Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

Giỗ trận Đống Đa và ngày kỷ niệm Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Huệ


Giỗ trận Đống Đa và ngày kỷ niệm Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Huệ

Khâm định An Nam kỷ lược, quyển XIII/The Military Archives of the An Nam Campaign (By Order of the Emperor - Khâm định)




Khâm định An Nam kỷ lược là tài liệu đầy đủ nhất của nhà Thanh ghi lại nguyên ủy, diễn tiến của cuộc xung đột và thông hiếu giữa hai nước Trung-Việt từ giữa năm Mậu Thân (1788) đến đầu năm Tân Hợi (1791)

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzNU9vTW9yaGtrenc/view?usp=sharing


Nguyễn Duy Chính

Tóm tắt

Khâm định An Nam kỷ lược là tài liệu đầy đủ nhất của nhà Thanh ghi lại nguyên ủy, diễn tiến của cuộc xung đột và thông hiếu giữa hai nước Trung-Việt từ giữa năm Mậu Thân (1788) đến đầu năm Tân Hợi (1791). Quyển XIII của bộ sử liệu này ghi chép tấu thư của các quan lại địa phương như Tôn Sĩ Nghị, Tôn Vĩnh Thanh, Phú Cương, Ô Đại Kinh và 6 đạo sắc dụ của triều đình nhà Thanh về trận chiến đầu năm Kỷ Dậu (1789). Tuy đơn thuần chỉ là diễn biến từ phía Trung Hoa, trong đó không ít sự kiện bị nhìn một cách chủ quan, trịch thượng theo quan điểm của “thiên triều”, nhưng qua đó chúng ta có thể nhìn lại các trận đánh tương đối đầy đủ và chính xác, bổ sung thêm nhiều chi tiết quan trọng cho việc nghiên cứu về một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc.

ABSTRACT
Khâm định An Nam kỷ lược is the document of the Qing Dynasty that notes down completely the process of conflicts and friendship between China and Vietnam from the mid-1788 (the Year of the Monkey) to the beginning of the year 1791 (the Year of the Pig). Volume XIII of this historical book writes down the reports of the mandarins serving in the occupied country such as Tôn Sĩ Nghị, Tôn Vĩnh Thanh, Phú Cương, Ô Đại Kinh, and the six decrees of the Qing court concerning the war in 1789 (the Year of the Rooster). Though it is a one-sided document merely reflecting the Chinese point of view and necessarily it is subjective, representing the attitude of the “Heavenly Court”, through the work we can have a relative full and specific view of the relevant battles and can draw important details for research on a heroic historical period of the nation.

Hồi ức về Chiến thắng Đống Đa 1789 

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzb1N2WV9iaUhpQWc/view?usp=sharing

Hội Đống Đa, kỷ niệm Tây Sơn chiến thắng quân đội Mãn Thanh, ngày mùng 5 tháng Giêng âm lịch, là một trong những ngày hội sớm nhất trong năm ở Việt Nam. Chiến thắng Kỷ Dậu 1789 hiện nay được người Việt Nam ở nhiều nơi tôn vinh và Quang Trung là nhân vật được nhiều người hết sức ngưỡng mộ. Tuy nhiên, thái độ của đời sau đối với thời kỳ Tây Sơn lại hết sức thăng trầm ; bên cạnh đó, còn rất nhiều khoảng tối trong giai đoạn lịch sử phức tạp này cần được tiếp tục soi tỏ. Cuộc trò chuyện sau đây với hai nhà sử học Nguyễn Nhã và Dương Trung Quốc sẽ giúp chúng ta hiểu thêm.

Nghe phỏng vấn:

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzN1BVZm5BWnRMVFk/view?usp=sharing


Giỗ trận Đống Đa và ngày kỷ niệm Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Huệ

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzUlJNTWVmR2VWYU0/view?usp=sharing

… Mở đầu: Trận chiến thắng Đống Đa đã xẩy ra cách đây hơn 200 năm, nhưng mỗi lần nhắc
lại ta đều cảm thấy thật hãnh diện về chiến công oai hùng của Vua Quang Trung Nguyễn
Huệ trong ngày lịch sử mùng 5 Tết Kỷ Dậu (1789).

Nguyễn Huệ (1753-1792) sinh năm 1753, còn có tên là Nguyễn Quang Bình là em út của ba
anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ. Tổ của Nguyễn Huệ họ Hồ, nhưng khi
khởi nghĩa ở Qui Nhơn, lấy họ mẹ (Nguyễn). Theo Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện, Nguyễn
Văn Huệ có tiếng nói như chuông, mắt lập lòe như ánh điện, là người thông minh, giỏi chiến
đấu. Vua Quang Trung Nguyễn Huệ mất ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý (16 tháng 9 năm
1792), vào khoảng 11-12 giờ đêm, ở ngôi 4 năm, thọ 40 tuổi, miếu hiệu là Thái Tổ Vũ
Hoàng Đế. Hiện nay có đền thờ tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.


Cụm di tích Đền Trung Liệt - Gò Đống Đa

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzWFRvUFhDMHB0Smc/view?usp=sharing

Đền Trung Liệt - Gò Đống Đa là cụm di tích nhằm kỉ niệm chiến thắng Đống Đa vào năm 1789 của Quang Trung - Nguyễn Huệ. Nhà thơ Ngô Ngọc Du cũng đã có thơ cảm khái về chiến công này:
Thành Nam thập nhị kình nghê quán
Chiến diệu anh hùng đại võ công
Đền Trung Liệt được xây trên gò Đống Đa, thuộc phường Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Gò Đống Đa còn được gọi là Gò Trung Liệt vì trên đó có đền Trung Liệt. Hiện ở cổng đền Trung Liệt vẫn còn hai câu đối:
Thử thành quách, thử giang san, bách chiến phong thần dư xích địa
Vị nhật tinh vị hà nhạc thập niên tâm sự cộng thanh thiên.
Dịch nghĩa:
Ấy thành quách, ấy núi sông, trăm trận phong trần có dư trong thước đất,
Vì trời sao, vì sông núi, nỗi niệm tâm sự mười năm (chỉ biết) bày tỏ với trời xanh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét