiếng kêu be be không ngớt của loài dê có thể khiến bạn dựng tóc gáy!
Asia - Liên khúc mùa Xuân.
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzbzlaTG1OazEtZmM/view?usp=sharing
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzS2RtaUY2YlV1Z1E/view?usp=sharing
Thứ Hai, 16 tháng 2, 2015
Chúc Mừng Năm Mới
Trong không khí trang nghiêm nghênh đón Xuân và Mừng Tết Ất Mùi
2015.
Xin Kính chúc Quý Bạn Một Năm Mới nhiều Sức Khỏe, May Mắn,
Hạnh Phúc. Nhiều thành quả tốt đẹp cho bản thân mình và gia quyến, nhất là
cho Dân Tộc và Quê Hương chúng ta được nhiều An Lành và Tự Do.
Hà-Trung-Liêm
Tưởng Năng Tiến
- Nhà Có Hoa Anh Đào
… Khi mở cửa bước ra sân sau, cả hai bố con tôi đều đứng sững, mở lớn
mắt nhìn.
- Có cây hoa đào con ơi! Bố tôi kêu khẽ ngạc nhiên.
- Dạ, hoa đào.
- Có cây hoa đào con ơi! Bố tôi kêu khẽ ngạc nhiên.
- Dạ, hoa đào.
Tôi đáp nhỏ rồi đứng lặng ngắm bầy
ong bé tí đang lượn quanh những bông hoa vừa hé nở. Dạo ấy, vào khoảng cuối năm,
mận đào ở Mỹ đang độ khai hoa. Những cánh hoa hồng thắm, mong manh trong nắng sớm
gây trong tôi một niềm xúc cảm êm đềm và nhẹ nhàng nhưng sâu đậm. Lâu lắm, tôi
mới lại nhìn thấy hoa đào.
Trí tưởng của tôi bỗng quay nhanh về một thành phố cũ, nơi mà tôi đã lớn lên và đã ướp đẫm tuổi thơ của mình bằng hàng trăm loại hương hoa: hoa hồng, hoa ngũ sắc, hoa rẽ quạt, hoa bìm bìm, hoa dạ lý, hoa mận...; và tất nhiên là phải có hoa đào. Nói một cách hơi quá ướt át, người ta vẫn gọi đó là "xứ hoa đào" mà.
Trí tưởng của tôi bỗng quay nhanh về một thành phố cũ, nơi mà tôi đã lớn lên và đã ướp đẫm tuổi thơ của mình bằng hàng trăm loại hương hoa: hoa hồng, hoa ngũ sắc, hoa rẽ quạt, hoa bìm bìm, hoa dạ lý, hoa mận...; và tất nhiên là phải có hoa đào. Nói một cách hơi quá ướt át, người ta vẫn gọi đó là "xứ hoa đào" mà.
Nguyễn-Xuân Nghĩa - Những chuyện năm Mùi
Trí nhớ con người vốn có hạn nên ta thường nghĩ là một biến cố gần mới có
ảnh hưởng quan trọng hơn nhiều chuyện xảy ra ở xa hơn trong lịch sử. Nếu vượt
qua trở ngại ấy mà nhìn về quá khứ thì người Việt ta lại có hai... loại đinh để
ghim những thời điểm nên nhắc nhở: đinh ta và đinh tây! Đinh ta là mình theo âm
lịch và đinh tây là dùng dương lịch. Thí dụ như những chuyện năm Mùi, hay những
dấu mốc tròn của ký ức, 10 năm, 50 năm, hay cả trăm năm, tính theo lịch tây....
Bài này được viết theo tinh thần đó, với những nhận xét mang tính chất điểm
xuyết có phần u uẩn - và lạc quan.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)